Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất cho học sinh

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

* Thuận lợi

Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường có trình độ

chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh

nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng

dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện thể dục thể thao.

* Khó khăn

Tuy nhiên trường có 32 lớp mà chỉ có 2 giáo viên thể dục, phải dạy nhiều

tiết trong một tuần nên không tránh khỏi những lúc có tâm lý mệt mỏi và chỉ

muốn dạy đúng, dạy đủ .Do số lượng học sinh trong mỗi lớp đông, thường

xuyên có hai lớp cùng học thể dục trùng nhau, nên một lớp thì học trong nhà thể

chất, một lớp học ngoài trời. Khi thời tiết xấu thì vẫn bị ảnh hưởng đến luyện

tập của các em, vì nhà thể chất không đủ cho cả hai lớp tập.

Các môn TDTT Trò chơi vận động

Tìm kiếm và bồi dưỡng

năng khiếu

Tạo hưng phấn, sự thoải

mái trước và sau mỗi giờ

học căng thẳng, phát

triển các tố chất5/12

Cho nên, để dạy được một tiết thể dục gây được nhiều hưng phấn, thích

thú, giáo viên phải thật sự tâm huyết, yêu trẻ yêu nghề. Trong môn thể dục, để

có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú tập luyện,

nắm vững được nội dung bài học, đảm bảo tốt chất lượng môn học giáo viên cần

sử dụng nhiều biện pháp, hình thức thực hiện phong phú.

