Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

1. Cơ sở lý luận

Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục nói chung đặc biệt công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học nói riêng. Trong đó chú trong công tác tuyên truyền giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo các mức độ từ thấp lên cao. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, chống mù chữ; Thông tư số 07/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định điều kiện đảm bảo và nội dung quy định, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD – XMC; Công văn số 1599/HD-SGD&ĐT ngày 22/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác PCGD, XMC và Tuyên truyền cho CBQL- GV: Luật Giáo dục Tiểu học; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em;.

 Qua đó cho thấy công tác phổ cập giáo dục có tầm quan trong rất lớn trong xã hội. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. PCGDTH ĐĐT là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp tất cả các đối tượng học sinh đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ, được học tập và được phát triển toàn diện,. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT là công việc thường xuyên cấp bách để duy trì chất lượng giáo dục toàn diện.

 Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ quản lý chỉ đạo, tổ chức điều tra đúng thực tế, ghi chép rõ ràng, quản lý khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì nơi đó làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi; báo cáo thống kê chính xác, ít hao tốn thời gian cho công tác làm hồ sơ về PCGDTH. Ngược lại, nơi nào không tổ chức tốt công tác điều tra bổ sung thực tế hằng năm, thiếu nghiên cứu trong công việc, tổ chức không khoa học hoặc giáo viên chưa thực hiện tốt công việc được giao thì nơi đó gặp phải khó khăn trong quá trình thống kê, báo cáo, thâm nhập hồ sơ và lí giải số liệu, cũng như công tác huy động trẻ ra lớp, làm phiền hà cho công tác kiểm tra công nhận của các cấp quản lý mà trực tiếp là Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã, cấp huyện.

 Về chất lượng PCGDTH ĐĐT, nói đến chất lượng giáo dục phải nói đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nói đến yếu tố con người. Từ người quản lý, người dạy, người làm công tác ở môi trường giáo dục cho đến người học. Dân cư trên địa bàn thường xuyên biến động do tình trạng di cư, số trẻ trong độ tuổi biến động do tình trạng tăng cơ học nên công tác điều tra còn bị động. Đặc biệt, số trẻ chuyển khẩu đến sau điều tra gây khó khăn cho công tác huy động trẻ ra lớp. Từ thực tiễn trên, qua 3 năm làm công tác PCGDTH ở trường, tôi đã tìm những biện pháp thích hợp nhất để tổ chức và thực hiện có kết quả về mảng điều tra, báo cáo thống kê về PCGDTH có hiệu quả đảm bảo chất lượng PCGDTH ĐĐT tại đơn vị; làm tốt công tác phổ cập là một trong những biện pháp góp phần thực hiện xây dựng các tiêu chí của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gắn với việc thực hiện "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

 

doc 19 trang hoathepmc36 8872
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I.Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài. 
 Công tác phổ cập giáo dục nói chung có tầm quan trọng rất lớn trong xã hội. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. PCGDTH ĐĐT là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh được phát triển toàn diện. Ở đó, mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của bậc học đều có quyền được học tập, giao tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập và phát triển. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục phổ cập trong các trường tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
	 Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Eana rất quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác phổ cập của toàn xã nói chung trong đó có trường TH Nguyễn Viết Xuân. Xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hàng năm Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục xã Eana thường xuyên chỉ đạo các trường kiểm tra, tuyên truyền và vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, duy trì tốt sĩ số, đổi mới phương pháp quản lý,chỉ đạo dạy học có hiệu quả nhằm giảm thiểu học sinh lưu ban, học sinh bỏ học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội, thống nhất các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện kỹ năng sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thu hút học sinh đến lớp. 
