Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng

Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 8, phần I ‘vẽ kĩ thuât’. Tôi nhận thấy các em học sinh dần mất đi sự hứng thú vì nội dung bài học dài có nhiều lý thuyết mới mà các em lần đầu gặp phải. Trong khi đó phần vẽ hình chiếu của vật thể đòi hỏi sự tư duy trìu tượng nên một số học sinh không theo kịp chương trình dạy từ đó các em mất đi hứng thú học tập dẫn tới việc học tập hời hợt không tập chung chú ý lượng kiến thức trôi đi mà không nắm bắt được. Vì vậy điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá giữa học kỳ thấp.

Để khắc phục những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể”. Khi học sinh đã vẽ được hình chiếu của vật thể thì nội dung tiếp theo (Khối đa diện, khối tròn xoay, hình cắt, mặt cắt bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ) của phần vẽ kỹ thuật sẽ được tiếp thu một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Qua đó sẽ tạo nên sự hứng thú trong học tập, giúp các em phát triển các kỹ năng, phẩm chất, học tập tốt có kết quả cao trong các bài kiểm tra, đặc biệt là giúp các em ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

 

docx 12 trang tuyettranh 24/12/2022 203513
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP LAI CHÂU
TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP Lai Châu, ngày 19 tháng 10 năm 2021
1. Họ và tên: Lê Đình Tiến
2. Trường: Giáo viên trường THCS Quyết Thắng
3. Tên biện pháp: Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng 
4. Ngày bắt đầu áp dụng biện pháp: 05/09/2020
SỰ CẦN THIẾT
Chương trình công nghệ 8 lần đầu tiên học sinh học về công nghệ kỹ thuật, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp sau này. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về bản vẽ kỹ thuật công nghiệp, học sinh nắm được các phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn, hình cắt, mặt cắt để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kỹ thuật đơn giản và là cơ sở cho quá trình học tập, gia công, định dạng, kỹ thuật cơ khí trong chương trình THPT và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất thực tiễn.
THỰC TRẠNG
1. Mô tả vấn đề đã lựa chọn 
Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 8, phần I ‘vẽ kĩ thuât’. Tôi nhận thấy các em học sinh dần mất đi sự hứng thú vì nội dung bài học dài có nhiều lý thuyết mới mà các em lần đầu gặp phải. Trong khi đó phần vẽ hình chiếu của vật thể đòi hỏi sự tư duy trìu tượng nên một số học sinh không theo kịp chương trình dạy từ đó các em mất đi hứng thú học tập dẫn tới việc học tập hời hợt không tập chung chú ý lượng kiến thức trôi đi mà không nắm bắt được. Vì vậy điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá giữa học kỳ thấp.
Để khắc phục những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể”. Khi học sinh đã vẽ được hình chiếu của vật thể thì nội dung tiếp theo (Khối đa diện, khối tròn xoay, hình cắt, mặt cắt bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ) của phần vẽ kỹ thuật sẽ được tiếp thu một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Qua đó sẽ tạo nên sự hứng thú trong học tập, giúp các em phát triển các kỹ năng, phẩm chất, học tập tốt có kết quả cao trong các bài kiểm tra, đặc biệt là giúp các em ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân 
* Ưu điểm
Cơ sở vật chất nhà trưởng luôn đảm bảo cho việc dạy và học, có phòng thực hành riêng, phòng học có máy chiếu.
Học sinh chăm ngoan, ham học hỏi nhiều học sinh có tư duy tốt đã bước đầu vẽ được hình chiếu của vật thể. 
Giáo viên giảng dạy được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành luôn có
sự đầu tư kỹ cho bài dạy.
* Nhược điểm
- Giáo viên giảng dạy đôi khi con cứng nhắc. Việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học chưa linh hoạt, chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
- Học sinh chưa phân biệt được hình học phẳng và khối hình học. 
* Nguyên nhân:
Phần vẽ kỹ thuật là phần học khó lượng kiến thức nhiều, học sinh lớp 8 Các em cần có trí tưởng tượng về không gian, có tư duy logic. Ở học kỳ I học sinh chưa học phần hình học không gian.
Một số học sinh chưa thật sự chú trọng vào môn học công nghệ vẫn còn tư duy môn công nghệ là môn phụ.