pdf 19 trang hoathepmc36 7251
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/12 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Một số bài tập với bóng 
nhằm phát triển thể chất cho học sinh 
 Lĩnh vực: Thể Dục 
 Cấp: Tiểu học 
Năm học 2016- 2017 
Mã SKKN 
2/12 
MỤC LỤC 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
B. NỘI DUNG 
1. MỤC ĐÍCH 
2. NHIỆM VỤ 
3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
4. THỰC HIỆN 
4.1 Dạng trò chơi phát triển sức nhanh 
4.2 Dạng trò chơi phát triển sức bền- tốc độ 
4.3 Dạng trò chơi phát triển sức bền 
5. KẾT QUẢ 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 
1. KẾT LUẬN 
2. KHUYẾN NGHỊ 
Tài liệu tham khảo 
1 
2 
2 
2 
4 
4 
6 
8 
10 
10 
10 
11 
3/12 
A - PHẦN MỞ ĐẦU 
TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của nền văn hoá nói chung, là 
sự tổng hợp các thành tựu khoa học của xã hội. Việc áp dụng các biện pháp 
chuyên môn nhằm nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ và phát triển các yếu tố 
thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo.. 
Chúng ta đều biết Bóng đá được coi là môn thể thao vua. Từ người già đến 
trẻ em từ người giàu đến người nghèo, từ nông thôn đến thành thị, hàng triệu 
người trên thế giới đều yêu thích mê say. Nó như món ăn tinh thần hâm nóng 
mọi bầu không khí làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. 
Bóng đá là môn thể thao có tác dụng giáo dục con người về mọi mặt cả về 
ý chí, nhân cách lẫn thể chất con người. Mặt khác nó còn làm tăng cường tính 
hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể, các quốc gia và các dân tộc. 
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các giải vô địch quốc gia và có 
các giải thi đấu quốc tế từ các giải khu vực, đến các giải châu lục và cao nhất là 
các kỳ World cup  Cho dù giải lớn hay nhỏ thì những ánh mắt nụ cười, những 
giọt nước mắt sung sướng vì hạnh phúc, nhưng cũng có lúc gục ngã vì sự nuối 
tiếc của những pha bóng hay, tất cả, tất cả chỉ có thể là bóng đá. 
Với HS tiểu học dù lứa tuổi còn rất nhỏ nhưng trái bóng đã có sức cuốn hút 
các em đến kỳ lạ, nhiều lúc nó có thể chiếm hết tình cảm tâm trí của các em, làm 
các em say mê chơi với trái bóng. Dù có năng khiếu hay không thì điều đó 
không quan trọng chỉ miễn sao các em được chơi với nóChính vì sự yêu thích 
của các em học sinh và do đặc thù của môn thể thao vua này là môn thể thao tập 
thể nên chúng ta có thể thông qua nó để giáo dục, rèn luyện cho các em những 
đức tính cần thiết trong cuộc sống như: Tinh thần tập thể, tính đoàn kết , trí 
thông minh sáng tạo, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, sự quyết đoán... Không 
những thế mà qua tập luyện môn thể thao vua này còn giúp các em có một thân 
thể khỏe mạnh, phát triển tốt các tố chất thể lực 
Như vậy GDTC trong trường học là một bộ phận tất yếu không thể thiếu 
được trong hoạt động giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu “Giáo dục để 
đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, 
thể, mỹ để hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách 
và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất trước 
khi bước vào cuộc sống”. 
Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và thi đấu thể dục thể thao 
trong trường Tiểu học, đáp ứng mục tiêu sức khỏe cho học sinh, tôi mạnh dạn 
lựa chọn nội dung SKKN “Một số bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất 
cho học sinh”. 
4/12 
A. NỘI DUNG 
1. MỤC ĐÍCH 
Với tinh thần “Học mà chơi – chơi mà học” đưa ra các trò chơi vận động 
vào giờ học sẽ tạo hưng phấn, kích thích niềm say mê, yêu thích và phát huy 
tính tích cực của học sinh tạo ra một giờ học thoải mái, bổ ích, ly kỳ và hấp dẫn 
đối với học sinh. 
Mục đích chủ yếu là: nhằm hình thành và hoàn thiện dần các tố chất thể lực 
cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục chính khóa và 
ngoại khóa tại trường tiểu học 
2. NHIỆM VỤ 
- Cho học sinh chơi các trò chơi với bóng (đặc biệt là bóng đá) nhằm phát 
triển các tố chất thể lực. 
- Đưa ra một số trò chơi mới với bóng đá. 
 Các trò chơi này phải phù hợp với đặc điểm của từng trường (sân bãi, 
dụng cụ) 
3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
* Thuận lợi 
Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường có trình độ 
chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh 
nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng 
dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện thể dục thể thao. 
* Khó khăn 
Tuy nhiên trường có 32 lớp mà chỉ có 2 giáo viên thể dục, phải dạy nhiều 
tiết trong một tuần nên không tránh khỏi những lúc có tâm lý mệt mỏi và chỉ 
muốn dạy đúng, dạy đủ .Do số lượng học sinh trong mỗi lớp đông, thường 
xuyên có hai lớp cùng học thể dục trùng nhau, nên một lớp thì học trong nhà thể 
chất, một lớp học ngoài trời. Khi thời tiết xấu thì vẫn bị ảnh hưởng đến luyện 
tập của các em, vì nhà thể chất không đủ cho cả hai lớp tập. 
Các môn TDTT Trò chơi vận động 
Tìm kiếm và bồi dưỡng 
năng khiếu 
Tạo hưng phấn, sự thoải 
mái trước và sau mỗi giờ 
học căng thẳng, phát 
triển các tố chất 
5/12 
 Cho nên, để dạy được một tiết thể dục gây được nhiều hưng phấn, thích 
thú, giáo viên phải thật sự tâm huyết, yêu trẻ yêu nghề. Trong môn thể dục, để 
có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú tập luyện, 
nắm vững được nội dung bài học, đảm bảo tốt chất lượng môn học giáo viên cần 
sử dụng nhiều biện pháp, hình thức thực hiện phong phú. 
4. THỰC HIỆN 
Trong hệ thống giáo dục thể chất ở trường học phổ thông ngày nay, mục 
đích chung là phải hoàn thiện thể chất liên tục ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi của học 
sinh và đảm bảo khi kết thúc thời gian học tập phải đạt được mức độ cần thiết về 
