Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol

Học sinh được học theo nội dung trình bày trong sáng kiến sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, tự tin hơn khi đối mặt với ancohol từ đó các em sẽ thích học và chủ động tìm hiểu kiến thức. Nội dung sáng kiến được trình bày logic, phù hợp với trình độ phát triển tư duy của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao, sáng tạo qua đó giúp cho học sinh phát triển tư duy tổng hợp và rèn luyện các kĩ năng.
Bản thân giáo viên khi viết đề tài này đã phần nào đó rèn luyện cho mình khả năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi, phân tích và tổng hợp tài liệu, tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.
Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo tổng hợp về ancohol để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và truyền đạt cho học sinh.
Việc áp dụng sáng kiến có thể thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh sử dụng sách giáo khoa và phân phối chương trình một cách máy móc.
Sáng kiến giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng, hiệu quả và tiếp cận các phương pháp hiện đại.
SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tất cả những phẩm chất và năng lực đó được giáo dục, hình thành theo cách tích hợp xuyên suốt các chủ đề nội dung môn Hóa học. Phương pháp GD môn Hóa học cần thay đổi như thế nào để đạt yêu cầu định hướng tiếp cận năng lực? Việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Chương trình GD môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Kết hợp GD STEM trong dạy học nhằm phát triển cho HS khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn. Sử dụng các bài tập hóa học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hóa học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học. Đa dạng hóa các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học. 1 | P a g e SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol năng (3.3). Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực đã học tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. (3.4). Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. (3.5). Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. Sau một số năm giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù "chủ đề: Ancohol" không hề mới lạ đối với học sinh và giáo viên nhưng tôi mạnh dạn soạn giáo án của chủ đề này theo hướng tích cực đổi mới để phù hợp với những yêu cầu của chương trình giáo dục tổng thể nói chung và chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa Học nói riêng. Chính vì vậy, với mong muốn giúp cho học sinh và đặc biệt là học sinh đại trà có thể hứng thú trong bài học ancohol nên tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: "Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol" để qua đó học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về "Ancohol" và tự tin hơn khi đối mặt với "Ancohol". Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này đó là: Thứ nhất: Tôi đã trình bày được cụ thể các năng lực hóa học theo đúng bảng biểu hiện của năng lực hóa học mà học sinh cần đạt được qua từng nội dung trong chủ đề. Thứ hai: Các cụm từ liên quan đến tên chất đều được viết theo tiếng Anh theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Hóa Học. Do thời gian và khả năng có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm tôi viết vẫn còn nhiều tồn tại. Kính mong đồng nghiệp và học sinh góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và thú vị cho giáo viên và học sinh. II. Tên sáng kiến: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol III. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Thiết. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978.641.039 E_mail: tranthithietvp@gmail.com IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thiết. V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Giảng dạy cho học sinh lớp 11. 3 | P a g e SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol HÓA HỌC 11: ANCOHOL A. NỘI DUNG BÀI HỌC I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP I. 1. Định nghĩa - Ancohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. - Bậc Ancohol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH. Ví dụ : CH3–CH2–CH2–CH2OH : Ancohol bậc I CH3–CH2–CH(CH3) –OH : Ancohol bậc II CH3–C(CH3)2–OH : Ancohol bậc III I.2. Phân loại - Ancohol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH). Ví dụ : CH3OH . . . - Ancohol không no, đơn chức mạch hở : CH2=CH–CH2OH - Ancohol thơm đơn chức : C6H5CH2OH -OH - Ancohol vòng no, đơn chức : xiclohexanol - Ancohol đa chức: CH2OH–CH2OH (etilen glicol), CH2OH–CHOH–CH2OH (glixerol) I.3. Đồng phân: Ancohol no chỉ có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm –OH). Ví dụ C4H10O có 4 đồng phân Ancohol CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH(OH)CH3 (CH3)2CHCH2OH (CH3)3COH Ancohol buthylic Ancohol sec-buthylic Ancohol isobuthylic 5 | P a g e SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol nguyên tử H liên kết cộng hoá trị với nguyên tử F, O hoặc N thường tạo thêm liên kết hiđro với các nguyên tử F, O hoặc N khác. a) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước b) Liên kết hiđro giữa các phân tử Ancohol c) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước với các phân tử Ancohol III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC III.1. Phản ứng thế H của nhóm –OH ● Phản ứng với kim loại kiềm Na, K... 