Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung, Trường Đại học Đà Lạt thì " phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được".

Trong công trình "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông" GS Phan Trọng Luận nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của HS. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao tác do GV dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể HS tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”. Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên trong giờ học sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh như tác giả Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh "Dạy học theo phương pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng"

Vậy, làm cách nào để phát huy được mọi đối tượng- kể cả đối tượng học sinh yếu- trong cùng một tiết học?

 

doc 22 trang cuonglanz2a 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO VÀ TẠO LÀO CAI
 TRƯỜNG TRUNG HỌC SỐ 1 - BẢO THẮNG
 *********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG
 Họ và tên: Phạm Thị Tuyến
 Bộ môn: Ngữ Văn
 Trường: THPT số 1 Bảo thắng - Lào Cai
Năm học: 2013 - 2014
Bảo Thắng, tháng 02 năm 2014
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng dạy- học môn Văn được đề cập nhiều ở các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao.
- Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Dẫu có thể khẳng định thời gian qua, nhiều giáo viên đã nỗ lực mang lại cho các em những phương pháp học văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin đã giúp tiết học văn đạt hiệu quả cao hơn, song học sinh yếu môn văn là một tồn tại khách quan. Điều đó một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. 
- Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết và phải được giáo viên quan tâm nhất trong tình hình hiện nay. 
2. Mục đích:
	- Nâng cao khả năng cảm nhận và trình bày cách hiểu của học sinh trước một vấn đề văn học mà các em đọc trong quá trình học, có thể là diễn đạt bẳng lời hoặc có thể là diễn đạt bằng văn bản.
	- Giúp các em mạnh dạn hơn trong việc xây dựng bài học bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi phát vấn trong các tiết học văn.
	- Các em có thể trình bày suy nghĩ của mình một cách trôi chảy và mạch lạc hơn.
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 Những học sinh học yếu môn văn do hổng kiến thức, gặp khó khăn trong việc hiểu bài hoặc khả năng tập trung thấp, kỹ năng diễn đạt yếu.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Khảo sát
 - Phát vấn, đàm thoại
5. Phạm vi nghiên cứu 
 Học sinh 2 lớp 10A4 và 10A5
6. Kế hoạch nghiên cứu:
 + Thời gian nghiên cứu: năm học 2012-2013
 + Thời gian bắt đầu: từ tháng 10-2012
 + Thời gian kết thúc: tháng 05-2013
PHẦN II: NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung, Trường Đại học Đà Lạt thì " phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được".
Trong công trình "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông" GS Phan Trọng Luận nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của HS. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao tác do GV dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể HS tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”. Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên trong giờ học sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh như tác giả Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh "Dạy học theo phương pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng"
Vậy, làm cách nào để phát huy được mọi đối tượng- kể cả đối tượng học sinh yếu- trong cùng một tiết học?
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn cách dạy chính là cách học. Tuy nhiên, cách học không chỉ do những đặc điểm cá nhân của người học quy định, mà còn do tính chất và đặc điểm của nội dung học tập, mục đích học tập, cũng như điều kiện học tập quy định. Đồng thời, việc lựa chọn cách dạy còn phụ thuộc vào quan điểm và mục đích dạy học, cũng như trình độ và kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy của người dạy. Qua thực tế giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:
Thứ nhất, thực tế học Văn ở học sinh còn nhiều điều đáng nói, đáng bàn. Thống kê chất lượng hằng năm ở trường (qua kết quả thi để khách quan hơn) cho thấy tỉ lệ học sinh yếu kém là rất lớn.
Thứ hai, xuất phát từ đối tượng học tập: nhìn chung, trong một lớp học bao giờ cũng có các đối tượng khác nhau: học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. Những em khá, giỏi rất dễ dàng tiếp thu kiến thức cơ bản trong khi điều này lại rất khó khăn với những học sinh yếu. Vì vậy, không thể chỉ áp dụng cùng một phương pháp, một hình thức, một nội dung cho các loại đối tượng khác nhau trong một tiết học. Dĩ nhiên, là cần chú ý đến mặt bằng kiến thức chung (mục tiêu cần đạt của các bài học). 
Thứ ba, xuất phát từ đặc thù bộ môn Ngữ văn - môn học của khám phá và sáng tạo- bên cạnh sự thống nhất là sự phong phú, đa dạng của tiếp nhận hình tượng văn học. Vậy nên, trước một tiết học, tôi thường đặt câu hỏi: học sinh khá, giỏi sẽ tiếp thu thêm những gì?; trong hoạt động này, học sinh yếu kém sẽ làm được những gì?; trong hệ thống câu hỏi đặt ra thì những câu hỏi nào dành cho đối tượng này?... 
