Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp ứng dụng một số Game Show truyền hình vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp ứng dụng một số Game Show truyền hình vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

       Học sinh ngày nay, với điều kiện phát triển của gia đình và xã hội, được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau, các em có thể tự tìm tòi, khám phá. Tôi cũng nhận ra rằng, hầu hết các em nhỏ đều rất thích xem truyền hình, đặc biệt là các chương trình trò chơi (game show). Trong đó, các em có thể hóa thân thành những thí sinh thực sự, hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi và thật sự thích thú khi khám phá ra những điều mới lạ ngoài sách vở.

       Hơn nữa, trò chơi truyền hình rất đa dạng và đại chúng , giáo viên có thể dễ dàng tham khảo và ứng dụng các hình thức, cách tổ chức trò chơi đó vào lớp học của mình, để biến việc truyền tải kiến thức mới và ôn lại kiến thức cũ cho học sinh theo một cách tích cực và chủ động. Học sinh hứng thú hơn với việc học Tiếng Anh thì tất yếu chất lượng giáo dục sẽ ngày một nâng cao.

docx 10 trang Phúc Hảo 18/03/2024 4312
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp ứng dụng một số Game Show truyền hình vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN Tà Nùng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH Tà Cú	 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 --------------
	 Phú Yên, ngày 02 tháng 01 năm 2023
BÁO CÁO
 Biện pháp ứng dụng một số Game Show truyền hình
vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
 Người thực hiện: Cong Thị My Nhung
Năm học: 2022 - 2023
UBND HUYỆN Tà Nùng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH Tà Cú	 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 --------------
	 Phú Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2022
BÁO CÁO
Biện pháp ứng dụng một số Game Show truyền hình
vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
________________________
I. Sơ lược lý lịch tác giả
 - Họ và tên : 
 -Nơi thường trú: - Đơn vị công tác 
II. Tên biện pháp 
 Ứng dụng một số Game Show truyền hình vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
III. Mục đích yêu cầu, nội dung
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp
 a. Thuận lợi 
 - Được sự quan tâm của BGH nhà trường , cơ sở vật chất của trường cũng như đồ dùng dạy học đẹp, phong phú cho tất cả các bộ môn nói chung và Tiếng Anh nói riêng.
 - Đa số các em học sinh đều rất ngoan và thích tham gia vào các hoạt động trò chơi.
 b. Khó khăn
 - Học sinh các lớp tôi đang dạy nói riêng và học sinh của trường nói chung đa số là dân tộc Hoa và dân tộc ít người. Do đó, việc sử dụng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hoa gặp ít nhiều hạn chế.
 - Khả năng tiếp thu kiến thức của các em chưa thật đồng đều.
 - Đa số cha mẹ học sinh làm nông nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình.
 - Theo tâm lý học lứa tuổi, học sinh Tiểu học rất thích hoạt động và mức độ tập trung của các em không lâu. Do đó, nếu phương pháp và cách truyền tải của giáo viên chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh tham gia, các em tiếp thu kiến thức theo một cách bị động sẽ dẫn đến việc học sinh không nhớ hoặc nhớ rất ít các kiến thức đã được học.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, hàng ngày đối mặt với những khó khăn mà học sinh đang gặp phải với môn học này, ngay từ đầu tôi nhận thấy mình cần phải tìm tòi và đề ra phương pháp dạy học tích cực, phù hợp nhằm giúp các em năng động hơn, hoạt bát hơn, sôi nổi hơn. Qua những năm được đào tạo ở trường sư phạm và những kinh nghiệm đã thu nhặt được từ thực tế, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp “Ứng dụng một số game show truyền hình vào dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” để tạo hứng thú hơn trong tiết học nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh.
Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
 Học sinh ngày nay, với điều kiện phát triển của gia đình và xã hội, được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau, các em có thể tự tìm tòi, khám phá. Tôi cũng nhận ra rằng, hầu hết các em nhỏ đều rất thích xem truyền hình, đặc biệt là các chương trình trò chơi (game show). Trong đó, các em có thể hóa thân thành những thí sinh thực sự, hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi và thật sự thích thú khi khám phá ra những điều mới lạ ngoài sách vở.
