Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp

- Bóng bàn là môn thể thao rất mới ở trường tiểu học B Long An trong những năm gần đây nhưng là một môn luôn thu hút mọi người, mọi tầng lớp xã hội tham gia đồng thời cũng là môn đạt nhiều huy chương trong những năm HKPĐ gần đây. Thông qua huấn luyện môn thể thao này không những giúp học sinh rèn luyện được sức nhanh, sức bền, khéo léo dẻo dai mà còn tạo ra phản xạ nhanh nhẹn và chính xác. Mặc khác còn bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh: Không mắc bệnh tật, chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh lý, giữ gìn vệ sinh, đồng thời làm cho không khí trong nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ trung, qua quá trình tập luyện nhằm tuyển chọn những học sinh có năng khiếu đưa vào đội tuyển của trường tập luyện để tham gia HKPĐ cấp Thị xã và các cấp cao hơn.

- Để huấn luyện tốt môn bóng bàn người giáo viên phải thực hiện các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học. Huấn luyện bóng bàn cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề phòng chấn thương trong luyện tập cho vận động viên, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác để bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

 - Đối với học sinh khi tham gia tập luyện môn bóng bàn, tôi yêu cầu các em phải đảm bảo một số điều kiện sau: Thái độ tập luyện nghiêm túc, thường xuyên rèn luyện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, ngôn phong chuẩn mực, nhiệt tình, tích cực trong tập luyện, hòa đồng với tập thể và biết sắp xếp hợp lý việc học chính khóa với việc tập luyện, đảm bảo tối thiểu học lực phải đạt khá, hạnh kiểm phải tốt, thông báo với gia đình thời gian tập luyện chính thức ở trường, tuyệt đối không được nói dối gia đình, lấy lí do đi tập bóng bàn để đi chơi, không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm nội quy nhà trường. Nếu các em không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc vi phạm các vấn đề khác trong trường học cũng như ở địa phương nơi học sinh cư trú thì giáo viên kiên quyết không nhận hoặc loại em đó ra khỏi danh sách tập luyện để làm gương cho các em khác, cũng như tạo ra một nề nếp, kỷ luật trong đội.

 

doc 13 trang Trần Đại 28/04/2023 7632
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC II: QĐ số 1729/QĐ-SGDĐT, ngày 29/12/2017.
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 15 tháng 12 năm 2017
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến “Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp”
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Mạnh Huy 	Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 19/3/1990
- Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu A1, Xã Tân An, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Bí thư Chi đoàn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Thể dục
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
1. Thuận lợi: 
- Về đội ngũ giáo viên thể dục, trường có hai giáo viên dạy chuyên, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học môn thể dục. 
- Về số lượng học sinh tham gia tập luyện môn bóng bàn ở đơn vị tăng lên theo từng năm. Qua đó tuyển chọn các em có năng khiếu vào đội tuyển của trường để tham gia HKPĐ các cấp.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sân trường rộng rãi, thoáng mát và đã bố trí một phòng tập môn bóng bàn đủ kích thước cho các em tập luyện.
2. Khó khăn:
- Dụng cụ tập luyện của các em chưa đảm bảo, thời gian tập luyện còn hạn chế vì các em học em buổi/ ngày.
- Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa nên chưa được sự quan tâm của gia đình.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp
- Lĩnh vực: Chuyên môn
 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
 Bóng bàn là môn thể thao rất mới ở trường tiểu học B Long An trong những năm gần đây nhưng là một môn luôn thu hút mọi người, mọi tầng lớp xã hội tham gia đồng thời cũng là môn đạt nhiều huy chương trong những năm HKPĐ gần đây. Thông qua huấn luyện môn thể thao này không những giúp học sinh rèn luyện được sức nhanh, sức bền, khéo léo dẻo dai mà còn tạo ra phản xạ nhanh nhẹn và chính xác. Mặc khác còn bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh: Không mắc bệnh tật, chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh lý, giữ gìn vệ sinh, đồng thời làm cho không khí trong nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ trung, qua quá trình tập luyện nhằm tuyển chọn những học sinh có năng khiếu đưa vào đội tuyển của trường tập luyện để tham gia HKPĐ cấp Thị xã và các cấp cao hơn.
