Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Vật lí dành cho đối tượng ôn thi Đại học – Cao đẳng

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Vật lí dành cho đối tượng ôn thi Đại học – Cao đẳng

 Trong khoa học đo lường giáo dục, thuật ngữ đánh giá được dùng để chỉ quá trình thu thập thông tin bằng nhiều phương pháp, công cụ như dùng bài thi/kiểm tra, quan sát, phỏng vấn,tự nhận xét, nhận xét của cấp trên, đồng nghiệp nhằm giúp đưa ra các quyết định giáo dục cụ thể như xét tốt nghiệp phổ thông trung học,quyết định danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, v.v. Thuật ngữ kiểm tra chỉ việc sử dụng bài kiểm tra gồm những câu hỏi được thiết kế theo những chuẩn mực và nguyên tắc nhất định để lượng hóa thành tích học tập của học sinh cũng như kiểm tra hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Ở đây thuật ngữ kiểm tra, đánh giá chỉ quá trình thu thập thông tin bằng cách dùng các bài kiểm tra hoặc các dạng bài tập và các công cụ đo lường khác như quan sát của giáo viên, nhận xét của giáo viên, của bạn học, tự nhận xét của học sinh để đo lường kết quả học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Tác giả Phạm Viết Vượng đã tổng hợp các cách phân loại phương pháp dạy học của nhiều tác giả như E.I. Pêrôski, E.Gôlant, Iu K. Babanski, M.A. Đanhilốp, B.P. Êxipốp, I.F. Khacslamốp xếp phương pháp kiểm tra và phương pháp đánh giá vào nhóm thứ tư trong bốn nhóm phương pháp dạy học hiện hành. Tác giả cũng xếp bài kiểm tra vào hình thức lên lớp, một trong những hình thức dạy học phổ biến ở trường phổ thông trung học Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các giáo viên thường sử dụng hai hình thức kiểm tra, đánh giá là định kỳ và thường xuyên. Hình thức định kỳ thường là các bài kiểm tra, có thể là các bài kiểm tra 1 tiết, cuối học kỳ hoặc cuối năm học. Hình thức thường xuyên bao gồm các loại hình bài tập, các quan sát và nhận xét của giáo viên, của bạn học và của chính bản thân học sinh. Sẽ hết sức sai lầm khi nói rằng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá là hai việc hoàn toàn riêng rẽ; trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các bài kiểm tra được xây dựng chủ yếu nhằm củng cố việc học, khuyến khích người học nỗ lực học tập cũng như đánh giá khả năng sử dụng và kiến thức về ngôn ngữ của người học. Một số người còn cho rằng các bài kiểm tra là những "đầy tớ" của việc dạy và học. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác, nhất là khi việc dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá kém chất lượng hoặc không phù hợp với mục đích dạy học.Việc kiểm tra, đánh giá tốt cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về:

- Tính giá trị (validity) : tức là đo lường được cái định đo

- Độ tin cậy (reliability) : sự nhất quán trong kết quả đo lường.

- Tính thực tế (practicality): phù hợp với điều kiện vật chất, kỹ thuật của trường sở tại.

 

