Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn Lớp 11 tại trường Trung học Phổ thông số 3 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn Lớp 11 tại trường Trung học Phổ thông số 3 Văn Bàn

Văn học là nhân học, dạy văn hướng tới hoàn thiện nhân cách cho người học, hướng tới hoàn thiện những kỹ năng cơ bản mà người học có thể ứng dụng được trong cuộc sống. Đây là mục tiêu mà hoạt động dạy- học môn Ngữ Văn luôn đề cao. Sẽ không có tác dụng gì nêu người học chỉ học theo, cảm thụ theo thầy cô trước một văn bản tác phẩm, trước một kiến thức kĩ năng nào đó trong quá trình học. Người học cần tự mình có thể khai thác, có thể đánh giá, có thể vận dụng và quan trọng hơn có thể ứng dụng vào giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Có như vậy cái đích giáo dục mới cập được.

Hiện nay theo định hướng đổi mới của giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng, việc dạy và học môn Ngữ Văn cần thay đổi: học Văn học sinh cần được trải nghiệm, được suy tư,được trình bày quan điểm cá nhân trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, trong bài học. Muốn như vậy học sinh phải được thực hành để trải nghiệm. Từ trước tới giờ chúng ta thường chú ý trong giờ Ngữ Văn là học sinh nắm bắt được những kiến thức nào, kĩ năng học được chủ yếu là kĩ năng làm văn, thực hành văn bản theo sự hướng dẫn của thầy cô để còn kiểm tra và thi cử. Nhiều khi học sinh lúng túng trước một văn bản mới, lúng túng trước một tình huống xảy ra trong đời sống mà học sinh từng thấy tình huống đó trong văn bản tác phẩm được học. Có khi học sinh khi được tham gia một chương trình, được thể hiện trước đám đông lại ngại ngùng, hay khi được giao nhiệm vụ liên quan đến các kĩ năng được hình thành từ bộ môn lại không biết xử lý như thế nào.

Bản thân người dạy đôi khi chưa chú ý đến nhiều việc học sinh ứng dụng môn học của mình như thế nào trong đời sống ( do nhiều lý do) nên khiến học sinh thiếu hứng thú với môn học hơn. Khi người học thiếu hứng thú với môn học sẽ ảnh tới chất lượng, kết quả giáo dục không cao.

Với đối tượng là học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn, nơi còn nhiều khó khăn, hạn chế về kiến thức văn học, khả năng diễn đạt bằng lời hay văn bản đều yếu, nếu giờ học chỉ nhằm mục đích học sinh phải biết được điều này, nắm được kiến thức kia và áp dụng để viết dạng bài này hay dạng bài kia vô hình chung càng làm cho học sinh thụ động. Hơn thế, học sinh càng ngày càng nản, càng thấy môn học nặng nề, thiếu tính thiết thực. Thậm chí học sinh thấy môn Ngữ Văn đúng là “ nói phét”, thiếu thực tế càng khiến các em chán với môn học ngày một nhiều hơn.

Vấn đề đặt ra, làm thế nào để học sinh hứng thú hơn, yêu thích hơn với môn Ngữ Văn, từ đó nâng cao chất lượng môn học về mọi phương diện?

Trong nhiều phương pháp, cách thức dạy học văn mà người dạy tiếp thu được, tôi đã nghiên cứu và thử áp dụng với đối tượng học của mình để đối chiếu, so sánh và rút ra một phương pháp có hiệu quả nhất, lôi cuốn hứng thú của học sinh nhất để từ đó tạo được niềm yêu thích đối với môn học, mà khi đã tạo được hứng thú, sự yêu thích thì tất nhiên kết quả học tập được nâng lên. Tôi lựa chọn phương pháp để tiến hành nghiên cứu: ngoại khóa văn học .

Khi áp dụng phương pháp này, học sinh hứng thú hơn hẳn với môn học, yêu thích hơn và tự giác hơn với môn học mà các em từng cho rằng thiếu tính thực tế, không có tính ứng dụng thực tiễn này.

