Sáng kiến kinh nghiệm Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại trường Tiểu học Phan Bội Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại trường Tiểu học Phan Bội Châu

Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch với mục đích nâng cao công tác phục vụ bạn đọc duy trì tồn tại và phát triển hoạt động phong trào thư viện lâu dài đúng với nghĩa của nó. Việc “Cung ứng cho giáo viên mượn sách, đồ dùng dạy học” là phương tiện, là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu để đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay.

Thư viện phải thường xuyên tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi đến các thành viên trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết của sách, báo, tài liệu và đồ dùng dạy học phong phú đa dạng thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với việc học tập và đời sống hiện nay của mỗi con người.

Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư vốn tài liệu trong thư viện. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn nội dung đề tài: “ Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại trường tiểu học Phan Bội Châu”. Với mong muốn xây dựng một thư viện hoàn chỉnh, hiện đại, thống nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc, người mượn thủ tục đơn giản, thuận tiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn.

 

doc 13 trang hoathepmc36 28/02/2022 7151
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN VÀ NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
PHẦN THỨ NHẤT: Mở đầu
2
I. Đặt vấn đề
2 
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
2 - 3
PHẦN THỨ HAI: Giải quyết vấn đề
3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
3 - 5
II. Thực trạng vấn đề
 5 - 6
III. Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6 - 10
IV. Tính mới của giải pháp
10 
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10 - 11
PHẦN THỨ BA: Kết luận – Kiến nghị
11
I. Kết luận
 11
Tài liệu tham klhảo
12
Nhận xét của hội đồng thẩm định
13
Phần thư nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề 
Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: Nội dung Giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học. 
Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của chính mình. Song có một câu châm ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế hơn so với người khác”. Quả vậy trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu ? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó.
Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk đã và đang tiếp tục tích cực dấy lên phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục. Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như việc cung ứng cho giáo viên mượn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Khi mượn giáo viên còn lúng túng chưa hình dung được có sách gì, mượn loại nào, cuốn nào cần hơn, tìm sách ở đâu cho nhanh , tủ sách giáo viên lấy chỗ nọ bỏ chỗ kia, từ tủ này sang tủ kia. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại thư viện trường tiểu học Phan Bội châu”, làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển công tác thư viện tại trường tiểu học Phan Bội Châu nói riêng và các thư viện trong huyện nhà nói chung tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dạy và người học.
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
	Giúp cho các thành viên trong nhà trường thấy được ý nghĩa vai trò, tầm quan trọng của thư viện trong xã hội hiện nay, tôn vinh giá trị của sách, báo, đồ dùng dạy học của nhà trường, các thành viên có ý thức hơn trong việc tự giác sử dụng, gìn giữ và bảo quản cơ sở, vật chất thư viện của nhà trường đi vào nề nếp, quy định, đồng bộ hóa đầy đủ, khang trang hơn.
	Thúc đẩy cán bộ, giáo viên và học sinh có thói quen tự tìm tòi, đam mê khám phá tự nghiên cứu tìm tài liệu, đồ dùng dạy học tham khảo để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Thể hiện được thư viện thông minh trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn.
 Nguồn tài liệu sách báo, đồ dùng dạy học của thư viện được bạn đọc quan tâm biết đến nhiều hơn đồng thời sẽ càng yêu mến, biết quý trọng tài sản cơ sở vật chất trong thư viện nhà trường.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI, thời kỳ với những thách thức mới của kỷ nguyên thông tin giáo dục – khoa học kỹ thuật. Thông tin khoa học đã trở thành một động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của loài người. Đảm bảo thông tin đầy đủ, phù hợp, kịp thời đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Để thực hiện mục tiêu này, việc cung cấp nguồn tin thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.
Thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, có chức năng chỉ dẫn, định hướng cho người dùng tin trong việc lựa chọn, sử dụng nguồn thông tin trong thư viện, là cầu nối giữa người dùng tin và nguồn tin, là công cụ phục vụ đắc lực để bạn đọc đến với kho tàng tri thức của nhân loại, là cơ sở cho các hoạt động thư viện. 