Giáo viên: Dạy học đôi khi còn cứng nhắc, áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy chưa hiệu quả. Khi dạy còn chủ quan cho rằng phần này đơn giản nên chưa đào sâu, rèn kĩ cho học sinh. 
BIỆN PHÁP
	1. Giải pháp vẽ hình chiếu bằng cách sử dụng các mặt của vật thể
	* Nội dung biện pháp:
	Để vẽ được hình chiếu vuông góc của vật thể Giáo viên cung cấp cho học sinh nắm vững các kiến thức sau:
	- Khái niệm hình chiếu: Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng chiếu khi thực hiện phép chiếu.
	- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
	- Có 3 mặt phẳng chiếu vuông góc : Mặt phẳng chiếu đứng; mặt phẳng chiếu cạch; mặt phẳng chiếu bằng
	- Có 3 hình chiếu vuông góc : Hình chiếu đứng; hình chiếu cạch; hình chiếu bằng. 3 hình chiếu này nằm trên 3 mặt phẳng chiếu tương ửng. 
	- Hình chiếu đứng có hướng từ trước tới; hình chiếu cạnh có hướng từ trái sang; hình chiếu bằng có hướng từ trên xuống
	- Vị trí của hình chiếu trên bản vẽ: Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng; hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
	- Để xác định được 3 hình chiếu của vật thể ta luôn đi xác định hình chiếu đứng đâu tiên, từ đó xác định hình chiếu bằng và hình chiếu cạch.
- Những đường nhìn thấy ta vẽ bằng nét liền; đường bị che khuất vẽ bằng nét đứt; nét chấm gạch thể hiện đường tâm, đường đối xứng của vật thể thường có tronh hình chiếu của vật dạng thế khối tròn xoày
- Phương pháp này giáo viên đưa ra các vật mẫu đơn giản chủ yếu là các khối đa diện.
	Từ vật thể cho trước ta xác định hình dạng và kích thước của mặt chính diện, mạt trái, mặt trên. . Sau đó hướng dẫn học sinh xác định hình chiếu của vật thể qua các bước sau:
	- Bước 1: Xác định hình chiếu đứng: là mặt chính diện của vật thể.
	- Bước 2: Xác định hình chiếu cạch: là mặt bên trái của vật thể.
	- Bước 3: Xác định hình chiếu bằng: là mặt bên trên của vật thể.
	* Cách thức tiến hành:
	Ví dụ 1. Xác định 3 hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
	Như ta thấy, mắt chính diện (mặt trước) của hình hộp chữ nhật kí hiệu là mặt 1, nó là một hình chữ nhật có chiều dài a; chiều rộng h. Đây chính là hình chiếu đứng cửa hình hộp chữ nhật.
	Tương tự như vậy mặt trên (mặt 2) là một hình chữ nhật có chiều dài a; chiều rộng b là hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật. Mặt bên trái (mặt 3)là một hình chữ nhật có chiều dài b; chiều rộng h là hình chiếu cạch của hình hộp chữ nhật.	
	Như vậy ta đã xác định được 3 hình chiếu của hình hộp chữ nhật. Khi vẽ các hình chiếu trên bản vẽ cần chú ý tới kích thước và vị trí của các hình chiếu.
	Ví dụ 2: Xác định 3 hình chiếu của hình chóp đều.
	Tương tự như ví dụ 1 ta xác định được hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của hình chóp đều là 2 tam giác cân bằng nhau.
	Hình chiếu bằng là 4 mặt của hình chóp khi chiếu vuông góc từ đỉnh xuống mặt đáy của hình chóp.
	Từ đó ta xác định được 3 hình chiếu của hình chóp như hình dưới đây.
- Điều kiện thực hiện:
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy học (máy chiếu, tranh vẽ...)
- Giáo viên chủ động xây dựng giáo án và kế hoạch cho các tiết dạy.
- Học sinh chủ động, tích cực tương tác tốt với giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo giải pháp mới trong các tiết dạy theo kế hoạch của giáo viên.
- Hiệu quả của biện pháp
Khi áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy học sinh biết được các kiến thức cơ bản của hình chiếu và bản vẽ kỹ thuật, 
Học sinh nắm được các bước vẽ hình chiếu của một vật thể. Học sinh có thể nhìn ra hình dạng của hình chiếu dễ dàng, nhanh chóng.
2. Giải pháp vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo.
 	* Nội dung biện pháp:
Đầu tiên giáo viên giới thiệu trục toạ độ Oxyz gọi là hình chiếu trục đo. gồm hoành độ Ox, tung độ Oy và cao độ Oz.
 Từ trục đo hướng dẫn học sinh xác định 3 mặt phẳng chiếu. Mặt phẳng Oxz là mắt phẳng chiếu đứng (mặt đứng); mặt phẳng Ozy là mặt phẳng chiếu cạnh (mặt cạnh); mặt phẳng Oxy là mặt phẳng chiếu bằng (mặt bằng). 
Đặt vật thể nằm trong ba mặt phẳng chiếu
* Cách thức tiến hành
Xác định hình chiếu đứng
