Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái

Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài

- Trong trường mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục. Là người phát hiện bồi dưỡng cho trẻ, là người định hướng cho sự phát triển sau này của trẻ, xây đắp tâm hồn lành mạnh của trẻ.

- Ngay từ nhỏ, trẻ được tiếp xúc với người lớn và sự vật hiện tượng xung quanh. Dần dần trẻ bắt đầu có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu vốn hiểu biết hơn về tên gọi đặc điểm của các sự vật. Chính vì thế việc dạy trẻ làm quen với chữ cái và học đọc, học tập tô đóng vai trò hết sức quan trọng, hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ như: Cảm giác, tư duy, ngôn ngữ mạch lạc và phát triển các khả năng chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với các chữ cái và học đọc, học tập tô cho trẻ 5 tuổi cũng là một trong những mục đích chuẩn bị cơ sở cho trẻ bước vào lớp 1 một cách dễ dàng hơn.

Điều quan trọng khi mở rộng vốn từ cho trẻ cần phải luyện tập cho trẻ phát âm mạch lạc, nhất là những từ khó, những từ trẻ hay vấp, ngọng.

 - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của bộ môn làm quen chữ cái bản thân lại được học tập tiếp thu chuyên đề, tôi càng cố gắng tìm mọi biện pháp bồi dưỡng giáo viên đưa chuyên đề làm quen chữ cái đến với trẻ một cách nhẹ nhàng có hiệu quả.

- Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này:

+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)

+ Tài liệu BDTX mô đun 3 : Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.

+ Tài liệu chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

+ Qua dự giờ, qua chuyên đề của trường, phòng tổ chức.

 

