Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông

Tình trạng giải pháp đã biết:

a. Giải pháp đã, đang áp dụng tại tổ chuyên môn của nhà trường:

* Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như:

- Đỗ Thị Hạnh (2013): Thiết kế một số mô hình trò chơi có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Ngữ Văn ở trường THPT

- Vũ Duy Tân (2013): Hình thành thói quen tự học cho học sinh THPT qua giờ học tác phẩm văn chương “Tác phẩm tự sự hiện đại”.

- Nguyễn Phương Lan ( 2013) : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực”.

* Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp cụ thể. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, Tổ chuyên môn đã thực hiện các biện pháp sau :

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để có những giáo án thể nghiệm hiệu quả.

- Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện, phát huy năng lực sáng tạo; tư duy sắc bén của học sinh để tạo tính sinh động, hấp dẫn mang lại hiệu quả cao trong các giờ học.

b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.

* Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường vẫn phát huy được ưu diểm truyền thống đó là:

- Đảm bảo chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.

 - Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng bộ môn đảm bảo cho việc học sinh thi cử.

- Đã tạo được sự hứng thú của học sinh.

* Khuyết điểm: Giáo viên vẫn chưa khai thác được hết năng lực, sở trường của học trò nhất là trong các giờ học tiếng Việt;. Học sinh chưa biết cách lĩnh hội và vận dụng linh hoạt khi gắn vào các bài tập cụ thể.

 

