Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học môn Công nghệ 7

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học môn Công nghệ 7

 Thực tế cho thấy một vấn đề bất cập “ Làm thế nào để giữ vững cán cân thăng bằng giữa một bên là khối tri thức khổng lồ với một bên là thời lượng có hạn chỉ trong một tiết dạy ”. Đổi mới sách giáo khoa đó làm tăng tri thức nhưng thời lượng lại giảm, trong khi đó cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khối tri thức của các em thu thập ngày một nhiều lên, điều đó đó thúc đẩy sự tò mò và khát vọng muốn khám phá tri thức ở học sinh qua từng bài học.

 Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, sáng tạo để xây dựng XHCN.

 Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọng của người thầy. Thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy - học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và vào thực tiễn cuộc sống.

 Để truyền đạt kiến thức, nội dung một bài dạy cho học sinh hiểu thì người giáo viên có rất nhiều cách thực hiện. Nhưng phần lớn tất cả môn học của các bậc đều biên soạn với khối kiến thức rất lớn thì cũng ngần ấy kiến thức, khối lượng kênh hình kèm theo để chứng minh và biểu diễn. Do đó kênh hình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh biết, hiểu, vận dụng được khối kiến thức lớn đó, khi giáo viên truyền đạt, trao đổi hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Kênh hình không thể thiếu trong việc phục vụ giảng dạy các môn học như: Địa lí, sinh học, vật lý, anh văn, lịch sử, ngữ văn, thể dục, Trong các môn đó thì môn công nghệ là môn học thuộc dạng ứng dụng nên kênh hình rất cần đầy đủ và chính xác để giúp học sinh``học đi đôi với hành”một cách tự tin và ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế việc khai thác kênh hình như thế nào có hiệu quả trong giảng dạy là một câu hỏi khó dành cho những giáo viên tâm quyết với nghề, đặc biệt là giáo viên đang dạy bộ môn công nghệ 7.

 

doc 23 trang Trần Đại 28/04/2023 5112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học môn Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THOẠI SƠN 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại sơn, ngày 17 tháng11 năm 2019
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến“ Khai thác kênh hình trong dạy học môn Công Nghệ 7”
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: . 	Nam, nữ: ..
- Ngày tháng năm sinh: ..
- Nơi thường trú: ..
- Đơn vị công tác: ...
- Chức vụ hiện nay: .. 
- Trình độ chuyên môn: .
- Lĩnh vực công tác:..
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Thoại Sơn trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường.
- CSVC đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy và học, trường đủ các phòng học chức năng, phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. 
2. Khó khăn:
- Phần lớn hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn. Thiếu sự quan tâm của phụ huynh . PHHS đi làm ăn xa nhiều, giao phó con em cho nhà trường và ông bà ở nhà.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, một số em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Khai thác kênh hình trong dạy học môn Công Nghệ 7. 
- Lĩnh vực: Dạy học Công Nghệ 7
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng, cứ khoảng 3 – 5 năm khối tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì môn công nghệ 7 cũng phát triển nhanh. Sự gia tăng khối tri thức cùng với sự đổi mới khoa học, tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học.
 Thực tế cho thấy một vấn đề bất cập “ Làm thế nào để giữ vững cán cân thăng bằng giữa một bên là khối tri thức khổng lồ với một bên là thời lượng có hạn chỉ trong một tiết dạy ”. Đổi mới sách giáo khoa đó làm tăng tri thức nhưng thời lượng lại giảm, trong khi đó cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khối tri thức của các em thu thập ngày một nhiều lên, điều đó đó thúc đẩy sự tò mò và khát vọng muốn khám phá tri thức ở học sinh qua từng bài học.
	 Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, sáng tạo để xây dựng XHCN.
	 Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọng của người thầy. Thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy - học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và vào thực tiễn cuộc sống.