 Để huấn luyện tốt môn bóng bàn người giáo viên phải thực hiện các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học. Huấn luyện bóng bàn cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề phòng chấn thương trong luyện tập cho vận động viên, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác để bổ sung, hỗ trợ cho nhau. 
 - Đối với học sinh khi tham gia tập luyện môn bóng bàn, tôi yêu cầu các em phải đảm bảo một số điều kiện sau: Thái độ tập luyện nghiêm túc, thường xuyên rèn luyện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, ngôn phong chuẩn mực, nhiệt tình, tích cực trong tập luyện, hòa đồng với tập thể và biết sắp xếp hợp lý việc học chính khóa với việc tập luyện, đảm bảo tối thiểu học lực phải đạt khá, hạnh kiểm phải tốt, thông báo với gia đình thời gian tập luyện chính thức ở trường, tuyệt đối không được nói dối gia đình, lấy lí do đi tập bóng bàn để đi chơi, không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm nội quy nhà trường. Nếu các em không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc vi phạm các vấn đề khác trong trường học cũng như ở địa phương nơi học sinh cư trú thì giáo viên kiên quyết không nhận hoặc loại em đó ra khỏi danh sách tập luyện để làm gương cho các em khác, cũng như tạo ra một nề nếp, kỷ luật trong đội. 
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
	- Bóng bàn là một môn thể thao đòi hỏi người tập phải có tố chất mềm dẻo, khéo léo và khả năng phán đoán. Bên cạnh đó người tập phải có thể lực chuyên môn và khả năng phối hợp kỹ - chiến thuật tốt trong tập luyện và thi đấu. Sự mềm dẻo khéo léo và khả năng phán đoán còn thể hiện qua tập luyện các kỹ thuật như: Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng, kỹ thuật tấn công, kỹ thuật phòng thủ.
	- Bóng bàn là một trong các môn thể thao cần điều kiện sân bãi, dụng cụ gồm có: vợt, bóng và bàn bóng bàn. Tất cả mọi người, mọi giới đều có thể tham gia nhằm rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, thi đấu các giải phong trào từ cấp trường đến các cấp cao hơn. Điều đó đã được chứng minh thông qua các kỳ hội khỏe Phù Đổng. 
	- Bóng bàn là môn thể thao hấp dẫn phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính, . Điều đó được thể hiện bằng sự thu hút khá đông người tham gia tập luyện và thi đấu.
	 - Qua quá trình huấn luyện, nghiên cứu và trực tiếp là người hướng dẫn cho học sinh thi đấu trong hai kỳ Hội khỏe phù đổng tôi nhận thấy muốn đạt được thành tích cao trong thi đấu phải có quá trình tập luyện lâu dài có kế hoạch hợp lý và khoa học trong huấn luyện.
	- Nhưng khó khăn lớn nhất đối với công tác huấn luyện là: các em học sinh có thời gian học chính khóa nhiều nên thời gian huấn luyện các em còn hạn chế. Nhưng để các em có thể đi thi đấu thì lại cần rất nhiều kĩ thuật, do vậy mà các em chỉ biết rất sơ lược, không đủ thời gian để tập luyện chuyên sâu để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho môn bóng bàn. Cho nên, giáo viên rất khó khăn trong việc tuyển chọn được những em chơi bóng bàn giỏi, đủ khả năng thi hội khỏe phù đổng sau khi các em hoàn thành việc học.
- Không những thế tình hình trang bị dụng cụ tập luyện cho các em còn rất hạn chế ở các trường nên khi tham gia hội khỏe phù Đổng cấp thị xã các em chỉ biết đánh qua đánh lại rất đơn giản, nhiều em giao bóng còn sai luật làm cho người xem cảm thấy nhàm chán và chất lượng học sinh tham gia thi đấu không cao.