doc 13 trang cuonglanz2a 5310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Vật lí dành cho đối tượng ôn thi Đại học – Cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ I BẮC HÀ
SÁNG KIẾN ĐĂNG KÝ CẤP : NGÀNH
Tên sáng kiến : “ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . MÔN VẬT LÍ DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG
 ÔN THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG ”
Tác giả sáng kiến: PHẠM HUY DŨNG
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT Số 1 Bắc Hà 
Chuyên nghành : Vật Lí
Lào cai, tháng 4 năm 2014
SỞ 
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	 Trang
1. Mục đích của sáng kiến	3
2. Đóng góp mới của sáng kiến	3
II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến	
1. Cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá	4
2. Nội dung cần kiểm tra đánh giá trong dạy học Vật lí	4
Chương 2: Thực trạng của kiểm tra đánh giá	5
Chương 3: Các giải pháp của sáng kiến	5
Chương 4. Sơ bộ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 6
III. KẾT LUẬN	12
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO	13
I. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá năng lực kiến thức của học sinh chủ yếu được giáo viên thực hiện qua hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết. Các hình thức kiểm tra này đôi khi tiêu tốn của giáo viên những khoảng thời gian không nhỏ và cũng không thể tránh khỏi sự cảm tính, đôi khi thiếu chính xác do mất tập trung của giáo viên. Nhằm làm đa dạng thêm các hình thức kiểm tra đánh giá, và ý thức được việc kiểm tra đánh giá đúng năng lực học tập sẽ giúp giáo viên đưa ra được những điều chỉnh chính xác, kịp thời trong quá trình dạy ôn tập thi đại học – cao đẳng môn vật lý cho học sinh, và đồng thời giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn đề đầu tư cho các bài giảng, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Vật lí dành cho đối tượng ôn thi Đại học – Cao đẳng” hiện nay bằng hình thức đánh giá bằng công cụ Web, dạy học qua mạng. 
2. Đóng góp mới của của sáng kiến
- Làm đa dạng thêm các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay.
- Tạo cho học sinh tâm lí quen dần với việc thi cử, làm cho việc tổ chức một kỳ thi đánh giá trở nên gọn gàng, đơn giản.
- Giảm thiểu thời gian chấm, chữa bài của giáo viên, kết quả được phản hồi ngay sau khi học sinh nộp bài, học sinh có thể đối chiếu bài làm của mình và đáp án để tự rút kinh nghiệm, khắc phục các sai lầm.
II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến
1. Cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá
 	Trong khoa học đo lường giáo dục, thuật ngữ đánh giá được dùng để chỉ quá trình thu thập thông tin bằng nhiều phương pháp, công cụ như dùng bài thi/kiểm tra, quan sát, phỏng vấn,tự nhận xét, nhận xét của cấp trên, đồng nghiệpnhằm giúp đưa ra các quyết định giáo dục cụ thể như xét tốt nghiệp phổ thông trung học,quyết định danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, v.v... Thuật ngữ kiểm tra chỉ việc sử dụng bài kiểm tra gồm những câu hỏi được thiết kế theo những chuẩn mực và nguyên tắc nhất định để lượng hóa thành tích học tập của học sinh cũng như kiểm tra hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Ở đây thuật ngữ kiểm tra, đánh giá chỉ quá trình thu thập thông tin bằng cách dùng các bài kiểm tra hoặc các dạng bài tập và các công cụ đo lường khác như quan sát của giáo viên, nhận xét của giáo viên, của bạn học, tự nhận xét của học sinh để đo lường kết quả học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tác giả Phạm Viết Vượng đã tổng hợp các cách phân loại phương pháp dạy học của nhiều tác giả như E.I. Pêrôski, E.Gôlant, Iu K. Babanski, M.A. Đanhilốp, B.P. Êxipốp, I.F. Khacslamốp xếp phương pháp kiểm tra và phương pháp đánh giá vào nhóm thứ tư trong bốn nhóm phương pháp dạy học hiện hành. Tác giả cũng xếp bài kiểm tra vào hình thức lên lớp, một trong những hình thức dạy học phổ biến ở trường phổ thông trung học Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các giáo viên thường sử dụng hai hình thức kiểm tra, đánh giá là định kỳ và thường xuyên. Hình thức định kỳ thường là các bài kiểm tra, có thể là các bài kiểm tra 1 tiết, cuối học kỳ hoặc cuối năm học. Hình thức thường xuyên bao gồm các loại hình bài tập, các quan sát và nhận xét của giáo viên, của bạn học và của chính bản thân học sinh. Sẽ hết sức sai lầm khi nói rằng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá là hai việc hoàn toàn riêng rẽ; trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các bài kiểm tra được xây dựng chủ yếu nhằm củng cố việc học, khuyến khích người học nỗ lực học tập cũng như đánh giá khả năng sử dụng và kiến thức về ngôn ngữ của người học. Một số người còn cho rằng các bài kiểm tra là những "đầy tớ" của việc dạy và học. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác, nhất là khi việc dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá kém chất lượng hoặc không phù hợp với mục đích dạy học.Việc kiểm tra, đánh giá tốt cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về: 
