SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài 39 - Địa lí 9 để giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh lớp 9

SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài 39 - Địa lí 9 để giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh lớp 9

 Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.

 Môi trường biển, đảo là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Thực tế trong những năm gần đây ở nước ta cho thấy, một số vùng biển đã xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường gây trở ngại và thiệt hại cho một số ngành kinh tế, đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân. Do đó, bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.

 Chính vì thế việc giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước là điều hết sức quan trọng. Việc nâng cao hiểu biết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của biển, đảo Việt Nam, sự cần thiết của việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Cơ hội lồng ghép giáo dục môi trường biển, đảo ở chương trình THCS không nhiều. Nhưng qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy giáo viên mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và hình thành kĩ năng cho học sinh cũng rất hạn chế. Nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả.

 

doc 16 trang thuychi01 10833
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài 39 - Địa lí 9 để giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.
 Môi trường biển, đảo là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Thực tế trong những năm gần đây ở nước ta cho thấy, một số vùng biển đã xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường gây trở ngại và thiệt hại cho một số ngành kinh tế, đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân. Do đó, bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.
 Chính vì thế việc giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước là điều hết sức quan trọng. Việc nâng cao hiểu biết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của biển, đảo Việt Nam, sự cần thiết của việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Cơ hội lồng ghép giáo dục môi trường biển, đảo ở chương trình THCS không nhiều. Nhưng qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy giáo viên mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và hình thành kĩ năng cho học sinh cũng rất hạn chế. Nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả. 
 Từ những thực tế trên, với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn địa lí tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường biển, đảo vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Qua nhiều năm giảng dạy địa lí 9, tôi nhận thấy để đáp ứng yêu cầu đó, một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao là sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có kĩ thuật KWL, vì nó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, nâng cao hiệu quả học tập, vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân, vừa tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của học sinh. Do đó tôi chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài 39 - địa lí 9 để giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh lớp 9”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở lí thyết và thực tiễn về dạy học tích cực, triển khai áp dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn, các mảnh ghép trong dạy học địa lí lớp 9, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường biển đảo của nước ta, từ đó các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển đảo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Môi trường biển nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên như nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển; và các yếu tố vật chất nhân tạo như các công trình xây dưng, các cơ sở sản xuất ven biển, và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, dàn khoan dầu khí
 Giáo dục môi trường biển, đảo là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường biển, đảo thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật...) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường. Đó là các hoạt động giữ cho môi trường biển luôn được trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó với các sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. 
 Các vấn đề về môi trường biển, đảo rất đa dạng nên không phải ai cũng biết, hiểu và giải thích được hết. Vì thế việc hướng dẫn các em ghi ra những điều đã biết, khuyến khích các em đưa ra những điều muốn biết để rồi sau đó các em được thỏa mãn tất cả những điều muốn biết đó sẽ gây hứng thú học tập cho các em không chỉ ở bài học này mà còn các bài học sau đó. Do đó, tôi đã tích hợp dạy giáo dục môi trường biển, đảo qua bài 39 - địa lí 9 bằng kĩ thuật KWL rất hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, khai thác các khía cạnh mà các công trình trước đó đã tiến hành làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình đặc biệt là nghiên cứu vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập môn địa li.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực tiễn sử dụng kĩ thuật dạy học KWL, khăn phủ bàn, các mảnh ghép trong dạy học tích hợp giáo dục môi trường biển, đảo qua bài 39 – địa lí 9 
 Để thực hiện phương pháp này bên cạnh trực tiếp rút ra kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi còn tham khảo các đồng nghiệp, đặc biệt là từ các giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm. 
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp này dùng để xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của việc sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn, các mảnh ghép trong dạy học bài 39 – địa lí 9 mà đề tài này đề xuất. Các loại thực nghiệm cơ bản của đề tài này là:
 Thực nghiệm thăm dò tìm hiểu khả năng thực hiện sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn, các mảnh ghép trong dạy học bài 39 – địa lí 9.
 Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm tra đánh giá việc ứng dụng, vận vào dạy bài 39 địa lí 9.
2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1.1. Kĩ thuật KWL
a. Khái niệm:
 KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W, các thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L theo bảng sau:
K(Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L(Điều học được) 
Người học điền những điều đã biết về chủ đề / bài học trước khi học 
Người học điền những điều muốn biết về chủ đề / bài học 
Sau khi học xong chủ đề / bài học, người học điền những điều đã học được
b. Mục đích sử dụng kĩ thuật KWL
Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:
- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
c. Ưu điểm:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi những điều các em cần học có liên quan trực tiếp đến nhu cầu về kiến thức của các em.
- Giúp học sinh dần dần hình thành khả năng tự định hướng học tập, nắm được cách học không chỉ cho môn đọc hiểu mà cho các môn học khác.
- Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập kế tiếp.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1.Thực trạng chung:
 Trong năm học, ngoài vấn đề sử dụng phương tiện trong dạy học địa lí như bản đồ, mẫu vậtthì vấn đề sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực đã được giáo viên thực hiện ở một số phần trong chương trình địa lí THCS, việc sử dụng kỹ thuật tích cực giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức, chất lượng và gây hứng thú hơn trong việc học tập địa lí, đáp ứng yêu cầu khi nước ta mở cửa , hội nhập.
 Trước đây khi chưa thực hiện kỹ thuật dạy học tích cực thì kết quả học tập chưa đạt được hiệu quả tối ưu vì phần lớn giáo viên chưa chú trọng việc gây sinh động, hứng thú trong giờ học nên kết quả một số giờ lên lớp chưa cao.
 Qua những tháng năm giảng dạy tôi thấy nếu chỉ sử dụng phương pháp giáo dục đơn thuần mà không sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực thì các em chỉ như cái máy nhớ rồi lại quên, không khắc sâu được kiến thức cho học sinh nhất là những kiến thức về bảo vệ môi trường biển, đảo.
2.2.2. Thực trạng riêng ở trường THCS Sao Vàng
a. Đối với giáo viên:
- Một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển, đảo vào trong các tiết học có liên quan còn ít.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường biển, đảo còn nhiều hạn chế.
- Một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực vào phần giáo dục môi trường biển, đảo nên chưa khuyến khích sự tham gia tích cực của các em.
b. Đối với học sinh:
- Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề về môi trường biển, đảo còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường biển, đảo; tác hại của ô nhiễm môi trường biển, đảo; thực trạng của các vấn đề môi trường biển, đảo là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc bảo vệ môi trường biển, đảo như thế nào?...).
- Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường biển, đảo. 
- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập.
* Tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề về môi trường liên quan đến địa phương đối với học sinh lớp 9 vào đầu năm học, kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Số học sinh nhận thức
đúng đắn về môi trường
biển, đảo
Số học sinh có ý thức 
thái độ thân thiện với 
môi trường biển, đảo
Số học sinh có kĩ năng 
thực tế hành động
 trong môi trường 
biển, đảo
SL
%
SL
%
SL
%
9A
38
16
42,1
13
34,2
10
26,3
9B
37
14
37,8
12
32,4
10
27,1
Từ thực trạng trên, để nâng cao nhận thức cho các em về môi trường biển, đảo; có ý thức thái độ thân thiện với môi trường biển, đảo và có kĩ năng thực tế hành động trong môi trường biển, đảo. Qua một quá trình tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc vận dụng kĩ thuật KWL để dạy bài 39 – địa lí 9 để giáo dục môi trường biển, đảo cho học sinh lớp 9 – trường THCS Sao Vàng
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Giải pháp: Vận dụng kĩ thuật KWL để tích hợp giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường trong dạy học địa lí.
* Kĩ thuật KWL được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích. 
Bước 2. Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau:
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được)
Người học điền những điều đã biết về chủ đề / bài học trước khi học 
Người học điền những điều muốn biết về chủ đề / bài học 
Sau khi học xong chủ đề / bài học, người học điền những điều đã học được
Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoàn thành bảng:
- Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận. 
* Một số lưu ý tại cột K: Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : “Hãy nói những gì các em đã biết về”Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.
- Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã
nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W. 
* Một số lưu ý tại cột W. Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : “Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?” Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau :“Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi, “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.
 - Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.
* Một số lưu ý tại cột L. Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao (*). Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. (Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh)
- Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L
- Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.