- Trong giai đoạn tiểu học các em tiếp tục phát triển về tư duy, biết phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển thuận lợi hình thành các phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập đơn điệu không hấp dẫn cũng làm các em chóng mệt mỏi. Do vậy giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú tăng cường các hình thức thi đấu để gấy hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt bài tập đề ra.
- Từ thực tế đó, bằng những việc làm của bản thân trong các năm qua về việc phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu bóng bàn, giúp các em có đủ khả năng tham gia thi đấu môn bóng bàn tại hội khỏe Phù Đổng cấp Thị Xã, nên tôi đã chọn đề tài “Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp” để chuẩn bị thi đấu hội khỏe Phù Đổng cấp Thị Xã và các cấp khác của môn bóng bàn đạt hiệu quả cao hơn với mong muốn xây dựng lực lượng vận động viên bóng bàn đông về số lượng và ngày càng đảm bảo về chất lượng và mục đích chính là phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung và nâng cao thành tích của môn bóng bàn ở tiểu học nói riêng được hưởng ứng rộng rãi hơn, quan trọng là cải thiện thành tích cho đoàn thể thao học sinh của PGD&ĐT Thị xã Tân Châu khi tham gia HKPĐ cấp tỉnh trong những năm học tới bằng những tấm huy chương có giá trị cao nhất lấy được từ môn bóng bàn.
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Bóng bàn là môn thể thao không chỉ mang tính đối kháng trong thi đấu, đặc biệt là trong tốc độ và sự biến hóa đa dạng. Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên bóng bàn không chỉ có tâm lý thi đấu vững vàng, thể lực và trình độ kỹ thuật – chiến thuật cao mà còn phải có sự vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, bản lĩnh thi đấu kiên cường mới có thể giành chiến thắng. Sử dụng rất nhiều kỹ thuật tấn công, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối phương. Nét đẹp trong môn bóng bàn là những động tác kỹ thuật phòng thủ và tấn công qua lại với đối phương nhiều lần để giành được 1 điểm, qua đó cũng gây hứng thú cho vận động viên và người xem. Một vận động viên có kỹ thuật tốt là người có khả năng tấn công và phòng thủ trong mọi tình huống, trong đó việc phán đoán đường đi của bóng là tiền đề cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo trong tập luyện và thi đấu phục vụ chiến thuật nhất định.
 Song thực trạng hiện nay cho thấy các vận động viên ở lứa tuổi học sinh tiểu học còn non kém về kĩ chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy, hầu hết các em chỉ biết giao bóng và đỡ giao bóng qua lại rất đơn giản không gây cho đối phương nhiều khó khăn. Một mặt là do điều kiện tập luyện còn hạn chế, mặt khác đội ngũ cán bộ chưa nắm bắt đặc điểm cơ bản trong huấn luyện, giảng dạy trong các trường học. Chính vì vậy việc tuyển chọn và tập luyện môn bóng bàn đối với học sinh tiểu học đang học lớp 3 là rất quan trọng. Việc tuyển chọn ngay từ đầu đối với học sinh tiểu học cần thiết để được truyền tải những kiến thức cơ bản và kỹ thuật động tác chính xác là rất quan trọng. Tập luyện bóng bàn là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các kĩ thuật động tác. Kĩ thuật động tác là khả năng thực hiện các động tác một cách thuần thục nhanh chóng và chính xác. Động tác chỉ có được do tập luyện và được lập đi lập lại nhiều lần dần dần hình thành kỹ năng và đến hình thành kỹ xảo của động tác đó chính là những phản xạ có điều kiện. 
- Đặc biệt là học sinh nữ có nhiều hạn chế cơ bản trong kỹ thuật bóng bàn, đặc biệt là kĩ thuật giao bóng, đỡ giao bóng, kĩ thuật tấn công, kĩ thuật phòng thủ thì mức độ tiếp thu kĩ thuật động tác của các em nữ còn chậm, không thể vận dụng phát huy trong tập luyện là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải được giải quyết, vì nó sẽ tạo tâm lý không tốt làm cho các em có thái độ, tinh thần tập luyện kém, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả tập luyện, ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Cho nên đối với người trực tiếp huấn luyện, việc xây dựng đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu, những phương pháp cải tiến thích hợp, khắc phục những sai sót, tạo sự hưng phấn giúp các em tập luyện tốt các kỹ thuật của môn bóng bàn là rất quan trọng.
