Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp

 Trường nằm trên bờ sông Long Xuyên – Rạch Giá (kênh Thoại Hà), những năm gần đây đường sá hầu hết được bê tông hóa nên việc đi lại thuận lợi. Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế của đa số người dân vẫn còn nhiều khó khăn do giá lúa không ổn định, một bộ phận không có ruộng đất thì đời sống càng bấp bênh.

 Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã có một cơ ngơi khá ổn định. Diện tích của trường đáp ứng đủ qui định, điều kiện sân bãi ổn định cho việc vui chơi, sinh hoạt và học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng và chất lượng. Các hoạt động của trường được phát triển theo hướng toàn diện và bền vững, chất lượng giáo dục được cải tiến rõ nét, đạt thành tích cao trong hoạt động giáo dục ngày càng nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát huy và thể hiện rõ nét góp phần hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Mối liên kết giữa 3 môi trường giáo dục ngày càng chặt chẽ hơn.

 Tuy nhiên, như đã nêu trên phần lớn gia đình HS có hoàn khó khăn phải bỏ đi làm ăn xa, con em gửi lại cho người thân để các em được đến trường, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp bên cạnh những thuận lợi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn gặp phải những khó khăn.

 

doc 16 trang Trần Đại 28/04/2023 5373
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Thoại Sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Trường THCS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Định Mỹ, ngày 8 tháng 10 năm 2018 
 BÁO CÁO 
 Kết quả thực hiện sáng kiến
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH TÁC GIẢ
- Họ và tên : 
- Chức vụ : 
- Ngày tháng năm sinh : 
- Nơi sinh :
- Nơi công tác : 
- Nhiệm vụ được giao: 
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
          Trường nằm trên bờ sông Long Xuyên – Rạch Giá (kênh Thoại Hà), những năm gần đây đường sá hầu hết được bê tông hóa nên việc đi lại thuận lợi. Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế của đa số người dân vẫn còn nhiều khó khăn do giá lúa không ổn định, một bộ phận không có ruộng đất thì đời sống càng bấp bênh. 
          Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã có một cơ ngơi khá ổn định. Diện tích của trường đáp ứng đủ qui định, điều kiện sân bãi ổn định cho việc vui chơi, sinh hoạt và học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng và chất lượng. Các hoạt động của trường được phát triển theo hướng toàn diện và bền vững, chất lượng giáo dục được cải tiến rõ nét, đạt thành tích cao trong hoạt động giáo dục ngày càng nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát huy và thể hiện rõ nét góp phần hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Mối liên kết giữa 3 môi trường giáo dục ngày càng chặt chẽ hơn.
 Tuy nhiên, như đã nêu trên phần lớn gia đình HS có hoàn khó khăn phải bỏ đi làm ăn xa, con em gửi lại cho người thân để các em được đến trường, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp bên cạnh những thuận lợi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn gặp phải những khó khăn.
1. Thuận lợi:
Đối với trường, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Gia đình học sinh đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...
2. Khó khăn:
Tập thể lớp 6A1 với sĩ số là 38 học sinh, trong đó đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Trường nằm trên địa bàn xã, bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều tác động mặt trái đến các em như các quán nước, quán internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các emĐịa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc làm cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
- TÊN SÁNG KIẾN: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- LĨNH VỰC: Trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Thực trạng
 	Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn phải đặt hết tâm huyết của mình vào đó để chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hạt giống nẩy mầm. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm (GVCN), tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng trong các nghề, nghề dạy học là nghề cao quý nhất.
 	Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh (HS) luôn có xu hướng đua đòi, bị ảnh hưởng bởi các trò chơi điện tử, game online, ... luôn bị những cám dỗ của thời đại lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách lồng ghép “ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp” nhằm góp chút công sức nhỏ bé của mình để giáo dục các em trở thành những công dân tốt cho xã hội, là những đứa con ngoan trong gia đình.