- Tính giá trị (validity) : tức là đo lường được cái định đo
- Độ tin cậy (reliability) : sự nhất quán trong kết quả đo lường.
- Tính thực tế (practicality): phù hợp với điều kiện vật chất, kỹ thuật của trường sở tại.
 2. Nội dung cần kiểm tra, đánh giá trong dạy học vật lý
Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, vì thế không tự đề ra nội dung, chương trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chương trình của môn học quy định cho từng khóa học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Kiểm tra đánh giá cũng không tự đề ra phương pháp riêng cho mình mà dựa trên phương pháp dạy học của bộ môn với nội dung cần để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất trong khoảng thời gian cho phép được quy định của chương trình.
Đối với môn vật lý, cái tạo nên nội dung chính của môn học là những kiến thức vật lí cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện các nhiệm vụ khác của dạy học vật lí, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Trong quá trình dạy học vật lí cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ như: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá
 Những kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng như trong quá trình ôn tập trong chương trình vật lí ở trường phổ thông gồm các loại sau:
	- Những khái niệm vật lí, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng vật lí.
	- Những định luật vật lí.
	- Những thuyết vật lí.
	- Những ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật.
	- Những phương pháp nhận thức vật lí.
Bên cạnh những kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành ở trên thì học sinh (HS) cần phải có một số kĩ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự học:	
	- Kĩ năng thu thập thông tin: kĩ năng đọc sách; kĩ năng quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ; kĩ năng khai thác mạng Internet,... 
	- Kĩ năng xử lí thông tin: kĩ năng xây dựng bảng biểu; đồ thị; kĩ năng so sánh, đánh giá; phân tích, tổng hợp...
	- Kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả...
Trên cơ sở các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà từ đó giáo viên(GV) phải đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp.
Chương 2: Thực trạng của kiểm tra đánh giá
	Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một vấn đề khó và phức tạp. Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội kiến thức, mức độ thành thạo về kỹ năng và trình độ phát triển tư duy của HS trong quá trình học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá, người GV có thể tự đánh giá việc giảng dạy của mình song song với sự đánh giá việc học tập của HS. GV có thể thấy được những thành công và những vấn đề phải rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, từ đó định ra được những biện pháp sư phạm thích hợp, nâng cao chất lượng dạy học.
	Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của GV mà của cả HS. Nó là hai công việc có nội dung khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau. Thông thường có kiểm tra (tự kiểm tra, HS kiểm tra với nhau, GV kiểm tra HS) rồi mới có đánh giá (GV đánh giá HS, HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau). Tuy nhiên có những trường hợp kiểm tra mà không có mục đích đánh giá. Việc kiểm tra này chỉ nhằm vào việc tìm hiểu tình hình học tâp của HS. 
	HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, sự hiểu biết của mình thông qua các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi trong mỗi bài học,Các HS có thể kiểm tra, đánh giá lẫn nhau thông qua các diễn đàn. Trên diễn đàn diễn ra các cuộc thảo luận đồng thời những người tham gia thỏa luận có thể đánh giá (cho điểm), nhận xét các ý kiến của những người khác. Đó là cách thức rất hiệu quả để HS có thể đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập trên mạng.
	GV có thể kiểm tra, đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm tra rất đa dạng, có thể sử dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi điển từ, câu hỏi có những đồ họa và text mô tả các bài kiểm tra có thể sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu chỉ đạo hoạt động học, nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực tự chủ của HS. Với các chức năng hỗ trợ được lập trình trên Web, máy tính có thể dễ dàng tạo ra những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài kiểm tra kéo thả trên Web đồng thời tự chấm điểm theo thang điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của HS từng lớp để GV có thể quản lý.