Từ thực tế trên, việc giúp đỡ học sinh yếu kém cũng cần được giáo vên quan tâm nhất trong tình hình hiện nay. Đó không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà đòi hỏi có lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và bằng những phương pháp thật cụ thể, thiết thực. Về phía bản thân, những năm trước đây, tôi thường trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về những em học yếu của lớp để giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và phân công cán sự bộ môn kèm cặp. Về phía nhà trường, trong những năm học qua cũng đã mở các lớp phụ đạo cho học sinh yếu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hiệu quả của công việc đó chưa cao. Nhận thấy điều đó, trong quá trình giảng dạy, với suy nghĩ làm thế nào để khắc phục dần tình trạng yếu kém của học sinh, tôi đã tiến hành một số cách làm và bước đầu đã có kết quả nhất định.
3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Những khảo sát cần thiết đầu tiên
Vào đầu năm học, thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp cần phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Tôi thường lập một bảng ghi chú cá nhân như sau:
Lớp
Tổng số HS
Điểm yếu cần khắc phục
Kiến thức
Diễn đạt
Kỹ năng
10A4
36
17 (47,2%)
25 (69,4%)
15 (41,7%)
10A5
37
14 (37,8%)
24 (64,9%)
16 (43,2%)
Bảng này dùng cho việc ghi chú cả năm học. Có như vậy mới đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong năm. Công việc này không tốn nhiều thời gian bởi vì nó được làm đồng bộ trong quá trình chấm bài, trả bài. Mỗi lớp chỉ cần đính kèm vào sổ điểm cá nhân một trang ghi chú này.
 Sau khi nhận diện học sinh yếu kém, cần phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. Một số nguyên nhân chính thường là:
Hổng kiến thức từ các lớp dưới.
Gặp khó khăn trong việc hiểu bài
Khả năng tập trung ngắn, nên dễ dàng bị xao nhãng trong giờ học.
Nhiều câu hỏi đặt ra khó nên dần dần nảy sinh tâm lí e ngại, sợ phát biểu xây dựng bài.
Khả năng diễn đạt yếu
3.2. Những biện pháp đã thực hiện trong giờ học
3. 2. 1- Thống nhất về định hướng nguyên tắc.
 - Có ba khâu chủ yếu của nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng là : Bồi dưỡng ý thức, nâng cao trình độ, rèn luyện thói quen cho học sinh học văn. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ ra cho giáo viên dạy văn là phải “Làm cho học sinh dần dần có ý thức, có trình độ , rồi đi đến có thói quen viết và nói đúng tiếng việt”.Ba khâu cần thực hiện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bơỉ vì chưa nhận thức đúng thì chưa có hành động đúng. Nhận thức đúng nhưng thiếu trình độ để học tập, tiếp thu và rèn luyện kỹ năng thì nhận thức chỉ trong lĩnh vực lý thuyết .Có nhận thức đúng, có trình độ mới có thể rèn luyện thói quen. Vì thói quen thuộc phạm trù kỹ năng, kỹ xảo.
 - Thực hiện định hướng nguyên tắc này, giáo viên cần có ý thức trong công việc của mình, từ việc giáo dục cho học sinh ý thức dùng từ, phát âm luyện viết câu đến tìm ý, dựng đoạn, lập dàn ý, và viết bài văn
3.2.2.Bồi dưỡng ý thức :
a. Ý nghĩa của việc bỗi dưỡng ý thức học văn.
 * Bồi dưỡng nhận thức đúng cho học sinh về học văn .
 - Trước hết bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng về đặc trưng của môn văn. Từ đó học sinh mới có cách học văn đúng đắn và phù hợp. Khi học tác phẩm các em phải nhớ nội dung tác phẩm,nhớ được các chi tiết quan trọng nhưng không được tách rời với hình thức nghệ thuật vì đó là cơ sở để các em tiếp cận giá trị của tác phẩm văn chương. Các em phải biết hệ thống lại kiến thức của mình sau mỗi bài học, đó là những kiến thức chính, trọng tâm của các bài văn để tránh tình trạng chắp vá kiến thức và nhầm lẫm giữa tác phẩm này với tác phẩm kia. Đồng thời các em cũng phải tập xác định các thao tác lập luận mình sẽ sử dụng khi làm bài làm văn đó cho phù hợp với yêu cầu của đề.
	- Từ việc rơi rụng kiến thức, học sinh cảm thấy học môn văn rất khó. Các em không hiểu nguyên nhân cụ thể đành chấp nhận kết quả kém. Từ kém đến chán và càng kém đi cũng là lẽ tất nhiên. Cho nên việc bồi dưỡng nhận thức đúng về môn văn là vô cùng quan trọng.