 	Để truyền đạt kiến thức, nội dung một bài dạy cho học sinh hiểu thì người giáo viên có rất nhiều cách thực hiện. Nhưng phần lớn tất cả môn học của các bậc đều biên soạn với khối kiến thức rất lớn thì cũng ngần ấy kiến thức, khối lượng kênh hình kèm theo để chứng minh và biểu diễn. Do đó kênh hình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh biết, hiểu, vận dụng được khối kiến thức lớn đó, khi giáo viên truyền đạt, trao đổi hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Kênh hình không thể thiếu trong việc phục vụ giảng dạy các môn học như: Địa lí, sinh học, vật lý, anh văn, lịch sử, ngữ văn, thể dục,Trong các môn đó thì môn công nghệ là môn học thuộc dạng ứng dụng nên kênh hình rất cần đầy đủ và chính xác để giúp học sinh``học đi đôi với hành”một cách tự tin và ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế việc khai thác kênh hình như thế nào có hiệu quả trong giảng dạy là một câu hỏi khó dành cho những giáo viên tâm quyết với nghề, đặc biệt là giáo viên đang dạy bộ môn công nghệ 7. 
	 Vì vậy, qua nghiên cứu tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về vấn đề dạy một tiết ứng dụng khai thác kênh hình trong giảng dạy như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
- Hiện tại còn nhiều giáo viên dạy văn , hóa, sinh, vật lí, anh văn còn đảm nhận thêm môn công nghệ 7, nên sự tìm tòi và khai thác kiến thức từ tranh ảnh, mô hình, đồ dùng dạy học, vật thật minh họa..còn nhiều hạn chế. 
Một số giáo viên chưa quen với việc khai thác kênh hình trong giảng dạy.
 	+ Giáo viên sử dụng kênh hình chưa đúng lúc, chưa đúng chỗ và chưa đúng phương pháp sử dụng.
+ Có tình trạng lên lớp rồi mới tiếp xúc với kênh hình nên trong quá trình giảng dạy rất khó khai thác kiến thức hoặc bỏ qua kênh hình chỉ chú ý đến kênh chữ.
+ Tình trạng học sinh không biết cách phân tích kênh hình do giáo viên chưa đề cao được vai trò của kênh hình trong giảng dạy.
+ Một số tranh ảnh hoặc các mô hình đồ dùng dạy học,.không thể hiện được rõ nội dung của bài học làm cho người giáo viên rất lúng túng khi phân tích.Chất lượng một số tranh ảnh đôi khi chưa cao, hình ảnh chưa rõ nét.
- Giáo viên và học sinh phải tận dụng triệt để 45 phút trên lớp để tổ chức giảng dạy và học tập, có như vậy mới phát huy hết vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên , mới đảm bảo cho học sinh tiếp thu hết kiến thức của tiết học.
- Đối với một tiết dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động giúp học sinh tự tìm ra kết luận và ghi nhớ được kiến thức. Học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, sau khi đã nhận được mục đích, yêu cầu của tiết dạy học sinh tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đối với môn công nghệ 7 việc chuẩn bị tốt đồ dùng, mẫu vật cho 1 tiết dạy là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bài học.
 - Qua quá trình học tập đó có tới trên 80% số học sinh thực hiện tốt các yêu cầu, nắm được kiến thức, được giáo viên đánh giá tốt , cho điểm khi nhìn , quan sát hình ảnh tự rút ra kết quả cho hoạt động đó. 
 Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua các tiết đã học trong chương trình công nghệ 7 và đó là tập hợp tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa, kênh hình tự sưu tầm.
 	+ Kênh hình trong sách giáo khoa như tranh ảnh, sơ đồ, hình minh họa, mô hình.
 + Kênh hình tự sưu tầm như tranh ảnh không có đề cập trong sách, mẫu vật thật.
3. Nội dung sáng kiến 
3.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp 
 	Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để một tiết dạy đạt hiệu quả cao, giúp HS thoát khỏi những khó khăn vướng mắc khi khai thác kênh hình. Ta đã biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp học sinh nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào. 
