Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn Toán 8 giải phương trình bậc nhất một ẩn

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn Toán 8 giải phương trình bậc nhất một ẩn

 Toán học là môn khoa học tự nhiên không thể thiếu trong đời sống con người, toán học có vị trí đặc biệt trong việc nâng cao và phát triển dân trí, toán học không chỉ cung cấp cho học sinh những kỹ năng tính toán, vẽ hình, đọc và vẽ biểu đồ, đo đạc, ước lượng,. mà còn có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp con người có điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động lao động. Ngoài ra môn toán còn liên quan mật thiết đến các môn học khác một cách chặt chẽ, giúp cho con người hình thành và phát triển toàn diện.

 Học toán giúp con người nâng cao trình độ tính toán, phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo. Học môn toán để có cơ sở học tốt các môn khác. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chất lượng môn toán còn thấp ở cấp THCS là một thực tế đáng lo ngại và là nỗi băn khoăn trăn trở của các nhà quản lý và nhiều giáo viên dạy toán.

Trong thực tế việc tiếp thu môn toán khó hơn so với một số các môn học khác , đặc biệt là những đối tượng học sinh yếu kém việc học toán là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải đối với các em .Vì các em là học sinh yếu kém nên việc tiếp thu bài mang tính tư duy logic, sáng tạo. thì lại càng khó hơn.Trong thực số những học sinh yếu kém đó đa số các em đọc chưa lưu loát thì việc hiểu nhớ được các bước giải một bài toán toán cũng là khó khăn nói gì đến phát triển tư duy, logic và sáng tạo.

Đứng trước khó khăn về khả năng, năng lực tiếp thu bài của học sinh. Đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục băn khoăn đã nghiên cứu và tìm tòi, mong tìm ra những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp nhất để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 25832
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn Toán 8 giải phương trình bậc nhất một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN 8 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
 Người thực hiện: Dương Thị Kim Nhung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THCS Hoằng Vinh
 SKKN thuộc môn: Toán
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
14
2.3. Kết quả sau khi áp dụng
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
1- MỞ ĐẦU
 1.1.Lí do chọn đề tài :
 Toán học là môn khoa học tự nhiên không thể thiếu trong đời sống con người, toán học có vị trí đặc biệt trong việc nâng cao và phát triển dân trí, toán học không chỉ cung cấp cho học sinh những kỹ năng tính toán, vẽ hình, đọc và vẽ biểu đồ, đo đạc, ước lượng,... mà còn có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp con người có điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động lao động. Ngoài ra môn toán còn liên quan mật thiết đến các môn học khác một cách chặt chẽ, giúp cho con người hình thành và phát triển toàn diện.
 Học toán giúp con người nâng cao trình độ tính toán, phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo. Học môn toán để có cơ sở học tốt các môn khác. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chất lượng môn toán còn thấp ở cấp THCS là một thực tế đáng lo ngại và là nỗi băn khoăn trăn trở của các nhà quản lý và nhiều giáo viên dạy toán. 
Trong thực tế việc tiếp thu môn toán khó hơn so với một số các môn học khác , đặc biệt là những đối tượng học sinh yếu kém việc học toán là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải đối với các em .Vì các em là học sinh yếu kém nên việc tiếp thu bài mang tính tư duy logic, sáng tạo. thì lại càng khó hơn.Trong thực số những học sinh yếu kém đó đa số các em đọc chưa lưu loát thì việc hiểu nhớ được các bước giải một bài toán toán cũng là khó khăn nói gì đến phát triển tư duy, logic và sáng tạo. 
Đứng trước khó khăn về khả năng, năng lực tiếp thu bài của học sinh. Đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục băn khoăn đã nghiên cứu và tìm tòi, mong tìm ra những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp nhất để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 
 Bản thân tôi. Là một giáo viên có nhiều năm trực tiếp giảng dạy toán THCS song dạy toán cho đối tượng học sinh yếu kém vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn cũng như đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy khác. Để góp phần làm giảm số học sinh yếu, kém. Tôi cũng luôn tìm tòi để tìm ra những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với các em.
