Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở Tiểu học

 “J.Amstrong đã nói rằng Âm nhạc làm thăng hoa sự vui sướng- làm vơi bớt nỗi sầu khổ- xua đi mọi bệnh tật- xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẫn uất”.

 Cũng từ đó trong trường phổ thông Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Thông qua bộ môn Âm nhạc nhằm giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em cân bằng hơn,thư giãn hơn khi học các môn văn hóa khác. . .Ngay từ khi còn nhỏ, giao tiếp sớm nhất của trẻ thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc. Đó là những lời ru của bà, của mẹ, đó là những câu đồng giao, câu vè, câu ví. Cũng nhờ có âm nhạc mà các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn các em ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho các em biết cách cảm thụ, biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn. Thật vậy, Âm nhạc là môn học đặc thù, thông qua những bài hát trong sách giáo khoa mà các em được học sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh có thêm nghị lực vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy vai trò của người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong các nhà trường mà đặc biệt là ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh. Một yêu cầu đặt ra đó là mỗi người giáo viên dạy môn Âm nhạc phải xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Để mà từ đó không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy học góp phần phấn đấu đưa chất lượng giảng dạy của Giáo viên và chất lượng học tập của học sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 21133
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 “J.Amstrong đã nói rằng Âm nhạc làm thăng hoa sự vui sướng- làm vơi bớt nỗi sầu khổ- xua đi mọi bệnh tật- xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẫn uất”. 
	Cũng từ đó trong trường phổ thông Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Thông qua bộ môn Âm nhạc nhằm giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em cân bằng hơn,thư giãn hơn khi học các môn văn hóa khác. . .Ngay từ khi còn nhỏ, giao tiếp sớm nhất của trẻ thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc. Đó là những lời ru của bà, của mẹ, đó là những câu đồng giao, câu vè, câu ví. Cũng nhờ có âm nhạc mà các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn các em ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho các em biết cách cảm thụ, biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn. Thật vậy, Âm nhạc là môn học đặc thù, thông qua những bài hát trong sách giáo khoa mà các em được học sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh có thêm nghị lực vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy vai trò của người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong các nhà trường mà đặc biệt là ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh. Một yêu cầu đặt ra đó là mỗi người giáo viên dạy môn Âm nhạc phải xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Để mà từ đó không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy học góp phần phấn đấu đưa chất lượng giảng dạy của Giáo viên và chất lượng học tập của học sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn. 
 Mục tiêu hàng đầu của môn âm nhạc ở bậc Tiểu học là dạy học sinh hát đúng, hát chuẩn xác những bài hát được quy định trong chương trình của cấp học. Những bài hát được giảng dạy ở trường tiểu học tuy không phức tạp nhưng để đạt đươc mục tiêu chính yếu nêu trên bằng lối dạy hát theo giai điệu đàn, truyền khẩu đơn thuần cho những bài hát có âm luyến láy những bài hát có sử dụng quãng 2 thứ (Nửa cung), những bài hát có đảo phách, nghịch phách những câu hát ngân dài 3 phách trở lên thì không đơn giản chút nào nhất là học sinh của chúng ta có năng khiếu rất ít, khả năng âm nhạc còn yếu, vì thế mà kết quả đạt chưa cao. Mặt khác do nhận thức vị trí, vai trò của bộ môn âm nhạc chưa được đúng mực (Quan niệm là môn học phụ), một phần cũng làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Đứng trước tình hình học tập như vậy, bản thân tôi là một giáo viên dạy nhạc chuyên trách, tôi luôn băn khoăn trăn trở, phải làm gì? phải tìm biệm pháp nào? bằng cách thức ra sao? để giờ học âm nhạc nhất là tiết học các bài hát có hiệu quả cao. Tiết học hát, ngoài việc cho các em thuộc các bài hát, học sinh còn được chơi các trò chơi âm nhạc giúp các em nắm vững giai điệu các bài hát đã học, nhớ tên bài, tên tác giả vừa được biểu diễn, qua đó giúp các em tự tin hơn khi hát trước đông người. Việc các em biểu diễn trước lớp, giáo viên sẽ phát hiện được những em có năng khiếu ca hát và biểu diễn, để bồi dưỡng cho các em trở thành các hạt nhân văn nghệ của đội văn nghệ nhà trường. Bên cạnh việc phát hiện các em có năng khiếu, giáo viên còn phát hiện các em chưa có khả năng biểu diễn, thiếu tự tin khi hát trước đông người, để có biện pháp gần gũi, động viên khích lệ, rèn thêm cho các em các kĩ năng biểu diễn và ca hát chuẩn xác, tự tin hơn khi hát trước đông người.Căn cứ vào tình hình cụ thể của môn âm nhạc, với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng, thoải mái và yêu thích môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc trong tình hình đổi mới hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Giúp bản thân có những biện pháp, kinh nghiệm dạy học hát hiệu quả nhất, phát huy tính sáng tạo của học sinh, lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích học hát. Nắm được khả năng hát các bài hát của học sinh khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì bài hát nào.