 Những yêu cầu sư phạm của việc khai thác kênh hình. Khi khai thác kênh hình, giáo viên phải nêu mục đích của vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của hình ảnh hoặc tranh đó.
3.2.Các giải pháp chủ yếu
 	 - Khai thác kiến thức từ mô hình: phải hướng dẫn học sinh cách khai thác tri thức từ mô hinh thông qua các hình thức sau: 
 	 + Yêu cầu học sinh quan sát kỹ mô hình nó có tác dụng gì?
 	 + Mô hình thể hiện những yếu tố nào?Yếu tố nào là trọng tâm?
Câu hỏi cần phát huy khi khai thác kênh hình từ mô hình
Câu hỏi cần hạn chế khi khai thác kênh hình từ mô hình
- Quan sát mô hinh gà, em nào cho biết nó có công dụng gì? Học sinh quan sát đối chiếu sách giáo khoa phán đoán và tìm ý kiến trả lời
- Nhìn mô hình gà người ta dùng làm gì? Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
- Quan sát mô hình nhận xét hình dạng về ngoại hình , học sinh suy nghĩ trả lời.
- Cho biết hình dạng ngoại hình có đặc điểm gì ? Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời.
- Quan sát mô hình lợn nhận biết được từng giống lợn có đặc điểm gì khác nhau? Học sinh dựa vào sách giáo khoa phân biệt.
- Lợn tai rủ xuống phía trước, tai to, mặt gãy, lông lan trắng đen là những loại lợn gì?
- Dùng mô hình lợn đối chiếu sách giáo khoa. Người ta đo một số chiều đo bằng cách nào? Học sinh so sánh đối chiếu.
- Cách đo các chiều của lợn như thế nào? Học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa trả lời.
 Cần đối chiếu giữa mô hình và kiến thức sách giáo khoa cũng như kiến thức thực tiễn để từ đó học sinh sẽ có kỹ năng nắm rõ trừu tượng.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh:
 	+ Giáo viên sử dụng nhiều câu hỏi phát hiện để gợi cho học sinh nhìn và quan sát trên tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời.
 	Ví dụ: Khi quan sát tranh cho ta biết được thông tin gì?
 	 + Có thể phân tích tranh ảnh trước rồi quy nạp lại kiến thức hoặc nêu vài phát hiện kiến thức từ tranh ảnh có tính chất dẫn kiến thức.
 	 Ví dụ: Rừng bị tàn phá như cháy rừng, phá rừng gây tác hại gì?
 Khi tiếp xúc thuốc hóa học trừ sâu, bệnh phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định như thế nào về an toàn lao động.
 	+ Trong quá trình sử dụng tranh ảnh giáo viên nên dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung chú ý đến những chi tiết quan trọng.
 	Ví dụ: Thay giống cũ bằng giống mới có năng suất cao có tác dụng gì? Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng và các vụ gieo trồng trong năm?
 	+ Giáo viên phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các mẫu vật như củ ra cây, cành đâm chồi, ra rễ.
 + Tranh ảnh nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác dụng không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng.
Câu hỏi cần phát huy khi khai thác kênh hình từ mô hình
Câu hỏi cần hạn chế khi khai thác kênh hình từ mô hình
- Quan sát tranh cho ta biết trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
- Trình bày vai trò của trồng trọt là gì?
- Thức ăn tinh và thức ăn thô gồm những loại nào? Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với thức ăn thô, tinh.
- Cho biết một số loại thức ăn nhân tạo là gì?
- Quan sát tranh cho biết thông tin gì?
- Tranh này liên quan đến chi tiết nào?
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
- Tranh này cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi là gì?
-Quan sát tranh và liên hệ thực tế, em cho biết có mấy cách bón phân.
- Hãy kể tên các cách bón phân là gì?
- Khai thác kiến thức từ vật thật: Giáo viên phân tích, so sánh đối chiếu giữa kiến thức từ vật mẫu, vật thật với kiến thức nội dung tương ứng của sách giáo khoa.
a. Các bước khi sử dụng khai thác kênh hình.
	- Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức.
	- Bước 2: Nghiên cứu kênh hình.
	- Bước 3: Giải quyết vấn đề.
	- Bước 4: Đánh giá, tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức.
	- Bước 5: Vận dụng.	
b. Những yêu cầu của việc sử dụng kênh hình.
 	 - Kênh hình phải có hiệu quả cao đáp ứng về yêu cầu nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn.
 	+ Ví dụ: Đây là các kênh hình giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện yêu cầu nội dung bài giảng.
 	- Tập trung sử dụng kênh hình như một nguồn tri thức, hạn chế dùng chúng theo cách minh họa cho kiến thức.
 	 + Ví dụ: Đây là các kênh hình giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong việc tìm hiểu nguyên lý làm việc.	
 	- Có kế hoạch chuẩn bị trước cho kênh hình, tránh tình trạng lên lớp rồi mới tiếp xúc với kênh hình.Nội dung bài giảng vài chỗ chưa có kênh hình nếu cần giáo viên có thể sưu tầm, tạo ra kênh hình để phục vụ tốt cho nội dung cần truyền đạt.
 	 - Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các kênh hình.
 	- Giáo viên nên nắm được trình tự các bước phân tích để rèn luyện khả năng tư duy và rèn kỹ năng cho học sinh từ kênh hình.
3.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a/ Đối tượng nghiên cứu: 
Nội dung chương trình học môn công nghệ 7 trung học cơ sở.
-Học sinh lớp 7 và việc học bộ môn công nghệ 7 của các em học sinh.
-C¬ së lÝ luËn vµ thùc tiÔn cña ph¹m vi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
 	b/ Phạm vi nghiên cứu:
 	Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua chương trình học toàn bộ môn công nghệ 7 trung học cơ sở.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 	Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. 
 Phân tích nội dung các bài có kênh hình, tranh ảnh, mẫu vật công nghệ 7 - THCS làm cơ sở cho việc xây dựng câu hỏi. 
 Xây dựng các câu hỏi để dạy các bài thực hành .
 	Lấy ý kiến của các đồng nghiệp về giá trị của câu hỏi đã xây dựng cho từng bài phù hợp về kỹ thuật, chính xác về mặt khoa học chưa, có vừa sức học sinh và phát huy năng lực tự lực của học sinh không? Có đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra không ?
3.5. Phương pháp nghiên cứu.
 	- Chọn lớp thực nghiệm: Qúa trình thực nghiệm được tiến hành ở khối lớp 7 năm học 2016-2017, tại trường THCS Định Mỹ.
 	 - Đối chứng: khối lớp 7 năm học 2016-2017,tại trường THCS Định Mỹ.
 	- Đây là sự đồng đều nhau về trình độ và các điều kiện khác như nội dung bài dạy, giáo viên giảng dạy, tiêu chí đánh giá, nhưng khác ở chổ bài giảng của lớp thực nghiệm được thiết kế theo phương pháp mà sáng kiến đề xuất, còn lớp đối chứng thì soạn bài giảng thông thường.
 	- Sau các bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm và tranh ảnh để học sinh tìm câu trả lời.
 	 - Thời gian thực hiện được tiến hành từ đầu năm học 2016- 2017 đấn hết học kì I
3.6.Các tồn tại nảy sinh trong quá trình tổ chức từ đó rút ra cơ sở liên quan đến vấn đề
a/ Các tồn tại nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
 	- Trong thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này dẫn đến học sinh học tập chưa tốt vì:
 	 + Khâu chuẩn bị bài, dụng cụ , đồ dùng học tập chưa tốt.
 	+ Học sinh có ý thức học tập kém ngại tham gia thực hành.
 	+ Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên thời gian dành cho công việc học tập rất ít.