. Nguyên nhân
 	Là một giáo viên chủ nhiệm, qua nhiều năm công tác tôi thấy bản thân mình phải tự tìm ra những phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trong công tác chủ nhiệm để gặt hái những sản phẩm tối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu. Với kiến thức được học trên ghế nhà trường, cũng như tự tìm tòi học hỏi và học từ đồng nghiệp cùng kinh nghiệm trong nhiểu năm giảng dạy tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp không thể thiếu đối với giáo viên đứng lớp, vì những việc làm đó góp phần không ít đến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
 	Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng giáo dục học sinh, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng giáo dục. Đồng thời tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất.
Xuất phát từ mục đích ấy nên tôi coi công việc giáo dục HS của mình là trách nhiệm phải làm. Tôi muốn công việc mình đã và đang làm sẽ thực sự có ích cho cộng đồng, cho chính bản thân mình. Do vậy nên tôi thường trăn trở tìm mọi cách để công việc của mình thu được kết quả. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy. 
Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. HS cũng vậy, các em đạt được hạnh kiểm tốt và văn hoá khá giỏi chính các em cũng phải yêu thích công việc của mình. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập của mình? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những em đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các em không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt. 
Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho HS không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương thực sự với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học. 
Học sinh đầu cấp rất ngây thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Tôi thiết nghĩ tâm hồn HS như trang giấy trắng, nếu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp tôi luôn tự nhủ , trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận thầy cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp.” 
 1.3. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, hầu như trường nào, lớp nào cũng đều có HS đặc biệt ( là những HS chưa ngoan hay nghỉ học không phép, vi phạm nội qui nhà trường hoặc có hoàn cảnh đặc biệt). ở đây tôi không muốn sử dụng từ HS cá biệt bởi ai cũng có những ưu, khuyết điểm, biết cách loại bỏ nó thì tất yếu sẽ trở nên tốt hơn. Thực ra những học sinh chưa ngoan thường gây không ít khó khăn cho GVCN, ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đua của lớp, nhiều khi khiến cho GVCN cảm thấy mệt mỏi thậm chí buông xuôi vì nói hoài mà các em không chuyển biến, càng phạt, càng lỳ, chống đối ngầm, cố tình quậy hơn. Không phải tự nhiên bản chất sinh ra của các em có những hành vi, hành động thiếu đi tính văn hoá, thiếu đi cái chuẩn mực của đạo đức, hay có những hành động chưa đúng, lời nói chưa đẹp. Là một GVCN tôi cố tìm ra những nguyên nhân. Bởi đôi khi sự cá biệt đó lại do cha mẹ các em tạo nên, Cha mẹ không hoà thuận, chia tay, cha mẹ không quan tâm, chỉ biết chu cấp tiền bạc cho con. Đó là kết quả của các vết thương tâm lí và sự vô tình của người lớn chúng ta đã gieo vào đầu các em những suy nghĩ lệch lạc dẫn đến các em mang theo nó đến trường, đến lớp. Khi GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng của HS với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục các em tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu, có phụ huynh bực tức đánh con trước mặt giáo viên và đưa con về, điều đó cho thấy chính phụ huynh đã bất lực với con mình. Vì thế chính các em là nạn nhân trong cách giáo dục của gia đình. Có những trường hợp các em bị xa ngã khi không cưỡng lại được những ham muốn, cám dỗ của môi trường xã hội. HS bỏ học, do em học kém, ham chơi cảm thấy chán học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
 	Như chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua công tác chủ nhiệm, việc giáo dục kỹ năng sống góp phần định hình, định hướng tính cách của HS.
 	GVCN là người quản lý lớp học giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS. Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng HS đến phụ huynh. GVCN có vai trò của một nhà tâm lý, nhà quản lý trong nhà trường ở một tập thể thu nhỏ là lớp học. Như vậy, trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, GVCN lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời.