 Hơn nữa, trò chơi truyền hình rất đa dạng và đại chúng , giáo viên có thể dễ dàng tham khảo và ứng dụng các hình thức, cách tổ chức trò chơi đó vào lớp học của mình, để biến việc truyền tải kiến thức mới và ôn lại kiến thức cũ cho học sinh theo một cách tích cực và chủ động. Học sinh hứng thú hơn với việc học Tiếng Anh thì tất yếu chất lượng giáo dục sẽ ngày một nâng cao.
Nội dung biện pháp
 Việc tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi môn học rất quan trọng vì học sinh có tìm thấy niềm vui,sự hứng khởi trong giờ học thì nội dung kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt mới đạt được kết quả cao nhất. Và một trong những phương pháp đặc trưng nhất của bộ môn để lôi cuốn học sinh vào tiết học là tổ chức kiểm tra kiến thức cũ và truyền đạt kiến thức mới qua hình thức tổ chức trò chơi. Cụ thể trong báo cáo này, tôi muốn đề cập đến trò chơi truyền hình.
 Sau đây là một số trò chơi ứng dụng mang tính chất phổ biến và dễ thực hiện với học sinh Tiểu học nhưng hiệu quả mang lại rất cao.
 Đoán ý đồng đội
 Đây là vòng 2 của trò chơi” Tam Sao Thất Bản” đã được phát sóng trên HTV7- Đài truyền hình TPHCM một thời gian dài và được đông đảo người xem yêu thích. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải nhanh nhạy, có óc quan sát và sự phán đoán chính xác. Phần này thường được áp dụng đối với các phần từ vựng về con vật, nghề nghiệp hay các hoạt động hàng ngày
 Ví dụ : khi ôn phần từ vựng (về các hoạt động) của bài 2 (unit 2- lesson 1- SGK Family & Friends lớp 5) , tôi sẽ tổ chức trò chơi như sau:
 Chia học sinh thành 2 hoặc nhiều nhóm nhỏ (tùy theo điều kiện cụ thể và tình hình lóp học). Mỗi đội cử ra 2 em và các đội sẽ chơi lần lượt, hết đội này tới đội khác. Khi đội A bắt đầu chơi, 2 học sinh của đội sẽ nhận được 2 xấp thẻ, 1 em nhận xấp thẻ có hình các hoạt động và em kia có xấp thẻ các từ Tiếng Anh tương ứng (vd : read comics, play basketball..). Tất nhiên, 2 em đứng ở 2 vị trí cách xa nhau và sẽ không thấy được nội dung trong xấp thẻ của nhau. Nhiệm vụ của các em là dùng động tác cơ thể để diễn tả hoạt động mà mình đang nói tới. Người kia sẽ nhìn động tác của đồng đội và đoán ra được bạn mình đang diễn tả hoạt động gì. Sau đó, 2 em chạy thật nhanh lên bảng dán những tấm thẻ sao cho khớp với nhau. 
Ví dụ: 
take photos
play basketball
 Đội nào hoàn thành đúng tất cả các thẻ trong thời gian sớm nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
Hình minh hoạ trò chơi “ đoán ý đồng đội”
 3.2 Nhìn nhanh nói khẽ
 Đây cũng là một phần trong trò chơi “ Tam Sao Thất Bản”. Mục đích của
trò chơi là rèn cho học sinh khả năng quan sát và ghi nhớ sự việc. Trò chơi này thường được ứng dụng để dạy các phần cấu trúc có yếu tố liệt kê, ví dụ “there is..”, “there are..”, “ I like .”