Nhờ phương pháp ngoại khóa, học sinh hiểu biết hơn về tác phẩm, biết cách xử lý tình huống, biết áp dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nhận thức tốt hơn về thực tế cuộc sống, hình thành những kĩ năng cần thiết cho bản thân mình trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt các em hình thành tư duy sáng tạo hơn trong quá trình học và tự học.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 11A3, 11A4 trường THPT Số 3 Văn Bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 11A3 được thực hiện phương pháp ngoại khóa nhiều hơn. Lớp đối chứng 11A4 ít áp dụng phương pháp, cách hình thức ngoại khóa hơn mà chú trọng nhiều vào chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.

Để đánh giá sự hứng thú của học sinh khi áp dụng phương pháp ngoại khóa, tôi đưa ra phiếu khảo sát sự hứng thú của học sinh.

Giải pháp sử dụng: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn.

Khi giả thiết nghiên cứu được kiểm chứng thấy ảnh hưởng sao tác động lên lớp thực nghiệm là lớn ( giá trị SMD = 0,82). Khi kiểm chứng hứng thú với bộ môn sau tác động thu được rất khả quan ( được hỏi- có thích học môn Ngữ Văn với hình thức ngoại khóa không thì tới 96% học sinh đều thấy hứng thú). Điều đó chứng minh khi sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học có tác dụng tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn học.

 