- Giúp dạy tốt môn âm nhạc nói chung
- Giúp dạy đúng các bài hát âm nhạc ở tiểu học.
- Giúp học sinh học tốt môn âm nhạc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng là học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
 - Thực trạng dạy và học phân môn học hát ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. TP Thanh Hoá.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp khảo sát, điều tra.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp thống kê.
 2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luậncủa sáng kiến kinh nghiệm.
 Xuất phát từ mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng , thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
Kiến thức:
 - Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
 - Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về : Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức.
Kĩ năng:
Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
 -Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo nhạc.
Thái độ và giá trị:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hòa nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho dời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài nhà trường.
 Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng nó lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và phải có một chút “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc thông qua các bài hát, những giai điệu, lời ca, giáo dục các em những tình cảm đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và phát triển năng lực trí tuệ thông qua việc rèn luyện những kỹ năng hát, kỹ năng nghe và cảm thụ nhạc, giúp các em hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp với độ tuổi, qua đó tạo cho các em thói quen nghe, cảm nhận được nội dung, sắc thái bài hát và tập thể hiện được “cái hồn của nhạc”.
 Ngay từ khi chào đời các em đã được nghe tiếng ru của mẹ, của bà. Đó chính là sự tiếp cận đầu tiên của bé với âm nhạc. Khi lớn lên, các em được tới lớp mẫu giáo, ở đó các em được học hát và khi đến tuổi Tiểu học các em lại được cắp sách đến trường. Các em không chỉ được học các môn văn hoá mà còn được học các môn đặc thù như : Âm nhạc, Mỹ thuật...
 Ngày nay với sự phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại thì âm nhạc là môn học không thể thiếu. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về nghệ thuật âm nhạc, hình thành một trình độ văn hoá tối thiểu. Bước đầu hình thành kĩ năng nghe nhạc. Qua học hát các em có ý thức về việc hát đúng cao độ, trường độ, biết tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, và qua đó học sinh được giáo dục tình cảm lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc.
 2.2. Thực trạng vấn đề.
 2.2.1. Đối với giáo viên.
 	 - Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên nghành Âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
 	- Trong những năm gần đây, giáo viên môn Âm nhạc đã được tập huấn qua các lần tập huấn thay sách, bồi dưỡng thường xuyên đã được bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. giáo viên được dự giờ để học hỏi và rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.
 - Hiện nay, với sự phát triển nhanh của CNTT, việc dạy học ứng dụng CNTT vào bài giảng đòi hỏi GVBM phải cập nhật và ứng dụng vào giảng dạy, đó cũng là một trong những giải pháp tạo hứng thú cho HS trong học tập bộ môn.Với mục tiêu và đặc điểm của bộ môn âm nhạc, việc cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học góp phần vào sự thành công trong mục tiêu giáo dục bộ môn.
 	- Thực tế hiện nay cho thấy đa số các nhà trường hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên dạy chay, mặc dù đồ dùng và phương tiện dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, ảnh hưởng đến chất lượng của môn học chưa cao. Nhiều giáo viên chưa có sự đam mê, tâm huyết, chưa có sáng tạo tìm tòi để tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em hăng say và yêu môn học, dạy còn nặng về lý thuyết, chưa tạo được cơ hội cho câc em hoạt động, nhất là theo định hướng về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã chỉ rõ. 
2.2.2. Đối với học sinh.
 	- Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập. Năng lực cảm thụ âm nhạc còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình chưa đồng đều.