	Giáo dục tiểu học là bậc học nền móng được thực hiện từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Mọi trẻ em bình thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập bậc tiểu học. Ngoài ra trẻ khuyết tật cũng được hưởng quyền được học tập hòa nhập với các trẻ em bình thường khác trong cùng môi trường học tập ở tiểu học. Nhiệm vụ của công tác phổ cập là làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể nhân dân biết về mục tiêu của công tác phổ cập giáo dục; hàng năm tổ chức điều tra nắm bắt số liệu gồm tổng số hộ dân cư, tổng nhân khẩu, trình độ văn hóa đặc biệt quan tâm đến tổng số trẻ trong độ tuổi đến trường (từ 0 đến 18 tuổi); huy động 100% trẻ ra lớp. Tổng hợp số liệu, thống kê, lập báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo phổ cập xã Eana. Công tác phổ cập giáo dục luôn gắn liền với các tiêu chí của trường đạt mức chất lượng tối thiểu và trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ cập trong nhà trường, Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ này cho tôi trực tiếp làm và chỉ đạo giáo viên phụ trách công nghệ thông tin hỗ trợ.
	 Qua 3 năm trực tiếp phụ trách mảng công tác PCGDTH của nhà trường, tôi nhận thấy công tác huy động trẻ đúng độ tuổi trong địa bàn vào lớp một còn gặp khó khăn; giáo viên không mấy mặn mà trong việc đi đến từng nhà để điều tra với lý do người dân nói : “lại điều tra” thế rồi họ bỏ đi làm chứ không đón tiếp thầy cô; có người thì chào hỏi qua loa rồi họ trả lời với dụng ý cho xong(nói ngày tháng năm sinh của con hình như ) chứ họ không cho xem giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu. Mặt khác việc thống kê, xử lý số liệu không chính xác giữa các thôn với nhau, có sự trùng lặp về mã phiếu điều tra hoặc cùng một hộ gia đình lại có 2 mã phiếu của hai thôn khác nhauĐiều này gây khó khăn cho thư kí tổng hợp phải sửa đi, sửa lại nhiều lần mất một lượng thời gian rất lớn, tốn kém công sức của một số cán bộ, nhân viên phụ trách phần hồ sơ PCGDTH một cách vô lý không đáng có. Và như thế số liệu của đơn vị trường không chính xác sẽ kéo theo cán bộ phụ trách công tác phổ cập của xã cũng không thể tổng hợp số liệu chính xác. Sau khi tìm hiểu thấy rõ được nguyên nhân của những tồn tại trong công tác làm phổ cập của trường, tôi đã tìm mọi biện pháp để khắc phục những khó khăn đó với mục đích hoàn thành công việc hiệu trưởng giao. Sau khi nghiên cứu và thực tế trực tiếp làm sau một thời gian tôi quyết định chia sẻ kinh nghiệm này tới đồng nghiệp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài " Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân " với mong muốn được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với quý đồng nghiệp gần xa trong việc thực hiện nhiệm vụ PCGDTH.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài này nhằm giúp cán bộ quản lý, chỉ đạo công tác làm phổ cập giáo dục tiểu học có thêm kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo hoặc làm việc hiệu quả đỡ tốn công sức góp phần giúp cán bộ phụ trách công tác phổ cập giáo dục của xã tổng hợp nhanh, chính xác. 
Nghiên cứu các Thông tư, hướng dẫn của cấp trên chỉ đạo về công tác làm phổ cập giáo dục; ghi chép những kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn đã làm nhập liệu trên phần mềm trực tuyến; tổng hợp và sâu chuỗi những công việc chính, lập thời gian biểu cho công tác điều tra nhập liệu, báo cáo đảm bảo đúng tiến độ.
Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cách thức tổ chức tiến hành làm công tác phổ cập của đơn vị trong 3 năm 2015; 2016; 2017. 
Giới hạn của đề tài.
Nghiên cứu công tác điều tra, nhập liệu trên phần mềm làm phổ cập giáo dục tiểu học của trường TH Nguyễn Viết Xuân trong 3 năm gần đây. 