 - Ở bậc tiểu học về mặt thể lực tốc độ phản ứng của trẻ lên 10-11 tuổi gần như giống ở người trưởng thành. Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên có thể thực hiện đựơc các động tác với biên độ rộng. Tuy nhiên do vẫn còn kém tập trung và chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vận động để giúp các em có được hình thành những kỹ năng động tác cơ bản ban đầu và các tố chất nhanh, tố chất bền và khéo léo. Vì vậy tôi chọn sáng kiến “Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp”.
 3. Nội dung sáng kiến
 3.1.Tiến trình thực hiện:
 Huấn luyện bóng bàn theo kinh nghiệm và nghiên cứu môn bóng bàn chia thành 2 giai đoạn:
 	3.1.1. Giai đoạn tuyển chọn học sinh có năng khiếu:
	- Mục đích của giai đoạn này là tìm hiểu sự hứng thú, khả năng bị thu hút của học sinh đối với môn bóng bàn, chú ý đến các nhân tố chiều cao, lòng ham thích, khả năng bắt chước, khả năng linh hoạt nhanh nhẹn.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực chung toàn diện và các tố chất thể lực chuyên môn như: Sức nhanh, sức bền tốc độ, mạnh tốc độ, dẻo, khéo léo khả năng phối hợp vận động, thực hiện tốt kỹ thuật cơ bản, xây dựng phong cách lối đánh riêng.đây cũng là giai đoạn quan trọng của môn bóng bàn.
- Trong giai đoạn này, các em được nắm vững những kỹ năng vận động đa dạng và các yếu tố kỹ thuật bóng bàn, rèn luyện các tố chất thể lực và những yêu cầu về năng khiếu,tham gia các cuộc thi đấu đầu tiên.
- Trên cơ sở tuyển chọn ở trên, tiến hành đưa các em vào đội tuyển và bước đầu tập luyện các kỹ thuật cơ bản của môn bóng bàn. Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là tìm được đội tuyển bóng bàn cho trường.
3.1.2.Giai đoạn huấn luyện môn bóng bàn kéo dài khoảng 1 năm: 
 3.1.2.1.Giai đoạn huấn luyện ban đầu khoảng 3 tháng.
Mục đích là đưa học sinh vào tập luyện các kỹ thuật cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý nhằm phát hiện và bồi dưỡng khả năng vận động cơ bản có thích nghi và phù hợp với bóng bàn. Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết định lớn với sự phát triển của vận động viên đó trong những năm sau, vì thế ngoài quan sát ra nhất thiết phải đo nhiều lần và tìm được hướng đi cho vận động viên đó. Cũng trong thời gian này cần phải chú ý khả năng tiếp thu, khả năng chịu đựng với lượng vận động ngày càng nặng, bồi dưỡng ý chí, phẩm chất, nhân cách, lối sống sinh hoạt, nâng cao kỹ thuật và một số chiến thuật cơ bản, khả năng sử dụng lực tiết kiệm và hiệu quả, những diễn biến của sự khôn khéo linh hoạt trong chiến thuật thi đấu. Tất nhiên về chỉ tiêu chiều cao, nhanh nhẹn và phát triển của nó vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 3.1.2.2.Giai đoạn huấn luyện sâu khoảng 9 tháng.
 Giai đoạn này thường chiếm thời gian khoảng 9 tháng. Chủ yếu giai đoạn này nhằm phát huy cao độ năng lực cá nhân nhất là về sở trường. Vận động viên được phát hiện và bồi dưỡng tiếp về khả năng ứng phó và biến hoá trước các đối tượng và tình huống cụ thể, hoàn thiện và nâng cao nghệ thuật về kỹ chiến thuật, thi đấu, bồi dưỡng cao hơn về tâm lý, phong cách thi đấu, về hiệu quả sử dụng chiến thuật với đồng đội.