2.3.2. Biện pháp thực hiện:
a. Chọn bài :
 Chương trình địa lí 9 có thể tích hợp các vấn đề của môi trường biển, đảo khi dạy nhiều bài song tôi chọn bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo.
b. Tạo bảng KWL và tổ chức cho học sinh hoàn thành bảng:
Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo.
Mục II. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
- Giáo viên kẻ một bảng lên bảng, phát cho mỗi nhóm một mẫu bảng như sau:
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy nói những gì các em đã biết về tài nguyên, môi trường biển nước ta?
- Giáo viên có thể gợi ý bằng một số câu hỏi:
+ Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?
+ Vùng biển nước ta có những tài nguyên gì? Nhiều hải sản không, dưới biển có khoáng sản không, có thì đó là những loại khoáng sản nào? 
+ Tài nguyên biển là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?
+ Hiện trạng tài nguyên biển hiện nay so với trước kia thế nào?
+ Nước biển hiện nay thế nào? Có trong sạch không? 
+ Những thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là gì?
- Sau khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Cả giáo viên và học sinh ghi kết quả vào cột K:
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được)
- Biển nước ta có rất nhiều hải sản (tôm, cá, mực) và nhiều khoáng sản (dầu, khí, cát, muối biển)
- Hiện nay cá đang bị đánh bắt bừa bãi, dầu khí bị khai thác quá nhiều làm suy giảm, cạn kiệt tài nguyên.
- Nước biển bị nhiễm bẩn do người dân vứt rác thải ra sông, ra bãi biển khi đi du lịch .
- Biển có nhiều thiên tai như bão , sóng lớn, triều cường, nước biển xâm thực, cát bay
- Giáo viên đặt câu hỏi: Em muốn tìm hiểu thêm điều gì liên quan đến tài nguyên, môi trường biển nước ta ?
- Học sinh lần lượt nêu ra tất cả các câu hỏi. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi sau đó ghi nhận vào cột W.
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được)
- Biển nước ta có rất nhiều hải sản (tôm, cá, mực) và nhiều khoáng sản (dầu, khí, cát, muối biển)
- Hiện nay cá đang bị đánh bắt bừa bãi, dầu khí bị khai thác quá nhiều làm suy giảm, cạn kiệt tài nguyên.
- Nước biển bị nhiễm bẩn do người dân vứt rác thải ra sông, ra bãi biển khi đi du lịch .
- Biển có nhiều thiên tai như bão, sóng lớn, triều cường, nước biển xâm thực, cát bay,.
- Tại sao vùng biển nước ta có nhiều hải sản và khoáng sản? 
- Các nguồn tài nguyên này là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Vì sao tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường biển ô nhiễm.? 
- Tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường biển ô nhiễm gây hậu quả gì?
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển nước ta?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.
- Giáo viên nhận xét và điền kết quả vào cột L
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được)
- Biển nước ta có rất nhiều hải sản (tôm, cá, mực) và nhiều khoáng sản (dầu, khí, cát, muối biển)
- Hiện nay cá đang bị đánh bắt bừa bãi, dầu khí bị khai thác quá nhiều làm suy giảm, cạn kiệt tài nguyên.
- Nước biển bị nhiễm bẩn do người dân vứt rác thải ra sông, ra bãi biển khi đi du lịch .
- Biển có nhiều thiên tai như bão , sóng lớn, triều cường, nước biển xâm thực, cát bay,.
- Tại sao vùng biển nước ta có nhiều hải sản và khoáng sản? 
- Các nguồn tài nguyên này là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Vì sao tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường biển ô nhiễm.? 
- Tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường biển ô nhiễm gây hậu quả gì?
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển nước ta?
- Tài nguyên biển nước ta đa dạng, phong phú (do có vùng biển rộng, ấm, ngư trường lớn, thềm lục địa rộng)
- Tài nguyên biển là cơ sở để phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển)
- Hiện nay, tài nguyên biển đang cạn kiệt, môi trường biển ô nhiễm.
- Nguyên nhân: Do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải dầu khí, lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.
- Hậu quả: Làm chết sinh vật, ô nhiễm nước biển.
- Biện pháp: Nâng cao ý thức của người dân, khai thác hợp lí và đảm bảo an toàn sử lí chất thải trước khi thải ra môi trường, trồng rừng ngập mặn ven biển.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L.
- Liên hệ các vấn đề trên ở địa phương em thông qua các câu hỏi sau:
+ Kể tên các tài nguyên ở vùng biển Thanh Hóa?(Cá, tôm, mực, muối, cát)
+ Các nguồn tài nguyên đó tạo điều kiện cho Thanh Hóa phát triển những ngành kinh tế nào? (Khai thác, nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển)
+ Hiện trạng về tài nguyên và môi trường biển ven biển Thanh Hóa thế nào?
(Tài nguyên đang bị khai thác quá mức cho phép, đặc biệt là khai thác gần bờ, môi trường nước biển bị ô nhiễm)
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả? (Do khai thác bừa bãi, thiếu phương tiện kĩ thuật, người dân vứt rác ra sông)
+ Bản thân em phải làm gì để bảo về tài nguyên và môi trường biển?
(Không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền cho mọi người về vai trò của tài nguyên và môi trường biển đối với kinh tế và đời sống của nhân dân để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho tất cả mọi người, trồng cây xanh, trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng chống thiên tai cùng địa phương)
2. 4. Hiệu quả:
* Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường biển, đảo bằng kĩ thuật KWL tôi nhận thấy:
- Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.
- Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ.
- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh (Chủ động tìm tòi, sáng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ki_thuat_kwl_vao_day_bai_39_dia_li_9_de_giao_d.doc