Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý thì tài nguyên không bị cạn kiệt. Hiện nạy môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Đặc biệt, môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Việc bảo vệ môi trường, nhất là biển đảo là vấn đề cấp thiết hiện nay, không phải một cá nhân mà làm được, cần phải có sự góp sức của cả cộng đồng.
Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ đối trẻ mầm non độ tuổi (5-6 tuổi) về đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài mang tính lý thuyết, vì vậy nếu không sử dụng trực quan hình ảnh sinh động, không không tích hợp vào các chủ đề và các môn học cho trẻ thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, tri thức lĩnh hội được không sâu, hay bị quên. Chính vì vậy, mục đích Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non là hình thành nhân cách và cung cấp cho trẻ những khái niệm ban đầu không giống như ở bậc học phổ thông chỉ là những tiết dạy, mà ngành học mầm non tổ chức các hoạt động học thông qua trò chơi như (hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.) là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách trẻ. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học thông qua các môn học trẻ được “Học mà chơi - Chơi mà học”. Từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các hoạt động cũng như những môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Thể, Mỹ và lao động.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TÍCH HỢP GIÁO DỤC NỘI DUNG MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ 5 TUỔI I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến. Việc giáo dục đang được quan tâm ở hầu hết các cấp các ngành trong toàn xã hội. Và bậc học Mầm non cũng có những chuyển biến lớn về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đổi mới Giáo dục Mầm non nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Vì vậy người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với hoạt độn tạo hình, môn làm quen văn học, giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng ... thông qua các môn học. Trong đó không thể thiếu môn Khám phá khoa học đã mang lại những hình ảnh và vật thật vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trẻ khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường biển đảo, môi trường nước đến cỏ cây, hoa, hoa lá con vật và những mối quan hệ của con người với nhau... Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các hoạt động cũng như những môn học giúp cho trẻ có thể phát triển hài hoà cả thể chất lẫn trí tuệ, đạt được các yếu tố năng động, linh hoạt và sáng tạoĐáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trên thực tiễn hiện nay tại nơi tôi sống và làm việc hiện về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao. Trẻ sống trên cao nguyên, vùng đất đỏ bazan chỉ có cây công nghiệp với nắng và gió nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ, tôi mong muốn trẻ biết về đất nước Việt Nam ta có đồi núi và đất đỏ bazan nơi trẻ sống và có cả hải đảo, vùng biển, vùng trời bao la, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và góp phần nhỏ bé bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Là một người quản lý Giáo dục mầm. Tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải chỉ đạo tập thể giáp viên làm tốt công tác giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi" 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ là: Khảo sát khả năng nhận thức tư duy của trẻ đối với nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, trên cơ sở đề ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp giáo viên trong quá trình tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết, thích khám phá và phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua đó nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: + Tổ chức các hoạt động để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề đặt ra như: Hoạt động tham quan, quan sát, thảo luận, trò chuyện, phỏng vấn, tìm hiểu qua sách, tranh ảnh, khám phá trực tiếp thông qua thực hành, lao động ... + Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra nhằm tạo cơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú. Qua thực hiện đề tài này nhằm giúp giáo viên trong tiết dạy tạo nhiều cơ hội học tập và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới nhằm phát huy tính sáng tạo, tính tò mò ở trẻ thông qua chương trình mầm non mới. + Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động khám phá khoa học. + Cùng giáo viên giúp trẻ trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, kích thích sự ham học hỏi của trẻ, qua việc cho trẻ trải nghiệm trẻ thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. + Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình trong quá trình tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nơi trẻ sống, hình thành nhân cách phát triển tư duy cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ 5 tuổi trường Mẫu Giáo Ea Na 4. Phạm vị nghiên cứu: Trường Mẫu Giáo Ea Na 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong giờ dạy trẻ. Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. * Phương pháp trò chuyện Hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó giáo viên có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó giáo viên có điều kiện theo dõi, uốn nắn, rèn luyện thêm các kỹ năng cho trẻ. *Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm. * Phương pháp dự giờ Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và thông qua các tiết dự chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&DT tổ chức từ đó về trường tôi tổ chức chuyên đề ở trường, các buổi thao giảng dự giờ tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với tình hình trẻ ở đơn vị mình. * Phương pháp điều tra Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê số trẻ của lớp lá 2 để nắm bắt khả năng ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo của trẻ. S TT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta 32 18 56,2 14 43,8 2 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 32 16 50 16 50 3 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp. 32 12 27,5 20 62,5 4 Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy định 32 10 21,3 22 68,7 5 Không vứt rác ra sân trường, biết gom rác vào thùng rác 32 11 34,4 21 65,6 7 Phân biệt được những hành động đúng - sai đối với môi trường biển và hải đảo 32 47,6 22 52,4 8 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 32 12 27,5 20 62,5 9 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện. 32 11 34,4 21 65,6 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý thì tài nguyên không bị cạn kiệt. Hiện nạy môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Đặc biệt, môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Việc bảo vệ môi trường, nhất là biển đảo là vấn đề cấp thiết hiện nay, không phải một cá nhân mà làm được, cần phải có sự góp sức của cả cộng đồng. Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ đối trẻ mầm non độ tuổi (5-6 tuổi) về đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài mang tính lý thuyết, vì vậy nếu không sử dụng trực quan hình ảnh sinh động, không không tích hợp vào các chủ đề và các môn học cho trẻ thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, tri thức lĩnh hội được không sâu, hay bị quên. Chính vì vậy, mục đích Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non là hình thành nhân cách và cung cấp cho trẻ những khái niệm ban đầu không giống như ở bậc học phổ thông chỉ là những tiết dạy, mà ngành học mầm non tổ chức các hoạt động học thông qua trò chơi như (hoạt động ngoài trời, hoạt động góc....) là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách trẻ. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học thông qua các môn học trẻ được “Học mà chơi - Chơi mà học”. Từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các hoạt động cũng như những môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Thể, Mỹ và lao động. 2.Thực trạng: a. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Môi trường lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt. - Nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ. - Bản thân tôi nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. b. Khó khăn: - Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao. - Trẻ sống ở vùng đất Cao nguyên nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ. - Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế. - Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu. b.Thành công, hạn chế: * Thành công Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ phù hợp với chủ đề tạo cơ hội cho trẻ được khám phá từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được tham gia vào hoạt động. * Hạn chế: Khi vận dụng đề tài này thì trẻ phải được trực quan hình ảnh, thực hành, luyện tập trên các đồ dùng theo chủ đề. Muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng, phải có đồ dùng thật sinh động, điều này rất khó khăn bởi hầu như thời gian cô đứng lớp cả ngày nên rất vất vả trong việc làm đồ dùng, đồ chơi để trẻ thực hành và trải nghiệm. c. Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: Khi giáo viên tiến hành các biện pháp Tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. Đã cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết như: Trẻ biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ, Biết chăm sóc và bảo vệ cây, Phân biệt được những hành động đúng - sai đối với môi trường biển và hải đảo, biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp...từ đó giúp trẻ hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. * Mặt yếu: - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết dạy chưa đa dạng. - Một số giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Một số giáo viên không biết cách khai thác trên mạng dẫn đến không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy hoạt động khám phá khoa học nên tiết dạy chưa linh hoạt. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. * Mặt mạnh: Tập thể giáo viên trong trường được bố trí công tác phù hợp với năng lực của mình, giáo viên có tình thần tự học cao, biết tiếp cận những cái hay cái mới nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. Cha mẹ học sinh nhiệt tình quân tâm đến đến việc học tập cua con em mình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp kiến thức phù hợp với từng lứa tuổi, biết gây hứng thú trong giờ học, biết tạo cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm ... từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được khám phá thế giới xung quanh. * Hạn chế Việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. Một số cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do điều kiện kinh tế, do bố mẹ đi làm rẫy xa nên phải mang trẻ đi theo nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ còn hạn chế. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của biện pháp tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được đưa vào chương trình mẫu giáo 5 tuổi. Đây là vấn đề mới nên đa số giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Nhận ra vấn đề này tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu để giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Nội dung: Tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 1 ngày ở trường mầm non là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm nhằm giúp trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Là một cán bộ quản lý bản thân phải có trình độ chuyên môn nhất định để nắm bắt cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn từ cách xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động chung và các hoạt động khác trong đó có môn khám phá khoa học để truyền đạt đến giáo viên và học sinh với một cách dễ hiểu nhất, không gò bó cứng nhắc. * Biện pháp 1: Lên kế hoạch chuyên đề về tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi theo chương trình mầm non mới cho giáo viên toàn trường trong đó có lý thuyết và áp dụng thực hành các tiết soạn mẫu, dạy mẫu. Dựa vào tài liệu đề của Phòng Giáo dục tôi lên sườn các loại tiết khám phá khoa học, sau đó tiến hành tổ chức cho chuyên đề cho giáo viên. Cử giáo viên dạy mẫu sau đó góp ý, thông qua thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờ đột xuất...thông qua đánh giá sau mỗi chủ đề. * Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ 5 tuổi. Dựa vào tâm sinh lý trẻ 5 tuổi, dựa vào chương trình giáo dục mầm non mới giáo viên nên lựa chọn nội dung phù hợp, gần gũi với trẻ như sau: - Nội dung 1: Con người và môi trường tự nhiên - xã hội + Môi trường sống: Nhận biết môi trường: phòng/nhóm/lớp học/gia đình, làng xóm. Phân biệt môi trường sạch - môi trường bẩn. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm. + Môi trường xã hội: Nhân biết môi trường xã hội: giao thông, nghề nghiệp. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm. + Quan tâm bảo vệ môi trường: Tiết kiệm trong sinh hoạt: tiết kiệm điện, nước, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi Tham gia vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi Yêu quý thiên nhiên: không bẻ cây, không bắt động vật, biết chăm sóc cây cối và con vật, không nói to nơi công cộng Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Trường mầm non, tiểu học, gia đì nh, bản thân, giao thông, nghề nghiệp. - Nội dung 2: Con người với động vật thực vật Mối quan hệ động vật, thực vật với môi trường, đối với con người (ích lợi đối với môi trường sinh thái: trong tự nhiên không có động vật, thực vật chỉ có lợi hoặc có hại, tất cả đều cần thiết cho thiên nhiên) Chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật. Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Thế giới động vật, thực vật. - Nội dung 3: Con người với thiên nhiên Gió: ích lợi, tác hại của gió, biện pháp tránh gió. Nắng và mặt trời: ích lợi và tác hại của nắng, các biện pháp tránh nắng. Mưa: nhận biết và đoán được trời sắp mưa, ích lợi và tác hại của mưa, biện pháp tránh mưa. Bão, lũ: Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại của bão, lũ. Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên. - Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh) Tác dụng của đất, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo vệ. Các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo vệ. Danh lam thắng cảnh, giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh. Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ. * Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động cụ thể. STT Chủ đề Nội dung tích hợp Hoạt động 1 Trường mầm non, trường tiểu học. - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. - Khám phá khoa học: Tìm hiểu trường mầm non - Xây dựng nội quy của lớp học: + Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. + Không la hét to. + Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn lắp. + Sử dụng tiết kiệm điện, nước. + Chăm sóc cây xanh, không hái lá bẻ cành. + Không vẽ bậy lên tường. + Lao động tự phục vụ: trực nhật, rửa tay, rửa mặt - Cho trẻ xem hình ảnh trường mầm non trên các đảo còn khó khăn. - Phân biệt môi trường sạch- môi trường bẩn, ô nhiễm - Trò chuyện, xem hình ảnh môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm. - Trò chơi: Phân loại môi trường sạch - bẩn, ô nhiễm. - Tiết kiệm điện- nước. - Hướng dẫn trẻ sử dụng tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt: Rửa tay, rửa mặt xong nhớ khóa vòi nước - Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên các đảo. - Trò chơi: Lựa chọn hình ảnh đúng, sai. 2 Bé và gia đình thân yêu - Sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình - Trò chuyện về cách sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng trong gia đình. - Nghe kể chuyện: Chiếc túi ni lông - Xem hình ảnh các gia đình trên huyện đảo Lý Sơn thiếu nước ngọt. - Tìm hiểu về vòng ngọc trai. - Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Trò chuyện về rác, cách phân loại rác. - Sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi. - Một số món ăn trong gia đình, cách ăn uống giữ vệ sinh - Trò chuyện 1 số món ăn từ hải sản, cách chế biến. - Cách ăn uống hợp vệ sinh, khử mùi tanh trên tay sau khi ăn hải sản 3 Nghề nghiệp - Biết một số nghề bảo vệ môi trường - Trò chuyện về nghề trồng rừng, lao công Liên hệ một số nghề gần gũi có thể làm gì để bảo vệ môi trường. Nghề cấp dưỡng trong trường, giáo viên, học sinh - Biết tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý nghĩa 1 số nghề: nuôi hải sản, đánh bắt hải sản, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh, nghề làm muối - Khám phá khoa học: Nghề làm muối, đánh bắt hải sản, nuôi cá, nuôi tôm, chế biến hải sản đông lạnh - Trò chơi: Xếp tranh quy trình làm muối. - Trò chuyện về cách chế biến tôm cá - Trò chuyện về các món ăn làm từ hải sản đông lạnh - Xem hình ảnh đánh bắt cá trên biển, các ao nuôi trồng thủy sản - Xem hình ảnh người dân ở Hạ Long nuôi cá lồng - Chú bộ đội hải quân (Trang phục, công việc, nơi sống và làm việc) - Đọc thơ, hát các bài hát, trò chuyện về chú bộ đội hải quân. - Xem các hình ảnh về chú bộ đội hải quân. - Vẽ tranh về chú bộ đội hải quân. - Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo. + Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đán
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_tic.doc