 Ví dụ: khi dạy tới phần cấu trúc “I like” (Unit 5- Lesson 2- SGK Family & Friends lớp 3), tôi tổ chức trò chơi như sau:
 Chia học sinh thành 2 đội, mỗi đội có thể có 4 hoặc 5 em. Khi lên bảng thực hiện trò chơi, các em trong mỗi đội sẽ xếp thành 1 hàng, đứng quay mặt xuống lớp (không được nhìn lên bảng). Giáo viên treo hoặc dán các bức tranh chỉ đồ ăn lần lượt lên bảng. Học sinh đầu tiên của mỗi đội nhìn lên bảng (lúc này giáo viên mới dán hình đầu tiên lên bảng, vd : hình bánh mì), sau đó em này nói thầm vô tai đồng đội đứng kế bên mình, vd : I like bread. Học sinh thứ 2 ghi nhớ, đồng thời nhìn lên bảng (giáo viên tiếp tục dán tranh thứ 2, vd : hình chén cơm) và nói thầm vô tai đồng đội thứ 3 : I like bread and rice Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng của mỗi đội. Đội nào hoàn thành câu trước và nói đầy đủ,chính xác được tên tất cả các loại thức ăn trên bảng là đội thắng cuộc.
Hình minh họa trò chơi “Nhìn nhanh nói khẽ”
 3.3. Ai là triệu phú
 Đây có lẽ là một trong những game show phổ biến nhất được phát sóng trên VTV3- Đài truyền hình Việt Nam và có “ tuổi thọ” phát sóng lâu nhất trên truyền hình. Nhưng thay vì trong chương trình người chơi được nhận số tiền tương ứng với số điểm sau mỗi câu trả lời đúng thì ở lớp, giáo viên sẽ đề ra từng mức điểm sau mỗi câu trả lời. Nếu có điều kiện và thời gian chuẩn bị, giáo viên có thể chuẩn bị những phần quà nhỏ ứng với từng mức điểm mà học sinh đạt được. 
 Luật chơi như sau:
 Giáo viên ra một câu hỏi chung cho cả lớp , ví dụ: What’s our school’s name?
 Học sinh nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ trở thành người chơi chính thức. Sau đó, em này lên bảng và lần lượt trả lời các câu hỏi (đã được giáo viên chuẩn bị trước ở nhà). Đến khi em sai ở câu nào thì phải dừng cuộc chơi của mình ở đó và được nhận số điểm hoặc phần quà tương ứng với số điểm đó. Sau đó, giáo viên lại đặt câu hỏi khác cho cả lớp để tìm ra người chơi chính thức tiếp theo. Tùy theo điều kiện thời gian mà giáo viên có thể dự kiến số lượng học sinh tham gia mà vẫn đảm bảo thời gian hoàn thành tiết học.
Hình minh hoạ trò chơi “ Ai là triệu phú”
 3.4 Đuổi hình bắt chữ
 Được danh hài Xuân Bắc dẫn chương trình trên Đài truyền hình Việt Nam, trò chơi này tuy không thật phổ biến như “ Ai là triệu phú”nhưng lại mang tính suy luận logic cao. Qua trò chơi này, học sinh được học từ mới và ôn lại từ cũ theo một cách rất thú vị. Cách tổ chức như sau:
 Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ có một cái chuông. Giáo viên sẽ chiếu những bức tranh và từ (hoặc có thể là hai bức tranh). Học sinh ghép tranh và từ (hoặc tranh và tranh) lại với nhau, và cố gắng tìm ra từ được tạo ra từ những mảnh ghép đó. Nhóm nào tìm ra từ khoá trước thì xin giành quyền trả lời cho nhóm mình bằng cách rung chuông. Nếu trả lời đúng, nhóm sẽ được 1 điểm. Trả lời sai bị trừ 1 điểm và quyền trả lời chuyển cho đội còn lại.
 Ví dụ : 
+ -> basketball 
 	mon 	+	-> monkey 
 + 	-> season 
 3.5. Chung sức
 “ Chung sức” là chương trình trò chơi nổi tiếng của Đài Truyền Hình TPHCM. Game show này không chỉ thu hút nhiều đội tham gia mà còn được sự theo dõi đông đảo của khán giả truyền hình. Trò chơi khá nhẹ nhàng, đơn giản nhưng cũng phải cần có sự thống nhất cao ở những người đồng đội đúng như tên gọi của nó. Cách tổ chức trò chơi như sau: 
 Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 học sinh đại diện. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho cả 2 nhóm. Nhóm nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời của đội trưởng có nằm trong một trong những đáp án của câu hỏi (đã được giáo viên chuẩn bị trước) thì những thành viên của đội đó sẽ được tiếp tục trả lời những đáp án còn lại. Mỗi câu trả lời có trong đáp án sẽ tương ứng với số điểm khác nhau. Nếu thành viên nào của đội trả lời sai thì đội đó phải dừng cuộc chơi và nhường quyền trả lời cho đội kia. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. 
