Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch
Giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới giúp học sinh có được những năng lực như: năng lực trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá.
- Năng lực trải nghiệm: để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt.
- Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc.
- Năng lực biểu đạt: giúp học sinh có khả năng khám phá ra những năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau.
- Năng lực phân tích và diễn giải: mang lại cho các em sự tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó, các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1.Tên sáng kiến : Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mĩ thuật tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 .Tình trạng giải pháp đã biết : 3.1.1. Thực trạng, giải pháp: Giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới giúp học sinh có được những năng lực như: năng lực trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá. - Năng lực trải nghiệm: để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt. - Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. - Năng lực biểu đạt: giúp học sinh có khả năng khám phá ra những năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau. - Năng lực phân tích và diễn giải: mang lại cho các em sự tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó, các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình - Năng lực giao tiếp và đánh giá: giúp học sinh giao tiếp với nhau giải mã những thông tin mang tính hình ảnh như: các tranh ảnh, quảng cáo, cùng lúc phát triển kĩ năng nói, cũng như có thể phát triển các giác quan, kĩ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. 3.1.2. Những ưu nhược điểm của giải pháp cũ: 3.1.2.1.Những ưu điểm: - Đây là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng: biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh; khám phá thế giới xung quanh và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác; hình thành các kĩ năng sống; yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. 3.1.2.2. Những hạn chế: - Hiện nay cơ sở vật chất và phương tiện dạy – học chưa phù hợp - Học sinh lớp 1 đã được làm quen với môn mĩ thuật song do cách tư duy tưởng tượng của các em còn tản mạn ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng còn quá đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, thường các em vẽ hình nhỏ, sắp xếp bố cục chưa chặt chẽ, chưa tự tin trong cách thể hiện các bài vẽ. Bước đầu học phương pháp mới còn lúng túng. 3. 2 . Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến : a. Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mới. Học sinh được học theo từng chủ đề dựa trên chương trình hiện hành. Giáo viên lập kế hoạch dạy – học theo từng chủ đề và vận dụng các quy trình dạy học mĩ thuật phù hợp. Giáo viên tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục mĩ thuật nhằm hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi: sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân; hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm; giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm. Cùng lúc với việc phát triển các năng lực cốt lõi, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. b.Nội dung giải pháp: b.1.Tính mới của giải pháp: Học sinh vẽ ngày càng tự tin hơn, đạt hiệu quả hơn. - Giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc) . - Khái niệm về đường nét: là nét to, nét nhỏ, nét dài, nét ngắn, nét dày, nét thưa, trong các bài vẽ. - Khái niệm về hình mảng: là những hình vẽ phác khác nhau nhằm định vị cho các hình vẽ cụ thể trong một bài vẽ. Trong đó có mảng chính, mảng phụ. - Khái niệm về bố cục: là sự sắp xếp các hình vẽ lên trang giấy sao cho phù hợp rõ nội dung. - Dựa trên nét vẽ, hình mảng, bố cục, màu sắc biểu hiện trên các bài vẽ đẹp, vẽ chưa đẹp của từng đối tượng học sinh. Giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng giúp cho học sinh học tiếp cận phương pháp mới thông qua việc dạy – học theo chủ đề và vận dụng các quy trình mĩ thuật. b.2.Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Ở giải pháp mới học sinh được học theo chủ đề, học sinh cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh theo từng chủ đề bài học, các em có thể vay mượn những hình ảnh mình thích, từ ngân hành hình ảnh để tạo nên sản phẩm cho riêng mình hoặc cho cả nhóm và các em có thể làm ra sản phẩm bằng nhiều chất liệu khác nhau theo chủ đề bài học. Ở giải pháp cũ học sinh không được thực hiện những việc như trên. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: để giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật mới trong quá trình dạy - học. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, tài liệu về những phương pháp dạy- học mới: - Sách giáo khoa môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Sách giáo viên môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. - Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học. - Tài liệu dạy học môn Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học xuất bản 2015. Những sáng kiến hay của đồng nghiệp có thể áp dụng, phối hợp vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với từng nội dung chủ đề bài học, tổ chức hình thức dạy - học nhẹ nhàng, sinh động, gây hứng thú học tập nhằm phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự tự tin của học sinh trong học tập. - Những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học được sử dụng như: *.Về phương pháp dạy học: Giáo viên phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với khả năng tiếp thu và thể hiện của học sinh như : - Bồi dưỡng khả năng quan sát của học sinh: quan sát giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật. Hình ảnh, đồ vật, sự vật, những hoạt động của con người trong môi trường xã hội, tác động không nhỏ đến sự quan sát của học sinh. Các đồ vật học sinh lớp 1 quan sát thường đơn giản như: hình hộp, hình trụ, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác,, cao hơn là các đồ vật chưa có nhiều chi tiết như: quyển vở, lọ hoa, chiếc lá, cái mũ, cái cặp, và để vẽ được tranh đề tài học sinh phải quan sát cảnh vật xung quanh như: cây cối, nhà cửa, trường học, cầu đường, thuyền bè, sông nước,và hoạt động của con người, hoạt động của các con vật quen thuộc như: chó, mèo, gà, vịt,Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự từ tổng thể đến chi tiết. - Quan sát tổng thể: Học sinh biết đưa hình ảnh chung của đồ vật cần quan sát về hình dạng đơn giản để quan sát. Ví dụ: Quyển vở có dạng hình chữ nhật, cái lọ hoa có dạng hình chữ nhật đứng - Quan sát chi tiết: Quan sát chi tiết giúp học sinh so sánh và nhận xét từng bộ phận của mẫu vẽ ; giúp học sinh so sánh các phần to, nhỏ, dài, ngắn, cong, lượn, , giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa sự tương quan của hình tổng thể với các chi tiết xung quanh. Cho học sinh vẽ theo mẫu nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát, kĩ năng vẽ một cách cơ bản. - Phương pháp trực quan: Trong tiết dạy phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên được sử dụng, là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm thụ cái đẹp bằng mắt . Do đó người dạy mĩ thuật không thể thiếu đồ dùng trực quan .Có thể là tranh mẫu hoặc đồ vật thực . Chính vì vậy mà phương pháp quan sát và phương pháp trực quan là hành trình song song luôn hỗ trợ nhau giúp các em bồi dưỡng thêm vốn thẩm mĩ. - Phương pháp đàm thoại gợi mở: Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách khéo léo thì sẽ tạo cho các em sự đam mê hứng thú sáng tạo .Giúp các em suy nghĩ và thể hiện bài vẽ một cách sáng tạo trong mọi tình huống . - Phương pháp luyện tập thực hành: Bất kì bài vẽ nào thì phương pháp thực hành đều được áp dụng sau khi nắm bắt được các kiến thức một cách cụ thể về lý thuyết thì sẽ vận dụng và thể hiện bằng kĩ năng của mình qua bước thực hành. Nếu nắm lý thuyết mà không thực hành thì không biết kết quả học tập đạt tới đâu.Ta biết rằng môn mĩ thuật ở tiểu học nói riêng và ở phổ thông nói chung