 * Giúp học sinh nhận thức đúng về học tập và vị trí của môn văn.
 Kiến thức văn học có rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và hành động của các em cho cuộc sống sau này. Giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu rõ những bài học văn mang tính chất hành dụng rất có lợi cho các em trong quá trình chọn ngành nghề và trong giao tiếp khi các em bước vào môi trường xã hội rộng lớn hơn sau này. Ngày nay các em phải hiểu rằng học văn không phải chỉ là tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương như quan niệm trước đây nữa mà học văn là cách để rèn luyện cho các em hoàn thiện về mọi mặt: nhân cách, đời sống tinh thần, kỹ năng giao tiếp, làm giàu vốn từ tiếng Việt sẽ giúp các em trong việc học các ngôn ngữ khác....Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn còn có một số bài có thể giúp các em có những hiểu biết bước đầu về một số ngành cụ thể như: Phỏng vấn; Viết bản tin ; Lập kế hoạch cá nhân ; Trình bày một vấn đề....Hay một số tác phẩm văn học có thể giúp các em những bài học trong cách nhìn nhận cuộc sống, cách đánh giá những vấn đề trong xã hội sau này
 * Cần cho học sinh thấy môn văn là công cụ giúp cho việc học các môn khác thuận lợi.
 Học văn có thể giúp cho các em khắc sâu về kiến thức lịch sử hoặc cụ thể hóa những kiến thức về lịch sử như : thời gian, địa điểm của các sự kiện lịch sử
Ví dụ: Qua bài “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác học sinh sẽ hình dung rõ hơn về triều đại chúa Trịnh- một triệu đại mà vua quan ăn chơi sa hoa, trác táng...Hoặc qua “Chiếu cầu hiền” sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về vị vua nổi tiếng của lịch sử dân tộc- vua Quang Trung.....
b. Biện pháp để nâng cao ý thức về việc học văn. 
- Giáo viên dành thời gian phân tích, cung cấp những kiến thức, sự hiểu biết cho học sinh về đặc trưng môn văn trong các buổi phụ đạo.
- Tổ chức ngoại khoá: sáng tác văn học, tìm hiểu văn học
- Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp để giúp học sinh có hiểu biết xã hội rộng hơn từ môn văn.
3.2.3. Nâng cao kiến thức bổ trợ cho môn văn
a. Những kiến thức bổ trợ cần nâng cao: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ ra rằng: “Tôi cho rằng “Từ” là rất quan trọng. Trong ngôn ngữ thì “Từ” là cái quan trọng nhất, rồi đến câu, sau đến bài văn. Cho nên dạy “Từ” là rất cần thiết, phải hiểu tất cả ý nghĩa của “Từ”, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách dùng “Từ” ... hiểu “Từ”, dùng “Từ” đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn nhất. Sau “Từ” là đến “câu”, nhiều “câu” thành đoạn, nhiều đoạn thành một bài, rồi đến một cuốn sách. Tất cả đều phải học, phải tập nhằm diễn tả cho thành công những điều mình suy nghĩ”.
- Về Từ: Hiện nay đa số học sinh rất nghèo về vốn từ. Nhưng nghèo thì học sinh có thể tích luỹ trong quá trình học tập. Điều quan trọng trong việc dạy từ là : “Phải hiểu tất cả các ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa ,ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách dùng từ”. Là giáo viên dạy văn, yêu cầu trên hết sức quan trọng. Bởi vì nếu không nắm rõ về nghĩa của từ ta sẽ không thể giúp học sinh hiểu rõ về các văn bản văn chương. Đôi khi có những em học sinh ham học hỏi tìm tòi sẽ bất chợt hỏi về một từ nào đó mà các em chưa hiểu nghĩa, yêu cầu giáo viên phải giảng giải cặn kẽ và chính xác. Điều đó vừa giúp các em hiểu hơn về từ vựng tiếng Việt đồng thời khuyến khích học sinh học tốt hơn.
+ Hiểu rõ nghĩa của từ, giáo viên cũng cần giúp cho học sinh biết cách sử dụng từ đúng với hoàn cảnh, đúng với phong cách để tránh những trường hợp học sinh viết trong bài làm văn “em Thuý Kiều” hay “anh Kim Trọng” . Đặc biệt, một hiện tượng phổ biến trong các bài làm văn của học sinh hiện nay là lỗi dùng từ không đúng phong cách. Rất nhiều em dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong bài viết văn của mình. 