trình độ thể lực toàn diện, về các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức 
bền, mềm dẻo và khéo léo. Trong một chừng mực nhất định các tố chất đó sẽ 
được hoàn thiện dần theo chương trình học tập thể dục thể thao ở trường học. 
Song sự tác động có chủ đích đối với từng tố chất thể lực lại được ưu tiên theo 
từng lứa tuổi. 
Hiện nay, trong trường phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất đó được quan 
tâm nhiều hơn trước, từ 1 tiết/tuần nay là 2 tiết/ tuần, cơ sở vật chất đã được cải 
thiện 
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đó luôn luôn quan tâm đến hoạt động thể 
dục thể thao phong trào ở lứa tuổi học sinh như: tổ chức các giải thi đấu, các 
môn thể thao như bóng đá, bóng ném, đá cầu, bóng bàn, điền kinh  Hội khỏe 
Phù Đổng cũng đã được triển khai thường xuyên, vừa tạo nên sức hút đối với 
học sinh, vừa có tác dụng thiết thực rèn luyện thể chất và phát hiện, bồi dưỡng 
nhân tài cho đất nước. 
Ngoài ra việc luyện tập thể dục thể thao theo đúng chương trình bắt buộc 
trong trường học thì các em có phần dè dặt do yêu cầu tổ chức, kỷ luật cao cũng 
như nội dung tập luyện đơn điệu đó là đặc điểm các môn thể thao mang tính chu 
kì như chạy, nhảy, ném và thể dục cơ bản. Hầu hết các môn thể thao không chu 
kì và các môn thể thao đối kháng các em tham gia tập luyện một cách tích cực. 
Đa phần các em học sinh nam thích vận động hơn các em học sinh nữ. Vì vậy, 
vấn đề đặt ra ở đây là khi giảng dạy, bên cạnh những nội dung bắt buộc của 
chương trình thì người giáo viên cần phải tổ chức các trò chơi vận động nhằm 
kích thích tính hưng phấn, niềm say mê, yêu thích của các em trong mỗi giờ học, 
đặc biệt là các trò chơi với bóng. 
Bên cạnh đó, khi giảng dạy các lớp khác nhau cần phải căn cứ vào đặc 
điểm của từng đối tượng mà giáo viên đưa ra những phương pháp phù hợp cũng 
như thay đổi hình thức tập luyện sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của 
6/12 
đối tượng để bài tập không đơn điệu, gây được hứng thú học tập trong học sinh 
để giờ học đạt hiệu quả tốt. 
Điều đặc biệt là khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, người giáo viên cần 
quan tâm, chú ý chia đều nhóm các em có năng khiếu tốt, nhanh nhẹn và các em 
có năng khiếu trung bình, giúp các em càng phát huy được hết năng lực của 
mình cũng như dần hoàn thiện, nâng cao kĩ thuật, động tác. Còn đối với nhóm 
các em có năng khiếu chưa tốt, có thể yêu cầu kĩ thuật đơn giản hơn giúp các em 
hình thành kĩ năng vận động. 
Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, hoạt động thần kinh hưng phấn chiếm 
ưu thế nhiều hơn nhất là các hoạt động mang tính thi đua. Các em tham gia rất 
tích cực và có khả năng bắt chước tốt nhưng khả năng tư duy còn chưa cao nên 
sự chú ý rất dễ bị phân tán, chóng mệt mỏi. 
Nổi bật ở lứa tuổi này, các em tiếp thu cái mới nhanh hơn nhưng lại rất 
chóng chán, chóng quên và rất ngại hoạt động (do sự thay đổi về tâm sinh lí). 
Các em rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, tạo nên sự đánh giá quá cao 
vào khả năng của mình. Nhất là khi thành công một việc gì đó, các em thường tỏ 
ra kiêu căng, tự mãn. Ngược lại nếu chỉ thất bại tạm thời một lần thì lại tự ti, dễ 
bỏ cuộc. Sự đánh giá quá cao đó sẽ gây tác dụng không tốt trong tập luyện thể 
dục thể thao. 
Vì vậy, khi tiến hành công tác giáo dục thể dục thể thao cho lứa tuổi này, 
chúng ta cần uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo và động viên nhẹ nhàng các em để các 
em hoàn thành tốt bài tập khi tiếp thu bài chậm. Từ đó mà các em không cảm 
thấy chán nản, có định hướng đúng và hiệu quả bài tập được nâng cao giúp các 
em tự tin trong tập luyện. 
Do vậy, để phát triển các tố chất của học sinh ở lứa tuổi này đòi hỏi người 
giáo viên phải đưa ra những bài tập, lượng vận động sao cho phù hợp. 
4.1 Dạng trò chơi phát triển sức nhanh 
- Trò chơi “Tiếp sức qua đường hầm” 
Chia làm 2, 3, 4 nhóm, mỗi đội đứng thành hàng dọc sát nhau, chân mở 
rộng. 
Khi có hiệu lệnh em đầu hàng lăn bóng qua đường hầm (do chân đồng đội 
dạng rộng), em cuối hàng nhận bóng, dẫn bóng vòng sang bên phải của hàng 
mình lên đầu hàng. 
Tiếp tục lăn dọc “đường hầm” trong khi em đứng đầu hàng lúc trước mở 
rộng chân. Cứ thế, các đội thi đua với nhau, đội nào có em cuối cùng thực hiện 
xong trước, đội đó thắng. 
7/12 
- Trò chơi “Ném bóng tiếp sức” 
Mỗi đội đứng thành một hàng dọc trước mỗi hàng khoảng 8m có một em 
đứng cầm bóng. Khi có hiệu lệnh em này ném bóng cho em đầu hàng (ném bóng 
bằng 2 tay). Em này nhận bóng và nhanh chóng ném bóng trả lại rồi chạy về 
cuối hàng Cứ thế tiếp tục chơi, đội nào trở về đội hình đầu tiên nhanh nhất thì 
đội đó thắng. 
- Trò chơi “Dẫn bóng qua mốc” 
Em đầu hàng có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn bóng qua các 
mốc, sau đó dẫn bóng vòng về vạch xuất phát, giao bóng cho bạn tiếp theo 
Tiếp tục chơi cho đến hết, nhóm nào có em cuối cùng thực hiện xong trước, 
nhóm đó thắng. 
- Trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” 
Đứng thành hàng dọc, người đầu hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh 
dẫn bóng lên đến điểm cố định, dừng bóng và sút vào cầu môn, sau đó chạy thật 
nhanh về đập tay vào người tiếp theo. Bạn này có nhiệm vụ chạy thật nhanh lên 
lấy bóng ra khỏi cầu môn và dẫn bóng về giao cho bạn tiếp theo Tiếp tục chơi 
như vậy, nhóm nào có em cuối cùng thực hiện xong trước, nhóm đó thắng. 
- Trò chơi “Tiếp sức với bóng” 
Em đầu hàng có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh lập tức dẫn bóng vượt qua 
các chướng ngại vật. Sau đó dẫn bóng thẳng về giao bóng cho bạn tiếp theo... 
Cứ tiếp tục thực hiện như vậy, hàng nào có người cuối cùng thực hiện xong 
trước hàng đó thắng. 
    