không phải nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và thể hiện được khả năng tình cảm thẩm mĩ của mình vào bức vẽ sinh động sáng tạo hơn . Phương pháp này đều được áp dụng trong mỗi tiết học (trừ tiết xem tranh).Sản phẩm của thực hành là thông tin hai chiều giúp người học thể hiện tài năng và sự tiếp thu của mình trong quá trình học .Người dạy cũng từ đó rút ra kinh nghiệm về bài dạy có hiệu quả hơn qua quá trình đánh giá sản phẩm của học sinh . b.4.Các bước thực hiện của sáng kiến ( giải pháp mới ): Vận dụng những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm ; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: + Sáng tạo mĩ thuật và qua đó thể hiện biểu đạt của bản thân. + Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm. + Giao tiếp trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm. - Hình thành và phát triển các năng lực của học sinh thông qua giáo dục mĩ thuật: + Năng lực trải nghiệm: giúp học sinh có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt. + Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, các ngôn ngữ mĩ thuật, thực hành và hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. + Năng lực biểu đạt: giúp học sinh biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của mình bằng nhiều cách khác nhau, trong quá trình học tập, sinh hoạt. + Năng lực phân tích và diễn giải: giúp học sinh phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới, bài thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm, + Năng lực giao tiếp và đánh giá: giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, phát triển các giác quan, kinh nghiệm và năng lực tự học và đánh giá. - Học sinh được tiếp cận các quy trình mĩ thuật: + Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: vẽ kí họa dáng người, con vật,. + Quy trình vẽ biểu cảm: nhìn cảm nhận vật mẫu. Khi vẽ không nhìn vào giấy. + Quy trình vẽ trang trí và vẽ tranh theo nhạc. + Quy trình xây dựng cốt truyện: hình ảnh các nhân vật được xé dán, cắt dán, tạo hình 3D để theo chủ đề có cốt truyện. + Quy trình tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề: các hình khối tạo ra từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồivà được kết nối với nhau trong một không gian nhất định. + Quy trình điêu khắc- nghệ thuật tạo hình không gian. + Quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Hoạt động nhóm. Cá nhân. Trò chơi.... + Về phương tiện dạy học: Giáo viên sử dụng, khai thác hết các tranh, ảnh đồ dùng dạy học hiện có . Giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho bài dạy. Máy chiếu.... + Về truyền thụ kiến thức: * Để học sinh có những bức tranh vẽ theo đề tài tốt thì vai trò của giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên dẫn dắt, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, giúp học sinh hình dung sinh động, rõ ràng, chi tiết một mảng của thế giới xung quanh mà các em yêu thích. Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề “Thiên nhiên tươi đẹp”, giáo viên cần gợi mở cho học sinh về bức tranh: Đây là con đường quanh co, có cây dừa, các loại cây ăn quả, cây xanh bóng mát, ngôi nhà, con đò, dòng sông,., bầu trời trong xanh, một vài khóm hoa, xa xa mặt trời lên đỏ rực, có hai bạn học sinh đang tung tăng đến trường . Sự gợi mở của giáo viên là yếu tố quyết định giúp học sinh lựa chọn để sáng tạo thành bức tranh. Những yêu cầu vẽ tranh theo đề tài là: - Trung thực với đề tài, hình ảnh chính thể hiện được nội dung tranh, có những hình ảnh phụ hỗ trợ. - Biết chọn những hình ảnh phù hợp với đề tài. - Biết sắp xếp hình vẽ trong tranh có chính, có phụ làm rõ nội dung tranh. - Thể hiện được cảnh quê hương trong tranh vẽ qua những nét vẽ ngây thơ, hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi tắn rực rỡ. - Tiết vẽ tranh theo đề tài là tiết dạy vẽ theo trí tưởng tượng. Học sinh phải biết tưởng tượng để vẽ tranh, đòi hỏi học sinh bộc lộ cao hơn mức năng lực, ý nghĩ riêng, cách cảm thụ thế giới riêng. Tuy vậy, theo phương pháp dạy-học mĩ thuật mới của Đan Mạch, các em cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh cho từng chủ đề, giúp cho các em chưa tự tin xây dựng hình ảnh cho tranh vẽ của mình, các em có thể mượn các hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh để sắp xếp thành bức tranh theo chủ đề cho riêng mình, tạo điều kiện để các em hoàn thành tranh vẽ, giúp các em yêu thích môn học, dần tự tin hơn các em sẽ phát huy được khả năng tự học và sáng tạo, thể hiện được cái mới, cái riêng của mình. * Các bước tiến hành giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp Đan Mạch: - Vận dụng 7 quy trình dạy – học Mĩ thuật - Bồi dưỡng cho học sinh các năng lực: trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp, hợp tác, tự học và đánh giá. - Giúp các em xây dựng một ngân hàng hình ảnh theo chủ đề bài học. Các em sẽ tự tin hơn trong học tập môn Mĩ thuật. - Bồi dưỡng nét vẽ tập cho các em vẽ thành thạo các nét vẽ: Vẽ nét thẳng không dùng thước ,vẽ nét cong uốn lượn, vẽ vòng tròn không dùng compa, vẽ nét to, nét nhỏ từ vẽ chậm đến vẽ nhanh ,luyện vẽ bằng các dụng cụ khác nhau như: vẽ bằng bút chì, vẽ bằng sáp màu trên giấy A4 hoặc A5 - Bồi dưỡng cách vẽ tạo dáng cây cối, hoa lá, nhà cửa, cảnh vật thiên nhiên, dựa trên những gì học sinh quan sát được. Giáo viên cho học sinh luyện vẽ trên giấy A4, vẽ đi vẽ lại nhiều lần cho thuần thục. Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh lược bỏ các chi tiết rườm rà chỉ giữ lại nét cơ bản, đảm bảo được đặc điểm chính của sự vật. - Bồi dưỡng cách vẽ tạo dáng người, loài vật. Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo dáng người theo cách vẽ đơn giản, nét vẽ ngây thơ, ngộ nghĩnh, vẽ hình dáng các loài vật, thông thường học sinh vận dụng cách vẽ hình quả trứng, làm thế nào để tạo được những hình dáng đang hoạt động phù hợp với nội dung của từng bài vẽ. Bồi dưỡng học sinh cách bố cục tranh vẽ. Giáo viên hướng dẫn học sinh phác các mảng hình, mảng hình chính thường to nằm ở giữa tranh ,hình ảnh chính vẽ to, vẽ rõ thể hiện được nội dung tranh, mảng hình phụ ở xung quanh hình vẽ nhỏ mờ hơn nhằm làm rõ hình ảnh chính của tranh. - Bồi dưỡng cho học sinh cách vẽ màu. Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn màu tươi sáng vẽ vào hình ảnh chính, cần vẽ đậm vẽ rõ, các hình ảnh phụ chọn màu nhạt hơn để vẽ. Màu sắc trong tranh phải hài hòa, có màu nóng, có màu lạnh, trong tranh vẽ cần thể hiện các độ đậm nhạt khác nhau, nhằm làm nổi bật nội dung chính của tranh, làm cho người xem có cảm giác dễ chịu và thích xem tranh. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Những giải pháp trên có thể áp dụng vào việc dạy và học môn Mĩ thuật cho tất cả các đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học hiện nay. 3. 4 . Hiệu quả, lợi ích thu được: - Đã áp dụng những giải pháp trên cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường chúng tôi đều có chuyển biến tích cực. - Tỉ lệ học sinh tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch ( phương pháp dạy – học mới ) đạt kết quả cao hơn. Năm học Tỉ lệ học sinh tiếp cận tốt phương pháp dạy - học mới Tỉ lệ học sinh còn lúng túng với phương pháp dạy - học mới 2016 – 2017 98,5 % 1,5 % HKI 2017 - 2018 99,8 % 0,2 % - Những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng những giải pháp trên là giúp cho học sinh ngày càng tự tin hơn trong học tập, sáng tạo trong từng nét vẽ, từng bài vẽ, cách tạo hình ngây thơ, ngộ nghĩnh, màu sắc đậm đà, trong sáng. Học sinh có các năng lực: tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Học sinh biết cùng nhau học tập, cùng nhau trao đổi, chia sẻ những điều đã học được từ sách báo, từ thầy cô, bạn bè, từ cuộc sống. Từ đó giáo dục các em biết yêu quý, biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong cuộc sống, nét đẹp của nghệ thuật truyền thống dân tộc Việt Nam . 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: ( không ) - Bản tính toán: ( không ) - Các tài liệu khác: ( không ) Chợ Lách, ngày 05 tháng 3 năm 2018
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_tiep_can_phuong_ph.doc