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo, đồ dùng dạy học. Để có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt mọi công tác hoạt động thư viện của nhà trường thư viện thực hiện theo. Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch với mục đích nâng cao công tác phục vụ bạn đọc duy trì tồn tại và phát triển hoạt động phong trào thư viện lâu dài đúng với nghĩa của nó. Việc “Cung ứng cho giáo viên mượn sách, đồ dùng dạy học” là phương tiện, là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu để đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay.
Thư viện phải thường xuyên tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi đến các thành viên trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết của sách, báo, tài liệu và đồ dùng dạy học phong phú đa dạng thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với việc học tập và đời sống hiện nay của mỗi con người.
Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư vốn tài liệu trong thư viện. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn nội dung đề tài: “ Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại trường tiểu học Phan Bội Châu”. Với mong muốn xây dựng một thư viện hoàn chỉnh, hiện đại, thống nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc, người mượn thủ tục đơn giản, thuận tiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn. 
II. Thực trạng vấn đề
	Thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận tiện cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn và tra cứu mạng. Đầu năm học nhà trường cũng đã bổ sung cho thư viện một số đầu sách, đồ dùng trang thiết bị chuyên dụng tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng để phục vụ công tác dạy và học của nhà trường.
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo, đồ dùng dạy học. Sách, báo, đồ dùng dạy học chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt mọi công tác hoạt động thư viện của nhà trường.
Trước đây bắt đầu vào mỗi năm học mới là phải mất gần một tuần cán bộ thư viện cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải trực tiếp lục lọi, bới tìm tham khảo các danh mục của thư viện để mượn sách, đồ dùng dạy học cho mỗi cá nhân. Giáo viên tìm quyển này lại lấy quyển kia, thứ thì thừa thứ thì thiếu. ghi vào sổ mượn rồi lại gạch sổ trả, mượn quyển kia. Đồ dùng này cần trong thời điểm này lấy cái này, trả cái kia. Nói tóm lại tủ sách, tủ đồ dùng của thư viện rất lộn xộn và bừa bộn khó tìm kiếm tài liệu để mượn vì họ lấy sách từ tủ này bỏ trả vào tủ kia.
	Từ thực trạng nêu trên tôi đã tìm ra giải pháp“ Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại thư viện” để một phần nào giảm bớt áp lực cho giáo viên mỗi khi bắt đầu năm học mới phải chen nhau kiếm tìm tài liệu, đồ dùng dạy học. Sách tài liệu, đồ dùng dạy học không bị xáo trộn đỡ mất mát hư hỏng và thuận tiện cho tất cả các thành viên trong nhà trường.
	III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
	1. Kiểm kê cơ sở vật chất của thư viện (Sách, tài liệu tham khảo, đồ dùng trang thiết bị dạy học hiện có)
	Định kỳ vào mỗi cuối năm học khoảng thời điểm trong tháng 6 cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức thành lập ban kiểm kê thư viện cuối năm học. Thống kê toàn bộ tài sản của thư viện theo từng khối lớp xem đồ dùng nào còn, đồ dùng nào mất, đồ dùng hư hỏng, cần tu bổ khắc phục, ghi chép lấy số liệu cụ thể thực tế, tiến hành tu sửa, khắc phục những sách, tài liệu, đồ dùng trang thiết bị hư hỏng. Đồ dùng nào sau khi đã tu bổ còn tiếp tục sử dụng được vào sổ còn, còn tài sản nào bị hư hỏng nặng không còn sử dụng được thì thanh lý xuất ra khỏi thư viện. Đồng thời lập tờ trình kế hoạch xin mua mới bổ sung để thay thế tài sản đã hư hỏng mất mát để đảm bảo đầy đủ sách, tài liệu tham khảo, đồ dùng trang thiết bị dạy học phục vụ cho giáo viên giảng dạy (bổ sung mua sắm mới trước ngày 20 tháng 08 hàng năm). 