doc 28 trang cuonglanz2a 12926
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn Lớp 11 tại trường Trung học Phổ thông số 3 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGOẠI KHÓA VĂN HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN.
Họ tên: Hoàng Thị Thu Hằng
Trường: THPT Số 3 Văn Bàn
MỤC LỤC
	 Trang
TÓM TẮT 3
GIỚI THIỆU 5 
PHƯƠNG PHÁP 8
 I.Khách thể nghiên cứu 8 
 II. Thiết kế nghiên cứu 9
 III. Quy trình nghiên cứu 9
 IV. Đo lường và thu thập dữ liệu 10
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
 1.Phân tích dữ liệu 11 
 2. Bàn luận 12
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I.Kết luận 13 
 II. Khuyến nghị 15
THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
TÓM TẮT
Văn học là nhân học, dạy văn hướng tới hoàn thiện nhân cách cho người học, hướng tới hoàn thiện những kỹ năng cơ bản mà người học có thể ứng dụng được trong cuộc sống. Đây là mục tiêu mà hoạt động dạy- học môn Ngữ Văn luôn đề cao. Sẽ không có tác dụng gì nêu người học chỉ học theo, cảm thụ theo thầy cô trước một văn bản tác phẩm, trước một kiến thức kĩ năng nào đó trong quá trình học. Người học cần tự mình có thể khai thác, có thể đánh giá, có thể vận dụng và quan trọng hơn có thể ứng dụng vào giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Có như vậy cái đích giáo dục mới cập được.
Hiện nay theo định hướng đổi mới của giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng, việc dạy và học môn Ngữ Văn cần thay đổi: học Văn học sinh cần được trải nghiệm, được suy tư,được trình bày quan điểm cá nhân trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, trong bài học. Muốn như vậy học sinh phải được thực hành để trải nghiệm. Từ trước tới giờ chúng ta thường chú ý trong giờ Ngữ Văn là học sinh nắm bắt được những kiến thức nào, kĩ năng học được chủ yếu là kĩ năng làm văn, thực hành văn bản theo sự hướng dẫn của thầy cô để còn kiểm tra và thi cử. Nhiều khi học sinh lúng túng trước một văn bản mới, lúng túng trước một tình huống xảy ra trong đời sống mà học sinh từng thấy tình huống đó trong văn bản tác phẩm được học. Có khi học sinh khi được tham gia một chương trình, được thể hiện trước đám đông lại ngại ngùng, hay khi được giao nhiệm vụ liên quan đến các kĩ năng được hình thành từ bộ môn lại không biết xử lý như thế nào.
Bản thân người dạy đôi khi chưa chú ý đến nhiều việc học sinh ứng dụng môn học của mình như thế nào trong đời sống ( do nhiều lý do) nên khiến học sinh thiếu hứng thú với môn học hơn. Khi người học thiếu hứng thú với môn học sẽ ảnh tới chất lượng, kết quả giáo dục không cao.
Với đối tượng là học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn, nơi còn nhiều khó khăn, hạn chế về kiến thức văn học, khả năng diễn đạt bằng lời hay văn bản đều yếu, nếu giờ học chỉ nhằm mục đích học sinh phải biết được điều này, nắm được kiến thức kia và áp dụng để viết dạng bài này hay dạng bài kia vô hình chung càng làm cho học sinh thụ động. Hơn thế, học sinh càng ngày càng nản, càng thấy môn học nặng nề, thiếu tính thiết thực. Thậm chí học sinh thấy môn Ngữ Văn đúng là “ nói phét”, thiếu thực tế càng khiến các em chán với môn học ngày một nhiều hơn.
Vấn đề đặt ra, làm thế nào để học sinh hứng thú hơn, yêu thích hơn với môn Ngữ Văn, từ đó nâng cao chất lượng môn học về mọi phương diện?
Trong nhiều phương pháp, cách thức dạy học văn mà người dạy tiếp thu được, tôi đã nghiên cứu và thử áp dụng với đối tượng học của mình để đối chiếu, so sánh và rút ra một phương pháp có hiệu quả nhất, lôi cuốn hứng thú của học sinh nhất để từ đó tạo được niềm yêu thích đối với môn học, mà khi đã tạo được hứng thú, sự yêu thích thì tất nhiên kết quả học tập được nâng lên. Tôi lựa chọn phương pháp để tiến hành nghiên cứu: ngoại khóa văn học . 
Khi áp dụng phương pháp này, học sinh hứng thú hơn hẳn với môn học, yêu thích hơn và tự giác hơn với môn học mà các em từng cho rằng thiếu tính thực tế, không có tính ứng dụng thực tiễn này.