 
1
2
    
8/12 
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức” 
Các em tham gia chơi chia thành 2, 3, 4 đội. Các em mỗi đội nằm sấp liên 
tiếp sát nhau, tạo thành hàng dọc, em cuối cùng có bóng. Khi nghe thấy hiệu 
lệnh em cuối cùng nhổm dậy cầm bóng chạy lên đầu hàng và hô “cao lên”, lập 
tức các em trong hàng chống tay thẳng lên và hom mông tạo thành “hành lang” 
để em cầm bóng lăn dọc “hành lang” xuống cuối hàng. Sau khi lăn bóng xong, 
em này cũng nằm sấp bên cạnh đồng đội, cũn em cuối hàng nhận được bóng lại 
tiếp tục cầm bóng chạy lên Cứ tiếp tục như vậy. Đội thắng là đội có em cuối 
cùng làm xong động tác nhanh nhất. 
- Trò chơi “Chuyền bóng” 
Sân hình chữ nhật, được chia làm 2 phần đều nhau bằng lưới cao 1m50. 
Cầu thủ mỗi bên được chuyền bóng cho nhau bằng đầu, chân, đùi, tối đa 3 lần 
trước khi bóng sang sân đối phương. Bóng chạm đất sang sân đối phương hoặc 
đối phương đỡ hỏng bóng thì được tính điểm (cách tính điểm tương tự như môn 
bóng chuyền). 
4.2 Dạng trò chơi phát triển sức bền- tốc độ 
- Trò chơi “Dẫn bóng nhanh tiếp sức” 
Người đầu tiên có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh lập tức dẫn bóng nhanh 
đến mốc số 3, vòng về vạch xuất phát, dẫn lên mốc số 2, vòng về vạch xuất phát, 
dẫn lên mốc số 1, vòng về vạch xuất phát, chuyền bóng cho người tiếp theo 
Cứ thực hiện như vậy, đội nào có người cuối cùng thực hiện xong trước, đội đó 
thắng. 
- Trò chơi “Tiếp sức với bóng” 
Chia thành 2 – 3 – 4 đội, các em từng đội đứng sát nhau, chân mở rộng, em 
đầu hàng cầm bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức lăn bóng qua “hành lang – 
chân của đồng đội” cho em sau cùng. Em này nhận bóng dẫn bóng lên trước, 
    
