Sáng kiến kinh nghiệm Đặc sắc của nhịp điệu Truyện Kiều

Sáng kiến kinh nghiệm Đặc sắc của nhịp điệu Truyện Kiều

Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt, giọng điệu gắn với phong cách nhà văn, gắn với bản sắc, cái giọng trời phú của mỗi cây bút, mà thuật ngữ quen dùng là “ tone” hay “ tông”

Phan Ngọc là người đầu tiên xác lập một thuật ngữ đậm “phong cách” trong văn học trung đại.

Nhà văn chỉ là người có phong cách, có bản lĩnh và bản sắc riêng khi họ có gan từ bỏ cái truyền thống mà mình đã tiếp thu hết sức đầy đủ, để trên cơ sở ấy, xây dựng một truyền thống mới.

Giọng điệu luôn tồn tại song hành cùng với phong cách nhà văn. Chính vì vậy, không còn một sự ràng buộc quyền uy nào đủ mạnh để kìm chân những trí thức ở trong khuôn phép cũ nữa. Họ tung hô tất cả, sống theo sở cầu, viết theo sở nguyện.

Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, trở thành một biểu tượng của khát vọng giải thoát bản ngã, thốt lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ cho con người.

docx 40 trang Mai Loan 26/03/2025 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đặc sắc của nhịp điệu Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN.......................2
1 Lời giới thiệu.......................................................................................................2
2 Tên sáng kiến ......................................................................................................2
3 Tác giả sáng kiến.................................................................................................3
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.................................................................................3
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ................................................................................3
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử....................................3
7 Mô tả bản chất của sáng kiến ..............................................................................3
8 Những thông tin cần được bảo mật: Không......................................................36
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ...................................................36
10 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến............................................36
 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
 kiến theo ý kiến của tác giả: .................................................................................36
 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến 
 theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: .........................................................................36
11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu .....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38
 1 3. Tác giả sáng kiến
- Họ tên: Hoàng Thị Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – 
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0961441686
- E_mail: Hoangthihang.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Hoàng Thị Hằng, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Giáo dục
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 - Tháng 3,4/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 - Về nội dung của sáng kiến:
 3 sư Trần Đình Sửu cũng nghiên cứu rất nhiều phương diện nhỏ lẻ của nhịp điệu thơ 
Kiều nhưng không khái quát thành một chương mục riêng hay thành cơ sở lí thuyết 
căn bản về nhịp điệu tác phẩm. Bởi vậy sáng kiến này là điểm nhấn để khắc sâu 
cho học sinh thông qua giảng dạy văn học ở trường THPT.
III _ Phạm vi tư liệu:
 Tôi tiến hành khảo sát phân loại dựa trên văn bản Truyện Kiều – NXB GD – 