Nhờ phương pháp ngoại khóa, học sinh hiểu biết hơn về tác phẩm, biết cách xử lý tình huống, biết áp dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nhận thức tốt hơn về thực tế cuộc sống, hình thành những kĩ năng cần thiết cho bản thân mình trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt các em hình thành tư duy sáng tạo hơn trong quá trình học và tự học.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 11A3, 11A4 trường THPT Số 3 Văn Bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 11A3 được thực hiện phương pháp ngoại khóa nhiều hơn. Lớp đối chứng 11A4 ít áp dụng phương pháp, cách hình thức ngoại khóa hơn mà chú trọng nhiều vào chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
Để đánh giá sự hứng thú của học sinh khi áp dụng phương pháp ngoại khóa, tôi đưa ra phiếu khảo sát sự hứng thú của học sinh.
Giải pháp sử dụng: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn.
Khi giả thiết nghiên cứu được kiểm chứng thấy ảnh hưởng sao tác động lên lớp thực nghiệm là lớn ( giá trị SMD = 0,82). Khi kiểm chứng hứng thú với bộ môn sau tác động thu được rất khả quan ( được hỏi- có thích học môn Ngữ Văn với hình thức ngoại khóa không thì tới 96% học sinh đều thấy hứng thú). Điều đó chứng minh khi sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học có tác dụng tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn học.
GIỚI THIỆU
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng, là những sáng tạo tinh thần nên vừa phong phú, vừa đa dạng, phức tạp. Tác phẩm văn học chứa đựng những quan điểm, tư tưởng đôi khi mang nặng chất triết lý, tính hàn lâm khiến người học khó hiểu, khó tiếp nhận.
Học văn không đơn giản hoặc xem tác phẩm văn học ấy có gì, nói gì, học kĩ năng phân tích ra sao, viết một bài văn như thế nào mà học văn đích cuối cùng là hoàn thiện nhân cách, là phát huy khả năng sáng tạo, là ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống. Trong những lần đổi mới, thay sách, các nhà nghiên cứu cải cách đều chú trọng mục đích học Ngữ Văn và đều nhận thấy những tác động to lớn của bộ môn tới người học. Chương trình dù thay đổi thế nào thì đều hướng vào người học, những tác phẩm thay đổi nhằm hướng cho học sinh có cái nhìn thực tế, tích cực hơn, gần hơn về cuộc sống. Từ đó học sinh ứng dụng dễ dàng hơn vào thực tiễn.
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều nhận thức được mục tiêu của môn học nhưng do còn nặng về thi cử, nặng về kết quả, do sự kì vọng của nhà trường, gia đình phụ huynhnên nhiều khi giáo viên phải làm khác đi mục đích cuối cùng của bộ môn: hoàn thiện nhân cách,học sinh biết áp dụng vào thực tế cuộc sống. Cũng chính vì vậy hoạt động ngoại khóa dành cho môn học bị xem nhẹ, bởi mọi người ( người dạy, lãnh đạo, phụ huynh học sinh) coi đó là hoạt động ngoài, hoạt động để học sinh được thực hành, được vui chơi, được tự do thể hiện những điều mà tự bản thân nhận thức được. Những điều đó lại không có tác nhiều cho thi cử, không có tác dụng nhiều cho thành tích ( mặc dù hoạt động này đóng góp rất nhiều cho những mục đích đó khi học sinh khơi dậy được hứng thú với bộ môn). Nhiều giáo viên ngại tổ chức một hoạt động ngoại khóa vì dù tổ chức theo hình thức nào ( các hình thức ngoại khóa sẽ đề cập ở phần lý luận) đều cần sự đầu tư nhiều công sức, tốn thời gian chuẩn bị, lạm vào thời gian học hoặc ôn tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt. Một số giáo viên có ý thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhưng chưa tìm hiểu đa dạng các hình thức ngoại khóa dẫn đến chất lượng của phương pháp ngoại khóa hiệu quả chưa cao, thiếu linh hoạt, thiếu sự phong phú để thu hút học sinh. 
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Số 3 Văn Bàn người dạy thường chú trọng nhiều tới kiến thức và kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt trong tiết học. Trong khi đó theo đòi hỏi đổi mới dạy và học môn Ngữ Văn, học sinh phải 
được làm việc thật sự, được tìm tòi, nghiên cứu, được thể hiện những điều mình vận dụng sau bài học.
Tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, người dạy và học vẫn thường chú ý hướng tới kiến thức kĩ năng cần đạt cơ bản để vận dụng nên đôi khi có phần áp đặt, khiến học thấy môn học nặng nề hơn. Khi học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt, kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế, tư liệu tham khảo hầu như không có, môn Ngữ Văn thành một môn học chính căng thẳng, nhiều áp lực. Thực tế đã chứng minh, khi căng thẳng và áp lực thì người học sẽ học chống đối, học lấy điểm số, học để thi chứ những mục tiêu giáo dục hàng đầu khác- giáo dục con người không được quan tâm. Vậy để môn học không căng thẳng, học sinh vừa học tốt vừa được thực hành, vừa được sáng tạo,vừa như “chơi”, tôi thử đưa ra một số nguyên nhân để tìm giải pháp:
Người dạy chưa thực sự đầu tư và có sự đổi mới
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng, là những sáng tạo tinh thần nên vừa phong phú, vừa đa dạng, phức tạp.
Vốn sống, kinh nghiệm sống của học sinh hạn chế dẫn đến khó nắm bắt những vấn đề tư tưởng, đạo lý, triết lý mang tính trừu tượng trong tác phẩm.
Tâm lý học sinh thấy những tác phẩm văn học có dung lượng dài, ngại đọc.
Tâm lý học sinh thích những môn học mà các em thấy tính thiết thực ngay trước mắt, cho rằng môn Văn thiếu tính thực tế ( đặc biệt với những tác phẩm thời dại cách xa với thời hiện tại)
..
	Khi tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp đổi mới, tạo hứng thú cho học sinh, tôi nhận thấy phương pháp ngoại khóa có nhiều bài nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học chứng minh có ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy và học môn Ngữ Văn.
Từ những nguyên nhân tôi liệt kê, những thực trạng tôi phân tích, những tài liệu tìm hiểu về phương pháp ngoại khóa Ngữ Văn, tôi lựa chọn giải pháp để tạo hứng thú nhằm nâng cao chất lượng môn học cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Số 3 Văn Bàn trong đề tài nghiên cứu:
Giải pháp thay thế:
Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn.
Vấn đề áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học trong quá trình dạy – học văn có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu:
+ Phương pháp dạy văn – trong đó có phương pháp ngoại khóa của giáo sư Phan Trọng Luận.
+ Hoạt động ngoại khóa trong trường THPT của Đoàn Thụy Bảo Châu
Nhiều thầy cô ở các trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học: ngoại khóa văn học dân gian, ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Các đề tài nghiên cứu nói chung và các hoạt động ngoại khóa văn học được tổ chức nói riêng đều cho thấy hiệu quả lớn của phương pháp ngoại khóa văn học. Tuy nhiên hình thức ngoại khóa văn học phong phú và đa dạng, hình thức này phù hợp với đối tượng này có thể không thể áp dụng được với đối tượng kia. 
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn với đối tượng học sinh của mình để đánh giá được hiệu quả của phương pháp ngoại khóa văn học với việc tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học giúp tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn hay không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn.
PHƯƠNG PHÁP
I.Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 11A3 và 11A4 trường THPT Số 3 Văn Bàn. Bản thân người nghiên cứu đang trực tiếp giảng dạy các đối tượng này nên có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu cả về phía đối tượng và học sinh
Học sinh: 
 Chọn 2 lớp: 11A3, 11A4 là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ, số lượng, giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc
Cụ thể:
Lớp
Giới tính
Dân tộc
Nam
Nữ
Tày
Kinh
Dao
Thái
H’Mông
Giáy
11A3 ( 28/28)
18
10
19
0
2
1
4
2
11A4 ( 29/29)
18
11
24
0
0
1
3
1
Ý thức học tập học sinh:
Ưu điểm: Đa số học sinh ngoan, có ý thức, biết nghe lời, chăm chỉ
 Khi được giao nhiệm vụ, có tinh thần, trách nhiệm
Hạn chế: học sinh yếu kĩ năng diễn đạt, kiến thức cấp dưới hổng nhiều
 Học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp chỗ đông.
 Học sinh ngại học môn Ngữ Văn- nên học yếu, hoặc học mang tính chất “ học để mà học”.
	Giáo viên: dạy cả 2 lớp 11A3, 11A4. Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, ý thức học hỏi cao.