 	Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN kết hợp tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống (KNS). Nội dung phải thật gần gũi, thiết thực, đảm bảo gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS. Chuyên đề phải vừa sức, phát huy được năng lực của HS, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống, ... tổ chức các trò chơi, xem phim, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề . . .Qua đó, các em được rèn luyện những KNS như phòng chống bệnh tật, phòng chống ma túy, hiểu biết về sức khỏe thân thể, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông và văn hóa trong trường học...
 	Bên cạnh những giờ dạy trên lớp, GVCN phải biết phối hợp với GV bộ môn và hoạt động các tổ chức đoàn thể góp phần giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động giao lưu, du khảo về nguồn; thông qua những bài học lịch sử, những buổi đi thực tế thăm các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. GV giúp HS hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết Từ đó, HS thấy được trách nhiệm của mình với đất nước, gia đình, xã hội và bản thân, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành cho HS những phong cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường.
 	Ngoài ra, GVCN còn phải thiết kế cảnh quan sư phạm lành mạnh thân thiện, không gian trong và ngoài phòng học, từ cổng trường đến lớp học phải xanh, sạch, đẹp. Phòng học là nơi hoạt động chính của thầy và trò, bảng đen, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, cách bố trí sắp xếp lớp học hợp lý, sạch đẹp thoáng mát sẽ làm cho HS cảm thấy ấm áp thoải mái, các em xem như đây là ngôi nhà thứ hai của mình.
 3. Nội dung sáng kiến
 3.1. Tiến trình thực hiện :
 Trước hết giáo viên phải làm cho HS hiểu kĩ năng sống là gì ? Tầm quan trọng của kĩ năng sống trong việc tạo lập vị thế của bản thân, trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình , phát triển xã hội. Biết cách rèn luyện một số kĩ năng cần thiết để có cách ứng xử tích cực, phù hợp với những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Một số kĩ năng sống cần rèn luyện cho HS THCS :
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Từ những kĩ năng trên, dựa vào đặc điểm tình hình của lớp mà GVCN giáo dục cho HS có thể vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống hàng ngày.
1-/ Kĩ năng tự nhận thức:
a- Tự nhận thức là tự nhìn nhận và tự đánh giá về bản thân
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như: tư tưởng, các mối quan hệ xã hội; biết nhìn nhận đánh giá đúng về tiềm năng, thói quen, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu ; luôn quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác.
b- Mục tiêu :
Mỗi cá nhân cần nhận biết và hiểu rõ về bản thân mình, mặt mạnh, mặt yếu để tự đánh giá về mình. Giúp cá nhân giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả; ngoài ra có hiểu đúng về mình mới có những quyết định, lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội.
c- Cách thực hiện : thông qua giờ sinh hoạt lớp hàng tuần
GV cho HS tự ghi vào những thông tin sau:
- Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời?
- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?
- Môn học mà em thích nhất?
- Một năng khiếu sở trường của em?
- Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình?
- Những điểm mà em thấy còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn?
- Em hãy so sánh những đặc tính của mình có hoàn toàn giống với các bạn không ? Khác và giống ở điểm nào? Vì sao?
 2-/ Kĩ năng giao tiếp :
a- Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
Các hình thức giao tiếp như: giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể; giữa cá nhân với cộng đồng.
b- Mục tiêu :
Kĩ năng này giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác như: gia đình, bạn bè 
c- Cách thực hiện : thông qua giờ sinh hoạt lớp hoặc hoạt động ngoài giờ.
- Tìm hiểu khái niệm và hình thức giao tiếp.
- Thảo luận chung cả lớp: Giao tiếp là gì? Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những hình thức giao tiếp nào ?
- Ví dụ: GV tổ chức cho HS chơi trò “ truyền thông tin” GV chia lớp ra 6 nhóm theo tổ xếp hàng dọc, tổ trưởng làm nhóm trưởng, GV ghi thông tin vào những mảnh giấy nhỏ. Gọi nhóm trưởng lên đọc thông tin của nhóm do GV đặt ra, sau đó truyền nhỏ thông tin vào tai bạn, cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng nhắc lại thông tin đã nhận được.
