Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của Học sinh theo chiều hướng đó. Thực tiễn giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của dạy học và giáo dục.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân”. Theo Luật giáo dục tháng
12 năm 1999 quy định ở điều 2 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều 23 Luật giáo dục năm 1999 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho Học sinh”.
Không có trẻ em hư, chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công trong công tác giáo dục mà thôi. Điều đó cho thấy việc áp dụng đúng đắn các biện pháp giáo dục có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục. Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc giáo dục Học sinh ở nhà trường đang ngày càng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với nhà giáo dục. Đa số phụ huynh và giáo viên đều mong muốn học sinh có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, tự tin chủ động học giỏi Tuy nhiên làm thế nào để đạt được điều đó là cả một quá trình.
Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT cũng đã bàn về vấn đề này và được nhấn
mạnh trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2012 –
2013, Bộ trưởng bộ GD – ĐT chỉ thị về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động giáo dục đã nêu “Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an
ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong
học sinh, sinh viên. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”.
John Medina chỉ ra rằng: não bộ của trẻ chỉ có thể phát triển tối ưu khi trẻ cảm nhận được rằng mình "an toàn". Khi trẻ bị trừng phạt và đe dọa, chức năng “học hỏi” của não bị tắt đi; thứ duy nhất trong não trẻ phát triển là sự đối phó để bảo vệ bản thân, trong đó có cả việc hình thành sự chống đối, nói dối, hoặc lầm lì.
Vậy để giáo dục học sinh đạt kết quả như mong muốn thì không thể không có kỷ luật. Nếu không có bất cứ mọt hình thức kỷ luật nào áp dụng trong trường, trong lớp thì rõ ràng giáo viên không thể nào tổ chức được lớp học, nhà trường không thể nào vận hành. Nhưng nếu áp dụng các biện pháp, các hình thức kỷ luật trừng phạt thì rõ ràng phản tác dụng giáo dục. Vì thế, một hình thức kỷ luật phù hợp, hình thức kỷ luật tích cực, hiệu quả, nhẹ nhàng mà tất cả học sinh để chấp nhận và mong muốn thực hiện là điều vô cùng quan trọng để thực hiện thành công công tác giáo dục trong nhà trường.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Phần mở đầu 3 2 Lý do chọn đề tài 3 3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5 4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 5 5 Cơ sở lý luận 6 6 Thực trạng 8 7 Giải pháp, biện pháp 10 8 Kết quả 20 9 Kết luận, kiến nghị 21 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG Tên đề tài: Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Lĩnh vực: Quản lý Họ và tên tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh Đơn vị: Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Krông Ana, tháng2 năm 2018 I. Phần mở đầu "Kỷ luật là tự do". Có thể nhiều người không đồng ý với câu nói này, chắc chắn là như thế bởi với hầu hết mọi người, kỷ luật là một điều gì đó gò bó, nặng nề và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey từng nói: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê“. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể nào cả. Vì sao lại như thế? Bởi hiện nay, nhiều người, nhiều thầy cô hiểu rằng kỷ luật là trừng phạt. Kỷ luật học sinh là trừng phạt các em. Trừng phạt thân thể, trừng phạt tinh thần. Trừng phạt thân thể thì đánh, véo, tát, dùng thước, roi để đánh, bắt quỳ gối, úp mặt vào tường,...Trừng phạt tinh thần thì nạt nộ, la mắng, chưởi rủa, làm cho nhục, làm cho bị tổn thương, làm cho khó xử,... Tất cả các biện pháp trên đều đưa học sinhvào một trạng thái cảm xúc vô cùng xấu, khiến các em đau đớn, mặc cảm, buồn chán, căm phẫn, tức giận,... Nhưng nếu không có kỷ luật, nếu lớp học, trường học không áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật nào tì làm sao để giáo dục học sinh. Thế kỷ luật là gì? Kỷ luật tích cực là gì và làm sao để áp dụng kỷ luật với học sinh chúng ta vừa hiệu quả, vừa nhẹ nhàng và phù hợp với học sinhTiểu học? Kỷ luật trong trường học hiện nay là vấn đề nhức nhối, đó cũng là vấn đề muôn thuở và cấp bách. Làm sao để giáo dục học sinh hiệu quả, nhẹ nhàng và phù hợp nhất với các em mà không dùng đến bạo lực. Làm sao để tất cả các em có kỷ luật và tự giác chấp hành kỷ luật. Làm sao để giáo viên lên lớp nhẹ nhàng mà không phải trừng phạt, không phải dùng bạo lực với học sinh và vẫn có được những tiết dạy hiệu quả nhẹ nhàng và để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp trong lòng các em. Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường đã chứng minh giáo dục có vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Thế nhưng làm sao để giáo dục tất cả các đối tượng học sinh có hiệu quả, điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều giáo viên trăn trở, đặc biệt đối với những em thường được coi là bướng bỉnh, hay mắc lỗi. Trong nhiều trường hợp học sinh mắc lỗi giáo viên thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, trách mắng để mong muốn các em thay đổi, sửa chữa. Thế nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại, không như mong muốn của giáo viên. Thay vì làm theo ý của giáo viên thì các em trở nên khó bảo hơn, chống đối, khép mình hơn hoặc trầm cảm, thiếu tự tin. Kết quả các em thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất và tinh thần. Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên ngày càng trở nên căng thẳng. Nhiều khi các em bị dồn ép gây tâm lý chống đối, bỏ học. Từ thực tiễn những chú trọng gần đây của ngành Giáo dục và Đào tạo về sự quan tâm đổi mới phương pháp giáo dục cũng như đi tìm kiếm những phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Thì việc giáo dục học sinh bằng phương pháp kỷ luật trách phạt không còn phù hợp nữa khi mà nó không tạo ra kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ làm các em thiếu tự tin vào giá trị bản thân mình. Thực tế hiện nay trong nhà trường đã có một số học sinh nảy sinh những hành vi tiêu cực mà nhà giáo dục cần có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vậy phải làm thế nào để giáo dục học sinh một cách toàn diện mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành giáo dục nói chung, của mỗi trường, mỗi thầy cô giáo nói riêng. Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đảm nhận công tác giáo dục học sinh trong địa bàn buôn ÊCăm và Thôn I thị trấn Buôn Trấp, học sinh trong trường gồm con em người Kinh và người Êđê bản địa. Ngoài việc truyền thụ kiến thức, việc quan trọng không kém đó là giáo dục nhân cách và đạo đức, giáo dục các truyền thống dân tộc để đảm bảo các em phát triển toàn diện. Môi trường sống của các em không được tốt đẹp, an toàn như một số địa bàn trong Thị trấn. Hiện tượng anh chị đi trước hư hỏng, thiếu ý thức kỷ luật còn nhiều, bố mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Việc định hướng phát triển nhân cách và nghề nghiệp cho con cái không được toàn diện. Giáo dục từ môi trường ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đa số các em. Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không đồng đều về trình độ chuyên môn cũng như nhận thức. Nhiều giáo viên có kỹ năng sư phạm hạn chế dẫn đến việc quản lý lớp học không tốt, không biết áp dụng hình thức kỷ luật tích cực với học sinh, không rèn học sinh vào nề nếp tốt dẫn đến bức xúc trong lúc dạy và đã áp dụng các hình thức trừng phạt không hợp lý đối với học sinh mình. Là người làm công tác quản lý nhà trường, bản thân tôi vô cùng bức xúc với các hành động trừng phạt học sinh không phù hợp này. Tôi cũng đã nhắc nhở, điều chỉnh nhiều lần. Rất trăn trở với vấn đề áp dụng kỷ luật thế nào để hiệu quả hơn, phù hợp hơn mà không phải là trừng phạt học sinh. Làm sao để không còn bất kỳ em nào bị làm cho đau cả về tinh thần và thể xác. Làm sao để những tháng ngày tuổi thơ bên thầy cô, bạn bè trường lớp là khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất đối với tuổi thơ của mỗi em. làm sao để các em thấy rằng, bản thân mình, cá nhân mình là niềm vui của ba mẹ, thầy cô, là mầm xanh đáng yêu của đất nước để các