 3.2.Thời gian thực hiện: 
Bước 1: 
Tuyển chọn học sinh đang học lớp 3 và lớp 4. Đối tượng được quan sát chủ yếu về hình thái và các tố chất để đưa vào đội tuyển. Các em được thu hút với trò chơi tâng bóng bằng vợt. 
Bước 2: 
Sau một thời gian ngắn tập luyện thường là khoảng từ 3 tháng, phân loại những học sinh có ưu thế mạnh, năng lực tiếp thu nhanh để chính thức đưa vào các lớp tập luyện mang tính chất bước đầu.
Bước 3: 
Qua 3 tháng tập luyện môn bóng bàn, ban đầu cho các em tập luyện các kỹ thuật dần dần chuyển qua tập luyện chuyên sâu và chuẩn bị thi đấu ở các cấp cao hơn để có thành tích tốt nhất.
3.3. Biện pháp tổ chức:
3.3.1. Biện pháp thứ nhất: “Trước hết huấn luyện viên phải là người có năng khiếu”.
Môn bóng bàn là một môn thuộc về lĩnh vực năng khiếu, các em ở tuổi tiểu học thường nhìn và làm theo những gì mà giáo viên hướng dẫn thực hiện. Do đó việc trang bị một năng khiếu là điều cần thiết trong quá trình giảng dạy, các em thường nhìn huấn luyện viên của mình ở một động tác hay kỹ thuật nào đó để học tập và làm theo. Vì vậy người huấn luyện viên cần có sự tập luyện, trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản về môn bóng bàn để ứng dụng trong giảng dạy.
3.3.2. Biện pháp thứ hai: “Khả năng truyền đạt của huấn luyện viên về môn bóng bàn”
Trong mỗi động tác học sinh có nắm được kiến thức từ động tác đó hay không phần nhiều là do khả năng truyền đạt của người huấn luyện khi thực hiện và giải thích động tác. Học sinh tiếp thu nhanh hay chậm, nhiều hay ít là do cách hướng dẫn của người huấn luyện. Ngay từ đầu thì giáo viên nên truyền thụ cho học sinh bằng lý thuyết của môn bóng bàn từng động tác kĩ thuật, vừa thực hiện động tác vừa giải thích cho các em dễ hiểu và thực hiện theo. Trường hợp động tác hay kĩ thuật nào khó thì phải phân nhỏ động tác ra rồi mới phối hợp lại cho hoàn chỉnh.
3.3.3. Biện pháp thứ ba: “Quá trình quản lý và tập luyện thường xuyên môn bóng bàn”
- Đối với cấp tiểu học các em chưa thật sự làm quen được với thể dục thể thao, các em là lứa tuổi tinh nghịch, hay chọc phá bạn khi tập luyện, muốn cho các em tập luyện nghiêm túc thật khó. 
- Để quản lý dễ dàng thì trong quá trình huấn luyện đầu tiên người huấn luyện phải hướng dẫn chi tiết, đưa ra những quy định cụ thể  và cần phải giảng dạy theo kinh nghiệm của bản thân và chọn cán sự phải là học sinh nhanh nhẹn, nhạy bén với các tình huống . Hướng dẫn học sinh tính tự quản dưới sự chỉ huy của cán sự, giáo viên quan sát chấn chỉnh kịp thời những trường hợp học sinh làm sai, quậy phá  dần dần các phương pháp quản lý đó sẽ trở thành thói quen thì quá trình tập luyện sẽ tiến hành một cách dễ dàng. 
- Người huấn luyện phải thật nghiêm khắc với những học sinh quậy phá, đùa giỡn, nên tuyên dương kịp thời những học sinh ngoan, hoàn thành tốt để các bạn lấy đó làm gương.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh nắm rõ thời gian các em tập luyện. Ngoài những buổi tập luyện chính thì các em có thể sử dụng thời gian của giờ ra chơi hay những buổi học thể dục trái buổi để tập luyện thường xuyên từ đó hình thành cho mình ý thức kỹ năng tự học, tự tập luyện.