	2. Thống kê đối tượng mượn (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn)
	Lập danh sách thống kê tổng số giáo viên chủ nhiệm các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên bộ môn (âm nhạc, mỹ thuật, tiếng anh, thể dục, tổng phụ trách đội), giáo viên dạy thay tổ khối môn nào, lãnh đạo phụ trách chuyên môn. Có số liệu cụ thể để nắm bắt tình hình mà phân phối tài liệu, sách, đồ dùng dạy học cho đồng đều và đầy đủ.
 Lớp 1 = 02 lớp; GVCN 02 giáo viên 
Lớp 2 = 02 lớp; GVCN 02 giáo viên 	
Lớp 3 = 02 lớp; GVCN 02 giáo viên 
Lớp 4 = 02 lớp; GVCN 02 giáo viên 
Lớp 5 = 02 lớp; GVCN 02 giáo viên 
- Giáo viên chủ nhiệm: 10 giáo viên 	
- Giáo viên bộ môn: 05 giáo viên 
- Giáo viên dạy thay: 02 giáo viên 
- Hiệu trưởng dạy tiêu chuẩn: 01 
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: 01 
	3. Phân phối, lập danh mục sách, đồ dùng trang thiết bị dạy học cho giáo viên mượn
	- Giáo viên chủ nhiệm lớp soạn đủ một bộ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên, sách tham khảo, tài liệu chỉ đạo liên quan đến khối lớp giáo viên dạy.
	Ví dụ: Cô Phạm Thị Dinh; Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A
GIÁO VIÊN MƯỢN SÁCH
NĂM HỌC: 2018 – 2019
	Họ và tên: Phạm Thị Dinh
	Khối lớp: Giáo viên chủ nhiệm; Lớp 3A
TT
TÊN SÁCH
LOẠI SÁCH
SĐKCB
GHI CHÚ
01
Tiếng việt 3/1
Giáo khoa
12
02
Tiếng việt 3/2
Giáo khoa
01
03
Toán 3
Giáo khoa
08
04
HD phòng chống XHTD
Tham khảo
1059
05
Tâm lý học đường 3
Tham khảo
1072
06
Đề kiểm tra học kỳ toán, TV 3
Tham khảo
663
07
Đề kiểm tra KTCB toán 3/1
Tham khảo
836
...
...
...
...
...
CỘNG
43 BẢN
 Buôn Trấp, ngày 20 tháng 08 năm 2018
 NGƯỜI GIAO NGƯỜI NHẬN
 (Thư viện) (Giáo viên CN)
 Nguyễn Thị Bình Phạm Thị Dinh
- Giáo viên bộ môn soạn đủ một bộ sách giáo khoa môn đó từ lớp 1 đến lớp 5, sách hướng dẫn giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo từ lớp 1 đến lớp 5, tài liệu chỉ đạo liên quan của giáo viên dạy môn đó.
- Giáo viên dạy thay tổ khối soạn đủ bộ sách giáo khoa khối lớp đó, sách hướng dẫn giáo viên, sách tham khảo, tài liệu chỉ đạo liên liên quan. Dựa vào thời khóa biểu mà giáo viên dạy thay được phân công dạy khối lớp nào thì soạn sách theo khối lớp đó.
	Hiệu trưởng dạy tiết tiêu chuẩn thì dựa vào thời khóa biểu mà hiệu trưởng phải đi dạy các lớp đó. Soạn đủ bộ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên, sách tham khảo liên quan đến lớp mà hiệu trưởng dạy.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thì soạn đủ một bộ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên các môn, sách tham khảo các môn, tài liệu chỉ đạo các môn từ lớp 1 đến lớp 5.
	* Tương tự như vậy khi cho giáo viên mượn đồ dùng trang thiết bị dạy học cũng như vậy.
	Giáo viên chủ nhiệm lớp thì tôi soạn đủ một bộ đồ dùng của khối lớp đó. Vì trường tiểu học Phan Bội Châu chỉ có 10 lớp, mỗi khối có 2 lớp nên nhà trường mua sắm trang bị đủ mỗi lớp 1 bộ đồ dùng của lớp nào thì lớp đó bảo quản từ đầu năm học cho đến hết năm học không phải mượn theo từng tiết dạy.