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
- Phương pháp đàm thoại thông qua chuyên đề;
Phần nội dung
Cơ sở lý luận 
Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục nói chung đặc biệt công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học nói riêng. Trong đó chú trong công tác tuyên truyền giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo các mức độ từ thấp lên cao. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, chống mù chữ; Thông tư số 07/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định điều kiện đảm bảo và nội dung quy định, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD – XMC; Công văn số 1599/HD-SGD&ĐT ngày 22/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác PCGD, XMC và Tuyên truyền cho CBQL- GV: Luật Giáo dục Tiểu học; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em;... 
 Qua đó cho thấy công tác phổ cập giáo dục có tầm quan trong rất lớn trong xã hội. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. PCGDTH ĐĐT là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp tất cả các đối tượng học sinh đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ, được học tập và được phát triển toàn diện,. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT là công việc thường xuyên cấp bách để duy trì chất lượng giáo dục toàn diện.
	Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ quản lý chỉ đạo, tổ chức điều tra đúng thực tế, ghi chép rõ ràng, quản lý khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì nơi đó làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi; báo cáo thống kê chính xác, ít hao tốn thời gian cho công tác làm hồ sơ về PCGDTH. Ngược lại, nơi nào không tổ chức tốt công tác điều tra bổ sung thực tế hằng năm, thiếu nghiên cứu trong công việc, tổ chức không khoa học hoặc giáo viên chưa thực hiện tốt công việc được giao thì nơi đó gặp phải khó khăn trong quá trình thống kê, báo cáo, thâm nhập hồ sơ và lí giải số liệu, cũng như công tác huy động trẻ ra lớp, làm phiền hà cho công tác kiểm tra công nhận của các cấp quản lý mà trực tiếp là Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã, cấp huyện.	
	 Về chất lượng PCGDTH ĐĐT, nói đến chất lượng giáo dục phải nói đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nói đến yếu tố con người. Từ người quản lý, người dạy, người làm công tác ở môi trường giáo dục cho đến người học. Dân cư trên địa bàn thường xuyên biến động do tình trạng di cư, số trẻ trong độ tuổi biến động do tình trạng tăng cơ học nên công tác điều tra còn bị động. Đặc biệt, số trẻ chuyển khẩu đến sau điều tra gây khó khăn cho công tác huy động trẻ ra lớp... Từ thực tiễn trên, qua 3 năm làm công tác PCGDTH ở trường, tôi đã tìm những biện pháp thích hợp nhất để tổ chức và thực hiện có kết quả về mảng điều tra, báo cáo thống kê về PCGDTH có hiệu quả đảm bảo chất lượng PCGDTH ĐĐT tại đơn vị; làm tốt công tác phổ cập là một trong những biện pháp góp phần thực hiện xây dựng các tiêu chí của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gắn với việc thực hiện "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
	Trường TH Nguyễn Viết Xuân đóng trên địa bàn của 3 thôn Quỳnh Ngọc, đa số là người dân tộc Kinh, công việc làm ăn chủ yếu là nghề nông gắn liền với cây lúa nước và một số cây công nghiệp lâu năm,... Đời sống kinh tế của người dân cơ bản là đủ ăn.
	 Cán bộ lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công tác làm phổ cập giáo dục, số lượng giáo viên ở tại chỗ cũng khá đông.
	Do mặt bằng kinh tế không mấy thuận lợi nên lớp trẻ thường đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp còn lại con cái gửi ông bà trông nuôi, cũng có nhiều trường hợp khi cha con có chuyện bất bình là chuyển con cái lên khu công nghiệp ở cùng, như vậy nhà trường lại phải chuyển trường cho học sinh, đó là thực tế rất khó khăn cho công tác điều tra phổ cập của đơn vị.
 	Thôn Quỳnh Ngọc, Quỳnh Ngọc1, Quỳnh Ngọc 2 được tách từ 1 thôn Quỳnh Ngọc (ban đầu) một số hộ dân không đổi hộ khẩu nên rất dễ nhầm lẫn việc ghi phiếu cũng như nhập liệu trên phần mềm (đổi mã phiếu để quản lý theo thôn) dẫn đến có một hộ mà 2 thôn cùng điều tra
	 Mặc dù trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2008 nhưng qua thời gian cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng (năm 2015; 2016, 2017) nên một số phụ huynh đã xin chuyển trường cho con đến trường có điều kiện học tập tốt hơn, đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công tác điều tra phổ cập.