 	 - Về tiếp thu âm nhạc: Số học sinh có năng khiếu âm nhạc tiếp thu nhanh ít hơn số học sinh năng khiếu còn hạn chế. Do đó, khi dạy hát để các em hát chuẩn xác rất khó khăn.
 Trước thực trạng trên tôi nhận thấy nếu mình không nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học gây hứng thú và dễ tiếp thu cho học sinh thì kết quả học tập môn âm nhạc không được cao.
 * Từ thực trạng đó tôi đã kiểm nghiệm, khảo sát chất lượng học sinh ở đầu năm học 2016- 2017 và kết quả thu được như sau.
*Kết quả: Kết quả thu được của học sinh khối 5 .Thời điểm khảo sát đầu năm: Năm học 2017– 2018 
LỚP
Sĩ số
Hoàn thành tốt kiến thức, kỹ năng môn học
Hoàn thành kiến thức, kỹ năng môn học
Chưa hoàn thành kiến thức, kỹ năng môn học
5A
35
5
24
6
5B
35
4
28
5
 	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 	 Để có một tiết học hát hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu . Cụ thể như xác định thái độ , ý thức học tập đối với môn Âm nhạc .Quan trọng hơn nữa người giáo viên cần phải xác định và nắm vững nội dung chương trình, mối liên hệ kiến thức giữa các khối lớp.Trong quá trình giảng dạy tôi luôn luôn theo dõi, quan sát cách hát của học sinh, chú ý đế cách lấy hơi, ngắt tiếng, cách mở khẩu hình trong từng câu hát. Đồng thời tôi đã tìm hiểu qua một số các đồng nghiệp để tìm ra các giải pháp và quan điểm chung.
 	 Tôi đã đọc sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách bồi dưỡng thường xuyên, báo Giáo dục Tiểu học và một số sách có liên quan đến môn học âm nhạc.Trước yêu cầu cần đặt ra về kiến thức và kĩ năng dạy hát trong môn âm nhạc như đã nêu trên. Bằng sự kết hợp linh hoạt, hài hoà giữa các giải pháp tối ưu. Xuất phát từ việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích nguyên nhân. Bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy trong những năm qua, cùng với việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên... Bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp, kinh nghiệm mang tính hiệu quả cao.
 	 2.3.1. Giáo viên cần nắm vững các bước khi dạy học hát.
*Trong phần giới thiệu bài: Để thu hút học sinh hứng thú khi bước vào học một bài học mới thí bản thân người giáo viên ngay trước khi đến lớp, ngay vào đầu tiết học, tôi chuẩn bị kĩ càng và phải nắm được những nội dung chính như: 
- Xác định nội dung bài dạy.
- Nắm được ý nghĩa và tính chất giáo dục trong nội dung bài dạy.
- Tìm hiểu và biết sơ lược về thân thế và sự ngiệp của tác giả bài hát.
- Biết tên và có thể hát vài bài hát nổi tiếng của tác giả đó để minh họa.
- Tranh ảnh tác giả hoặc tranh ảnh có nội dung phù hợp với nội dung bài hát để học sinh quan sát và liên tưởng.
Với phương pháp này, Giáo viên đã giúp học sinh không chỉ nhớ ngay được tên bài hát, tên tác giả của bài hát đó mà còn mở rộng kiến thức cho học sinh, qua đó sẽ gây được tính tò mò của học sinh và muốn tìm hiểu xem nội dung bài học có hấp dẫn như những thông tin mà giáo viên đã truyền đạt hay không.
* Hát mẫu: Việc Giáo viên hát mẫu là rất quan trọng vì khi giáo viên hát mẫu, Giáo viên có thể kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản và nhịp nhàng, học sinh sẽ cảm thấy thích thú không kém với khi hoc sinh nghe bài hát qua băng mẫu.
Sau khi nghe xong bài hát yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận về giai điệu của bài hát, tính chất của bài. Đối với lớp 1, lớp 2 do học sinh đang còn nhỏ nên giáo viên có thể gợi ý trước cho học sinh.
 *Đọc lời ca: 
- Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 giáo viên có thể đọc mẫu từng câu rồi dạy cho học sinh.Nhưng đối vơi lơp 4,5 giáo viên đọc mẫu cả bài một lần rồi giáo viên chỉ bảng cho học sinh tự đọc từng câu. Có thể hướng dẫn học sinh đọc lời ca kết hợp với gõ tiết tấu.