GIÁO VIÊN MƯỢN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
NĂM HỌC: 2018 – 2019
	Họ và tên: Đoàn Thị Chương 
	Khối lớp: 2A (Giáo viên chủ nhiệm)
TT
TÊN đỒ DÙNG DẠY HỌC
SỐ LƯỢNG
TÌNH TRẠNG
GHI CHÚ
01
Bộ đồ dùng dạy môn toán (mới)
01 bộ
Tốt
02
Bộ đồ dùng dạy môn toán (cũ)
01 bộ
Tốt
03
Bộ chữ dạy tập viết
01 bộ
Tốt
04
Mô hình răng, bàn chải
01 bộ
Tốt
05
Ca + chai 1 lít
01 bộ
Tốt
06
Com pa
01 cái
Tốt
07
E ke
01 cái
Tốt
08
Thước cây 1mét; 0,5 mét
02 cái
Tốt
19
Nam châm nhỏ
05 cục
Tốt
...
...
...
...
...
CỘNG
19
 Buôn Trấp, ngày 21 tháng 08 năm 2018
 NGƯỜI GIAO NGƯỜI NHẬN
 (Thư viện) (Giáo viên CN)
 Nguyễn Thị Bình Đoàn Thị Chương
Giáo viên bộ môn thì giao đủ toàn bộ đồ dùng thiết bị của bộ môn đó cho giáo viên bộ môn quản lý, giảng dạy và chịu trách nhiệm bảo quản đến cuối năm học.
	4. Giáo viên kiểm tra, nhận (Sách, tài liệu, đồ dùng trang thiết bị dạy học) và ký nhận
	Lên lịch thống nhất hai ngày cho giáo viên mượn, một ngày nhận sách, tài liệu và một ngày giao nhận đồ dùng trang thiết bị dạy học.
	Giao nhận sách, tài liệu tham khảo tại phòng thư viện. Vì nhân viên thư viện đã sắp xếp và phân phối sách, đồ dùng dạy học sẵn từ trước đó mỗi giáo viên được mượn đủ một bộ riêng biệt sách, đồ dùng dạy học kèm theo danh mục mượn, giáo viên chỉ việc kiểm tra đối chiếu số lượng sách, tài liệu mượn xem có khớp với danh mục sách thư viện giao cho hay không, mượn thêm hay đổi trả thì thư viện trực tiếp đổi và chốt số lượng hai bên ký nhận và ký giao. Giáo viên nhận sách, tài liệu, thư viện nhận danh mục sách giáo viên đã mượn để sau đó nhập vào sổ mượn sách của giáo viên và lưu lại danh mục sách đó để cuối năm đối chiếu nếu có trường hợp mất mát xảy ra. 
	Ví dụ: Cuối năm học giáo viên lên trả sách, tài liệu tham khảo cho thư viện thiếu 1, 2 cuốn giáo viên nói không mượn thì cán bộ thư viện đưa danh mục sách giáo viên mượn và ký nhận đó để làm bằng chứng và là nền tảng để giáo viên có trách nhiệm hơn trong việc tự giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà trường mình đã mượn, chính vì vậy mà tuổi thọ tài sản trong thư viện sẽ được nâng lên rõ rệt để sử dụng lâu dài không phải tốn kinh phí mua sắm mới để thay thế.
	Giao nhận thiết bị thì cán nhân viên thư viện và tổ cộng tác thư viện phải xuống tận lớp giao cho giáo viên chủ nhiệm. Mở niêm phong tủ giao cho giáo viên trực tiếp kiểm tra từng chi tiết trong danh mục nhận thiết bị dạy học của lớp mình. Kiểm tra số lượng, chất lượng xem có đảm bảo không, có gì phản hồi thì thư viện ghi chép thay thế hoặc đề xuất mua mới để lập kế hoạch dự trù với ban giám hiệu bổ sung kịp thời cho giáo viên. Bên giao, bên nhận thống nhất ký nhận và ký giao. Giáo viên chủ nhiệm nhận chìa khóa tủ và chịu trách nhiệm giữ gìn và bảo quản trang thiết bị đồ dùng dạy học trong quá trình sử dụng đến hết năm học. Còn thư viện nhận danh mục đồ dùng trang thiết bị đã cho mượn để vào sổ mượn đồ dùng dạy học, lưu giữ lại danh mục để cuối năm đối chiếu. 