 + Do tác động của nền kinh tế thị trường nên một phần giáo viên chưa thật sự chu đáo, chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy của mình, chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, trong mỗi tiết học vẫn còn nhiều học sinh thụ động, chờ đón kiến thức áp đặt từ giáo viên hoặc từ học sinh khá, giỏi của lớp.
b/ Cơ sở pháp lý 
 Trong dạy học công nghệ, sử dụng các kênh hình góp phần làm phong phú thêm nguồn phương tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạy học. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều kênh hình đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức của việc lên lớp, thay đổi hoạt động của thầy và trò trong quá trình tổ chức dạy học. Giáo viên không mất thời gian cung cấp kiến thức mà kiến thức chứa đựng trong kênh hình. Do đó, tăng cường thời gian hướng dẫn, tổ chức học sinh học tập, học sinh không chép bài dạy của giáo viên mà tăng cường hoạt động tìm tòi, thảo luận.Chính vì vậy, việc sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, sáng tạo trong học tập của học sinh. Trong dạy học việc gây hứng thú học tập của học sinh là một trong những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh. Với hệ thống kênh hình đẹp sống động chứa đựng nội dung môn học sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động trong tư duy, sáng tạo trong học tập và làm cho không khí lớp học trở nên sôi động, vui vẻ, chất lượng giờ học được nâng cao.
c/ Cơ sở lí luận 
 - Kênh hình là phương tiện trực quan của giáo viên, là nguồn tri thức quan trọng của học sinh. Nó có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó.
 + Ví dụ: Đây là kênh hình tự sưu tầm mà sách giáo khoa đề cập chưa rõ (Bài 1: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.)
	- Giáo viên dễ dàng tiếp cận với tri thức mới, tăng năng suất làm việc của giáo viên, giảm thiểu tính chất giảng dạy mang tính thông báo một chiều.
 + Ví dụ: Đây là các kênh hình giúp giáo viên tăng hiệu quả giảng dạy (áp dụng cho bài 6 và bài 12)
	- Học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, nó phát triển tư duy và hổ trợ học sinh khái niệm trừu tượng hóa vấn đề. Cụ thể hóa các quá trình nhận thức, thực hành để hiểu rõ lý thuyết.
 + Ví dụ: Đây là các kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy và hổ trợ học sinh khái niệm trừu tượng hóa vấn đề(áp dụng cho bài 22 và bài 30)
	- Kênh hình có tác dụng minh chứng cho lý thuyết trừu tượng. Thông qua các bài thực hành. Nó hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của người học. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Giảm thời gian giảng dạy, gây hứng thú cho người học dễ nhận biết, dễ nhớ làm cho bài giảng sinh động hơn.
 + Ví dụ: Đây là các kênh hình giúp học sinh chứng minh cho lý thuyết trừu tượng.Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức(áp dụng cho bài 25 và bài 26)
IV. Hiệu quả đạt được: 
 	1. Ứng dụng thực tiễn trong công tác giảng dạy.
 	Quá trình áp dụng của bản thân.
	 Trong thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học sinh học, đặc biệt là khai thác kênh hình. Biến HS thành chủ thể của quá trình học tập, đưa các em vào vị trí chủ động, đòi hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tư duy bằng những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, gợi mở thành tình huống có vấn đề được đưa ra.
	Ví dụ: CỤ THỂ HÓA KIẾN THỨC TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC 
 BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI 
 MỤC TIÊU
	_ Hiểu được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
	_ Biết được nhân giống thuần chuẩn và các phương pháp nhân giống thuần chủng. 
	A .Hoạt động khởi động 
 Học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi
 Đàn gà ban đầu Đàn gà sau một thời gian
	Theo em, phải làm gì để từ đàn gà ban đầu chỉ có vài con tăng lên thành hàng chục con?
	B. Hoạt động hình thành kiến thức:
	 I. Chọn phối	
 1/ Thế nào là chọn phối? 
 GV cho học sinh qaun sát hình trả lời 
 Ghép đôi 
 sinh sản 
	 Gà trống Gà mái 
 Đàn Gà con
 Theo em, chọn phối là gì?