- Học sinh lớp 1,2,3 chưa chính thức học về Âm nhạc nên khi dạy hát giáo viên không cần giới thiệu bản nhạc, chỉ cần chép lời bài hát. Ở lớp 4,5 học sinh chính thức học về cao độ, trường độ nên khi dạy hát giáo viên phải giới thiệu bản nhạc để giúp các em tìm hiểu và củng cố khả năng ghi nhớ về nốt nhạc.
* Dạy từng câu:
- Không yêu cầu học sinh hát khi chưa được nghe hướng dẫn hay nghe hát mẫu. Bởi vì môn Âm nhạc có đặc thù riêng không giống như các môn học khác. hát sai và việc sửa sai là điều rất khó và mất nhiều thời gian, mặt khác lời ca và thuộc lời bài hát khi chưa biết hát, phải thông qua hát để thuộc lời.
Ví dụ: Thường khi dạy hát muốn học sinh nhanh thuộc lời ca ta thường cho học sinh về tập đọc trước lời ca. Có những em còn học thuộc lòng cả giai điệu lời ca khi chưa có sự hướng dẫn, kết quả là những em đó đã hát sai và rất khó sửa. Chính vì thế khi học xong một bài hát tôi thường nhắc học sinh về nhà tập đọc lời ca chứ không tập hát thuộc giai điệu lời ca khi chưa có sự hướng dẫn của cô giáo.
- Khi dạy hát từng câu, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách dùng nhạc cụ để đàn giai điệu hướng dẫn học sinh hát. Giáo viên chỉ hát mẫu trực tiếp khi học sinh hát sai và hát mẫu ở những chỗ khó, những chỗ có dấu nối, dấu luyến, những chỗ ngân dài.
Ví dụ: Ở lớp 1 tôi đọc lời ca theo tiết tấu cho học sinh đọc theo vài lần để học sinh quen với lời ca, khi hướng dẫn hát từng câu thì trước tiên tôi đàn giai điệu cho học sinh nghe, sau đó hát mẫu một lần học sinh sẽ nhớ và hát theo giai điệu của đàn. Còn với lớp 4, 5 thì tôi hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu lời ca cả bài hát. sau đó tôi sẽ dạy hát theo lối móc xích, giáo viên sẽ đàn giai điệu từng câu để học sinh nghe và cảm nhận, sau đó mời học sinh hát câu hát mà giáo viên đã đàn. Tất nhiên là giáo viên sẽ sửa sai khi học sinh hát sai.
 -Khi học sinh đã hát thành thuộc bài hát Giáo viên hướng dẫn cho Học sinh vừa hát và kết hợp với các cách gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
Với lớp 1 và 2, các em chưa nhận biết được hình nốt và các giá trị của nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà ở lứa tuổi này chỉ yêu cầu các em hát đúng theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt chước theo giáo viên
Ví dụ : Bài hát “Mời bạn vui múa ca “ ở lớp 1.
Trước khi dạy hát cho học sinh, giáo viên tập cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu 1-2 lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em cách gõ đệm, với bài này thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca, và gõ đệm theo phách được viết sẵn ở trên bảng phụ:
* Gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
 Chim ca líu lo hoa như đón chào
 x x x x x x x x 
* Gõ đệm theo phách:
 Chim ca líu lo hoa như đón chào
 x x x x x x x x 
Trên bảng phụ giáo viên đã đánh dấu nhân vào từ được gõ. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát. Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu lời ca là: Gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát, gõ theo cách đánh dấu nhân trong khuông nhạc trên bảng phụ. Còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với mỗi dấu nhân cô giáo đánh trên bảng phụ.
Sau những năm dạy học tôi thấy cách dạy hát dùng nhạc cụ để đàn giai điệu hướng dẫn học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo có hiệu quả. Như những tiết ôn tập, ngoài những hoạt động củng cố kỹ năng ca hát. Giáo viên có thể vận dụng một, hai thủ pháp trò chơi để việc dạy học tốt hơn. Có loại trò chơi nhằm phát triển tai nghe, trò chơi nhằm phân biệt âm sắc, cường độ trong âm nhạc, có trò chơi nhằm luyện về tiết tấu, có trò chơi nhằm phát triển cảm nhạc và trí nhớ âm nhạc...Sử dụng trò chơi nào tùy thuộc vào bài hát. Sau đây tôi xin nêu ra một số trò chơi: Hát to, hát nhỏ, hát thầm, hát bằng nguyên âm (A,I,O,U ),đoán giọng hát của bạn, Dùng tiếng đàn và tiếng trống thay cho lời ca, thi hát theo từng chủ đề ( Ví dụ: Hát về con vật, cây cối, hát dân ca), nghe tiếng hát tìm đồ vật
Ví dụ : Khi dạy hát bài hát “Gà gáy” Tôi sử dụng trò chơi hát bằng nguyên âm (O, U, I, A). Tôi dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát.