1995 do giáo sư Thạch Giang biên soạn và chú giải.
IV_ Phương pháp nghiên cứu:
 1. Phương pháp thống kê – phân loại
 2. Phương pháp so sánh
 3. Phương pháp phân tích – bình giảng
V_ Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
 Gồm 3 phần lớn:
 • Mở đầu.
 • Nội dung.
 • Kết luận và kiến nghị
 5 - Đó là những khác biệt lớn giữa nhịp độ và nhịp điệu nghệ thuật mà tôi 
muốn phân biệt. 
2. Một số vấn đề lí thuyết
2.1. Vấn đề thuật ngữ
 - “Nhịp điệu” là một trong những thuật ngữ dễ nhầm lẫn. Nó thường được sử 
dụng lẫn với các thuật ngữ khác, về bản chất là tương đối gần gũi về chức năng, 
đặc điểm, như nhịp độ, nhạc điệu, ngữ điệu...
2.1.1. Nhạc điệu và nhịp điệu
 - Khi đi tìm hiểu đặc điểm về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm – đặc 
biệt là tác phẩm trữ tình, có một hiện tượng phổ biến xảy ra là có sự đồng quy hai 
khái niệm “nhịp điệu” và “nhạc điệu”.
 - Tuy vậy, các nhà thơ thường đánh đồng hai khái niệm đó. Họ rất chú trọng 
nhịp điệu, bởi thơ có hay chỉ nhờ hai yếu tố là từ và nhịp điệu.
 Vì vậy, nhạc điệu chính là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật. Khi xem 
xét nhạc điệu, chỉ có thể dừng lại ở những cấp độ cao hơn như: tư tưởng, hình 
tượng, cốt truyện...
 Sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối, nhằm xác lập một định nghĩa 
ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về nhịp điệu tác phẩm.
2.1.2. Nhịp điệu và nhịp độ
 Đây là hai thuật ngữ đã được nhắc đến và so sánh sơ bộ ở phần định nghĩa.
 - “Nhịp điệu” là thuật ngữ khá gắn bó với bút pháp nhà văn.
 - Nhịp độ chú ý đến lượng của hiện thực sự việc ấy, sự kiện ấy đã diễn ra 
được bao lâu, còn nhịp điệu chú ý đến chất của hiện thực.
 7 II. Khảo sát và phân loại
1. Tiêu chí và phương pháp khảo sát, phân loại
1.1. Khảo sát, phân loại chỉ có tính tương đối
 Sau khi thực hiện khảo sát ban đầu, tôi nhận thấy rằng nhịp điệu của Truyện 
Kiều được thể hiện trên nhiều cấp độ.
 Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn tiêu chí khảo sát thống kê chỉ mang tính chất 
tương đối, nghĩa là khảo sát sơ bộ và sử dụng số ước đoán gần đúng.
 Tôi hi vọng sẽ có dịp khảo sát được sâu sắc và kĩ lưỡng hơn trong một vài báo 
cáo sáng kiến kinh nghiệm khác.
1.2. Khảo sát điểm
 Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tiến hành so sánh Truyện Kiều với Truyện 
Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự và so sánh với ca dao (trích từ “ Tục ngữ ca dao 
Việt Nam” do Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu – NXB Giáo dục – 1998)...
 1.3. Sử dụng những số liệu các công trình nghiên cứu đi trước
 - Tìm hiểu và sử dụng những số liệu từ các công trình nghiên cứu đi trước, tôi 
đã có dịp tham khảo cuốn Từ điển Truyện Kiều do học giả Đào Duy Anh biên soạn 
– NXB VHTT - 2000.
 - Ngoài ra, tôi còn sử dụng các số liệu trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều của 
giáo sư Trần Đình Sửu – NXB GD – 2003 và cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn 
Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc – NXB TN – 2001.
 Đây là một số tiêu chí và phương pháp cơ bản khi tôi tiến hành thống kê khảo 
sát tác phẩm.
 9 . “ Kíp” xuất hiện 7 lần.
 . “ Kịp” xuất hiện 6 lần.
 - “Đã” và “đà”.
 . “ Đã” xuất hiện 265 lần.
 . “ Đà” xuất hiện 35 lần.
b2. Các từ ngữ phiếm định
 - “ Ai” xuất hiện 108 lần.
 - “ Ấy” xuất hiện 45 lần.
b3. Hệ thống các từ ngữ chỉ sự tan vỡ, trôi dạt
 - “Trôi” xuất hiện 8 lần. 
 - “ Rơi” xuất hiện 11 lần.
 - “ Rời” xuất hiện 4 lần.
 - “ Rụng” và “ rụng rời” xuất hiện 16 lần.
 - “Lìa” xuất hiện 6 lần.
 - “Tan”.
 . Xuất hiện độc lập trong câu 13 lần.
 . Xuất hiện trong các kết hợp từ 11 lần.
 - “ Tàn’’ xuất hiện 17 lần.
 - “ Buồn”
 . Xuất hiện độc lập 9 lần.
 . Xuất hiện trong các từ ghép hay từ láy 2 lần.