doc 6 trang cuonglanz2a 8030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG
-------@&?-------
DẠY HỌC NGỮ PHÁP THEO HƯỚNG MỚI NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Họ và tên tác giả: Trần Thị Minh Hậu
Chức vụ: TTCM
Tổ chuyên môn: Văn – GDCD
Đơn vị công tác:Trường THPT số 2 Bảo Thắng 
Bảo Thắng, ngày 15 tháng 4 năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Dạy học Ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông”
Mã số: . (do thường trực HĐSK tỉnh ghi)
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
a. Giải pháp đã, đang áp dụng tại tổ chuyên môn của nhà trường:
* Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như:
- Đỗ Thị Hạnh (2013): Thiết kế một số mô hình trò chơi có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Ngữ Văn ở trường THPT
- Vũ Duy Tân (2013): Hình thành thói quen tự học cho học sinh THPT qua giờ học tác phẩm văn chương “Tác phẩm tự sự hiện đại”.
- Nguyễn Phương Lan ( 2013) : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực”.
* Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp cụ thể. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, Tổ chuyên môn đã thực hiện các biện pháp sau :
 Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để có những giáo án thể nghiệm hiệu quả.
 Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện, phát huy năng lực sáng tạo; tư duy sắc bén của học sinh để tạo tính sinh động, hấp dẫn mang lại hiệu quả cao trong các giờ học.
b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
* Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường vẫn phát huy được ưu diểm truyền thống đó là:
- Đảm bảo chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. 
 - Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng bộ môn đảm bảo cho việc học sinh thi cử.
- Đã tạo được sự hứng thú của học sinh. 
* Khuyết điểm: Giáo viên vẫn chưa khai thác được hết năng lực, sở trường của học trò nhất là trong các giờ học tiếng Việt;. Học sinh chưa biết cách lĩnh hội và vận dụng linh hoạt khi gắn vào các bài tập cụ thể.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Sáng kiến dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về phương pháp dạy học phần Ngữ pháp trong phân môn Tiếng Việt. Áp dụng phương pháp dạy học ngữ pháp vào trong chương trình môn ngữ văn của trường THPT để cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những đơn vị kiến thức đó một cách chủ động, sáng tạo vào nghe, đọc, nói, viết. Đồng thời, nhằm kích thích, củng cố và phát triển năng lực tư duy, sự sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, ý thức tôn trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh sẽ tiếp thu lĩnh hội kiến thức trong phân môn tiếng Việt một cách đơn giản nhất, nhanh nhất, từ đó có thể vận dụng giải quyết các câu hỏi phần Đọc- hiểu theo dạng đề câu hỏi Pisa chính xác, hiệu quả
b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng.
- Hình thức tổ chức, phạm vi áp dụng: Có thể áp dụng sáng kiến này trong các tiết dạy phần tiếng Việt trong chương trình THPT. 
 - Nội dung : 
+ Sáng kiến cải tiến có bổ sung thêm một số biện pháp cụ thể khi dạy kiểu bài lý thuyết hay thực hành ngữ pháp. 
+ Khi áp dụng các phương pháp mới này vào giảng dạy, giáo viên nâng cao thêm về chuyên môn của mình trong việc giảng dạy tiếng Việt ; học sinh được làm việc nhiều hơn, được chủ động trong giờ học, được chia sẻ những khó khăn vướng mắc và cùng nhau giải quyết các bài tập trên tinh thần hợp tác cao.
- Rèn kĩ năng sống: 
+ Việc dạy học ngữ pháp trong nhà trường là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm không chỉ trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, phát triển tư duy và nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh.
 + Qua các tiết học các em được rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, phân tích, kĩ năng tạo lập văn bản một cách thuần thục, đúng ngữ pháp.
c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
Sáng kiến dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về phương pháp dạy học phần Ngữ pháp trong phân môn Tiếng Việt. Áp dụng phương pháp dạy học ngữ pháp vào trong chương trình môn ngữ văn của trường THPT để cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những đơn vị kiến thức đó một cách chủ động, sáng tạo vào nghe, đọc, nói, viết. 
- Nội dung của giải pháp: Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến bao gồm 04 phần: 
* Cơ sở lí luận: 
Sáng kiến dựa trên cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phần Ngữ pháp trong phân môn Tiếng Việt. Cơ sở lý luận đã chỉ rõ: Dạy học ngữ pháp phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc kết hợp các vấn đề ngữ pháp trong mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức ngữ pháp, nguyên tắc kết hợp giữa phát triển ngôn ngữ với phát triển tư duy. 
*.Thực trạng
	Trong phần thực trạng, sáng kiến nêu rõ những khó khăn mà các thầy cô dạy Ngữ Văn trong nhà trường đang đối mặt: Phần lớn các giờ dạy tiếng Việt thường khô khan, thiếu sinh động. Học sinh chưa biết cách lĩnh hội và vận dụng linh hoạt khi gắn vào các bài tập cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không có vốn kiến thức về phần Ngữ pháp ngay từ cấp II, một phần là do ý thức học tập phân môn tiếng Việt chưa tốt cho rằng không ảnh hưởng đến thi cử. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học tập chưa tốt ở phân môn này; học sinh còn nắm bắt kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt.
 Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ thiết thực cho giáo viên Ngữ Văn: phải khiến cho học sinh có niềm yêu thích khi học tiếng Việt. Làm cách nào để học sinh sẽ tiếp thu lĩnh hội kiến thức trong phân môn tiếng Việt một cách đơn giản nhất, nhanh nhất, và hiệu quả.
* Biện pháp cụ thể:
- Khi bàn đến phương pháp cụ thể của việc dạy học ngữ pháp không những chỉ giải quyết vấn đề dạy cái gì? mà còn cần phải giải quyết vấn đề dạy như thế nào? Phải làm cho học sinh nắm được bản chất của các từ loại và hệ thống quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Phải chú ý thực hành vận dụng các quy tắc ngữ pháp vào tiếp nhận và sản sinh văn bản. Phải chú ý tới việc góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.. Đồng thời chú ý cả việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh một cách tự nhiên và phù hợp.
- Sáng kiến đã chỉ ra các phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp dạy học các tri thức lí thuyết về ngữ pháp:
+ Phương pháp dạy học thực hành ngữ pháp
+ Phương pháp hoạt động nhóm khi dạy ngữ pháp
- Sau đó áp dụng các biện pháp trên vào soạn giảng một tiết cụ thể trong chương trình Ngữ Văn 11- Tiết 64: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
* Kết quả thực hiện
Tác giả cũng đã chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của giải pháp bằng kết quả cụ thể sau khi áp dụng sáng kiến; chất lượng học tập bộ môn Ngữ Văn đã tăng lên rõ rệt; học sinh có hứng thú học tập phân môn tiếng Việt nói riêng cũng như môn Ngữ Văn nói chung.	
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Giải pháp có tính thiết thực, tính khả thi cao, dễ áp dụng, phù hợp với các tiết dạy tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn THPT.
- Đối tượng áp dụng: 
+ Trong năm học 2013 – 2014: HS khối 11.
+ Trong các năm học tiếp theo: có thể áp dụng cho HS khối 10,12, 
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
Tôi thấy việc áp dụng phương pháp dạy học mới một cách hiệu quả vào giảng dạy phần ngữ pháp trong chương trình Ngữ văn là vô cùng cần thiết nhằm không chỉ trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, phát triển tư duy và nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh.
Dựa trên những yếu tố trên và qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. Tôi thấy giáo viên nâng cao thêm về chuyên môn của mình trong việc giảng dạy tiếng Việt; học sinh đã có sự tiến bộ rất nhiều trong giờ học, chủ động lĩnh hội kiến thức của mình theo hướng tích cực, có hứng thú say mê trong học tập, hiểu bài ngay trên lớp và vận dụng linh hoạt trong giao tiếp cũng như quá trình tạo lập văn bản.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
- Bản thân tác giả.
6. Tài liệu kèm theo gồm:
	+ Bản mềm ( file điện tử) nội dung sáng kiến: 01 bản
	+ Bản giấy có đóng bìa báo cáo tóm tắt sáng kiến: 01 bản.
 Bảo Thắng, ngày 15 tháng 04 năm 2014 
 Người báo cáo 
 Trần Thị Minh Hậu 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_ngu_phap_theo_huong_moi_nham_t.doc
  • docĐơn đề nghị công nhận SKKN.doc