GV kiểm tra sự chính xác mà các nhóm đã truyền cho nhau, nhận xét, bình luận, công bố kết quả, có thưởng cho nhóm có độ chính xác cao nhất và nhanh nhất.
Vì sao có nhóm truyền đạt thông tin chính xác, không chính xác ? Có nhóm truyền đạt thông tin nhanh, chậm 
- Thảo luận về hình thức giao tiếp không lời:
GV giao cho mỗi nhóm chuẩn bị trước một tình huống và thực hành sử dụng hình thức giao tiếp không lời .
GV cho HS biết ý nghĩa và cách sử dụng hình thức giao tiếp không lời.
- Tìm hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong đời sống của con người, và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả .
- GV có thể đưa ra một tình huống cụ thể hoặc nhóm có thể đưa ra, sau đó nhóm phân công đóng vai, có thể lấy ngay những tình huống cụ thể trong lớp. Trên cơ sở những tình huống đó GV phân tích cho HS hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp: Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của người khác, có cách ứng xử phù hợp khi cùng làm việc, học tập, cùng ở với người khác trong một môi trường tập thể.
3-/ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm :
a- Đảm nhận trách nhiệm là khả năng của con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm .
b- Mục tiêu :
- Giúp cá nhân có ý thức trách nhiệm, chia sẻ công việc, chia sẻ kinh nghiệm đối với mọi người .
- Giúp nhóm giải quyết vấn đề trong một không khí hợp tác tích cực, để đạt mục đích chung , đồng thời tạo sự thỏa mãn và sự thăng tiến cho mỗi thành viên .
c- Cách thực hiện :
- Thông qua các tiết chủ nhiệm GV sử dụng hình thức họp nhóm. GV giao việc cho nhóm, HS nhận công việc được phân công .
- GV có thể chọn một tình huống theo chủ đề, phân công trách nhiệm cho mỗi nhóm thực hiện, dần dần hình thành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS .
- GV giáo dục cho HS ý thức về thực hiện trách nhiệm với gia đình thông qua cuộc sống hàng ngày .
Trên đây chỉ là dẫn chứng một số kĩ năng quen thuộc, tùy theo đặc điểm từng lớp, từng lứa tuổi và từng đối tượng mà giáo viên có thể vận dụng các loại kĩ năng sống để giáo dục HS. Trong thực tế các kĩ năng sống không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ khi cần giao tiếp có hiệu quả cần phối hợp các kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng chia sẻ cảm thông Hoặc khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì cần các kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạoBản chất của kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống .
3.2. Thời gian thực hiện : 
Bắt đầu năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 
. Biện pháp tổ chức :
 Một giờ sinh hoạt lớp có sự đầu tư kỹ lưỡng với tính mới mẻ, sáng tạo sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. Một trong những hướng thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Với hướng này, có thể “biến” giờ sinh hoạt lớp thành một trò chơi tập thể mang đầy giáo dục. Vì vậy GVCN lớp khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua tiết chủ nhiệm cần tiến hành như sau:
Tìm chủ đề: GVCN Chọn chủ đề
Hoạt động tạo bầu không khí
- Mục đích nhằm tạo ra bầu không khí tích cực, giúp học sinh tham gia nhiệt tình, chủ động vào chủ đề.
- Hoạt động này không nhất thiết phải đúng với chủ đề, nếu gần với chủ đề thì càng hay.
- Các hình thức khởi động tạo bầu khí:
+ Tìm chủ đề.
+ Trò chơi sinh hoạt.
+ Trò chơi âm nhạc.
+ Đố vui.
Giới thiệu về chủ đề, mục đích
GV sẽ giới thiệu đến HS giờ chủ nhiệm với chủ đề gì? Mục đích để làm gì?
Nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua.doc