 11 a1. Nước mắt
 - Truyện Kiều có 18 khái niệm chỉ nước mắt.
 - Số lần xuất hiện: 38 lần.
a2. Hoa
 - Có 137 từ “ hoa” xuất hiện trong 127 câu thơ.
a3. Trăng
 b, Một số môtíp
b1. Chia tay và chia li
 - Chia tay: 6 lần các nhân vật gặp gỡ rồi chia tay.
 - Chia ly : Truyện Kiều có 3 cuộc chia ly và một chia tay mang tính chất của 
 một cuộc chia tay.
b2. Nhớ nhà
b3. Nhân vật ngồi một mình
2.2.4. Cấp độ thể loại
 a, Các câu thơ thất vận
 “Tin nhà ngày một vắng tin
 Mặn tình cát lũy nhạt tình tao khang”
 b, Một số câu thơ có lối gieo vần đặc biệt
 Vần lưng của câu bát lại rơi vào giữa một từ láy âm hoặc một từ ghép, tách nó 
ra 2 vế, do đó nhịp thơ phá vỡ cấu trúc quen thuộc.
 13 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NHỊP ĐIỆU TRUYỆN KIỀU
I. Nhịp điệu là một phương diện phản ánh giọng điệu nghệ thuật của tác 
phẩm
1. Vấn đề giọng điệu và giọng điệu Kiều
1.1. Giọng điệu
 Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt, giọng điệu 
gắn với phong cách nhà văn, gắn với bản sắc, cái giọng trời phú của mỗi cây bút, 
mà thuật ngữ quen dùng là “ tone” hay “ tông”
 Phan Ngọc là người đầu tiên xác lập một thuật ngữ đậm “phong cách” trong 
văn học trung đại.
 Nhà văn chỉ là người có phong cách, có bản lĩnh và bản sắc riêng khi họ có 
gan từ bỏ cái truyền thống mà mình đã tiếp thu hết sức đầy đủ, để trên cơ sở ấy, 
xây dựng một truyền thống mới.
 Giọng điệu luôn tồn tại song hành cùng với phong cách nhà văn. Chính vì vậy, 
không còn một sự ràng buộc quyền uy nào đủ mạnh để kìm chân những trí thức ở 
trong khuôn phép cũ nữa. Họ tung hô tất cả, sống theo sở cầu, viết theo sở nguyện.
 Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, trở thành một biểu tượng của 
khát vọng giải thoát bản ngã, thốt lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do dân 
chủ cho con người.
1.2. Giọng điệu nghệ thuật cảm thương trong Truyện Kiều
 - Đầu tiên cần khẳng định rằng giọng điệu cảm thương là giọng điệu cơ bản 
của Nguyễn Du.
 - Bàn về giọng điệu Truyện Kiều giáo sư Trần Đình Sửu nhận định: “ Giọng 
điệu cơ bản của Truyện Kiều là giọng điệu cảm thương”.
 15 người ta dễ bị cảm, bị lây, rồi trở thành kẻ “đồng bệnh” – như có một thứ dây tơ 
ràng buộc.
 Nguyễn Du 11 lần tả nỗi buồn. Lần nào cũng mang màu sắc riêng, đây là cái 
buồn lưu luyến trong veo của buổi đầu gặp gỡ:
 “Bóng tà như giục cơn buồn
 Khách đà lên ngựa người còn nghé theo”...
 Cảnh vật càng lúc càng rộng ra bát ngát, xa thêm nghìn trùng, nổi nênh phiêu 
dạt trăm chiều, dữ dội hãi hùng, ảo mờ đến tuyệt vọng. Con người như chìm ngập 
trong mình và trong cảnh.
 Như vậy, có thể thấy Nguyễn Du nhìn sự vật bằng một ý niệm buồn thương sầu 
tủi, tư duy về sự vật cũng bằng chính nỗi buồn thương sầu tủi ấy
2.2. Hệ thống từ ngữ cảm thân hay những tiếng kêu thương
 Giọng điệu trữ tình cảm thương nổi bật của Truyện Kiều được tạo nên bởi một 
hệ thống khá dày với những lời than thân, tiếc thân, xót duyên, tủi phận.
 Có thể chia những câu thơ Kiều này thành hai loại: Loại “ kêu” và loại 
“thương”.
 Nếu như tiếng kêu là sự phản ứng lại hiện thực đen bạc, nỗi căm phẫn lớn lao 
ẩn chứa, bật lên thành tiếng kêu, tiếng chì chiết đay đả như muốn hỏi tội, muốn lật 
tung cái chế độ xã hội bẩn thỉu ấy, cái xã hội ghê tởm ấy, cái số mệnh nghiệt ngã 
ấy thì tiếng thương là nhịp điệu của nỗi đau – một nỗi đau dài cả thể xác và tinh 
thần của con người bị vùi dập.
 Còn tiếng thương tạo ra một âm điệu xót xa của ca dao than thân, ca dao phản 
ánh, thể hiện một con mắt, một bàn tay trân trọng con người, xót thương con 
người, một trái tim nhân hậu của con người nghệ sĩ Nguyễn Du. 
 17

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_dac_sac_cua_nhip_dieu_truyen_kieu.docx
  • docxBìa SKKN-HH.docx