doc 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 9433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI
Họ và tên: Văn Thị Thủy
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Cúc
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm mầm non
Môn đào tạo: Giáo dục mầm non
Krông Ana, tháng 03 năm 2015
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................................3
I.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................3 
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:.......................................................................................4
I.3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................4
I.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................5
I.5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................6
II.1.Cơ sở lí luận:......................................................................................................6
II.2. Thực trạng.7
II.3. Giải pháp, biện pháp.....9
II.4. Kết quả19
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................20
III.1. Kết luận:.20
III.2. Kiến nghị:......22
* Tài liệu tham khảo...............................................................................................24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1 Lý do chọn đề tài:
Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường Mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, hay còn gọi đây là độ tuổi “chín muồi”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Đặc biệt là chuẩn bị về mặt ngôn ngữ. 
Với trẻ 5-6 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng việt ở lớp 1, giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe – nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái 
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái. Từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt hơn trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
- Thực tế hiện nay các tiết học hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức. Để thực hiện được những điều trên thì đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để trẻ có thể nắm bắt đươc 29 chữ cái một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất ? Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để giúp giáo viên lên lớp linh hoạt và truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để trẻ nắm bắt được 29 chữ cái một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp đổi mới dạy theo chương trình mầm non mới ... là rất cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái” .
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ là: Khảo sát khả năng nhận thức tư duy của trẻ đối với bộ môn làm quen chữ cái trên cơ sở đề ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp giáo viên trong quá trình hướng dẫn trẻ môn “Làm quen chữ cái” nhằm giúp trẻ em nắm vững các chữ cái để trẻ tự tin chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái.
- Nhằm phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt trong trường phổ thông.
- Giúp trẻ hoạt động trí tuệ được phát triển, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc, nói Tiếng Việt.
+ Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra nhằm tạo cơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú. Qua thực hiện đề tài này nhằm giúp giáo viên trong tiết dạy tạo nhiều cơ hội học tập và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới nhằm phát huy tính sáng tạo, tính tích cực chủ động và phát triển ngôn ngữ thông qua chương trình mầm non mới.
+ Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, sáng tạo cho trẻ trong giờ làm quen chữ cái. 
+ Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 
I.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Trường Mẫu giáo Hoa Cúc.
	I.5.Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 	 - Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong giờ hoạt động làm quen chữ cái tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng  có những hình ảnh liên quan đến tiết học nhằm gây sự chú ý của trẻ.
 	* Phương pháp trò chuyện:
 	- Hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó giáo viên có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện cùng cô giáo và trẻ để nắm bắt được các nguyên nhân làm cho trẻ không thích học môn làm quen chữ cái và tìm ra hướng khắc phục.
 	* Phương pháp quan sát:
 	 - Trong các giờ học tiết hoạt động làm quen chữ cái của các lớp tôi luôn quan sát và hướng dẫn giáo viên chú ý từng trẻ để uốn nắn, củng cố, rèn luyện thêm các kỹ năng cho trẻ.
 	* Phương pháp điều tra:
 	- Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động làm quen chữ cái để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ ở các lớp. Cụ thể: 
NỘI DUNG
Kết quả
Tổng số trẻ
Tỷ lệ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
82/168
48,8%
Trẻ nắm được mặt chữ qua tranh ảnh, đồ dùng, các trò chơi
83/168
49,4%
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
86/168
51,2%
- Trẻ tô viết đúng chữ cái
85/168
50,6%
Trẻ nhận biết các mặt chữ(in hoa,in thường,viết hoa,viết thường)
70/168
41,7%
Trẻ nhận biết các mặt chữ gần giống nhau ( b,d ...)
77/168
45,8%
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
81/168
48,2%
* Phương pháp dự giờ : 
 	- Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và thông qua các tiết dự chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&DT tổ chức từ đó về trường tôi tổ chức chuyên đề ở trường, các buổi thao giảng dự giờ tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với tình hình trẻ ở đơn vị mình.
II.PHẦN NỘI DUNG:
II.1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài
- Trong trường mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục. Là người phát hiện bồi dưỡng cho trẻ, là người định hướng cho sự phát triển sau này của trẻ, xây đắp tâm hồn lành mạnh của trẻ. 
- Ngay từ nhỏ, trẻ được tiếp xúc với người lớn và sự vật hiện tượng xung quanh. Dần dần trẻ bắt đầu có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu vốn hiểu biết hơn về tên gọi đặc điểm của các sự vật. Chính vì thế việc dạy trẻ làm quen với chữ cái và học đọc, học tập tô đóng vai trò hết sức quan trọng, hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ như: Cảm giác, tư duy, ngôn ngữ mạch lạc và phát triển các khả năng chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với các chữ cái và học đọc, học tập tô cho trẻ 5 tuổi cũng là một trong những mục đích chuẩn bị cơ sở cho trẻ bước vào lớp 1 một cách dễ dàng hơn.
Điều quan trọng khi mở rộng vốn từ cho trẻ cần phải luyện tập cho trẻ phát âm mạch lạc, nhất là những từ khó, những từ trẻ hay vấp, ngọng....
	- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của bộ môn làm quen chữ cái bản thân lại được học tập tiếp thu chuyên đề, tôi càng cố gắng tìm mọi biện pháp bồi dưỡng giáo viên đưa chuyên đề làm quen chữ cái đến với trẻ một cách nhẹ nhàng có hiệu quả.
- Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này: 
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)
+ Tài liệu BDTX mô đun 3 : Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
+ Tài liệu chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
+ Qua dự giờ, qua chuyên đề của trường, phòng tổ chức...
II.2.Thực trạng:
a.Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc chữ cái, tập tô làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. 
- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thoáng mát
* Khó khăn:
- Trình độ chuyên môn không đồng đều.
- Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phát triển chưa đồng đều, trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái chưa được tốt ở học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
- Số trẻ đến trường hầu hết là chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, vốn hiểu biết về ngôn ngữ còn hạn chế, còn ngỡ ngàng khi cầm bút tô chữ cái Còn có một số trẻ phát âm chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng.. Trẻ chưa mạnh dạng tự tin trong khi đọc viết còn nhiều. Nhiều phụ huynh rất nóng lòng  trong việc cho con mình học đọc, học viết sớm. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. 
- Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính không thành thạo ở một số giáo viên lớn tuổi.
b.Thành công, hạn chế:
* Thành công:
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp kiến thức phù hợp với lứa tuổi, giáo viên đã tạo cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm, sáng tạo ... từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được tham gia hoạt động Làm quen chữ cái.
* Hạn chế:
- Khi vận dụng đề tài này thì phải trải qua thực nghiệm tại các lớp có hạn chế như: Muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng, phải có tranh ảnh thật sinh động hoặc vật thật để cho trẻ được quan sát, phân tích... điều này rất khó khăn bởi hầu như thời gian cô đứng lớp từ sáng tới tối nên rất vất vả trong việc làm đồ dùng cũng như tìm kiếm hình ảnh cho trẻ quan sát,
c.Mặt mạnh, mặt yếu :
* Mặt mạnh:
- Khi giáo viên tiến hành các biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú, sáng tạo hơn trong giờ học hoạt động làm quen chữ cái, cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học làm quen với chữ cái, trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ một cách chính xác và đúng nhất, phát triển tốt về mặt ngôn ngữ nói và viết từ đó trẻ sẽ phát triển tốt các mặt khác.
* Mặt yếu :
- Đồ dùng phục vụ tiết dạy chưa đa dạng. Một số giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ các hoạt động làm quen chữ cái.
d.Các nguyên nhân,các yếu tố tác động 
+Nguyên nhân của sự thành công :
- Do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn làm quen chữ cái đối với trẻ mẫu giáo ở độ tuổi 5-6 tuổi, qua việc cho trẻ tiếp cận với các biện pháp, giải pháp đưa ra sẽ góp phần giúp trẻ phát triển về mọi mặt, nhất là phát triển về ngôn ngữ. 
- Một điều quan trọng để giúp tôi thành công trong việc chỉ đạo giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp cho trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái là hình thức tính chất tiết học của giáo viên, nếu đồ dùng đẹp, hấp dẫn, đồ dùng thay đổi liên tục sáng tạo mà hình thức tính chất tiết học khi được quan tâm đến thì kết quả tiết học sẽ rất cao và có hiệu quả hơn.
+Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém :
	 - Không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy.
 	- Đồ dùng như tranh ảnh.... còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học.
- Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
e. Phân tích, đánh giá thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên có tinh thần tự học cao, phụ huynh đa số là dân nằm ở trung tâm Thị trấn Buôn Trấp nên nhận thức việc học của con mình là quan trọng.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp kiến thức phù hợp với trẻ.
- Giáo viên đa số là giáo viên trẻ có năng lực, tiếp cận những cái hay cái mới nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. 
Có thể nói hiện nay ngành học Mầm non đang được rất nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp, và của toàn xã hội. Đặc biệt là đối với học sinh 5 tuổi. Điều này được thể hiện: Nhà nước đang tiến hành Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi, cấp đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền học cho các cháu 5 tuổi, đưa vào thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổicác cháu lớp 5 tuổi là độ tuổi cuối cùng của lứa tuổi học mầm non, các cháu cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để bước lên lớp 1 một cách vững tin nhất, và việc chuẩn bị tốt cho các cháu về đọc - viết là điều vô cùng cần thiết. 