Trên những cơ sở đó.Tôi cũng đã nghiên cứu mong muốn tìm ra những biện
pháp,phương pháp dạy phù hợp nhất nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học sinh giải phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. Sau những tìm tòi nghiên cứu và thực hành với đối tượng học sinh lớp 8 của trường THCS Hoằng Vinh.Tôi thấy chất lượng học sinh yếu kém của khối 8 năm học 2016-2017 của trường do tôi phụ trách cũng đã có nhiều cải thiện trong việc “Giải phương trình bậc nhất một ẩn” tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn toán 8 giải phương trình bậc nhất một ẩn ” để các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và góp ý .
 Cùng với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng không ngừng đổi mới. Các nhà trường ngày càng chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện bên cạnh sự đầu tư thích đáng cho giáo dục mũi nhọn. Việc nâng cao chất lượng đại trà ở bậc trung học cơ sở cũng được quan tâm. Cải tiến phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng. Trong những năm gần đây đa số giáo viên đã có nhiều cố gắng cải tiến các phương pháp dạy học theo nhiều hướng khác nhau, xong “tinh giản, vững chắc” “vừa giảng vừa luyện” và “phát huy trí lực của học sinh” là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm và chú trọng
 Để nâng cao chất lượng giáo dục THCS, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà là hết sức quan trọng. Môn Toán lại là một trong những bộ môn trọng tâm được mọi người quan tâm hàng đầu. Nó là cơ sở góp phần hình thành cội nguồn để các em có sức mạnh vươn lên trong học tập những bộ môn khác . 
Một bộ phận học sinh học yếu toán. Việc học môn toán đối với các em là khó khăn. Chất lượng môn toán qua các đợt kiểm tra khảo sát tỷ lệ yếu, kém còn cao là vấn đề rất đáng lo ngại. 
Dẫu là do nguyên nhân nào đi nữa thì đối với các em cũng có nhiều lỗ hổng về kiến thức bản thân các em học yếu nên cũng có nhiều mặc cảm, các em không tự tin nhiều trong việc tiếp thu kiến thức mới, ngại không dám hỏi hay nêu ra những ý kiến của bản thân, ngoài ra các em còn yếu cả về tiếp thu, ghi nhớ, chữ viết và diễn đạt .
Chính vì vậy, tình trạng học sinh học yếu môn toán khi lên lớp trên càng ngày càng tăng và càng nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác.
 Bởi vậy muốn nâng cao được chất lượng .Giảm thiểu được số học sinh yếu kém bộ môn toán là mong muốn của người giáo viên dạy toán , những người làm công tác giáo dục
1.2-Mục đích nghiên cứu:
Sự yếu kém có nhiều biểu hiện, nhiều vẻ nhưng nhìn chung học sinh học yếu kém môn toán đều có điểm chung là kĩ năng tính toán chậm, Các em thường hiểu chậm, nhớ kém, mau quên, không biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập và có nhiều lỗ hổng kiến thức ở các lớp dưới, càng lên lớp trên lỗ hổng càng nhiều, rộng và sâu hơn. Lỗ hổng kiến thức- chỗ trống do thiếu hụt cần phải được bù đắp thường xuyên, liên tục và nhanh chóng các kiến thức ấy . Khi học sinh đã mất gốc thì càng học lên lớp trên thì lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng, càng sâu, càng nhiều. 
 	Với mỗi dạng bài đều có đặc điểm riêng cũng có thể không có quy tắc tổng quát, song trong mỗi dạng bài giáo viên nên chỉ ra một đặc điểm để học sinh dễ nhớ, dễ nhận ra để khi gặp bài tương tự học sinh có thể liên hệ được.