	IV. Tính mới của giải pháp
	Tính mới của giải pháp này là nhằm giảm tải cho giáo viên không phải trực tiếp lên thư viện lựa chọn sách và đồ dùng để mượn mà nhân viên thư viện tự cân đối phân phối, tự sắp xếp theo đúng khối lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay theo thời khóa biểu đã phân phối để sắp đúng, sắp đủ sách, đồ dùng dạy học cho người mượn.
Giải pháp, biện pháp cách làm tôi đã nêu trên được đưa vào sử dụng trong mấy năm học gần đây đã được Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên ủng hộ và động viên cán bộ thư viên tiếp tục phát huy, sáng tạo hơn nữa để giảm bớt công việc đầu năm cho giáo viên chủ nhiệm, bộ môn và nhân rộng cách làm này đến các thư viện trường bạn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành viên trong nhà trường (người cho mượn và người được mượn) cảm thấy gần gũi thoải mái, thuận tiện và thân thiện hơn với thư viện.
	V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	Từ khi áp dụng cách làm này tại trường tiểu học Phan Bội Châu, từ năm học 2016 – 2017 đến nay tôi cảm thấy lợi ích thiết thực của biện pháp này đem lại trông thấy rõ rệt giáo viên không phải chen chúc nhau, không phải mất nhiều thời gian mỗi khi đầu năm học, sách tài liệu không bị xáo trộn, ít sảy ra mất mát hư hỏng. Những thuận lợi đó đã tạo điều kiện để giáo viên có thêm nhiều thời gian tiếp cận được nhiều dạng tài liệu, có nhiều thời gian nghiên cứu học hỏi nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy của nhà trường ngày càng được nâng lên năm sau cao hơn năm trước. 
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
Kết luận: Những biện pháp nêu trên đã thực hiện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu có lẽ chưa phải là sáng kiến mới lạ đối với các thư viện trường khác, nhưng đặc biệt đối với các thư viện trường tiểu học thì đây là một biện pháp thật sự hiệu quả và đơn giản. Bằng cách làm như trên, thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu cũng đã góp phần xây dựng một phần nội dung nhỏ bé về mô hình hoạt động của thư viện thân thiện của huyện nhà. Tôi tin rằng trong những năm tới đây tôi sẽ cố gắng hơn nữa tự học hỏi, tìm tòi khám phá để có sáng kiến mới lạ giúp cho thư viện của trường tiểu học Phan Bội Châu sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn trong các năm tiếp theo để góp phần thúc đẩy các hoạt động phong trào thư viện, hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường ngày một đi lên.
Những kết quả đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa hoạt động thư viện đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ không ngừng học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của thư viện bạn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác của mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra là: Thư viện là trung tâm văn hóa giáo dục trong nhà trường là nơi cung cấp được nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách. Điều mà tôi luôn mong muốn đó là “Thư viện thực sự trở thành người bạn thân thiết của giáo viên và học sinh trong nhà trường” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì việc “Cung ứng cho giáo viên mượn sách, đồ dùng dạy học” ở thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu sẽ luôn tạo được môi trường yêu thương đoàn kết, gần gũi và thân thiện hơn với tất cả các thành viên trong nhà trường.
 Buôn Trấp, ngày 23 tháng 03 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÁC GIẢ
01
Quyết định số 1401/2017/SGDĐT-GDTH, ngày 09/10/2017 V/v hướng dẫn công tác thư viện trường tiểu học.
Sở GDĐT tỉnh Đak Lak
02
Quyết định số 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cung_ung_cho_giao_vien_muon_sach_va_do.doc