Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Bởi như Khổng Tử đã từng nói
“ Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh bước vào bài học một cách hứng thú, say mê.
Hoạt động khởi động giúp chấm dứt các hoạt động của giờ học trước hoặc những trò chơi, cuộc nói chuyện trong lúc nghỉ giữa giờ để đảm bảo rằng học sinh toàn tâm, toàn ý, nhập thân, hiện diện với giáo viên ngay từ khoảnh khắc đầu tiên của giờ học. Nếu như không có sự tập trung chú ý thì quá trình học tập nói riêng và quá trình nhận thức nói chung sẽ không có hiệu quả.
Hoạt động khởi động còn là công cụ để kiểm tra bài cũ. Nếu giáo viên tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả với các trò chơi kiểm tra bài cũ như đuổi hình bắt chữ, tình yêu Địa lí..., khuyến khích các em hứng thú tham gia trải nghiệm sáng tạo đầu giờ học, không khí của 5 phút khởi động kiểm tra bài cũ sẽ rất sôi nổi và ấn tượng.
Những hoạt động khởi động giúp thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau. Cảlớp sẽgiao tiếp gần gũi, gắn kết nhau hơn thông qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Với yêu cầu của xã hội thời kì hội nhập, học sinh không chỉ cần kiến thức mà còn cần có năng lực vận dụng các kiến thức đó trong thực tế. Kiến thức và thông tin liên tục thay đổi và được cập nhật theo từng giờ, các tình huống trong cuộc sống thì vô cùng đa dạng. Do vậy quá trình dạy và học trong nhà trường cũng đòi hỏi phải có những thay đổi để đào tạo ra những con người phù hợp với sự phát triển của thời đại mới. Trong hoạt động giáo dục hiện nay, có một vấn đề khiến những người làm công tác giáo dục cần suy ngẫm: học sinh thường cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi bắt đầu bước vào các tiết học. Tâm lí căng thẳng đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình học tập. Quá trình dạy học trước kia coi trọng nội dung kiến thức nên năng lực học sinh nhiều khi chưa được chú trọng phát triển đúng mức, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn còn nhiều hạn chế, hoạt động khởi động trong mỗi bài học chưa được chú trọng đúng mức nên chưa tạo được tâm lí hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị lần VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Những chỉ đạo này đều thể hiện: hoạt động giáo dục và đào tạo cần phải đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Một trong những khâu quan trọng cần chú ý trong quá trình đổi mới là đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học. Với học sinh lớp 10 vừa bước vào cấp 3, cần hướng các em tiếp cận với phương pháp học và hình thức kiểm tra phát huy được năng lực của mình, tạo 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 8 tháng 10 năm 2018, tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân 7. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm 7.1. Nội dung 7.1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7.1.1.1. Cơ sở lí luận Hoạt động khởi động là giai đoạn chuẩn bị giúp học sinh cảm thấy thư giãn và tạo tâm trạng tích cực cho việc học (theo Rushidi, 2013). Theo Robertson & Acklam (2000), khởi động là một hoạt động ngắn cho phần mở đầu của bài học (tr.30). Tác giả Kay (1995) tuyên bố rằng khởi động là các loại hoạt động khác nhau giúp học sinh bắt đầu suy nghĩ, xem lại các tài liệu được giới thiệu trước đó và quan tâm đến bài học. Lassche (2005) định nghĩa rằng đối với bài học học ngôn ngữ, giai đoạn khởi động là định hướng ban đầu của bài học. Còn theo từ điển tiếng Việt, khởi động được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm 3 Như vậy, hoạt động khởi động chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. * Yêu cầu của hoạt động khởi động Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng như tiến trình lên lớp người dạy thường không đặt sự chú ý và công phu ở bước này. Thông thường, người dạy chỉ dành khoảng 5 phút để dẫn vào bài mới (bằng nhiều cách). Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung hoạt động khởi động cần khái quát, cô đọng nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, súc tích. Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu riêng. Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý: Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy. Vì vậy, giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động phải có chọn lọc về ngôn ngữ, làm sao để lời gọn mà ý sâu chứ không nên dài dòng, vòng vo tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học. Làm nổi bật tính thú vị của hoạt động dạy học. Làm nổi bật tính đơn giản, dễ hiểu của ngôn ngữ. Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý. Bởi vậy, hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. 