 	Toán về giải phương trình trong cấp học THCS chiếm một lưu lượng đáng kể. Mặc dù ở tiểu học và lớp 6,7 chưa gọi là toán giải phương trình nhưng các em cũng đã được làm quen nhiều từ lớp 3 quen gọi là toán tìm thành phần chưa biết. Song số học sinh lên đến lớp 8 vẫn còn có không ít số học sinh không thể giải được loại toán mà ta quen gọi là toán tìm x này và nếu không giải được loại toán giải phương trình bậc nhất ở lớp 8, thì sau này các em không thể giải phương trình tích, phương trình bậc hai hay giải bất phương trình bậc nhất một ẩn... Cũng từ động cơ trên mà tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em giải được loại toán giải phương trình bậc nhất này mà các em ít mắc sai lầm nhất. 
1.3-Đối tượng nghiên cứu
-Tôi chọn đối tượng là các em học sinh yếu kém lớp 8 trường THCS hoằng vinh để thực hiện dạy các em “Giải phương trình bậc nhất một ẩn”. Để áp dụng SKKN.Trên cơ sở nhằm bổ sung kiến thức mà các em chưa nắm vững một các kịp thời. Để các em có thể làm được bài tập dạng này nhanh chóng và chính xác hơn có hệu quả hơn. 
-Tăng cường giáo dục cho học sinh tinh thần tự học, tự nghiên cứu kiến thức .Tạo tiền đề để các em có khả năng tiếp thu học các loại toán khác .Vì đây là con đường làm chủ và chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất 
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Bản thân tôi, trong năm học vừa qua được nhà trường phân công dạy môn Toán lớp 8. Qua giảng dạy tôi nhận thấy số lượng học sinh yếu kém toán tương đối nhiều. Trong việc tiếp thu bài mới cũng có nhiều học sinh gặp rất nhiều khó khăn Qua khảo sát chất lượng cho học sinh lớp 8 của trường THCS Hoằng Vinh năm học 2016-2017(khi chưa áp dụng đề tài )
 Điểm
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Dưới trung bình
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
49
7
11,8
8
13,6
24
40,7
20
33,9
 Qua quá trình dạy, kiểm tra tôi rút ra được một số kết luận như sau:
 Khả năng tính toán của nhiều em còn chậm, chưa chính xác , chưa linh hoạt, chưa vận dụng hợp lí các phương pháp giải, hợp logic, khả năng phân tích, dự đoán kết quả của một số em còn yếu và khả năng diễn đạt bài giải của nhiều em còn rất hạn chế .Trước tình hình thực tế .Tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân lí do và tìm cách nâng cao chất lượng học sinh,nhằm làm giảm số học sinh yếu kém của khối 8 năm học 2016-2017 của trường do tôi phụ trách . Tôi quyết định nghiên cứu tìm ra “biện pháp dạy học sinh yếu kém môn toán 8 giải phương trình bậc nhất một ẩn ” 
Để thực hiện được vấn đề này cần có những yêu cầu sau:
*Đối với giáo viên
-Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, các phương pháp dạy, tìm hiểu thực tế học sinh yếu kém lớp 8 của trường THCS Hoằng vinh
-Tìm hiểu nguyên nhân học yếu của từng học sinh. Phân loại đối tượng: Căn cứ chất lượng kiểm tra bộ môn phân chia khối 8 thành 2 loại:
* Học sinh từ trung bình trở lên : Gồm những học sinh có điểm kiểm tra môn Toán từ 5 điểm trở lên.
* Học sinh yếu kém : Gồm những học sinh có điểm kiểm tra môn Toán dưới 5 điểm.
-Phân thành hai lớp (Trong mỗi lớp thì phân thành nhóm): Những học sinh có cùng khả năng tiếp thu để giáo viên có biện pháp giảng dạy phù hợp. 
 Trong quá trình tìm hiểu phân loại phải chính xác có thể kiểm tra 2 đến 3 lần.
Những học sinh có học lực yếu môn toán chủ yếu là :
+ Học sinh phát triển tư duy chậm.(Trí tuệ chậm hơn các em cùng trang lứa) 
+Tiếp thu bài chậm (Khó nhớ, mau quên) . 
+Kĩ năng tính toán chậm. ( Không chính xác hay sai). 
+Diễn đạt bài kém. (viết xấu, không rõ ràng, sai chính tả nhiều )
-Lập kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng.
+) Trong dạy học chính khóa.
+) Giúp đỡ học sinh ngoài tiết học chính khóa.
 +)Trong thực hiện học thêm, dạy phụ đạo.
 +) Hướng dẫn tự học buổi tối.
-Gần gũi tâm sự tạo mối thân thiện để học sinh tin tưởng .Có thể tâm sự những khó khăn của mình trong việc tiếp thu bài.
 *Đối với học sinh:
Yêu cầu các em cùng phối hợp
-Tự giác, tích cực học tập, ôn luyện lí thuyết và bài tập có liên quan đến dạng toán 
-Báo cáo kết quả của mình qua việc giải các bài tập.
- Suy nghĩ các bài tập tương tự, mạnh dạn đề xuất bài toán mới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1-Cơ sở lí luận của sáng kiến 
 Phần "Giải phương trình bậc nhất một ẩn ” ở lớp 8 là một nội dung quan trọng và đặc biệt bởi kiến thức này nó có ứng dụng rất nhiều, có liên quan đến nhiều dạng toán thậm chí các môn học như hóa học nếu không biết làm loại toán này các em cũng không thể nào làm một số bài toán hóa học, nó còn là tiền đề cho học sinh học tốt các kiến thức về sau như giải: Phương trình tích.Phương trình chứa ẩn ở mẫu. Giải bất phương trình, Phương trình bậc hai, hệ phương trình,. Do vậy, trước hết chúng ta cần cho học sinh nắm thật vững các bước thực hành khi giải các phương trình bậc nhất một ẩn .
a-Yêu cầu giáo viên:
1-Kiến thức giảng dạy mang tính vừa sức.
2-Phải dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ để khắc sâu kiến thức.
3-Có thể chia bài toán thành những bước nhỏ để học sinh dể nhớ .
4- Tạo cho các em có lòng tin đối với bản thân. 
5-Phải bổ sung dần những thiếu hụt về kiến thức cũ cho các em 
 6-Phải dành được thời gan phù hợp cho các em. 
7-Gần gủi thân thiện để các em có thể bày tỏ những mong muốn, tâm tư nguyện vọng.
 Đa số những học sinh yếu kém đều nắm kiến thức cơ bản một cách sơ sài, do trong quá trình học tập các em tiếp thu chậm nên không hiểu hoặc hiểu vấn đề không thấu đáo cũng có những học sinh do không chú ý trong giờ học, cũng có những học sinh năng lực tiếp thu bài chậm, khó nhớ, mau quên, kĩ năng áp dụng lí thuyết vào bài tập yếu,... Bởi vậy Giáo viên cần chú trọng đến việc bổ sung các kiến thức cơ bản cho các em để nhằm giúp cho các em cũng cố kiến thức cũ, nắm vững các kiến thức đã học. Từ đó các em có nền tảng vững chắc và cũng là cơ sở giúp cho các em học tập ngày một tốt hơn.
	Muốn vậy, trong quá trình kèm cặp học sinh yếu GV có thể thông qua hệ thống câu hỏi chia nhỏ lượng kiến thức để HS nắm lại các kiến thức đã học. Sau mỗi phần cũng cố cần cho các em rèn luyện một số bài tập ứng dụng để các em được thực hành và ghi nhớ.Trong đề tài này tôi chỉ cập đến một phần nhỏ trong chương trình là dạy học sinh giải phương trình bậc nhất một ẩn và giải phương trình đưa được về dạng ax+b = 0
b-Phân loại bài toán 
Muốn phân loại bài toán có hiệu quả thì chúng ta cần:
-Phân biệt được mức độ của bài toán.
