Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chủ nhiệm hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Quỳnh Lưu 4
Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS.
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng
Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình HS và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2022-2023 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn hiện nay được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng. “GD&ĐT cần tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Đáng chú ý đây là lần đầu tiên trong văn kiện, Đảng đồng thời đưa sứ mạng “phát triển con người” cùng với sứ mạng “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Để hoàn thành trách nhiệm này, vai trò của GVCN là vô cùng quan trọng. Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của giáo dục trong bối cảnh hiện nay, khích lệ thầy cô nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Một trường học hạnh phúc là trường học tự xây dựng cho mình mục tiêu, sứ mệnh phù hợp với người dạy, người học và với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường dựa vào ba tiêu chí cốt lõi mà Bộ GD&ĐT đã lựa chọn: An toàn, yêu thương và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè. Hạnh phúc với thầy và trò đôi khi rất giản dị, một lời động viên, một lời phê bình tích cực thể hiện tình yêu thương. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng được đền đáp. Nhớ lời Bác dạy: “dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua học tốt, dạy tốt”. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh, nhưng chúng tôi tin rằng: “mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được những khó khăn đó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính sự tận tâm của mình”. Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những giải pháp để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện: “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực” và nâng cao hiệu quả giáo dục. Chúng tôi rất tâm đắc với tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Trong công tác của GVCN thì có rất nhiều băn khoăn trăn trở với nhiều nỗi niềm khác nhau, nhiều cung bậc cảm xúc, bản thân chúng tôi tự nhủ: Chúng tôi sẽ đến với các em bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự sáng tạo thì các em sẽ hạnh phúc. “lớp học hạnh phúc là lớp học được xây dựng lên đến trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng nhận lại được quả ngọt từ sự yêu thương đó.” 3 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực trạng, phân tích cảm xúc hạnh phúc của HS và công tác chủ nhiệm của GV. Lồng nghép các giải pháp để thay đổi công tác chủ nhiệm lớp trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoặc giờ học ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, trải nghiệm sáng tạo hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc. 6. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp thu thập tài liệu: Chúng tôi thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan công tác chủ nhiệm như các modunl 32, 34, 35, 5, internet.. các nội dung tập huấn về xây dựng lớp học hạnh phúc. Phương pháp quan sát-tìm hiểu: Quan sát và ghi chép lại những vấn đề của HS chủ nhiệm về học tập, định hướng nghề nghiệp, thay đổi tâm sinh lí, nguyện vọng của bản thân, gia đình. Phương pháp khảo sát: Tiến hành phát phiếu khảo sát lấy ý kiến từ học sinh tại định hướng nghề nghiệp, nguyện vọng của bản thân các em. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng lồng ghép các phương pháp, hình thức, nội dung vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ học ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, TNST PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Vị trí, vai trò của người GVCN GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm. GVCN lớp là nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý, giáo dục một lớp học sinh ngoài những giờ lên lớp của các GVBM trong trường THPT. GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm. GVCN là cầu nối giữa lớp với các GVBM, BGH, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công) và Hội cha mẹ HS. GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể HS, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 1.2. Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của người GVCN trong trường THPT 5 Về đạo đức nghề nghiệp. GVCN cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm. GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn Xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm. Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng. Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp. Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Cập nhật hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ HS. 1.4. Quan hệ giữa GVCN đối với BGH, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng 1.4.1. Đối với nhà trường Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ. Đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp chủ nhiệm với BGH và HĐGD nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng. Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. 1.4.2. Đối với đồng nghiệp Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công tác chủ nhiệm, GVCN còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn vì thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết. Phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục học sinh. GVCN cần phản ánh nguyện vọng của học sinh, đề xuất yêu cầu và đề nghị các lực lượng này cùng phối hợp tác động tới học sinh, hỗ trợ các hoạt động của lớp khi cần thiết. 1.4.3. Đối với phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người GVCN? Chính vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp 7 dục con cái của họ là “trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục HS ở trường, làm cho việc giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn. Các em sẽ sống trong cảm xúc ít được gia đình quan tâm, vì thế các em cảm thấy chưa thực sự hạnh phúc khi đến trường, đến lớp. Đó chính là những thuận lợi và khó khăn mà chúng tôi gặp khi làm công tác chủ nhiệm lớp. Từ những thực tế đã nêu trên, bản thân chúng tôi là những GVCN chúng tôi đã không ngừng đổi mới công tác chủ nhiệm, học hỏi xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho HS. Điều đó đặt ra cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những biện pháp nào để đổi mới công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng“ lớp học hạnh phúc” ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Kết quả khảo sát mức độ hạnh phúc của HS ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 Chúng tôi đã khảo sát HS của chúng tôi chủ nhiệm là 12A5 và 10B4 với số lượng 94 HS các tiêu chí trước khi thực hiện đề tài: TT Mức độ Đầu năm (%) 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 4,6 2 Ít khi hạnh phúc 34,1 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc 30,9 4 Luôn hạnh phúc 17,2 5 Rất hạnh phúc 13,2 Kết quả trên cho ta thấy, tỉ lệ chưa bao giờ hạnh phúc, ít khi hạnh phúc, thỉnh thoảng hạnh phúc còn cao, tỉ lệ luôn hạnh phúc, rất hạnh phúc còn khá thấp. 2.1.3 Nguyên nhân Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình HS còn nhiều khó khăn Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế Nhiều gia đình lo làm kinh tế nên ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách đến HS Nhiều học sinh sa vào cuộc sống ảo trên mạng xã hội xa rời thực tế. 2.2.Những vấn đề chung của đổi mới công tác chủ nhiệm hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.2.1.Khái niệm lớp học hạnh phúc “ Hạnh phúc” là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ (Etuxia) biểu hiện trình độ tư duy của con người, tưởng đã rất quen thuộc, dễ hiểu, được dùng một cách phổ thông, thể hiện ở ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau trên toàn cầu. “người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất" 9 2.3.1. Xây dựng tổ chức hoạt động của lớp với tiêu chí “ yêu thương, tôn trọng và an toàn” * Mục đích Giúp các em biết trân quý cuộc sống, biết ơn cha mẹ và thầy cô, càng thêm yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Các em đến gần với nhau hơn. Từ đó, có thể sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn nhất, lạc quan đón nhận tình yêu thương có thêm niềm tin vào cuộc sống. Mỗi ngày HS đến lớp sẽ chọn cách chào yêu thương, nói lời yêu thương, hành động yêu thương, trao đi yêu thương và đón nhận yêu thương, mỗi ngày đến trường HS và Thầy Cô đều cảm thấy hạnh phúc khi gặp gỡ, học tập cùng nhau. *Nội dung cách thức thực hiện Chúng tôi luôn giáo dục HS và chính bản thân chúng tôi cũng vậy bình tĩnh lắng nghe bằng sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí của các em của người khác, sẵn sàng nói lời xin lỗi, nói lời cảm ơn, cùng nhau đưa ra giải pháp để cùng nhau phát triển. Chúng tôi xây dựng chủ đề “yêu thương, tôn trọng, an toàn” đó là: “lắng nghe con nói, lắng nghe cha mẹ nói, cho Cô được nói”. Chúng tôi đã thực hiện kí thỏa thuận với HS và phụ huynh về các tiêu chí HĐGD là “yêu thương, tôn trọng, an toàn” từ đầu năm học. * Với sự yêu thương Chúng tôi và các em đã xây dựng và thực hiện hoạt động mang tên : “Tôn sư trọng đạo, Tiên học lễ hậu học văn” HS đến trường, bước vào lớp học đều đọc hoặc nhìn các câu khẩu hiệu của lớp để luôn ghi nhớ và thể hiện sự lễ phép với Thầy Cô giáo, nhân viên nhà trường, bạn bè, và mọi người. Hình ảnh phòng học của lớp 12A5 và 10B4 với khẩu hiệu “Dù mai tung cánh muôn phương, những lời Thầy dạy đời đời khắc ghi;Cơm cha, áo Mẹ, Chữ Thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh” *Với sự tôn trọng Tôn trọng là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Chúng tôi đã đặt vị trí của mình vào vị trí của các em, tôn trọng quan điểm, thời gian và không gian của HS. 11
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cong_tac_chu_nhiem_huong_toi_x.docx
- Nguyễn Thị Thoả, Võ Thị Hoan - THPT Quỳnh Lưu 4 - Chủ Nhiệm.pdf