 Dưới đây là một bảng ví dụ mà giáo viên phải chuẩn bị trước ở nhà để tổ chức trò chơi này trên lớp:
Question: What toys can you see in a kindergarten?
ANSWERS ( đáp án)
POINTS( điểm)
Doll
50
Teddy bear
40
Ball
30
Car
20
Train
10
Hình minh hoạ trò chơi “ Chung sức”
IV. Hiệu quả đạt được
 Qua việc giảng dạy và kiểm tra bài cũ bằng hình thức tổ chức một số trò chơi trên lớp, tôi nhận thấy việc tiếp thu cũng như hứng thú đối với môn học của các em tăng lên đáng kể. Các em cũng siêng năng học bài cũ ở nhà hơn,thậm chí một số em khá giỏi còn tích cực tìm hiểu thêm từ vựng và cấu trúc ở một số sách tham khảo vì muốn chơi tốt trò chơi bắt buộc các em phải có vốn kiến thức sâu rộng. Việc ghi nhớ bài ở các em cũng lâu hơn do được học và kiểm tra bài một cách tích cực chứ không theo khuôn mẫu thầy viết, trò ghi như trước đây. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập và đạt điểm qua phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh khối 5 như sau : 
Chất lượng học sinh khối 5 đạt mức Hoàn thành tốt cuối HKI 2021-2022 (chưa áp dụng biện pháp
Lớp
Sĩ số
Số lượng
%
5.1
30
7
23.3 %
5.2
30
6
20 %
5.3
32
5
15.6 %
5.4
31
7
22.6 %
Tổng
123
25
20.3 %
 Chất lượng học sinh khối 5 đạt mức Hoàn thành tốt qua bài khảo sát tuần 16 HKI năm học 2022-2023 (đã áp dụng biện pháp)
Lớp
Sĩ số
Số lượng
%
5.1
35
10
28.6 %
5.2
33
8
24.2 %
5.3
31
8
25.8 %
5.4
32
12
37.5 %
Tổng
131
38
29 %
 Qua số liệu thống kê cho thấy việc áp dụng sáng kiến này vào tiết dạy của giáo viên đã có hiệu quả tích cực. Học sinh tích cực tham gia trò chơi, đồng nghĩa với việc các em đã có ý thức tự giác học tập và có sự chuẩn bị bài rất tốt ở nhà. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt.
V. Mức độ ảnh hưởng
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy việc áp dụng biện pháp mang lại hiệu quả cao, các em có hứng thú với việc học hơn, tiến bộ hơn và chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể. Tôi tin nếu tiếp tục thực hiện biện pháp này một cách nghiêm túc, xuyên suốt trong quá trình giảng dạy thì chất lượng bộ môn tiếng Anh ở trường tiểu học Nguyễn Huệ nói riêng và còn cả trong Huyện, trong ngành nói chung sẽ có được những kết quả khả quan hơn. Để thực hiện được biện pháp này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, đồng thời lựa chọn các trò chơi dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả nhất để thu hút sự tham gia của đông đảo người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. 
 Biện pháp này đã được tôi thực hiện trong HKI năm học này và được áp dụng vào dạy học ở các lớp tôi dạy đạt hiệu quả. Biện pháp này có thể áp dụng ở tất cả các khối và được triển khai trong hội đồng sư phạm nhà trường, có thể áp dụng trong ngành Giáo dục. 
VI. Kết luận
 Trên đây là một số trò chơi ứng dụng đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả vào các tiết dạy ở trường tôi. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa thật nhiều nên chắc chắn không thể tránh khỏi một số sơ suất cũng như cách trình bày ý tưởng của mình còn hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, quý thầy cô,những người đi trước để bài viết được tốt hơn.
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ung_dung_mot_so_game_show_tr.docx