-Phân biệt các bài tập cùng dạng
 -Chọn đúng những bài tập phù hợp mức độ và khả năng học tập của mỗi HS.
-Bài toán đưa ra phải được nâng cao dần (từ dễ đến khó-từ đơn giản đến phức tạp)
Từ đó GV có thể xây dựng kế hoạch dạy học một cách hợp lí nhằm đem lại hiệu quả học tập cho HS một cách tốt nhất.
c-. Kiến thức cơ bản:
 Khi dạy giải phương trình bậc nhất một ẩn 
Học sinh phải được cũng cố lí thuyết sau
1)Quy tắc bỏ dấu ngoặc .
2)Quy tắc chuyển vế .
3)Quy tắc nhân (Chia) với 1 số .
4)Ôn tập lại các khái niệm hạng tử đồng dạng.
5)Cộng trừ các đơn thứ đồng dạng (Thu gọn hạng tử đồng dạng)
6)Quy đồng mẫu các phân số (Phân thức )
 Khi hướng dẫn học sinh giải các phương trình bậc nhất một ẩn hay các phương trình đưa được về dạng phương trình ax+b=0. Ta chia nhỏ các bước giải thành nhiều bước .Do đối tượng học sinh là yếu kém kĩ năng tính toán chậm, dễ bị sai dấu khi thực hiện chuyển vế hay bỏ dấu ngoặc khi thu gọn hạng tử đồng dạng cũng có những học sinh không biết hoặc không nhớ được cách cộng (trừ ) hoặc là tính rất chậm. 
 Chia thành nhiều bước giải ở mỗi bước giải ấy ta chỉ hướng dẫn các em sử dụng một lượng kiến thức để vừa cũng cố kiến thức cũ vừa dạy kiến thức mới, tránh sai dấu hay tính toán sai .
Ví dụ 1: Giải phương trình.
 3x – 9 = 0
Bài giải của học sinh
Nhận xét
Giải.
 3x – 9 = 0 
Û x = 9 
Û x = 3 
Vậy phương trình có nghiệm S= {3}
Dù đây là bài toán giải sai nhưng qua đây cũng thấy được học sinh đã biết chuyển vế .
Nhưng các em vừa bước đầu chia vế trái cho 3 bước sau lại chia cho vế phải cho 3 
Nhận xét chung :
-Việc sai này cũng dễ hiểu nhưng các em vẫn không thể phát hiện ra. Các em cho rằng mình cũng chuyển vế và đổi dấu hạng tử đó.Cũng chia hai vế cho 3.
-Nếu chỉ cho HS thực hiện chuyển vế ở bước thứ 2 thì bài toan sẽ không sai.Và đến bước 3 ta mới yêu cầu các em chia hai vế cho 3.
*Vì lí do đó nên tôi yêu cầu học sinh yếu kém phải tách nhỏ thành nhiều bước mỗi bước chỉ thực hiện một yêu cầu.Bài toán được hướng dẫn như sau: 
Giáo viên hướng dẫn
Ví dụ 1 Giải phương trình.
 3x – 9 = 0
 Giải.
3x – 9 = 0 
Û 3x = 9 (Chuyển vế )
Û x = 3 (Chia hai vế cho 3)
Kết luận : phương trình có tập nghiệm S={ 3.}
Ví dụ 2. Giải phương trình
 1 - x = 0
Tương tự trên ở ví dụ 2 cũng có em giải như sau
Bài giải của học sinh
Nhận xét
 Ví dụ 2. Giải phương trình
 1 - x = 0
 Giải.
1 - x = 0 
Û x = -1 
Û x = 1 : 
Ûx = 
Vậy phương trình có nghiệm S={}
-Ngay từ bước 2 học sinh này cũng đã sai.
