Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại

2.1. Tư tưởng yên thân, dĩ hòa vi quý, ngại va chạm, ngại thay đổi.

Do trình độ hiểu biết, nhận thức hạn chế nên bà con nhân dân tại địa phương thường có tư tưởng yên thân, ngại va chạm, ngại tham gia vào các công việc của nhà trường, nhất là các công việc liên quan đến tài chính từ các nguồn xã hội hóa. Một số bà con không dám thể hiện quyền làm chủ vì có suy nghĩ sợ làm ảnh hưởng không tốt đến con em mình đang học tập tại nhà trường.

Nhà trường mới thành lập nên đội ngũ khá non trẻ, mới vào nghề. Một số không nhỏ cũng có tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, sợ ảnh hưởng đến bản thân nên không dám phát biểu, bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước tập thể. Nhiều khi quyền lợi bị bỏ quên hoặc không được thực hiện kịp thời nhưng cũng không dám lên tiếng thắc mắc. Việc thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường của học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhiều khi xuất phát từ sự đốc thúc của lãnh đạo nhà trường chứ chưa phải từ nhu cầu của các tầng lớp, lực lượng trên.

2.2. Cơ chế giám sát, đánh giá, tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ.

Từ khi thành lập, hàng năm nhà trường vẫn thường tổ chức các phong trào thi đua theo tháng, theo đợt chào mừng các ngày lễ lớn song việc tổ chức thực hiện chưa thực sự khoa học, hiệu quả; các đợt thi đua còn hạn chế, tác dụng giáo dục, tuyên truyền chưa rõ rệt.

Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ, việc đánh giá chưa thực sự khách quan, khoa học nên còn gây thắc mắc, chưa thực sự hài lòng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thậm chí cả phụ huynh học sinh nhà trường.

 

doc 21 trang cuonglanz2a 8441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
	 Trang
Đặt vấn đề	2
Giải quyết vấn đề	 4	
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề.	4
1. Khái niệm.	4
2. Những vấn đề lí luận cơ bản.	4
Chương II	
Thực trạng vấn đề xây dựng môi trường dân chủ, công bằng, hiện đại tại
 nhà trường trước khi triển khai sáng kiến kinh nghiệm.	6 
1. Đặc điểm tình hình chung. 	6
2. Một số khó khăn, tồn tại trong việc xây dựng nhà trường theo hướng dân chủ,
 Công bằng, hiện đại.	6
Chương III
Các biện pháp xây dựng môi trường dân chủ, công bằng, hiện đại tại nhà trường 8
I. Nguyên tắc.	8
II. Các biện pháp đã và đang triển khai thực hiện.	8
1. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ.	 	8
 1.1. Chủ trương phương châm: Mọi người được biết, được bàn, 
 được làm, được kiểm tra.
 1.2. Bám sát quyền và nhiệm vụ của CBGVNV, học sinh 
 tại Điều lệ trường học.
 1.3. Phát huy quyền tự do, dân chủ, duy trì đối thoại thường xuyên.
 1.4. Thực hiện quan điểm: Trường học là của dân, do dân, vì dân.
2. Xây dựng môi trường sư phạm công bằng.	 11
 2.1. Quan điểm đánh giá đúng mực,không thiên vị, có lí có tình.
 2.2. Nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp theo dõi, đánh giá.
 2.3. Thực hiện triệt để sự công bằng.
3. Xây dựng môi trường sư phạm hiện đại.	12
 3.1. Xây dựng tư tưởng, tác phong hiện đại.
 3.2. Một số hoạt động cụ thể: 
Chương IV Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	15
Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ.	15
Xây dựng môi trường sư phạm công bằng.	16
Xây dựng môi trường hiện đại.	16
Kết luận	19
Danh mục tài liệu tham khảo	21
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
	Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điều đó cho thấy việc xây dựng môi trường giáo dục là cực kì quan trọng. Muốn nâng cao đội ngũ, đổi mới giáo dục, thì trước hết phải tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại. Cha ông ta thường nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, xã hội nào, môi trường nào sẽ tạo ra con người ấy, tính cách ấy. Giáo dục miền núi vốn gặp rất nhiều khó khăn, như thiếu thốn cơ sở vật chất, địa bàn rộng, nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế,...Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải của giáo dục cả nước hiện nay nói chung và giáo dục miền núi nói riêng là việc xây dựng cho được một môi trường sư phạm thực sự dân chủ, thực sự công bằng và phát triển theo hướng hiện đại.