+ Giúp học sinh hiểu như thế nào là những từ ngữ sáo rỗng, công thức để các em biết cân nhắc khi sử dụng. Ví dụ như các từ : kho tàng văn học, di sản văn học, tác gia văn học, nhà văn vĩ đại, kịch tác gia vĩ đại, nam thanh nữ tú... .
- Về câu: Nhìn chung với học sinh miền núi còn nhiều hạn chế. Có thể nói, số học sinh viết được câu đúng ngữ pháp một cách có ý thức chiếm tỷ lệ thấp, các em không diễn đạt được ý nghĩ của mình qua những câu văn hoặc lời nói. Vì vậy một khâu rất quan trọng là giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn để học sinh có thể rèn luyện được cách đặt câu đúng ngữ pháp.Trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ về cấu tạo, các thành phần ngữ pháp trong câu và cách bố trí các thành phần đó như thế nào, ý nghĩa của các thành phần đó là gì?.Vì là đối tượng học sinh yếu kém nên khi dạy về câu chúng ta cũng nên giúp học sinh sử dụng câu đúng ngữ pháp bằng một số mẹo nhỏ như: khi dùng các giới từ (trong, qua, bằng, với...) ở đầu câu học sinh thường sẽ viết câu thiếu thành phần, vì vậy các em nên hạn chế sử dụng....Giáo viên có thể sử dụng giờ trả bài làm văn hoặc trong các giờ thực hành, thậm chí là ngay giờ giảng văn đều có thể xen kiến thức về câu để học sinh rèn luyện về viết câu. Nhưng cũng cần lưu ý, với học sinh yếu kém, giáo viên chỉ nên rèn luyện cho học sinh về một số kiểu câu đơn giản mà các em cần sử dụng thường xuyên.Tránh tình trạng đánh đố học sinh ở những câu có cấu trúc quá phức tạp mà thực tế các em ít được sử dụng.
- Về đoạn: 
+ Nhiều học sinh chưa biết dựng một đoạn văn đơn giản. Các em viết đoạn văn và cả bài văn theo thói quen không nắm được cơ sở lí luận, do đó bố cục, ý thiếu rõ ràng mạch lạc. Vì vậy phải giúp học sinh nắm được cấu trúc, vai trò của đoạn trong bài văn. Từ đó cho học sinh tập viết đoạn văn thật nhiều bằng các giờ thực hành hoặc kiểm tra mười lăm phút. Khi cho học sinh tập viết đoạn văn, giáo viên cần giúp các em cách xác định câu chủ đề, cấu trúc của đoạn văn trình bày theo cách nào. Trên thực tế nếu cho các em viết đoạn văn về một chủ đề tự do thì học sinh có thể dễ dàng triển khai ý. Nhưng khi cho các em viết đoạn trong một đề văn cụ thể thì các em lại lúng túng không xác định được phải trình bày như thế nào. Vì vậy, giáo viên nên chọn ý trong đề văn nào đó để học sinh tập viết đoạn. Và khi tập viết đoạn văn giáo viên cũng nên tập cho các em sử dụng câu, từ liên kết đoạn, ý trong bài làm văn để tạo sự mạch lạc, sự uyển chuyển cho bài làm văn của các em.
+ Giáo viên cũng cần chú ý hướng dẫn học sinh cách trình bày đoạn văn về mặt hình thức, đặc biệt trong bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Vì rất nhiều học sinh cho rằng sau khi xuống dòng dùng câu thơ làm dẫn chứng là kết thúc một đoạn văn. Vì vậy, ngay cả khi tiếp tục phân tích hình ảnh, ý nghĩa của một câu thơ, các em vẫn có thể tách làm nhiều đoạn.
- Về bài văn: Bài văn là tổng hợp nhiều đoạn văn nhưng không phải là sự tổng hợp của các đoạn văn theo phép tính cộng, mà là sự tổng hợp của các đoạn có chứa các ý khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết chặt chẽ với nhau tạo nên một chỉnh thể. Học sinh còn yếu nhiều về liên kết ý, liên kết đoạn văn. Do đó giáoviên phải nhắc lại lí luận về các phép liên kết trong văn bản. Giáo viên cần giúp cho học sinh biết cách sử dụng những phép liên kết đó như thế nào cho hợp lí không làm cho bài văn trở lên rườm ràm, phức tạp. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách sắp xếp ý một cách hợp lí, logic, có sức thuyết phục và làm nổi bật vấn đề nghị luận. Ở phần này, giáo viên nên sử dụng giờ trả bài, dành tối đa thời gian để các em rút kinh nghiệm từ bài làm của mình và luyện tập cách viết liên kết đoạn, sắp xếp các đoạn văn.
b. Vậy biện pháp để nâng cao kiến thức: là củng cố, là bổ sung, mở rộng lí luận về phương diện đã nêu trên.Song song với việc nâng cao trình độ về ngôn ngữ còn phải cần nâng cao trình độ về lí thuyết làm văn, về kiến thức giảng văn, văn học sử. 