	II. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: 11A3, 11A4. Lớp 11A3 làm lớp thực nghiệm, lớp 11A4 làm lớp đối chứng. Dùng bài kiểm tra 15 phút cuối học kì II làm kết quả kiểm tra tác động. Dùng phiếu thăm dò kiểm tra độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp ngoại khóa được áp dụng. Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tối dùng phéo kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm chung bình giữa hai nhóm trước tác động.
Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Thực nghiệm
Đối chứng
TBC
4,7
4,52
p =
0,328
 P= 0,328 > 0,05, từ đó rút ra sự chênh lệch điểm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Kiểm tra sau tác động với nhóm tương đương
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Dạy học tích cực áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học trong và sau giờ chính khóa.
Đối chứng
Dạy học hạn chế áp dụng phương pháp ngọa khóa văn học trong và sau giờ chính khóa.
Tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự tác động.
III. Quy trình nghiên cứu 
1.Chuẩn bị của giáo viên
Trước khi thực hiện đề tài, bản thân người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu về phương pháp ngoại khóa, tìm hiểu những mặt tích cực, cách thực hiện phương pháp này, hình thức ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh lớp 11 của trường THPT Số 3 Văn Bàn. trình bày ở phần phụ lục)
Khi thực hiện phương pháp ngoại khóa cho nội dung hoặc phần học nào, giáo viên phải chuẩn bị giao nhiệm vụ, hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
Lớp thực nghiệm: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học- hình thức sân khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên.
Lớp đối chứng: Không sử dụng phương pháp ngoại khóa thường xuyên với hình thức sân khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Tiến trình thực nghiệm
Phương pháp ngoại khóa văn học được áp dụng trong hoặc sau các tiết học chính khóa.
Cụ thể:
Hình thức sân khấu hóa có thể được thực hiện sau khi học xong phần văn học sử, truyện ngắn, các tác phẩm hoặc đoạn trích kịch, khi tìm hiểu về thể loại văn học.
 Hình thức ngoại khóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin: khả năng vận dụng rộng rãi hơn. Có thể áp dụng trong giờ học chính khóa, sau giờ học chính khóa. Có thể sử dụng hình ảnh, một thước phim ngắn, một bộ phim tư liệu, tài liệu bổ sung
Với hình thức sân khấu hoa, tôi thường sử dụng trong các giờ học tự chọn, hoặc ngoại khóa ngoài giờ.
Ví dụ:
Tiết PPCT
Tên bài
Hình thức ngoại khóa
39, 40, 41
Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
Ứng dụng công nghệ thông tin
44, 45
Hạnh phúc của một tang gia ( trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Sân khấu hóa
50,53,54
Chí Phèo ( Nam Cao)
Sân khấu hóa
60, 61, 62
Vĩnh biệt Cử Trùng Đài ( trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Ứng dụng công nghệ thông tin
64, 65
Tình yêu và thù hận ( trích Ro-me-o và Giulli-et)
Sân khấu hóa
102, 103
Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
Ứng dụng công nghệ thông tin
112,113
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
Sân khấu hóa
	IV. Đo lường và thu thập dữ liệu
Tôi sử dụng phiếu thăm dò để kiểm chứng mức độ hứng thú của học sinh cả khối học sinh 11 ( 122 học sinh) đối với ngoại khóa văn học được áp dụng trong quá trình dạy – học.
Sử dụng một bài kiểm tra 1 tiết, sử dụng kết quả cuối năm để kiểm chứng sự thay đổi kết quả học tập sau tác động đối với hai nhóm lớp thực nghiệm và kiểm chứng. Căn cứ vào kết quả học tập để xác định sự thay đổi chất lượng môn học.
Vì phiếu thăm dò được hỏi khách quan, còn kết quả học tập được thông qua các bài kiểm tra chính thức, kết quả chính thức nên mức độ tin cậy và giá trị của dữ liệu là rất cao.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Các kĩ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu: tính phần trăm ( %), tính giá trị mode; trung vị; giá trị trung bình; độ lệch chuẩn; giá trị p của phép kiểm chứng T-test; mức độ ảnh hưởng, hệ số tương quan.
Kết quả:
Kiểm chứng độ hứng thú của học sinhvới môn học khi áp dụng ngoại khóa văn học
STT
Nội dung câu hỏi điều tra
 Trả lời
1
Em có hứng thú với các hoạt động ngoại khóa về văn học được tổ chức trong năm học vừa qua không?
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
96.7%
3.3%
0%
2
Khi được giao nhiệm vụ nội dung ngoại khóa, ý thức chuẩn bị của em như thế nào?
Tích cực
Bình thường
không thực hiện
86,1%
8,2%
5,7%
3
Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học, việc học môn Ngữ Văn của em thay đổi theo chiều hướng nào?
Tích cự
Tiêu cực
Không ảnh hưởng gì?
83,6%
4,2%
12,2%
4
Theo em nên tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học như thế nào?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không tổ chức
96,7%
3,3
0%
Trong khi đó các phiếu ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Kiểm chứng kết quả tác động của hoạt động ngoại khóa văn học tới chất lượng môn học
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Mode
5
5,5
3
3
Trung vị
5,00
6,00
4,50
4,25
Giá trị trung bình
4,00
6,05
4,52
4,63
Độ lệch chuẩn
1,44
1,29
1,54
1,73
Giá trị của phép kiêm chứng T-test
Nhóm thực nghiệm
Giá trị p
Kết luận
Kiểm tra trước và sau tác động
0,00
Có ý nghĩa
Nhóm đối chứng
Giá trị p
Kết luận
Kiểm tra trước và sau tác động
0,328
Không có ý nghĩa
Mức độ ảnh hưởng ( ES) của nhóm thực nghiệm sau tác động với nhóm đối chứng
SMD = ( GTTB nhóm thực nghiệm – GTTB nhóm đối chứng)/ độ lệch chuẩn nhóm đối chứng
ES
Ảnh hưởng
Sau tác động
0,82
Có ý nghĩa lớn
Kết quả học tập của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Xếp loại học lực
Tổng
11A3
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Trước TĐ
0
7
17
4
0
28
%
35
60,7
14,3
0
Sau TĐ
0
3
15
9
1
28
%
10,7
53,6
32,1
3,6
11A4
Trước TĐ
2
10
12
5
0
29
%
6.9
34,5
41,4
17,2
0
Sau TĐ
0
8
14
6
1
29
%
0
27,6
48,3
20,7
3,4
2. Bàn luận kết quả
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm: điểm trung bình là 6,05; kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 4,63. Độ chênh lệch điểm giữa hai nhóm là 1,42.
Qua phân tích dữ liệu cho thấy kết quả sau tác động có ý nghĩa, điểm 2 nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm thay đổi, nhóm thực nghiệm kết quả học tập tăng, số học sinh xếp loại học lực khá giỏi cao hơn so với khi chưa tác động, điểm trung bình, yếu giảm xuống. Trong đó nhóm đối chứng điểm yếu có giảm nhưng chậm, xếp loại học lực khá giỏi ít hơn.
Mức độ ảnh hưởng là 0,82 chứng tỏ độ ảnh hưởng sau tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm lớp p= 0.00 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm lớp không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Qua phiếu thăm dò học sinh, phần lớn học sinh rất hứng thú với hoạt động ngoại khóa, thừa nhận ảnh hưởng tích cực của hoạt động này tới kết qủa học tập của mình và muốn được tham gia các hoạt động như vậy thường xuyên trong quá trình học tập.
Như vậy giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn đã được kiểm chứng.
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học đã tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, góp phần đổi mới giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học vào quá trình dạy và học văn tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Số 3 Văn Bàn.
2. Hiệu quả áp dụng
Để tổ chức một hoạt động ngoại khóa đơn giản hay phức tạp đều cần có sự chuẩn bị, đầu tư từ người dạy đến người học. Mới đầu sẽ khó khăn nhưng chỉ sau một hoạt động mọi việc sẽ trở nên đơn gian hơn khi học sinh có hứng thú, thích được làm việc và hợp tác tích cực. Bản thân người viết đã áp dụng hoạt động ngoại khóa: học sinh lớp dạy thi tìm hiểu về tác gia văn học, thi viết kịch bản, xem các tư liệu về văn học sử, xem các trích đoạn tác phẩm, khi học sinh tự tin hơn, học sinh tự tin diễn kịch trong giờ ngoại khóa của cả trường. việc thực hiện ngoại khóa văn học không nhất thiết phải nhiều thời gian, chúng ta có thể tổ chức trong giờ tự chọn, giờ văn học sử, kết hợp với ngoại khóa của tổ, trường hay hoạt động của đoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_su_pham_ung.doc