	Nếu không xây dựng được môi trường giáo dục dân chủ, công bằng, hiện đại thì không thể nâng cao được chất lượng đội ngũ, không thể nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập, không thể nói đến chuyện đổi mới giáo dục. Tìm ra các giải pháp hiệu quả để từng bước xây dựng môi trường giáo dục ưu việt tại vùng đặc biệt khó khăn là vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác quản lí giáo dục và hoạt động giảng dạy hiện nay.
	Trong sự phát triển và xu hướng đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo cả nước, việc xây dựng một môi trường sư phạm tích cực, ưu việt là nhu cầu bức thiết, là nền tảng quan trọng tạo sự đổi mới, bứt phá của các cá nhân nhà giáo, học sinh, nhận thức xã hội. Trường THPT số 4 Văn Bàn đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị với chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn: cuộc vận động “Thi thật, học thật”, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”,... Là một trường thuộc vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, mới hình thành và phát triển, nhận thức của xã hội còn bất cập nên những vấn đề tồn hạn, hạn chế trong môi trường giáo dục là không thể tránh khỏi.
Từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng 
môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại.
Đề tài này hướng tới việc nêu ra những thực trạng, lý giải những tồn tại, khó khăn trong công tác xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết trung ương 8. Từ đó, đề xuất một số biện pháp để từng bước xây dựng môi trường giáo dục tích cực theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại để nhà trường thực sự là trường học của dân, do dân, vì dân.
	Do điều kiện thời gian không cho phép, do khả năng nghiên cứu của bản thân có hạn nên chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này tự giới hạn trong phạm vi nghiên cứu như sau:
 - Chỉ ra cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của vấn đề nghiên cứu.
	- Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc thực hiện xây dựng môi trường sư phạm tại đơn vị.
- Đề xuất những biện pháp đã và đang được áp dụng nhằm từng bước xây dựng nhà trường thành một môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại.
- Đưa ra một số kinh nghiệm, một số kết quả bước đầu đạt được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
1. KHÁI NIỆM.
 1.1. Dân chủ.
Tôn trọng và thực hiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung. (Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 1998, trang 238).
 1.2. Công bằng.
Theo đúng lẽ phải, không thiên vị. (Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 1998, trang 200).
 1.3. Hiện đại.
Sự áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật ngày nay, những tư tưởng tân tiến vào cuộc sống. (Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 1998, trang 422).
 1.4. Môi trường giáo dục dân chủ, công bằng, hiện đại.
	Là môi trường giáo dục luôn có sự áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật, những tư tưởng tân tiến, trong đó mọi người được tôn trọng, được tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung, được đối xử bình đẳng theo lẽ phải.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN.
 2.1. Cơ sở lí luận.
 Lịch sử loài người đã trải qua nhiều hình thái xã hội: Xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ nghĩa. Các hình thái xã hội ra đời sau càng thể hiện sự ưu việt của mình. Tính chất dân chủ, công bằng, hướng tới những yếu tố mới mẻ ngày càng thể hiện rõ rệt ở những xã hội mà nền văn minh được khẳng định.
Giáo dục là sản phẩm của xã hội. Xã hội nào thì sẽ cần đến một nền giáo dục tương ứng để phục vụ trở lại xã hội. Xã hội phong kiến với quyền uy tối thượng của nhà vua cần đến một nền giáo dục tạo ra những con người biết trung thành một cách mù quáng. Xã hội ta ngày nay coi trọng quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh nên cũng cần đến một nền giáo dục mà ở đó mọi người được tôn trọng, được phát huy quyền dân chủ, được đối xử công bằng, được tiếp cận với những thành tựu khoa học hiện đại, tư tưởng tiên tiến.