1 2
 3
(Mỗi mốc cách nhau 3m) 
    
9/12 
vòng qua vật chuẩn, trở về đầu hàng và lấy tay lăn bóng về cuối hàng cho đồng 
đội Cứ tiếp tục thực hiện như trên, đội nào có em cuối cùng thực hiện xong 
trước, đội đó thắng. 
- Trò chơi “Đá bóng trúng đích” 
Đứng thành hàng dọc, em đầu hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập 
tức dẫn bóng vượt qua các mốc đến vòng tròn qui định thì dừng bóng lại và sút 
bóng vào cầu môn. Sau đó nhanh chóng chạy lên nhặt bóng và ôm bóng chạy về 
đúng theo đường đó đi về tới vạch xuất phát, giáo bóng lại cho người tiếp 
theo Cứ tiếp tục chơi như vậy, bên nào có em cuối cùng thực hiện xong trước 
và có nhiều điểm nhất, đội đó thắng (mỗi quả bóng đá vào trúng gôn được tính 
bằng 1 điểm). 
- Trò chơi “Nào ta cùng đi” 
Chia thành hai bên, mỗi bên bảo vệ 2 cầu môn. Khi có hiệu lệnh, các em 
trong đội của mình chuyền bóng cho nhau bằng tay, đưa bóng vào gôn của đối 
phương (gôn nào cũng được tính bằng 1 bàn thắng). Sau khoảng thời gian qui 
định, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng. 
    







    
10/12 
4.3 Dạng trò chơi phát triển sức bền 
- Trò chơi “Đừng mắc câu” 
Thi đấu gió 2 đội. Cầu thủ mỗi đội đứng tạo thành vòng tròn, có đường 
kính (tuỳ thuộc vào số cầu thủ nhiều hay ít) từ 5 – 8m mỗi đội chọn lấy một 
người đánh cá (đi câu) đứng giữa vòng tròn. Đội đối phương với một câu quăng 
là một sợi dây thừng dài 5 – 8m. Ở cuối đầu dây có buộc một quả bóng chắc 
chắn trong túi lưới. Người đánh cá ngồi xổm và bắt đầu quăng dây vòng tròn cao 
là là mặt đất (không được cao quá đầu gối) cầu thủ đứng quanh vòng tròn phải 
phán đoán và bật nhảy đúng lúc, sao cho không chạm vào dây câu. Cầu thủ của 
đội nào bị chạm vào bóng, đội đó bị phạt 1 điểm. Chơi trong khoảng thời gian 
qui định, đội nào ít điểm hơn, đội đó thắng. 
- Trò chơi “Tiếp sức vượt chướng ngại vật” 
Người đầu tiên mỗi hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn 
bóng thật nhanh vượt qua các mốc tới điểm qui định thì dừng bóng và sút bóng 
vào cầu môn. Sau đó chạy thật nhanh lên lấy bóng, ôm bóng và chạy về theo 
đúng đường đó đi giao bóng cho bạn tiếp theo Cứ tiếp tục như vậy, độ thắng 
là đội có người cuối cùng thực hiện xong nhanh nhất. 








 





 


 


    
Trò chơi 2 
11/12 
- Trò chơi “Nào ta cùng sút” 
Người đầu tiên có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn bóng lên đến 
điểm giới hạn thì sút bóng vào gôn. Sau khi sút bóng xong, người tiếp theo lại 
dẫn bóng. Đội nào sút vào gôn được nhiều , đội đó sẽ thắng. 
- Trò chơi “Chuyền nhanh – chuyền nhanh” 
(Tương tự trò chơi “bóng ma”) 
Đội chuyền bóng được chia làm 2 nhóm, đứng 2 bên. 
Đội săn bóng gồm 5 người có nhiệm vụ chặn bóng của đội chuyền bóng. Ai 
săn được bóng, người đó trở thành người chuyền bóng, người bị cắt đường 
chuyền, trở thành người săn bóng. 
    