Chương 3: Các giải pháp của sáng kiến
1. Thiết kế giao diện cho Website: Giao diện người dùng bao gồm những cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để chuyển tải ý nghĩa các biểu tượng trên máy tính. Ngoài ra còn bao gồm đặc điểm hiển thị các chi tiết trong từng thành phần đồ họa và chuỗi các tương tác chức năng theo thời gian, tạo ra diện mạo cho Website. Giao diện được thiết kế sao cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin, đáp ứng được nhu cầu học tập của mình và thể hiện rõ ý đồ sư phạm của người thiết kế.
2. Thiết kết Site: Trong việc thiết kế Site, quan trọng nhất chính là tổ chức thông tin, giúp ích cho việc thiết kế từng trang của Site và quyết định sự thành công của Site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định hướng, đem lại cho người dùng cái nhìn tổng quát về tổ chức thông tin được trình bày trong cả Website.
	Hình ảnh về giao diện và cách tổ chức thông tin trong Website mà tôi đã thiết kế xin truy cập vào địa chỉ: 
	3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ cho kiểm tra đánh giá 
	4. Tạo các diễn đàn trao đổi kiến thức
Chương 4. Sơ bộ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra bài số 1
Kết quả bài thi số 2
Kết quả bài kiểm tra số 3
Kết quả bài kiểm tra số 4
Qua quan sát hoạt động của học sinh trong buổi TN và qua phỏng vấn học sinh sau các buổi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy: 
+Khi mới được giới thiệu về việc sử dụng trang web như một công cụ đặc biệt hữu hiệu cho việc học tập,việc sử dụng trang web có thể đem lại những thay đổi to lớn so với cách học truyền thống, từ chỗ thầy trò phải làm việc trực tiếp tại một địa điểm và thời gian xác định thì nay có thể học mọi nơi, mọi lúc và thậm chí có thể làm bài kiểm tra tại nhà hầu hết các học sinh đều hào hứng muốn làm quen với cách học tập mới này. 
Điều kiện để có thể sử dụng trang web vào mục đích học tập ở nhà là gia đình học sinh phải có máy tính có kết nối mạng Internet, thực tế là các gia đình có đủ điều kiện sử dụng Internet trong lớp không nhiều.Trước tình hình đó, các em có đề xuất tổ chức các nhóm học tập để học tập theo nhóm tại gia đình các em có điều kiện sử dụng Internet. Các em được hướng dẫn ôn tập bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phản hồi, việc thảo luận diễn ra sôi nổi khi các em đều đưa ra các lựa chọn cho mình, mỗi sự lựa chọn trang web đều phản hồi đúng hoặc sai, nếu sai thì một số nguyên nhân dẫn đến cách hiểu sai lầm cũng được liệt kê.Việc học đối với các em không còn quá nặng nề khi không còn bị quá nặng nề về sự đúng sai khi trả lời các câu hỏi khi chính các em được học, được thu nhận kiến thức qua chính những sai lầm của bạn, sai lầm của bản thân nếu mắc phải và quan trọng là các em hiểu tại sao mình sai và cần khắc phục nó như thế nào. Đó chính là cách học thông qua khắc phục các sai lầm và quan trọng là học sinh được tự làm việc.
Kết quả học tập được thể hiện qua việc thông kê điểm số bằng biểu đồ hình cột, nhìn vào biểu đồ này GV dễ dàng nhận thấy phổ điểm của học sinh, từ đó nắm bắt được những đối tượng cần quan tâm nhiều hơn trong quá trình dạy học .
III. KẾT LUẬN
 Ôn thi Đại học – Cao đẳng là một nhu cầu rất thực tế và ngốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc của nhiều gia đình có con em đang học lớp 12 và bản thân các em cũng phải chịu những sức ép rất nặng nề về việc phải bước vào ngưỡng cửa trường đại học. Kiểm tra đánh giá được tổ chức tốt sẽ giúp học sinh tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức từ đó giúp định hướng học sinh có những phương pháp ôn tập tốt, từ đó vững tâm trong học tập, tránh tâm lý chạy đua theo trào lưu “học ép” tại các trung tâm luyện thi mà chưa chắc đã có hiệu quả tốt, đồng thời đáp ứng với yêu cầu dạy học trong tình hình mới hiện nay là lấy người học là trung tâm. Với đề tài của mình, tôi hi vọng đã góp phần làm giàu thêm các hình thức kiểm tra đánh giá, đồng thời giúp tổ chức giờ học của giáo viên trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Mặt khác chúng tôi cũng mong muốn, sở giáo dục, trường và các đơn vị có liên quan tạo điều kiện để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu, phát triển nội dung và đưa sản phẩm vào ứng dụng triển khai rộng rãi không chỉ cho môn vật lí mà cho cả các môn học khác./.
 	IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://moodle.org
 2. Phạm Xuân Quế (2007)- Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP.
3. Trần Bá Hoành - Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học. Tạp trí NCGD, số 7/1998.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hoat_dong_kiem_tra_danh_gia_mo.doc