Trò chơi âm nhạc rất phong phú tôi đã linh hoạt sử dụng tùy vào từng bài học, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn khi học tiết âm nhạc và giúp học sinh thư giản giữa các tiết học.
 2. 3.2.Cách dạy học hát "phiên âm” (cho những tiếng hát có âm luyến, láy).
- Trước tiên giáo viên phải chỉ ra những tiếng hát có âm luyến trong câu hát.
- Vừa giải thích cách luyến láy, vừa phiên âm trên bảng cho học sinh nhận biết.
Ví dụ: Dạy bài hát "Tìm bạn thân" Nhạc và lời: Việt Anh (Lớp 1) Câu hát cuối bài ( Múa vui nào) có 2 tiếng hát luyến."Múa" ( La- son ), “Vui" (Mi- Rê)
- Giáo viên phiên âm lên bảng và giải thích 2 âm luyến trên như sau:
" Múa" = múa.....ua; "Vui"= vui......ùi.
Chỉ trên tiếng hát đã phiên âm (trên bảng) dùng động tác đánh luyến kết hợp hát mẫu vài lần.
- Tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới chuyển sang dạy cả câu hát. 
Hoặc bài: " Em yêu hoà bình " Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn - Lớp 4, có câu hát
"...Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng " Tiếng hát "Tre" và "đường" là 2 âm luyến Giáo viên phiên âm và giải thích như sau:
" Tre " = tre.... è ( Son - Fa ) " Đường " = đường.....ương ( Rê - Fa ).
 2.3.3. Cách dạy học hát " Thêm bớt dấu thanh " ( Sử dụng cho những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung)
 - Khi dạy cho học sinh những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung nhằm giúp cho học sinh dễ hát đúng cao độ thì sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu hát cần tập, tôi chỉ ra những tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh rồi dùng phấn màu thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng hát đó. 
 Ví dụ: Dạy bài hát "Chị ong nâu và em bé" - Nhạc và lời Tân Huyền 
( lớp 3) có câu hát : 
+ Chị Ong nâu nâu nâu( Đồ,Fa, Fa,Fa, Fa, Fa )
Ta dùng thanh huyền thêm vào tiếng "chị " = chì 
+ Câu: "Ông mặt trời mới dậy "( Fa, Rề - Đồ, Rề, Fa, Rề )
Ta thêm bớt các dấu thanh như sau:
"Mới dậy" = Mơi dầy (Bỏ thanh sắc ở riêng " Mới" thêm thanh huyền ở tiếng "Dậy")
- Giáo viên hát mẫu tiếng đã thêm bớt dấu thanh vài lần, đàn giai điệu và hát mẫu câu hát đó lần nữa rồi bắt giọng cho học sinh tập hát. 
2. 3.4. Cách dạy học hát " Gõ đệm theo phách" ( Nhằm giúp học sinh hát đúng những chỗ đảo phách nghịch phách)
 Đây là trường hợp rất khó dạy cho học sinh hát đúng vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của tiết nhịp, như bài "Tiếng hát bạn bè mình" Nhạc và lời : Lê Hoàng Minh (Lớp 3), bài "Em yêu hoà bình" Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn (Lớp 4). Với trường hợp này Giáo viên cần phân tích rõ cách gõ phách và dùng mũi tên ( ---->) ghi vào bên dưới các tiếng hát ( mỗi mũi tên quy định 1/2 phách và tương đương cho động tác đánh phách xuống hoặc giở phách lên )
Ví dụ: Câu hát "Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành" ( Bài tiếng hát bạn bè mình nhạc và lời Lê Hoàng Minh - Lớp 3 )
- Giáo viên đánh dấu mũi tên dưới các tiếng hát như sau:
- Phân tích cho học sinh nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác giở phách lên, tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_hat_cho_hoc_s.doc