Điểm giới hạn 
Gôn 
    
     
 Đội săn bóng 
 Đội chuyền bóng 
Giới hạn di chuyển 
Đường bóng đi 
Bóng 

12/12 
5. KẾT QUẢ 
Thông qua các trò chơi vận động được lồng ghép với các môn thể thao 
(nhất là các môn thể thao mà các em yêu thích). Sau một thời gian tập luyện và 
vui chơi, thể lực của các em (được tập luyện) đã được nâng lên, trình độ đối với 
môn thể thao mà các em được tập luyện cũng được cải thiện. Nhất là sự hứng 
thú, tập trung, yêu thích, thoải mái hiện rõ trên từng gương mặt các em trước và 
sau mỗi giờ học. 
Qua đó, người giáo viên có thể nhìn ra những em có năng khiếu về môn thể thao 
đó (bóng đá) để có thể đưa vào đội tuyển của trường, của Quận, rồi giới thiệu lên trung 
tâm thể thao và ở đó, các em có thể phát huy hết được năng khiếu của mình. 
Như vậy, sự khác biệt giữa các lớp được giảng dạy với phương pháp cũ và 
lớp thực hiện phương pháp mới bước đầu đã có những chuyển biến theo hướng 
tích cực hơn, có hiệu quả hơn. 
Qua quá trình luyện tập cho học sinh tại trường tôi thấy: 
- Học sinh tập luyện rất hưng phấn. 
- Tiếp thu kĩ thuật chính xác và đạt kết quả cao trong tập luyện. 
- Rèn luyện được cho các em những đức tính cần thiết như: tính tổ chức, kỉ 
luật, tinh thần tập thể cao. 
- Phát hiện ra nhiều học sinh có năng khiếu về bóng đá, để bồi dưỡng đội 
tuyển TDTT tham gia thi đấu các cấp. 
Đặc biệt, với các bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất cho học sinh, 
giáo viên đã giúp học sinh hình thành niềm đam mê với trái bóng và trải nghiệm, 
thủ sức cùng các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ. Thành tích với đội bóng rổ 
nam của nhà trường đạt được là giải Nhì cấp Quận vừa qua, đội bóng rổ nữ 
nhiều năm đều có mặt tại vòng chung kết Cup Milo Thành phố. Với môn thể 
thao vua là bóng đá, đội bóng nhà trường trong 9 năm qua đã vô địch tới 4 lần, 2 
lần á quân, 1 lần đứng thứ ba. Đặc biệt hơn là thành tích 3 lần vô địch liên tiếp. 
Điều đó chứng minh hiệu quả của các bài tập với bóng đã mang lại thành tích 
cho TDTT nhà trường nói chung và của Quận nói riêng. 
13/12 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 
1. KẾT LUẬN 
Tóm lại việc tập luyện kết hợp với chơi các trò chơi vận động trong các tiết học 
thể dục ở trường tiểu học là một điều kiện quan trọng để góp phần hoàn thiện về 
mặt thể chất và tinh thần ngoài ra còn có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy các 
mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến 
thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, 
tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể 
chất ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con 
người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên 
cường để tiếp tục học tập, rèn luyện và có một sống cuộc sống vui tươi lành 
mạnh. 
2. KHUYẾN NGHỊ 
* Đối với BGH cần tiếp tục tạo điều kiện cho phong trào TDTT nhà trường 
phát triển, ưu tiên sân bãi, đầu tư làm sân bóng đá mini bằng sỏ nhân tạo 
- Bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ môn học vì đó là điều kiện cơ 
bản để giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh, tính hấp dẫn của giờ học. 
- Cần có chế độ nhiều hơn nữa đối với giáo viên thể dục, thưởng, ưu tiên 
cho học sinh đạt giải về thể dục thể thao các cấp. 
Nếu được thì năm học tới thỏa thuận với phụ huynh mua đồng phục TDTT 
cho con để giúp học sinh có trang phục thoải mái khi tập luyện. 
* Với GVCN cần tiếp tục tạo điều kiện để các con học sinh được xuống 
tập thể dục đầy đủ, đúng giờ. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho 
học sinh của tôi. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ xung để tôi có 
thêm kinh nghiệm và biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn và từng 
đối tượng học sinh. Xin chân thành cảm ơn! 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
14/12 
Tài liệu tham khảo 
1. Sách thể dục lớp 1 đến lớp 5 
2. Sinh lý học thể dục thể thao 
3. Lý luận giáo dục thể chất 
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thể dục 
15/12 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 
16/12 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
17/12 
18/12 
19/12 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_voi_bong_nham_phat_trie.pdf