Nhưng HS cũng không thể phát hiện ra ---Khi chuyển vế thì hạng tử nào chuyển vế thì đổi dấu hạng tử đó, hạng tử nào không chuyển vế thì dấu phải giữ nguyên.
-Khi nào đổi dấu vế trái thì đồng thời ta đổi dấu cả vế phải .Nhưng bước này đổi dấu vế trái bước sau đổi dấu vế phải là HS yếu kém thường mắc phải
Giáo viên hướng dẫn
 Ví dụ 2. Giải phương trình
 1 - x = 0
 Giải.
1 - x = 0
 Û - x = -1 (Hoặc 1=x) Còn đối với học sinh TB trở lên thì nên viết x = 1 
Û x = -1 :- (hoặc 1 : )
Û x = 
Kết luận: Vậy phương trình có tập nghiệm S = {}
Sau đó giáo viên chốt lại để cho học sinh nhớ 
H-Để giải phương trình này ta thực hiện những phép biến đổi nào?và thực hiện qua những bước nào?
*Ta thực hiện 2 phép biến đổi là chuyển vế và nhân (chia ) hai vế cho cùng 1 số. Và phải thực hiện qua các bước giải như sau:
Bước 1: Chuyển vế (Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hạng tử không chưa ẩn sang vế bên kia)
Bước 2: Thu gọn hạng tử đồng dạng ( Cộng trừ các hạng tử đồng dạng nếu có ) 
Bước 3:Chia hai vế cho hệ số của ẩn (Trường hợp hệ số khác 0 và khác 1) 
Bước 4:Trả lời và viết tập nghiệm phương trình 
Vận dụng:
Bài tập 8 (SGK toán tập 2 trang 10)Giải các phương trình sau:
a)4x - 20=0 b) 2x+ x +12 =0 c) x-5 =3-x d) 7-3x = 9 - x 
Hướng dẫn cách làm: 
HS nhắc lại:
-Quy tắc chuyển vế .
-Thế nào là hai hạng tử đồng dạng.
-Cách cộng (Trừ) các hạng tử đồng dạng.
GV-Để giải phương trình này ta có thể thực hiện qua những bước nào? (thực hiện qua 4 bước trên)
Bài giải
Giải phương trình
a)4x - 20=0 
4x = 20 (Chuyển vế)
x = 5 (Chia 2 vế cho 4)
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là : S = { 5} (Trả lời và viết tập nghiệm)
b) 2x+x +12 =0 
b) 2x+x +12 =0 
2x+x= -12 (Chuyển vế)
3x= -12 (Thu gọn hạng tử đồng dạng)
x = - 4 (Chia 2 vế cho 3)
 Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là : S = {-4} (Trả lời và viết tập nghiệm phương trình) 
c) x-5 =3-x 
x+x= 3+5 (Chuyển vế)
2x= 8 (Thu gọn hạng tử đồng dạng)
x = 4 (Chia 2 vế cho 2)
 Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là : S = {4} (Trả lời và viết tập nghiệm phương trình) 
 d) 7-3x = 9 - x 
-3x+x= 9-7 (Chuyển vế)
-2x= 2 (Thu gọn hạng tử đồng dạng)
x = -1 (Chia 2 vế cho -2)
 Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là : S = {-1} (Trả lời và viết tập nghiệm phương trình)Ví dụ 3: Giải phương trình
 2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Có học sinh đã giải phương trình sau đây như sau:
Bài giải của học sinh
Nhận xét
Ví dụ 3: Giải phương trình
 2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Bài giải
2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Û2x – 3 - 5x = 4 x + 12 
Û 2x - 5x - 4x = 12 + 3 
Û -7x = 15 
 Û x = 
Vậy phương trình có tập nghiệm S ={}
Hoặc có học sinh giải
Ví dụ 3: Giải phương trình
 2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Bài giải
2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Û2x – 3 + 5x = 4 x + 12 
Û 2x +5x + 4x = 12 - 3 
Û 11x = 9 
 Û x = 
Vậy phương trình có tập nghiệm S ={}
-Học sinh này sai khi bỏ dấu ngoặc 
-Hoc sinh này sai khi chuyển vế .