 - Học sinh thường học lí thuyết làm văn một cách máy móc giống như các môn học thuộc khác , khi làm bài cụ thể lại không biết áp dụng kiến thức đó vào trong bài làm. Học sinh thường coi nhẹ lí thuyết dẫn đến cách làm bài không đúng yêu cầu, gặp nhiều lúng túng trong phương pháp. Vì vậy, các em phải nắm chắc lí thuyết làm văn, áp dụng linh hoạt trong các bài làm văn cụ thể. 
 - Về kiến thức giảng văn, văn học sử, kiến thức về tác phẩm ở học sinh còn nhiều hạn chế, cũng do cách học “đại khái” nên học sinh dễ quên chi tiết, hình ảnh cốt truyện và các yếu tố khác tạo nên tác phẩm. Đặc biệt khi làm về thơ, học sinh thường bỏ qua yếu tố về nghệ thuật mà đơn thuần chỉ nêu nội dung của câu thơ hoặc ý nghĩa của câu thơ. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nắm được những chi tiết, hình ảnh quan trọng, những thủ pháp nghệ thuật cơ bản làm nên thành công của tác phẩm. Tránh tình trạng nhớ quá máy móc hoặc học thuộc lòng cả bài thơ dài hay tác phẩm văn xuôi. Hơn nữa, giáo viên phải giúp học sinh có một vốn kiến thức văn học sử chắc chắn để không bị nhầm lẫn giữa các thời đại, các thể loại văn học hoặc đơn giản là giữa các tác giả, tác phẩm.
- Củng cố, hệ thống các kiến thức học sinh đã được học trong chương trình lớp trước.
- Bổ sung kiến thức cơ bản thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên.
- Điều tra cơ bản nắm trình độ kiến thức của học sinh, phát hiện yếu ở phương diện nào từ đầu cấp, đầu năm học, trên cơ sở đó có kế hoạch bù đắp kiến thức kịp thời
3.2.4. Rèn luyện thói quen.
a. Rèn luyện thói quen đúng 
 * Rèn luyện thói quen đúng cũng là rèn luyện kỹ năng
	- Khi có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc làm mới có ý thức quyết tâm. Có khả năng, có trình độ mới làm được, và mới tạo được thói quen, có quen làm thì mới làm khéo.
 - Tất cả các thao tác ở trên đều cần được rèn luyện để học sinh biết thực hiện thành thạo các công việc trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng học văn.
 *. Những thói quen đó là:
	- Học văn phải biết đặc điểm môn văn và cách học có hiệu quả: rèn luyện từng khâu, từng thao tác nhỏ. Cần uốn nắn học sinh cách viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, nói đúng chính âm, học thuộc thơ, văn.
	- Rèn luyện thói quen làm văn phải theo đúng quy trình, các bước có tính chất nguyên tắc một cách khoa học: Trước khi lên lớp phải soạn bài ; khi nghe giảng phải biết phân tích lời giảng, chọn ý ghi chép. về nhà phải biết tự bổ sung, chỉnh lý kiến thức cho đầy đủ chính xác.
b. Biện pháp rèn luyện kĩ năng .
	- Ra bài tập về nhà, củng cố hệ thống kiến thức mới và cũ. Sau mỗi bài giảng giáo viên nên đưa ra ngay những đề bài đơn giản mà học sinh có thể dựa vào kiến thức vừa học để làm bài
 - Rèn luyện kỹ năng nói ,dùng từ, diễn đạt trong giờ kiểm tra miệng đầu giờ.
 - Chỉ ra lỗi về câu , lỗi dùng từ, lỗi chính tả, yêu cầu học sinh tự sửa các lỗi đó trong bài văn viết. Hoặc ghép đôi, giao cho một học sinh có kiến thức tương đối vững có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, uốn nắn cho một học sinh yếu hơn về các lỗi trên để tạo thành thói quen khi viết cho các em.
	- Rèn luyện kỹ năng lập luận ngay khi học sinh phát biểu, kiểm tra miệng .
	- Yêu cầu học sinh có thói quen khi làm văn phải lập dàn ý .
	- Quy định học thuộc bài thơ, câu thơ hay có sổ ghi chép. Yêu cầu nhớ chi 
tiết, nhân vật cốt truyện đố

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_yeu_kem_mon_ngu_van.doc
  • docĐơn xin công nhận SKKN.doc
  • docTT SKKN.doc