 Dân chủ
 Công bằng Hiện đại
Trong quá trình hình thành và phát triển, bất cứ cơ sở giáo dục nào, môi trường giáo dục nào cũng đều nảy sinh những khó khăn, thách thức mang tính đặc trưng của địa phương, vùng miền. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết vượt qua những khó khăn thử thách, vượt khó để hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Những khó khăn, thử thách luôn nảy sinh từ thực tế vô cùng đa dạng, phong phú, đòi hỏi các nhà sư phạm phải tìm ra giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy giáo dục phát triển.
2.2. Cơ sở pháp lý.
Nhà nước ta đã ban hành Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung năm 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Điều lệ Trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011; Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng (Khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đó chính là cơ sở pháp lý của đề tài.
- Luật giáo dục.
 + Điều 3 chương I nói rõ tính chất, nguyên lí của giáo dục:
“Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
- Điều lệ trường THPT: Điều 3, Chương I: nói về nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT là "Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh"; "tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
- Cương lĩnh Đại hội Đảng XI (2011) chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW (Đại hội XI) nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG 
DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, HIỆN ĐẠI TẠI NHÀ TRƯỜNG
 TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG. 
- Văn Bàn là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Lào Cai vừa bổ sung vào danh sách 23 huyện của cả nước nằm trong diện đầu tư đặc biệt theo Nghị quyết 30a. Huyện có 19/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn hiện đang thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2 (2014-2015). Nhân dân đa số là đồng bào dân tộc (78 %), trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (51,7 % - theo chuẩn nghèo mới). Giao thông đi lại khó khăn, nhất là về mùa mưa lũ.
- Trường THPT số 4 Văn Bàn đóng tại xã Khánh Yên Hạ. Đây là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí khá thấp, còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu. Học sinh của trường gồm 05 xã (Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha – Tất cả các xã trên đều thuộc vùng đặc biệt khó khăn). Hệ thống giao thông đến các thôn bản rất khó khăn, việc tới trường học tập của học sinh các xã vùng cao này luôn là một thử thách rất lớn với các em, tư duy của các bậc cha mẹ học sinh còn nhiều hạn chế, . Tất cả những điều đó đã khiến cho môi trường giáo dục dễ rơi vào trì trệ, chậm phát triển.
2. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, HIỆN ĐẠI.
Tư tưởng yên thân, dĩ hòa vi quý, ngại va chạm, ngại thay đổi. 
Do trình độ hiểu biết, nhận thức hạn chế nên bà con nhân dân tại địa phương thường có tư tưởng yên thân, ngại va chạm, ngại tham gia vào các công việc của nhà trường, nhất là các công việc liên quan đến tài chính từ các nguồn xã hội hóa. Một số bà con không dám thể hiện quyền làm chủ vì có suy nghĩ sợ làm ảnh hưởng không tốt đến con em mình đang học tập tại nhà trường.
Nhà trường mới thành lập nên đội ngũ khá non trẻ, mới vào nghề. Một số không nhỏ cũng có tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, sợ ảnh hưởng đến bản thân nên không dám phát biểu, bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước tập thể. Nhiều khi quyền lợi bị bỏ quên hoặc không được thực hiện kịp thời nhưng cũng không dám lên tiếng thắc mắc. Việc thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường của học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhiều khi xuất phát từ sự đốc thúc của lãnh đạo nhà trường chứ chưa phải từ nhu cầu của các tầng lớp, lực lượng trên.
Cơ chế giám sát, đánh giá, tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ.
Từ khi thành lập, hàng năm nhà trường vẫn thường tổ chức các phong trào thi đua theo tháng, theo đợt chào mừng các ngày lễ lớn song việc tổ chức thực hiện chưa thực sự khoa học, hiệu quả; các đợt thi đua còn hạn chế, tác dụng giáo dục, tuyên truyền chưa rõ rệt.
Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ, việc đánh giá chưa thực sự khách quan, khoa học nên còn gây thắc mắc, chưa thực sự hài lòng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thậm chí cả phụ huynh học sinh nhà trường.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn ngân sách hạn hẹp.	Trường THPT số 4 Văn Bàn thành lập tháng 7/2007. Trong suốt 4 năm đầu 2007-2011, nhà trường phải đi học nhờ tại Trường THCS Khánh Yên Hạ. Tháng 9/2011, nhà trường chuyển ra cơ sở mới nên cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn, tạm bợ. Hiện tại, nhà trường vẫn còn 19 ngôi nhà tạm (nhà gỗ đã cũ lợp broxi măng), trong đó có 10 ngôi nhà là phòng học cho học sinh khối lớp 10,11.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm rất hạn hẹp, 90 % dùng để trả lương và các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Số còn lại chỉ tạm đủ chi cho các khoan chi thường xuyên phục vụ hoạt động của nhà trường nên việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc hiện đại hóa nhà trường rất hạn chế.
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG 
DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, HIỆN ĐẠI TẠI NHÀ TRƯỜNG.
I. NGUYÊN TẮC .
1. Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ GD-ĐT về công tác phát triển giáo dục miền núi, giáo dục vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, nhà trường vận dụng một cách linh hoạt, khoa học việc xây dựng môi trường sư phạm theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại vào thực tiễn tại đơn vị.
2. Phát huy tính tích cực, chủ động của mọi lực lượng trong việc tham gia xây dựng môi trường sư phạm theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại . Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên; vận động mỗi học sinh, cha mẹ học sinh tự giác, tích cực, chủ động cùng nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề.
3. Chủ động kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài. Phối hợp linh hoạt, khéo léo từng biện pháp, từ đó từng bước nâng dần ý thức dân chủ, mạnh dạn đấu tranh cho sự công bằng, từng bước xây dựng nhà trường theo hướng hiện đại.
4. Lãnh đạo nhà trường cần có ý thức trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chuyên đề này. Người Hiệu trưởng ở đây đồng thời phải là một thuyền trưởng cầm lái vững vàng, xuất sắc đưa con thuyền nhà trường tới tầm nhìn đã định. Hiệu trưởng cần làm tốt công tác tư tưởng để mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường có thái độ nghiêm túc, cầu thị. Cần có sự thống nhất trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra, giám sát để đạt hiệu quả mong đợi.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN. 
 1. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ.
 1.1. Chủ trương phương châm: “Mọi người được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra”. 
Tất cả mọi vấn đề của nhà trường mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần được biết, như vấn đề quy hoạch cán bộ, quy định về tăng lương trước thời hạn, thay đổi quy chế nội bộ, Những vấn đề thuộc về học sinh, cha mẹ học sinh cũng cần cho học sinh, cha mẹ học sinh biết.
Khi đã biết, mọi người cần được bàn để thông suốt tư tưởng. Trong năm học 2013-2014, Nhà trường chủ trương thực hiện một số công trình lớn, như lễ đài, sân trung tâm, hệ thống chiếu sáng tại các lớp  Các công trình này đều được đưa ra để cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trao đổi, đóng góp ý kiến về hình thức, nội dung công trình, cách làm, giá cả,
Khi đã thông suốt tư tưởng, quan điểm mới tiến hành làm. Việc thực hiện có thể thuê mướn hoặc tự làm song điều quan trọng là mọi người phải được tham gia giám sát, đánh giá chất lượng công trình. Các công trình của nhà trường trong thời gian qua và hiện tại đều được các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia giám sát, có ý kiến điều chỉnh kịp thời.
 1.2. Bám sát quyền và nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tại Điều lệ trường học.
Điều 31, Điều 32 – Điều lệ trường học nói rõ nhiệm vụ và quyền của giáo viên trường trung học. Qua đó, giáo viên thấy rõ quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm của mình trong môi trường giáo dục.
Điều 38, Điều 39 – Điều lệ trường học nói rõ nhiệm vụ và quyền của học sinh. Qua tuần lễ sinh hoạt đầu năm, cần cho các em thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với nhà trường, từ đó giúp các em cùng nhà trường từng bước xây dựng một môi trường học đường dân chủ, công bằng.