Nhận xét: Đương nhiên còn có những trường hợp sai khác, những kiểu sai khác, các em nhớ được cái này lại quên cái khác cùng một lúc các em không thể làm được nhiều việc mà không sai bởi vậy tôi nghĩ chỉ có cách , mỗi bước các em làm một việc .Có như vậy khi làm bài mới có thể giảm bớt sự sai sót, Không những thế có những học sinh không giải đến kết quả cuối cùng các em cũng có thể đúng được một số bước biến đổi .Căn cứ vào mức độ đó ta cũng có thể khuyến khích học sinh tạo niềm tin cho các em.Những câu nói như:
-Ồ!em cũng biết chuyển vế rồi.Hãy chú ý khi bỏ dấu ngoặc đúng nữa là em có thể làm được.
-Em cũng biết tính rồi nhưng chú ý nếu em chuyển vế đúng .Thì sẽ biết giải phương trình đấy. 
Những câu nói tưởng như đơn giản ấy nhưng tôi thấy rất hiệu quả. Dù là học sinh nhác hay khó bảo mấy khi được nghe như vậy các em cũng sẽ cảm thấy không phải mình kém cỏi hay dốt nát,Không biết làm toán. Mà mình chỉ còn sai một tí thôi. Các em sẽ vui vẻ và cố gắng học tập
Hướng dẫn cách làm: 
Ví dụ 3: Giải phương trình
 2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
*GV phương trình này là phương trình đưa được về dạng: ax+b=0
 HS nhắc lại:
-Quy tắc bỏ dấu ngoặc 
-Quy tắc chuyển vế ..
-Quy tắc nhân (Chia) với 1 số .
-Cách cộng (Trừ) các hạng tử đồng dạng.
* Để giải loại phương trình này ta thực hiện qua các bước sau
Bước 1:Mở dấu ngoặc (Trước dấu ngoặc có dấu cộng thì ta giữ nguyên dấu các hạng tử nằm trong ngoặc, trước dấu ngoặc có dấu trừ thì ta đổi dấu các hạng tử nằm trong ngoặc) 
Bước 2: Chuyển vế (Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hạng tử không chưa ẩn sang vế bên kia hạng tử nào chuyển vế phải đổi dấu hạng tử đó)
Bước 3: Thu gọn hạng tử đồng dạng ( Cộng (trừ) các hệ số phần biến giữ nguyên) 
Bước 4:Chia hai vế cho hệ số của ẩn (Trường hợp hệ số khác 0 và khác 1) 
Bước 5:Trả lời và viết tập nghiệm 
Bài giải
Giải phương trình
2x – ( 3 – 5x ) = 4 ( x + 3 )
Û2x – 3 + 5x = 4 x + 12 (Bỏ dấu ngoặc)
Û 2x + 5x – 4x = 12 + 3 (Chuyển vế)
Û 3x = 15 (Thu gọn hạng tử đồng dạng)
 Û x = 5 (Chia hai vế cho 3)
Vậy phương trình có tập nghiệm S = (Trả lời và viết tập nghiệm)
Vận dụng:
Bài tập 11 (SGK toán tập 2 trang 13)Giải các phương trình sau:
a) 3x-2 = 2x-3 b)3-4u +24+6u= u+27+3u
c)5– ( x – 6 ) = 4 (3-2 x ) d)–6 ( 1,5 – 2x ) = 3 (-15+2 x )
Hướng dẫn cách làm: 
HS nhắc lại:
-Quy tắc bỏ dấu ngoặc
-Quy tắc chuyển vế .
-Thế nào là hai hạng tử đồng dạng.
-Cách cộng (Trừ) các hạng tử đồng dạng.
-Qu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_sinh_yeu_kem.doc