	 Giáo viên chủ nhiệm lớp kiêm công tác tổng hợp số liệu điều tra phổ cập, chịu trách nhiệm chính mảng báo cáo dẫn đến khó khăn trong công tác phổ cập cũng như công tác làm chủ nhiệm lớp. Có thể nói báo cáo điều tra phổ cập giống như công việc làm theo “thời vụ” trong năm. Tháng 12 hàng năm các đơn vị phải điều tra, nhập liệu, chỉnh sửa thông tin trường,.. trên phần mềm phổ cập, sau đó chốt số liệu xuất ra đối chiếu cuối cùng làm các biểu mẫu báo cáo lên cấp trên; Thời gian này cũng đúng vào thời gian học sinh ôn tập kiểm tra cuối học kỳ I nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác làm phổ cập hoặc chất lượng của học sinh. Đôi khi công việc nhập liệu phải làm ban đêm lý do là nghẽn mạng.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
 Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích rút ngắn thời gian điều tra thu thập thông tin từ các hộ dân trong địa bàn điều tra, thu thập thông tin chính xác, người chịu trách nhiệm rõ ràng; lỗi xảy ra ở bộ phận nào bộ phận đó hoàn toàn chịu trách nhiệm và kịp thời xử lý nhanh, chính xác; sự phối hợp chặt chẽ với các trường bạn trong việc xác nhận trẻ đi học ở trường khác, xã khác, nơi khác. Công tác tổng hợp của đơn vị đỡ tốn thời gian, công sức, góp phần đạt chuẩn phổ cập theo quy định.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	Để công tác phổ cập giáo dục tiểu học trong trường học đạt hiệu quả cao thì rất cần sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, chỉ đạo sát sao và phân công phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương (biết nhìn người giao việc); đối tượng thực hiện nhiệm vụ phải linh hoạt làm việc khoa học, làm công tác phổ cập giống như làm việc thời vụ nên mọi công việc phải được sắp sếp khoa học, hợp lý; có định hướng dài hạn và điều chỉnh kế hoạch hàng năm (nếu cần thiết). Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đưa ra vài kinh nghiệm đã áp dụng tại đơn vị thấy có hiệu quả, xin được chia sẻ.
	b.1. Thực hiện tốt công tác điều tra, huy động trẻ ra lớp
	 Trong công tác PCGDTH ĐĐT thì mảng điều tra, huy động trẻ ra lớp là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác này, vì vậy trong quá trình thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể và tham mưu với lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch điều tra trình độ văn hóa nhân dân. Bản thân tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công tác làm PCGD ở trường học; nghiên cứu thực tế của địa phương và giáo viên trong trường để lựa chọn, đề xuất Hiệu trưởng phân công giáo viên làm công tác điều tra ở các thôn sao cho phù hợp; đề xuất giáo viên tổng hợp, nhập liệu có kinh nghiệm hoặc có nghiệp vụ UDCNTT tốt. 