II.3.Giải pháp, biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động “làm quen chữ cái” từ đó nhằm giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ, khả năng hiểu biết của trẻ và phát triển về mặt ngôn ngữ nói, phát âm của trẻ.
- Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học.
- Giúp trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
- Giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng.
- Giúp cho trẻ rất nhiều trong quá trình chơi trẻ sẽ nắm vững mặt chữ, đọc tô và giúp tô được các chữ trẻ sẽ ghi nhớ sâu hơn.
- Giúp trẻ phát triển trí nhớ, tập trẻ quan sát có chủ định để ghi nhớ, tập trả lời có lôgíc luyện đặt câu.
- Bằng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn khác nhau giáo viên càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hơn. 
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
- Vào đầu năm học tôi chỉ đạo giáo viên trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở lớp nhở, là trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi điều có chữ viết để trẻ có thể đọc tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết .
- Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, cắt dán điều phải viết chữ để trẻ hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái liên hệ với các chữ cái đã học, khi trẻ nhớ được các chữ cái đó trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng để cho trẻ làm quen lần sau trẻ sẽ đọc đúng như vậy ( trẻ đọc theo cách riêng của mình )
- Tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng tạo góc “ thư viện ” với những cuốn truyện tranh sách tranh để trẻ tự xem, vẽ theo các chữ đó có những cuốn sách đen trắng để cho trẻ tô màu, các sách trò chơi phát triển trí tuệ “ bé vẽ” trò chơi về nét chữ 
- Khi trẻ đọc, tập tô cô giáo luôn quan sát hướng dẫn cách mở sách đọc từng trang một và bắt đầu đọc từ trang đầu tiên và đến kết thúc trang sách. Khi cô đọc cho trẻ nghe thì cô hướng sự chú ý của trẻ vào từng bức tranh (một trẻ 1 cuốn sách giống của cô để trẻ dễ theo dõi. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát . Qua đó giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ, khả năng hiểu biết của trẻ và sau đó cô giáo cho trẻ đọc theo hiểu biết của trẻ. Sau khi trẻ đọc cô giáo gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đã học trên trang sách tìm những chữ cái giống nhau dùng bút chì khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ cái đã học hướng dẫn trẻ đoán biết ý nghĩa nội dung qua các dấu hiệu gợi ý của tranh.
- Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi tham quan các con vật nuôi, gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng thiên nhiên tham quan trường tiểu học, nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ,
- Thông qua việc phát âm đúng các tiếng, các từ nếu chỉ cho trẻ làm quen với chữ bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức cảm tính (thông qua các cơ quan cảm giác, tri giác) mà cần cho trẻ làm quen với các chữ cái ( đặc biệt các chữ cái khó) là âm đầu của tiếng, từ giúp cho trẻ phát triển khả năng phát âm một cách dễ dàng hơn.
- Tạo môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua học mà chơi, chơi mà học đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ và dạy học cho trẻ đối với việc học đọc, học tập tô sử dụng trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học cho trẻ làm quen kĩ năng tập đọc, tập tô, cách ngồi cách cầm bút, mở sách thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng.
 	Ví dụ: Thông qua hình vẽ, đồ dùng giáo viên cho trẻ điền thêm cái chữ cái còn thiếu trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó Để trẻ nhận biết những chữ cái vừa học, để trẻ nhận biết vị trí các âm tiếng trong một tiếng hoặc từ.
- Ngoài ra tạo môi trường hoạt động phong phú và phù hợp với trẻ như chơi xếp hình, xâu hạt, lắp ráp chơi với đất nặn Giúp cho sự phát triển các kỹ năng sử dụng cho trẻ tập tô đúng các nét chữ cái để hình thành kỹ năng tập viết sau này cho trẻ. 
	- Tạo môi trường cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi, tên của mình, tên đồ dùng cá nhân Khi vui chơi chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi cho trẻ. 
	Ví dụ: Góc phân vai viết tên các mặt hàng, nấu ăn viết thực đơn một số thực phẩm để hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết.
	* Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái:
- Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động “Làm quen chữ cái” tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh, vật thật đẹp về màu sắc, đa dạng về nội dung có liên quan đến các chữ cái nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
	- Hướng dẫn giáo viên cho trẻ được tiếp cận với chữ cái nhiều hơn để trẻ được quan sát, được phân tích Đặc biệt thường xuyên dạy trẻ trên cương vị thông tin hiện đại để trẻ được tiếp cận nhiều hơn. 
- Tổ chức cho trẻ tự làm những quyển an bum, tranh để treo góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc có gắn các chữ cái.
	Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như lịch cũ có hình ảnh về ô tô, xe máy....Sau đó tổ chức và hướng dẫn cho trẻ cắt dán làm an bum .v.v thông qua hoạt động góc...
	- Hướng đẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ xây dựng nhiều mô hình hoạt động đẹp mắt, hấp dẫn như mô hình trang trại có vườn, ao, chuồng hay mô hình vườn cây của bé ... và đúng với thực tế. Bên cạnh đó cô giáo thường xuyên lồng ghép nhiều hoạt động khác để giúp trẻ khi vào tiết hoạt động làm quen chữ cái có sự sáng tạo hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_giao_vien_n.doc