	 2/Các phương pháp chọn phối
 Em hãy nêu các điểm khác nhau trong 2 trường hợp chọn phối sau?
	 Trường hợp 1 Trường hợp 2
 X X 
 Gà Ri (trống Gà Ri (mái) Gà Rốt (trống) Gà Ri (mái) 
 Gà Ri (con) Gà Rốt- Ri
 (TL:Chọn phối cùng giống Chọn phối khác giống)
 Chọn phối cùng giống
 X 
 Lợn Móng Cái (cái) Lợn Móng Cái ( đực)
 Thế hệ lợn Móng Cái con
 ?.Em hãy so sánh đặc điểm của thế hệ con với đặc điểm của bố, mẹ chúng?
Chọn phối khác giống 
 X 
 Lợn Móng Cái (cái) Lợn Lan đờ rát (đực)
 Thế hệ con lai
	? Em hãy so sánh đặc điểm của thế hệ con với đặc điểm của bố, mẹ chúng?
 II. Nhân giống thuần chủng
 1.Nhân giống thuần chủng là gì?
 Quan sát hình ảnh và cho biết đây là phương pháp chọn phối nào?
	 X 
 Bò vàng Nghệ An ( đực ) Bò vàng Nghệ An ( cái )
 Thế hệ Bò vàng Nghệ An con
 ?.Thế nào là nhân giống thuần chủng? 
 X 
 Lợn ỉ cái Lợn ỉ đực
 Thế hệ lợn ỉ con
 X 
 Gà Lương Phượng( đực) Gà Lương Phượng (cái)
 Thế hệ gà Lương Phượng con
 ? Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì? 
Thảo luận nhóm : ( 1 phút )
Hãy đánh dấu x vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau:
 Phương pháp chọn phối
 Phương pháp nhân giống
Con đực
Con cái
Thuần chủng
Lai tạo
Gà Đông Tảo
Lợn Đại Bạch
Bò sữa Long Thành 
Lợn Lan đơ rat
Lợn Lan đơ rat
Vịt cỏ
Dê Bách Thảo
Gà Đông Tảo
Lợn Móng Cái
Bò sữa Long Thành
Lợn Lan đơ rat
Lợn Móng Cái
Vịt Bầu
Dê Bách Thảo
 2/ Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
 ?.Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả ta phải đảm bảo những yếu tố nào?
 Cần đảm bảo 5 yếu tố
 -Có mục đích rõ ràng
 -Có nhiều cá thể đực, cái
 -Quản lí chặt chẽ tránh giao phối cận huyết
 -Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt
 -Thường xuyên chọn lọc
 C. Hoạt động luyện tập
 ?Chọn phối là gì? choVD về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống? 
 ?.Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
 D. Hoạt động vận dụng.
	?Khi đàn gà bị trùng huyết do giao phối cận huyết gây ra sẽ làm chất lượng đàn gà giảm, gà có sức sống kém, dễ bị bệnh tật....Theo em, để khắc phục tình trạng đó ta cần phải làm gì?
	 Ta chỉ cần thay gà trống hoặc thay gà mái khác.
Một số con lai khác loài
 Con lai của dê cái và cừu đực
Con lai giữa ngựa và lừa Con lai giữa ngựa vằn và lừa
 2.Kết quả đạt được
 	Khi áp dụng chuyên đề này tôi thu được những kết quả khả quan
- Khi chưa áp dụng: Số HS nắm bắt kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ yếu là trông dựa vào các bạn khác làm để chép cho có đủ bài, không hiểu bản chất vấn đề, chưa khai thác hết vấn đề của hình. Chỉ có khoảng 70% các em nắm được bài.
	- Khi áp dụng: Hầu hết các em được kích thích hứng thú học tập, chủ động tham gia tích cực. Số em quan sát và nêu được các đặc điểm của tranh ảnh một cách tương đối sâu sắc là tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_trong_day_hoc_mon.doc