	Hàng năm ngay từ đầu năm học (tháng 8) tôi phải tham mưu với hiệu trưởng đề xuất nhân sự phân công giáo viên trong tổ nghiệp vụ làm công tác phổ cập của năm. Sau khi có quyết định phân công nhiệm vụ tổ nghiệp vụ tôi tham mưu với hiệu trưởng để tổ chức tập huấn công việc cụ thể cho giáo viên điều tra ngay trong thời gian này, Phân công nhiệm vụ đối với giáo viên trực tiếp điều tra với 3 thôn, mỗi thôn phân công từ 3 đến 4 giáo viên phụ trách trong đó có một giáo viên thông thổ địa bàn làm tổ trưởng để thuận lợi cho vệc điều tra, nhóm điều tra xóm nào hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu và thông tin của xóm đó. Trong quá trình đi điều tra phải ghi chép cẩn thận, chính xác, yêu cầu giáo viên phải liên hệ với xóm trưởng để nắm được tổng số hộ phải điều tra, đặc điểm sinh hoạt của nhân dân nơi điều tra để sắp xếp thời gian hợp lý để được gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tuyên truyền, thậm chí là thuyết phục để nhân dân hiểu và hợp tác trong quá trình thu thập thông tin vào phiếu điều tra. Đặc biệt là phải đi thực tế, tuyệt đối không dừng lại ở một chỗ hay chỉ đến nhà xóm trưởng, thôn trưởng hoặc cộng tác viên dân số để lấy số liệu. Có như vậy mới ghi chép chính xác theo yêu cầu của phiếu điều tra; ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và phải có minh chứng cụ thể(phụ huynh phải kí vào ô chủ hộ). Bởi sai sót bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình xử lý số liệu, báo cáo thống kê. Mỗi phiếu điều tra đều đảm bảo đầy đủ thông tin và có chữ kí của chủ hộ và người tham gia điều tra theo từng năm. Thời gian đi điều tra ít nhất là 3 lần trong năm. Lần 1 điều tra rà soát trước năm học (vào thời gian nghỉ hè tháng 8 hàng năm) lần 2 vào tháng 12 và tháng 3 hàng năm điều tra bổ sung trẻ mới sinh trong năm.
	 	 Mỗi năm học, trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; Liên hệ với trường THCS Nguyễn Trãi để cập nhật học sinh lưu ban; liên hệ với trường Mẫu giáo Eana, mẫu giáo Etung, mẫu giáo Mai Lan để đối chiếu số trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
 	 b.2. Thực hiện tốt công tác tổng hợp, xử lý số liệu
	Bản thân người lãnh đạo phụ trách công tác phổ cập, tôi phải tự tìm tòi, học hỏi để biết quy trình, cách thức tiến hành các bước của công tác làm PCGD trong nhà trường. Hàng năm tôi đều tổ chức tập huấn, tập huấn lại (hướng dẫn) từng phần việc cụ thể cho từng nhóm thành viên trong tổ nghiệp vụ hoàn thành công việc được giao; cụ thể hướng dẫn công việc nhập liệu trên phần mềm. Trường tôi không phải là trường lớn trong số các trường tiểu học của xã Eana, nên khi cán bộ phụ trách phổ cập xã chuyển dữ liệu sang năm học mới thì chúng tôi phải nhập liệu và chỉnh sửa tên trường của toàn bộ học sinh trong trường đang học và nhập thông tin học sinh lưu ban. Chính vì vậy nhà trường phải lên lịch làm việc cụ thể, khoa học, phù hợp với công việc chung của nhà trường tránh tình trạng phải chỉnh sửa nhiều lần. 
	Lãnh đạo phụ trách công tác phổ cập phải trực tiếp tham gia một số công việc phù hợp như: quản lý và cập nhật sổ đăng bộ; quản lý sổ tuyển sinh lớp 1 hàng năm; quản lý sổ chuyển đi, chuyển đến hàng năm; kết nối danh sách học sinh toàn trường đầy đủ thông tin theo mẫu có đầy đủ mã phiếu, nơi sinh, chỗ ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, học sinh khuyết tật,..
	+ Sổ đăng bộ phải cập nhật toàn bộ số học sinh đầu năm vào lớp 1 và số học sinh ở nơi khác chuyển đến, nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của sổ, khóa sổ chốt số liệu học sinh đầu năm và số liệu học sinh cuối năm. Nếu học sinh chuyển đi phải cập nhật ngày tháng năm chuyển đi, nơi đi đến sau đó dùng bút đỏ gạch chéo dưới ô ghi tên học sinh. Đối với học sinh chuyển đến thì cập nhật vào sổ, ngày tháng năm đến và nhập số sổ đăng bộ; ghi trang nào xong thì đóng dấu giáp lai, cuối trang phải có chữ kí của hiệu trưởng xác nhận tổng số học sinh của trường, số học sinh nữ, dân tộc,...