3.3.4. Biện pháp thứ tư: “Phát huy năng khiếu của học sinh”.
- Khi giáo viên hướng dẫn một động tác kỹ thuật thì các em sẽ thể hiện được năng khiếu của mình mà thực hiện theo động tác kỹ thuật đó. khuyến khích khả năng sẵn có của học sinh để các em có sự hứng thú trong tập luyện, tạo điều kiện cho các em tham gia tập luyện tốt các động tác tiếp theo.
- Giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh có năng khiếu để có hướng rèn luyện kịp thời hướng dẫn các em làm quen các bài tập, khuyến khích, động viên các em luyện tập, có phân công những học sinh hoàn thành tốt giúp các em luyện tập, đôi lúc nhờ sự hướng dẫn của bạn mà các em có tiến bộ rõ rệt.
3.3.5. Biện pháp thứ năm: “Các bước tập nhằm để phát triển đội tuyển bóng bàn tiểu học”
Phát triển đội tuyển bóng bàn tiểu học gồm các bước sau:
 	 Bước 1:
 Tập cảm giác với bóng: nhằm mục đích xây dựng cho người tập có cảm giác về không gian, dùng lực  thông qua các bài tập: 
+ Tâng bóng tại chỗ có điều chỉnh về lực, tâng bóng cho nhau .
	+ Đánh bóng vào tường với các điểm cố định và thay đổi dần khoảng cách đứng để tạo ra cảm giác góc độ vợt, cảm giác dùng lực. 
	 Bước 2:
 Tập động tác mô phỏng động tác tay không nhằm bước đầu hình thành khái niệm, hình dáng động tác. Các động tác mô phỏng càng chính xác thì càng tạo điều kiện tập luyện kĩ thuật chính xác.
Bước 3:
Tập luyện với bóng trong điều kiện chủ động ( phân nhỏ động tác ), người tập chủ động thả bóng bên bàn mình ( độ cao cách mặt bàn khoảng 20 4 30 cm ) sau đó chủ động đánh bóng sang bàn bên kia. Yêu cầu thực hiện đúng cơ bản của động tác, phương hướng lăng vợt, mức độ lực sử dụng, mức độ lực sử dụng nhằm tránh những sai sót về kĩ thuật .
Bước 4:
Tập luyện với bóng trong trạng thái bị động. Người thực hiện đứng trong trạng thái chuẩn bị, người phục vụ sẽ đánh bóng sang trong điều kiện chuẩn để người thực hiện đánh bóng với toàn bộ kĩ thuật đã được học. Bước này sẽ nâng cao hơn cả về khả năng phán đoán và khả năng phối hợp vận động .
Bước 5:
Hai người đánh bóng qua lại trên một đường cơ bản, sau đó tập đánh chéo sân, luyện tập công bóng vào tường, tập phát bóng vòng cung, 
Bước 6:
Tập đổi đường, đổi điểm và phối hợp với các kĩ thuật khác. Bước này nhằm củng cố và nâng cao kĩ thuật khác nhau, thông qua đó nâng cao năng lực phối hợp và khả năng phán đoán trong tập luyện. Khi thực hiện các đường bóng đòi hòi di chuyển phải hợp lý, sử dụng kĩ thuật phải chính xác. 
 	 3.3.6. Biện pháp thứ sáu: “ chỉnh sữa kĩ thuật thường mắc của đội tuyển bóng bàn”.
Trong quá trình tập luyện kĩ thuật học sinh có thể mắc nhiều sai lầm và thực hiện kĩ thuật một cách đa dạng. Tuy nhiên qua tổng hợp và nghiên cứu tôi thấy người tập thường mắc các lỗi chính sau đây:
	Giai đoạn chuẩn bị:
Vị trí đứng chưa hợp lý, xa bàn hoặc quá gần bàn.
Go

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_huan_luyen_nham_nang_cao.doc