 1.3. Phát huy quyền tự do, dân chủ, duy trì đối thoại thường xuyên.
	Phát huy quyền tự do, dân chủ trong các cuộc họp: Nhà trường đặc biệt chú trọng tới hai hội nghị trong năm học: Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm học và Hội nghị điều chỉnh Quy chế nội bộ đầu năm dương lịch. Trong các hội nghị trên và trong các cuộc họp toàn trường hàng tháng, nhà trường luôn dành thời gian thích đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp ý kiến, phát biểu bày tỏ quan điểm và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng nhà trường. Trong các cuộc họp có thể có những quan điểm trái chiều, mâu thuẫn, song lãnh đạo nhà trường vẫn kiên trì lắng nghe, đồng thời động viên các cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực phát biểu, thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ của mình. Tất cả đều nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái, cởi mở, cảm thấy được tôn trọng, được đề cao. Trên cơ sở những ý kiến đề xuất, kiến nghị, lãnh đạo nhà trường đưa ra hướng giải quyết hợp tình, hợp lí, hiệu quả nhất.
Phát huy quyền tự do, dân chủ trong phân công nhiệm vụ: Trên tinh thần tự do, dân chủ, trước khi phân công nhiệm vụ, nhà trường thường để cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng trao đổi, thảo luận, tự nhận nhiệm vụ dựa trên trình độ năng lực của bản thân. Sau đó, các nhóm chuyên môn sẽ tổng hợp gửi cho tổ trưởng phụ trách, các tổ trưởng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ của tổ mình và trình độ, năng lực của mỗi tổ viên mà có sự điều chỉnh cho hợp lí. Các tổ trưởng trình bản dự kiến phân công nhiệm vụ điều chỉnh của tổ lên Ban giám hiệu. Ban giám hiệu trao đổi, thảo luận và đi kết luận cuối cùng. Trong quá trình thực hiện, việc phân công nhiệm vụ tiếp tục được điều chỉnh với sự góp ý, phản hồi của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo hướng hợp lí nhất. Với cách làm đó, người được phân công nhiệm vụ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin vào chính mình và sẽ tìm mọi cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Duy trì đối thoại thường xuyên: Trong năm học 2013-2014, nhà trường đã tổ chức đối thoại thường xuyên với học sinh. Trong các giờ chào cờ, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống, nhà trường thường dành khoảng 7 – 10 phút để tổ chức đối thoại giữa học sinh và nhà trường. Học sinh được yêu cầu chuẩn bị hệ thống câu hỏi từ trước; đối tượng trả lời là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, từ hiệu trưởng đến bảo vệ nhà trường. Qua hoạt động này, học sinh cảm thấy phấn khởi hơn vì được thực hiện quyền của mình; các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn vì mọi việc làm của mình có thể được học sinh soi xét, đem ra chất vấn.
 1.4. Thực hiện quan điểm: Trường học là của dân, do dân, vì dân.
 Để xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, nhà trường thực hiện quan điểm: “Trường học là của dân, do dân, vì dân”. Quan điểm này đã được công khai thành khẩu hiệu và đang từng bước hiện thực hóa. Hiện tại, nhà trường đã có phòng tiếp công dân, đã xây dựng nội quy tiếp dân và tổ chức tiếp công dân trong tất cả các ngày làm việc. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên khi tiếp công dân phải đảm bảo giải quyết công việc đơn giản, nhanh gọn, người dân không phải chờ đợi lâu, không phải đi lại nhiều lần. Quan điểm tiếp dân được niêm yết công khai tại phòng tiếp dân, thể hiện rõ tư tưởng hiếu khách gồm 4 điểm như sau: Khách đến: Tiếp đón chu đáo; Khách cần: Hướng dẫn tận tình; Khách hỏi: Giải đáp kịp thời; Khách đi: Tạo sự thiện cảm. 
 Lắng nghe nhân dân: Trong quan điểm của nhà trường, nhân dân ở đây không phải là lực lượng nào xa xôi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_buoc_dau_trong_viec_xay_du.doc
  • docBia SKKN.doc
  • jpgDSCN0359.jpg
  • jpgDSCN0553.jpg
  • jpgDSCN1304.jpg
  • jpgDSCN1320.jpg
  • jpgDSCN1387.jpg
  • jpgDSCN1393.jpg
  • jpgDSCN1395.jpg
  • jpgDSCN1408.jpg
  • docĐơn đề nghị công nhận SK.doc
  • jpgIMG_2928.jpg
  • docTom tat SKKN.doc