	+ Đối với sổ chuyển đi, chuyển đến phải cập nhật ngày tháng năm chuyển đi, có chữ kí của phụ huynh khi rút hồ sơ, ghi rõ địa chỉ của nơi đến và lưu giữ đơn tiếp nhận của nơi học sinh chuyển đến sau đó cập nhật ngay vào sổ đăng bộ ngày tháng chuyển đi. Đối với học sinh chuyển đến cũng tương tự như vậy. Cuối năm chốt sổ tổng hợp cuối trang tổng số học sinh chuyển đi, tổng số học sinh chuyển đến, có xác nhận của hiệu trưởng.
	+ Sau khi khóa sổ đăng bộ thì chốt danh sách học sinh toàn trường, kết nối danh sách sau khi kiểm tra đầy đủ, số liệu khớp nhau từ số liệu năm học trước trừ số học sinh ra trường(học sinh lớp 5) sau đó cộng số học sinh tuyển mới vào lớp 1 trừ học sinh chuyển đi, cộng với học sinh chuyển đến khớp với số liệu danh sách toàn trường, lúc này số liệu chuẩn gửi cho cán bộ phụ trách công tác phổ cập cấp xã.
	 Đến thời điểm nhập liệu trên phần mềm phổ cập, hằng năm tôi tiếp tục tổ chức tập huấn cho giáo viên nhập liệu trên phần mềm làm phổ cập trước khi tiến hành xử lý số liệu. Sau khi 6 nhóm điều tra thực tế xong, nhóm trưởng trực tiếp nhập liệu trên phần mềm trong khoảng thời gian 1 đến 2 ngày. Tôi trực tiếp kiểm tra trên phần mềm bằng cách xuất số liệu mẫu 1 theo từng thôn để kiểm tra và cộng các thôn lại để ra số liệu trên địa bàn 3 thôn trường phụ trách điều tra.
	+ Số trẻ phải phổ cập phải luôn bằng số học sinh toàn trường trừ đi số học sinh học trái tuyến sau đó cộng với số học sinh trong địa bàn đi học trường khác, hoặc học ở nơi khác. Mọi khâu đều phải kiểm tra, sử dụng phép thử nhanh trước khi nhập máy. Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên giám sát công tác điều tra, nhập liệu, thống kê, ... của giáo viên, nhân viên để kịp thời góp ý, định hướng sửa sai.
 	b.3. Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH ĐĐT
Tham mưu với hiệu trưởng thành lập tổ nghiệp vụ (nên chọn người làm việc lâu dài) nếu bắt buộc phải thay đổi nhân sự thì chỉ trẻ hóa một người trong một năm, không làm xáo trộn công việc cũng như ảnh hưởng nhiều đến công tác tập huấn lại cho các thành viên mới tham gia. Bộ phận chuyên xử lý số liệu và làm báo cáo, xuất nhập trực tuyến trên phần mềm thì nên chọn giáo viên nhanh nhẹn, ứng dụng công nghệ thông tin tốt sẽ thuận lợi trong việc quản lý, giải trình số liệu hàng năm một cách logic. Sau khi đã chốt số liệu lên cấp trên (mọi số liệu thống kê trên phần mềm phải chính xác tránh tình trạng hợp thức hóa số liệu của trường mình, địa bàn mình nhưng lại không khớp với số liệu trường bạn) 
Ví dụ trẻ sinh năm 2011 trong địa bàn có 50 em nhưng đang học lớp 1 tại trường có 45 em; còn 5 em thì 3 học ở trường tiểu học Lê Hồng Phong; 2 em đang học tại trường TH Lê Lợi nhưng trong danh sách học sinh trường Lê Lợi không có em nào thuộc địa bàn thôn Quỳnh ngọc; Hoặc trong danh sách của trường TH lê Hồng Phong không xác nhận 3 em thuộc địa bàn thôn Quỳnh Ngọc đang học tại trường. Như vậy là số

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_lam_tot_cong_tac_pho_cap_giao.doc