em có động lực phấn đấu làm tốt mọi việc trên cả khả năng của mình. Làm sao để khi rời xa mái trường Tiểu học, các em thấy yêu bạn, yêu thầy cô, yêu mái trường mình đã gắn bó và quan trọng hơn, các em được lớn lên, mang trong mình một hành trang đầy ắp kỷ niệm tuôit thơ ngọt ngào để bước vào đời. Với thực tế một số ít giáo viên áp dụng không đúng phương pháp kỷ luật học sinh cũng đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu trong trường, trong cộng đồng phụ huynh, Bản thân tôi đã trực tiếp xử lý, nhắc nhở, hướng dẫn và phổ biến Kỷ luật tích cực trong dạy học đến toàn thể giáo viên. Thời gian áp dụng cũng chưa phải đã triệt để, cũng chưa được như mong muốn nhưng trong giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Tình trạng bạo lực học sinh không còn, việc la hét, chưởi mắng học sinh giảm đáng kể và thay vào đó là việc các thầy cô đã áp dụng hiệu quả các hình thức kỷ luật tích cực. Các biện pháp, hình thức đã áp dụng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi cũng mong muốn phổ biến để nhiều người, nhiều giáo viên rút kinh nghiệm cũng như bổ sung nhiều cách làm hay hơn, hiệu quả hơn. Chính vì thế, lần này tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực để làm đề tài nghiên cứu và phổ biến chút kinh nghiệm mình đã tích lũy và áp dụng hiệu quả. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Giáo viên áp dụng hiệu quả các kỷ luật tích cực trong trường học để thay thế kỷ luật trừng phạt học sinh. Nhiệm vụ: Chỉ ra được điểm hạn chế của việc dùng bạo lực và trừng phạt học sinh dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc trong giáo dục. Phân tích được thế nào là kỷ luật tích cực trong giáo dục. Các hình thức kỷ luật tích cực có thể áp dụng hiệu quả trong dạy học. Các kỹ năng cơ bản cần có để áp dụng hiệu quả nhất các hình thức kỷ luật tích cực để thay thế kỷ luật trừng phạt học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp kỷ luật tích cực. - Một số kỷ luật tích cực áp dụng hiệu quả trong nhà trường. - Mối quan hệ giữa kỷ luật tích cực và sự phát triển nhân cách học sinh. - Các kỹ năng áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực trong dạy học. 4. Giới hạn của đề tài Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018. Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập; - Phương pháp điều tra, khảo sát; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Kỷ luật là các quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải chấp hành và tuân theo. Chủ nghĩa Mác – Lênin coi kỷ luật là hiện tượng xã hội đặc biệt; các yêu cầu về kỷ luật của xã hội và các tổ chức là khách quan; song mức độ giáo dục và duy trì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng giai cấp. Chính thế, kỷ luật là điều cần áp dụng với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Với trẻ, một biện pháp , một hình thức kỷ luật phù hợp sẽ rèn giũa cho trẻ nhiều thói quen tốt. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đề cập nghiên cứu về trẻ em, tâm lý lứa tuổi, tác dụng tiêu cực của việc trừng phạt trẻ em và trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục, kỷ luật trẻ em một cách tích cực và hiệu quả. Và đề ra các cách thức giúp phụ huynh, giáo viên làm thế nào để con em, học sinh của mình trở nên ngoan ngoãn, học giỏi mà không phải dùng tới các hình phạt. Tác giả Maria Montessori đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Ở đây tác giả tập trung nghiên cứu phương pháp tôn trọng sự khám phá độc lập, thử nghiệm ở trẻ tạo điều kiện cho trẻ tự do trong học tập và bình đẳng. Bà coi đây là nguyên tắc chỉ đạo trong phương pháp giáo dục vì nó vận dụng sự sáng tạo của trẻ chính là sự bổ sung cho hoạt động tổ chức của người lớn. Nhìn chung các tác giả đều đưa ra các kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục trẻ một cách hiệu quả mà không sử dụng kỷ luật trừng phạt. Coi trọng việc học qua hành động và tôn trọng sự khám phá độc lập của trẻ. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Một số nội dung cụ thể đã thực hiện như quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự trẻ em đã và đang góp phần tích cực trong việc bảo vệ trẻ em. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của Học sinh theo chiều hướng đó. Thực tiễn giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của dạy học và giáo dục. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân”. Theo Luật giáo dục tháng 12 năm 1999 quy định ở điều 2 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều 23 Luật giáo dục năm 1999 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho Học sinh”. Không có trẻ em hư, chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công trong công tác giáo dục mà thôi. Điều đó cho thấy việc áp dụng đúng đắn các biện pháp giáo dục có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục. Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc giáo dục Học sinh ở nhà trường đang ngày càng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với nhà giáo dục. Đa số phụ huynh và giáo viên đều mong muốn học sinh có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, tự tin chủ động học giỏiTuy nhiên làm thế nào để đạt được điều đó là cả một quá trình. Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT cũng đã bàn về vấn đề này và được nhấn mạnh trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2012 – 2013, Bộ trưởng bộ GD – ĐT chỉ thị về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đã nêu “Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”. John Medina chỉ ra rằng: não bộ của trẻ chỉ có thể phát triển tối ưu khi trẻ cảm nhận được rằng mình "an toàn". Khi trẻ bị trừng phạt và đe dọa, chức năng “học hỏi” của não bị tắt đi; thứ duy nhất trong não trẻ phát triển là sự đối phó để bảo vệ bản thân, trong đó có cả việc hình thành sự chống đối, nói dối, hoặc lầm lì. Vậy để giáo dục học sinh đạt kết quả như mong muốn thì không thể không có kỷ luật. Nếu không có bất cứ mọt hình thức kỷ luật nào áp dụng trong trường, trong lớp thì rõ ràng giáo viên không thể nào tổ chức được lớp học, nhà trường không thể nào vận hành. Nhưng nếu áp dụng các biện pháp, các hình thức kỷ luật trừng phạt thì rõ ràng phản tác dụng giáo dục. Vì thế, một hình thức kỷ luật phù hợp, hình thức kỷ luật tích cực, hiệu quả, nhẹ nhàng mà tất cả học sinh để chấp nhận và mong muốn thực hiện là điều vô cùng quan trọng để thực hiện thành công công tác giáo dục trong nhà trường. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Số học sinh và giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng những năm gần đây ổn định và có dao động nhẹ khoảng từ 300- 330 em và từ 20-22 giáo viên. Số học sinh hư, học sinh cá biệt không nhiều. Đa số các em học sinh người Kinh rất ngoan và gương mẫu, một số em học sinh người Ê- đê chưa ngoan, lý do chủ yếu là do gia đình. Hầu hết những em này rơi vào các gia đình có cha mẹ đã ly dị, ly thân hay cha hoặc mẹ mất, cha mẹ đi làm ăn xa,...Các em thiếu sự chỉ bảo trực tiếp của bố mẹ và hay bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Trong lớp học, các em thường có biểu hiện thiếu lễ phép với thầy cô dẫn đến việc không được thầy cô thương yêu. Hay nghịch nên hay bị la mắng. Một số em có khả năng tiếp thu chậm hơn bạn bè. Trong lớp học ít chú ý nghe giảng, hay làm việc riêng, hay chọc phá bạn, nói chuyện gây mất trật tự trong lớp, nhiều em có khả năng chú ý kém, khả năng hợp tác với bạn chưa tốt nên việc chú ý và tập trung vào bài gảng không được như giáo viên mong muốn nên thường bị giáo viên áp dụng các kỷ luật trừng phạt. Một số giáo viên kỹ năng tổ chức lớp học và thu hút học sinh chú ý hạn chế, ngôn ngữ nói thiếu cuốn hút, khó nghe nên không làm cho học sinh hứng thú trong việc xây dựng bài học. Từ đó học sinh không hợp tác trong giờ học dẫn đến bị giáo viên áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhẹ khác nhau. Phần lớn giáo viên vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng phong kiến rằng đã dạy dỗ là phải đòn roi. "nếu không phạt học sinh thì làm thế nào để học sinh nghe lời?", thậm chí còn cho rằng không có biện pháp nào ngoài trừng phạt, nếu không phạt thì học sinh sẽ nhờn, coi thường thầy cô giáo, cho rằng, đối với học sinh mà không nghiêm khắc là không thể nào dạy được. Có thầy cô còn thở dài: Bây giờ dạy học nhiều áp lực quá, nếu đi dạy mà không được đánh học sinh thì chịu, không thể nào dạy được, nói không ai nghe, học sinh không sợ cô sẽ không chú ý nghe giảng, học sinh không sợ cô về nhà sẽ không học bài, học sinh mà không sợ cô thì không bao giờ khá lên được,...Nhưng chưa chịu khó tìm cách làm thế nào các em vẫn sợ nhưng vẫn thương yêu và nghe lời chứ không ghét bỏ, thù oán cô. Một số giáo viên đổ lỗi việc học sinh hư hỏng do bố mẹ chiều, không cho cô phạt,... Nhiều giáo viên lẫn nhiều phụ huynh đang thiếu kiến thức và công cụ để giải quyết các vấn đề về mối quan hệ với học trò và phụ huynh. Trong đó, giáo viên vừa phải cân bằng các vấn đề trong cuộc sống riêng với gia đình, đồng nghiệp, nhưng lại vừa phải cân bằng với hàng trăm em học sinh, phụ huynh với nhiều tính cách, nhiều hoàn cảnh, nhiều vấn đề khác nhau nên việc xử lý trong nhiều tình huống sư phạm không được khéo léo. Đã có nhiều giáo viên đem cả bực tức với chồng, với con, với hàng xóm hay thậm chí với đồng nghiệp lên trút hết vào học sinh. Có cô, vì bực tức mà buổi học đó đã đánh nhiều em, không giảng, không nói, không tổ chức hoạt động để học sinh tham gia. Nhiều cô, sau khi nóng nảy, ra tay với học sinh rồi phân bua, đỗ lỗi do bức xúc chồng, bức xúc việc gia đình nên không kìm chế được. Toàn trường có 22 giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, trong đó giáo viên bộ môn là 06, giáo viên tiểu học là 16. Hầu hết giáo viên bộ môn là giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư phạm xuất sắc và khả năng xử lý các tình huống sư phạm phù hợp, được học sinh yêu thương, gần gũi. Trong 16 giáo viên tiểu học thì độ tuổi trên 45 tuổi có 7 giáo viên, chiếm 43,8%. Độ tuổi 40 đến 45 là 4 giáo viên, chiếm 25%. Số giáo viên trẻ dưới 40 là 5 giáo viên, chiếm 31,2%. Khả năng ứng xử và mức độ áp dụng khéo léo các hình thức kỷ luật học sinh phân định rõ ràng theo độ tuổi. Tất cả các giáo viên trẻ dưới 40 tuổi đều chưa lần nào bị cha mẹ học sinh phàn nàn về cách đối xử với học sinh. Khả năng làm công tác chủ nhiệm lớp ở nhóm giáo viên này rất tốt. Học sinh thường gần gũi và thân thiện với thầy cô, giữa giáo viên và học sinh có sự chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương. Nhóm giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 45 là những giáo viên có chuyên môn vững vàng. Có khả năng ứng xử tốt. Các giáo viên này thường nghiêm khắc với học sinh nhưng rất quan tâm, gần gũi học sinh. Đặt biệt nhóm giáo viên này rất được cha mẹ học sinh và cộng đồng tín nhiệm. Họ đủ chín mùi về chuyên môn, đủ khéo léo trong ứng xử và đủ yêu thương, cảm thông sâu sắc từng hoàn cảnh học sinh mình chủ nhiệm. Các thầy cô ở nhóm lứa tuổi này là các thầy cô cốt cán trong trường. Nhóm thầy cô này không hòa đồng lắm với học sinh nhưng là nhóm giáo viên rất được học sinh tin yêu, cảm mến. Trong số các thầy cô ở lứa tuổi trên 45 thì có một số thầy cô có khả năng chuyên môn tốt, vững vàng nhưng cũng có nhiều người còn hạn chế về năng lực sư phạm. Đa số có khả năng áp dụng các hình thức kỷ luật học sinh không phù hợp. Nhiều người hay dùng hình thức kỷ luật trừng phạt hay thậm chí là bạo lực. Cá biệt có một số ít thầy cô thường xuyên vi phạm, thường bị cha mẹ học sinh phàn nàn về cách thức đối xử, trách phạt con họ. Về việc làm cho học sinh bị tổn thương, bị sợ không dám đến lớp, bị chán nản không muốn học hay thậm chí ghét thầy cô đó, không muốn đến trường, không muốn vào lớp lúc thầy cô đó dạy. Đặc biệt, đối với học sinh là người Ê-đê thì biện pháp giáo dục cần phải nhẹ nhàng và khéo léo hết sức bởi các em không có bất kỳ một nguồn động viên hay một áp lực nào từ phái gia đình là phải đi học. Chỉ cần có một điều phật ý, các em sẵn sàng bỏ học. Các em bỏ học ở nhà, cha mẹ không bao giờ có ý kiến. Các em thường thích các hoạt động vận động, vui chơi, giải trí bên cạnh việc học. Từ thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh trường mình, tôi đã bố trí hài hòa các giáo viên nhiều độ tuổi vào một khối lớp để có sự chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với nhau.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_bang_ky_luat_tich_cu.doc