7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn a.Thực trạng hoạt động khởi động trong dạy học 5 Để đạt được hiệu quả học tập, bước đầu tiên cần tạo cho các em hứng thú học tập. Giáo viên cần tạo ra một không khí thuận lợi cả về mặt tâm lí, khơi dậy sự sự tò mò, muốn tìm hiểu khám phá kiến thức của học sinh. Tại Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, đối với môn Địa lí nói chung và Địa lí 10 nói riêng, tôi đã áp dụng nhiều hình thức khởi động bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức vẫn còn gặp một số khó khăn: mức độ nhận thức của học sinh khác nhau, nhiều hoạt động khởi động còn có những điểm chưa hợp lí, có đôi khi hoạt động khởi động còn rời rạc, nặng về kiến thức... Kết quả khảo sát đầu năm 2018 - 2019 của học sinh khối 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân cho thấy mức độ hứng thú của học sinh khi bắt đầu bài học: * Với bài học không có hoạt động khởi động Tổng số Rất hứng Hứng thú Bình thường Không hứng học sinh thú thú lớp 10A4, Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ A5, A6 lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 129 1 0,8 13 10,1 51 39,5 64 49,6 *Với bài học có hoạt động khởi động Tổng số Rất hứng Hứng thú Bình thường Không hứng học sinh thú thú lớp 10A1, Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ A2, A3 lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 123 41 33,3 62 50,4 17 13,8 3 2,5 Thông qua kết quả trên có thể thấy học sinh sẽ có tâm lí học tập tốt hơn nếu giáo viên tổ chức các hoạt động khởi động một cách hiệu quả, phù hợp với từng bài học cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, vấn đề đa dạng hóa hoạt động khởi động càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. 7 7.1.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG MÔN ĐỊA LÍ 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN 7.1.2.1. Cơ sở để tiến hành đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí lớp 10 Để tiến hành đổi mới hoạt động khởi động môn Địa lí lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tôi đã thực hiện một số nội dung sau: - Nghiên cứu học tập các nội dung liên quan đến đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực người học của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. - Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng trường và ở các trường khác. - Xây dựng các biện pháp đổi mới hoạt động khởi động theo định hướng năng lực phù hợp điều kiện thực tế tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân. - Tiến hành thực nghiệm, thu thập thông tin đánh giá kết quả - Tiến hành rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm còn hạn chế. 7.1.2.2. Các biện pháp đã thực hiện để đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân Trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 10 tại trường, tôi đã thực hiện các biện pháp sau để đa dạng hóa hoạt động khởi động bài học: a. Khởi động bằng các câu hỏi gắn với tình huống thực tiễn Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp thực tế giữa học sinh - giáo viên - phụ huynh, là kết hợp giữa thực tế học tập - cuộc sống - xã hội. Kết hợp thực tế sẽ giúp cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi và khoáng đạt hơn. Dùng phương pháp này chỉ là cái “cớ” để dẫn vào bài học, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học sinh và tính chỉ dẫn của người dạy. Trong quá trình dạy học tôi chú trọng các câu hỏi gắn với thực tiễn để phát huy khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh giải quyết các vấn 9 Bố em rất thích xem đá bóng, một trận đấu giữa đội tuyển Manchester và Chelsea diễn ra lúc 14 giờ ngày 1/9/2018 tại thủ đô Luân Đôn (Anh).Nhà em ở tỉnh Vĩnh Phúc, hãy tính giờ tại Vĩnh Phúc để bố em có thể xem được trận đấu đó được truyền hình trực tiếp trên tivi? Đáp án: Thủ đô Luân Đôn (Anh) nằm ở múi giờ số 0 Tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam) nằm ở múi giờ số +7 Giờ tại Vĩnh Phúc sớm hơn giờ tại Luân Đôn 7 tiếng, do đó trận đấu sẽ được truyền hình trực tiếp trên ti vi tại Vĩnh Phúc vào thời gian: 14 + 7= 21 giờ ngày 1/9/2018. Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH, GV nêu ra tình huống: Thời tiết mấy ngày nay chuyển lạnh. Bà nội và em bé nhà em bị ho, ốm. Em bé hỏi: Chị ơi, sao tự nhiên em thấy rét, mũi em khô quá. Em hãy giải thích cho em bé hiểu nguyên nhân của điều này? HS trả lời câu hỏi. GV dựa vào câu trả lời của HS để hướng dẫn vào bài học. Khi áp dụng các câu hỏi gắn với thực tiễn, học sinh chăm chú hơn vào việc vận dụng các kiến thức lí thuyết để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế. Học sinh sẽ chủ động, sáng tạo hơn trong học tập và đời sống. b. Khởi động bằng phương pháp liên tưởng loại suy Loại suy là thuật ngữ lôgic, có nghĩa là căn cứ vào điểm tương đồng về thuộc tính nào đó của hai đối tượng để suy ra những thuộc tính khác của chúng cũng có thể là tương đồng ở những suy lí gián tiếp. Phương pháp liên tưởng loại suy phù hợp với dòng ý thức thông thường của con người, hợp lôgic, dễ được tiếp nhận. Bởi vì, phương pháp này không chỉ gợi cho học sinh tư duy mà còn dễ dàng khởi động vào nội dung bài mới. Đây chính là chiếc cầu nối liên tưởng rất hiệu quả. Ví dụ 1: GV hỏi: Đó là một dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu đời, con người sống ở trên nó, sản xuất trên nó. Mỗi loại của vật chất này có những tính chất khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Con người khai thác nó 11
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_hoat_dong_khoi_dong_mon_di.docx
Đơn.docx
Mẫu bìa SKKN năm học 2019-2020.doc