Chiếu chùm tia sáng song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu đứng như hình vẽ, ta xác định được hình chiếu đứng nằm trêm mặt phẳng chiếu đứng.
Xác định hình chiếu bằng
Chiếu chùm tia sáng song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu bằng như hình vẽ, ta xác định được hình chiếu bằng nằm trêm mặt phẳng chiếu bằng.
Xác định hình chiếu cạnh
Chiếu chùm tia sáng song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu cạnh như hình vẽ, ta xác định được hình chiếu cạnh nằm trêm mặt phẳng chiếu cạnh.
Lấy 3 mặt phẳng chiếu ghép lại đúng vị chí của các hình chiếu trên bản vẽ ta xác định được 3 hình chiếu của vật thể.
Bằng phương pháp trên ta có thể dễ dàng xác hình 3 hình chiếu của vật thể qua các ví dụ sau.
Ví dụ 1. Xác định 3 hình chiếu của vật thể sau.
Ví dụ 2. Xác định 3 hình chiếu của vật thể sau.
Ví dụ 3. Xác định 3 hình chiếu của vật thể sau.
* Điều kiên thực hiện
Giáo viên cần đưa nhiều ví dụ liên hệ với thực tế, bài tập phù hợp với từng đối tượng HS.
Phải có sự tương tác tốt giữa HS với nhau: HS khá, giỏi giúp đỡ HS yếu; HS kiểm tra chéo kết quả thực hiện lẫn nhau.
Có sự tương tác tốt giữa GV với HS: GV nắm bắt kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Học sinh có ý thức làm bài tập mà giáo viên giao cho. Khi được người dạy chấm chữa học sinh phải biết khắc phục sai lầm và rút kinh nghiệm để tránh sai lầm trong những lần sau. 
* Hiệu quả của biện pháp
Khi áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy học sinh rất chủ động, hứng thú trong thực hiện nhiệm vụ học tập, hào hứng, vui vẻ trong các hoạt động,
Kết quả được thể hiện qua bảng lấy ý kiến của học sinh năm học 2020 - 2021
STT
TS học sinh
Nội dung
Dễ hiểu
Bình thường
Khó hiểu
1
109
Vẽ hình chiếu
68 = 62,4%
32 = 29,4%
9 = 8,2%
	IV. HIỆU QUẢ
1. Hiệu quả kinh tế
Giải pháp tôi đưa ra không mất kinh phí, chỉ mất công sức và thời gian đầu tư. Học sinh không mất nhiều thời gian để nắm được kiến thức, nhớ lâu, vận dụng nhiều vào các bài học tiếp theo.
2. Hiệu quả về kỹ thuật:
Sau khi áp dụng giải pháp đã có những kết quả khả quan so với năm học trước (2019-2020)
Bài kiểm tra giữa kỳ I của học sinh lớp 8 năm học 2019-2020
Khối
Số lượng
Điểm từ 0 đến 3
Điểm từ trên 3 đến dưới 5
Điểm từ 5 đến 6
Điểm từ 7 đến 8
Điểm từ 8 đến dưới 9
Điểm từ 9 đến 10
8
76
3
3,9%
7
9,2%
43
56,6%
16
21,1%
5
6,6%
2
2,6%
Bài kiểm tra giữa kỳ I của học sinh lớp 8 năm học 2020-2021
Khối
Số lượng
Điểm từ 0 đến 3
Điểm từ trên 3 đến dưới 5
Điểm từ 5 đến 6
Điểm từ 7 đến 8
Điểm từ 8 đến dưới 9
Điểm từ 9 đến 10
8
109
1
0,9%
4
3,7%
36
33%
47
43,1%
12
11%
9
8,3%
Qua bảng kết quả trên nhận thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt; tỉ lệ HS bị điểm yếu, kém giảm đáng kể. Như vậy, sau khi áp dụng ‘‘Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng ”chất lượng môn công nghệ được nâng lên rõ rệt và vượt chỉ tiêu so với đăng ký đầu năm.
3 Hiệu quả về mặt xã hội: 
Đối với học sinh: 
Học sinh chủ động tích cực trong học tập. Mạnh dạn và biết cách chia sẻ kiến thức, hỗ trợ nhau trong học tập. Hoàn thành nhiệm vụ học tập, nâng cao vai trò của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. 
Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
	Học sinh hứng thú học tập, biết cách xác định các hình chiếu của vật thể và cũng đã hình thành tư duy xác định vật thể qua hình chiếu cho trước. giúp các em học tốt các phần học tiếp theo của môn công nghệ 8 và môn hình học 8.
Đối với giáo viên: 
Nhận ra các những sai lầm của học sinh, từ đó đưa ra các phương pháp học khoa học ngay từ đầu năm học.
	Đối với tổ chuyên môn và tổ công nghệ thành phố: 
	Biện pháp giúp tổ chuyên môn có được một tài liệu hữu ích cho các đồng chí trong tổ tham khảo.
Trong hơn một năm nghiên cứu đề tài“Giải pháp giúp học sinh vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong môn công nghệ 8 tại trường THCS Quyết Thắng” tôi nhận thấy đề tài đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
 Giải pháp đã được đồng nghiệp, tổ chuyên môn, BGH công nhận, có thể áp dụng không những trong nhà trường mà còn có thể áp dụng với các trường THCS trên địa bàn.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Lê Đình Tiến

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_ve_hinh_chieu.docx