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 ↑ ● Tính chất đặc trưng của Ancohol đa chức có hai nhóm –OH liền kề - Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng này dùng để nhận biết Ancohol đa chức có hai nhóm –OH liền kề. H 2CH3 CH CH2 Cu(OH)2 CH2 O] O CH2 | | | Cu | ^ OH OH CH O O CH 2H2O | H | CH3 CH3 ● Phản ứng với acid hữu cơ (phản ứng ester hóa) H,to CH COH + C2H5 OH CH COC H + H2O 3 || 3 || 2 5 O O acetic acid ethanol ethyl acetate III.2. Phản ứng thế nhóm –OH 7 | P a g e SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol IV. ĐIỀU CHẾ IV.1. Điều chế ethanol trong công nghiệp ● Hydrate hoá ethylene xúc tác acid o H3PO4,300 C CH2 = CH2 + HOH CH3CH2OH ● Lên men tinh bột (phương pháp lên men sinh hóa) Enzim (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 tinh bột glucose Enzim C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 IV.2. Điều chế methanol trong công nghiệp ● Oxi hoá không hoàn toàn methane Cu 2CH4 + O2 2CH3OH 200o C,100atm ● Từ carbon monooxide và khí hydrogen ZnO, CrO3 CO + 2H2 CH3OH 400o C, 200atm IV.3. Điều chế glycerol từ propylene 500o C CH2=CH-CH3 + Cl2 CH2=CH-CH2Cl + HCl CH2=CH-CH2Cl + Cl2 + H2O CH2Cl-CH(OH)-CH2Cl + HCl to CH2Cl-CH(OH)-CH2Cl + 2NaOH CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH) + 2NaCl V. ỨNG DỤNG V.1. Ứng dụng của ethanol: Ethanol là Ancohol được sử dụng nhiều nhất. Ethanol được dùng làm chất đầu để sản xuất các hợp chất khác như điethyl ether, acetic acid, ethyl acetate,... 9 | P a g e SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol * Say rượu, bia là nguyên nhân nhiều vụ TNGT Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ. Qua điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (từ 14 - 15 tuổi) cho thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã thống kê: Rượu, bia có liên quan đến 3,2% tổng số tử vong trên thế giới và 4% người mắc bệnh tật có liên quan đến bia, rượu (58,3 triệu người/năm). GS. Sally Caswell, đại diện của WHO cảnh báo: Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu về thương tật năm 2002 cho thấy, có tới trên 58 triệu người/năm sống với thương tật do rượu, bia trên toàn thế giới, gần xấp xỉ bằng thuốc lá. Tuy nhiên, mức độ nguy hại của rượu, bia còn lớn hơn so với thuốc lá nhiều vì nó còn gây sự rối loạn trật tự xã hội, tác hại đối với người khác, tác động về kinh tế. Đặc biệt, 10 năm gần đây, ngành công nghiệp rượu, bia đã có sự tăng trưởng, mở rộng đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng về mức tiêu thụ rượu, bia và tác hại của nó cùng với sự thiếu hụt chính sách phù hợp. Ở Việt Nam, sự xâm nhập của rượu, bia vào giới trẻ tăng đáng kể. Độ tuổi trung bình bắt đầu uống rượu, bia ở Việt Nam là 24 tuổi. Độ tuổi trung bình ở một số nước phương Tây là 15 tuổi. Đáng lo ngại là việc sử dụng nhiều của giới trẻ sẽ gây tổn thương phát triển của não, nguy cơ phụ thuộc sau này.. * Làm gì để giảm tác hại? Trước vấn nạn trên, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của WHO thế giới và các nước trong việc phòng chống lạm dụng rượu, bia. Các nước đã chia sẻ kinh nghiệm về chính sách giảm cầu rượu bia, về giảm cung rượu bia (bởi rượu, bia không phải hàng hóa thông thường) và giảm tác hại của rượu bia. TS. Martin Wall, thành viên WHO cho rằng: Chính sách quốc gia để giảm cầu rượu, bia đó là cần phải có những quy định về giá, thu thuế và các loại thuế thu riêng. Mặc dù rượu, bia là chất gây nghiện, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, mức tiêu thụ rượu bia sẽ giảm khi tăng giá mặt hàng này và ngoài ra nó còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp tiếp theo nữa là giảm nguồn cung cấp rượu, bia đó là: Tăng vai trò của Nhà nước trong sản xuất và kinh doanh rượu bia; Những quy định về những điểm cấm/hạn chế bán bia rượu; Giải quyết vấn đề về sử dụng rượu bia ngoài độ tuổi cho phép Đại diện của Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm được triển khai ở nước họ, đó là sử dụng thuế thu riêng chi cho mục đích y tế và sức khỏe. Việc triển khai giải pháp này đã làm giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các tác hại có liên quan. Đến nay, đã có 9 chính sách quốc gia về kiểm soát rượu, bia như: cấm bán cho người dưới 18 tuổi; cấm bán trong trường học; tăng thuế hàng hóa; đạo luật về kiểm soát rượu bia 11 | P a g e
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_doi_moi_chu_de_anco.docx
BÌA SKKN.doc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN.docx
MỤC LỤC.docx
TÀI LIỆU THAM KHẢO.docx