Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường hiệu quả giảng dạy chương 1 Hóa học Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường hiệu quả giảng dạy chương 1 Hóa học Lớp 9

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, mở ra cho học sinh (HS) những cánh cửa khám phá những điều thú vị trong tự nhiên; là một môn khoa học rèn cho học sinh tính cẩn thận , chính xác khi mà chỉ cần thiếu một chỉ số trong công thức hóa học học sinh không có điểm

phương trình, thiếu 1 hệ số sẽ bị mất phân nửa số điểm…Nhưng cũng chínhvì như vậy , một số học sinh lại ngán ngại khi học bộ môn này.

Đặc biệt chương 1 – Các loại hợp chất vô cơ -ở hóa học lớp 9 là chương HS tiếp thu khó khăn nhất, giáo viên (GV) cũng rất vất vả khi hướng dẫn cho các em. Vì sao lại như vậy ? Làm thế nào để khắc phục điều

này? Đây chính là vấn đề khiến tôi phải trăn trở nhiều năm qua. Dựa vào một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi đưa ra “Biện pháp tăng cường hiệu quả giảng dạy chương 1 hóa học 9”.

Theo ý tôi muốn dạy chương 1 ở lớp 9 đạt kết quả tốt thì GV phải rèn cho HS một nền tảng vững chắc ngay từ lớp 8. Những kiến thức mà HS cần nắm chắc ở lớp 8 là:

* Hóa trị của kim loại và nhóm nguyên tử. Để giúp HS dễ nhớ

,khi dạy những kim loại có 1 hóa trị GV cho HS lắp thành câuvui tai. Ví dụ:

Hóa trị I: khi (K) nào (Na) ly(Li) biệt (Bạc-Ag)

Hóa trị II: bé(Be) cần (Ca) ba (Ba) mua (Mg) giáp (Zn)Hóa trị III: nhôm (Al)

docx 7 trang Phúc Hảo 16/05/2024 3671
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường hiệu quả giảng dạy chương 1 Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT QUẬN BÌNH THẠNH TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CHƯƠNG 1 HÓA HỌC LỚP
9
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, mở ra cho học sinh (HS) những cánh cửa khám phá những điều thú vị trong tự nhiên; là một môn khoa học rèn cho học sinh tính cẩn thận , chính xác khi mà chỉ cần thiếu một chỉ số trong công thức hóa học học sinh không có điểm
phương trình, thiếu 1 hệ số sẽ bị mất phân nửa số điểmNhưng cũng chính vì như vậy , một số học sinh lại ngán ngại khi học bộ môn này.
Đặc biệt chương 1 – Các loại hợp chất vô cơ -ở hóa học lớp 9 là chương HS tiếp thu khó khăn nhất, giáo viên (GV) cũng rất vất vả khi hướng dẫn cho các em. Vì sao lại như vậy ? Làm thế nào để khắc phục điều
này? Đây chính là vấn đề khiến tôi phải trăn trở nhiều năm qua. Dựa vào một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi đưa ra “Biện pháp tăng cường hiệu quả giảng dạy chương 1 hóa học 9”.
Theo ý tôi muốn dạy chương 1 ở lớp 9 đạt kết quả tốt thì GV phải rèn cho HS một nền tảng vững chắc ngay từ lớp 8. Những kiến thức mà HS cần nắm chắc ở lớp 8 là:
* Hóa trị của kim loại và nhóm nguyên tử. Để giúp HS dễ nhớ
,khi dạy những kim loại có 1 hóa trị GV cho HS lắp thành câu vui tai. Ví dụ:
Hóa trị I: khi (K) nào (Na) ly (Li) biệt (Bạc-Ag)
Hóa trị II: bé (Be) cần (Ca) ba (Ba) mua (Mg) giáp (Zn) Hóa trị III: nhôm (Al)
Đối với nhóm nguyên tử , ngay từ học kì 1 lớp 8 tôi đã yêu cầu HS thuộc lòng hóa trị của 7 nhóm quen thuộc kèm luôn cả hóa trị:
NO3;OH
SO3 ; SO4; SiO3 ; CO3
PO4
Việc học thuộc hóa trị này rất cần để lập công thức hóa học ( CTHH) các hợp chất cho đúng. Lập CTHH sai là lỗi phổ biến
mà HS hay phạm vì không thuộc hóa trị. Để tăng yêu cầu đối với việc này GV nên thường xuyên kiểm tra, có thể đưa thẳng vào bài kiểm tra 1 tiết kể cả ở học kì 2 lớp 8 với dạng bài lập nhanh CTHH của hợp chất (thuộc hóa trị mới làm được).
* Thành phần bốn loại hợp chất vô cơ
Ở chương 1 hóa 9, HS chủ yếu tìm hiểu về tính chất hóa học chung của 4 loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối. Do đó, nếu nắm không chắc thành phần 4 loại hợp chất này HS sẽ rất khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới. Ở lớp 8, bài Oxit học ở gần đầu học kì 2, nhưng bài Axit , bazơ, muối lại học ở chương gần cuối – trong giai đoạn ôn thi. Cho nên, nếu GV dạy đúng theo phân phối chương trình, rập khuôn sách giáo khoa, HS gần như không nhớ được gì về axit, bazơ, muối khi tiếp tục học ở lớp 9. Vì thế trong năm học 2017-2018 và 2018- 2019, tôi đã mạnh dạn thay bài Oxit bằng bài Thành phần 4 loại hợp chất vô cơ.
Thực tế trong bài này, tôi dạy phần Oxit trọn vẹn , chỉ trình bày 1 cách gọn gàng hơn. Phần Axit, Bazơ, Muối chỉ giới thiệu sơ
lược thành phần phân tử chứ chưa đi vào phân loại và gọi tên.
Có đồng nghiệp nói tôi làm sai quy định chuyên môn vì cấp trên cho dạy khoán chương nhưng tôi lại lấy 1 phần của bài Axit,
bazơ, muối ở chương 5 để đưa vào bài Oxit ở chương 4. Tuy nhiên, xét về tính hợp lý thì tôi không sai. Vì sao? Ngay trong bài Oxit khi giới thiệu về Oxit bazơ, Oxit axit đã đề cập đến axit hoặc bazơ tương ứng; Trong phần điều chế oxi cũng đã đưa ra 2 hợp chất muối là KClO3 và KMnO4; Trong phần điều chế
hiđro trong phòng thí nghiệm đã rèn HS viết phương trình kim loại tác dụng với axit tạo ra muối và hiđro. Bằng biện pháp “mưa dầm thấm đất” nhắc đi, nhắc lại thường xuyên thực tế đã đạt được những kết quả nhất định ở năm học sau. Năm học 2018- 2019 tôi đã kiểm chứng suy nghĩ của mình ở 3 lớp 9/4,
9/6, 9/7 trong bài kiểm tra 15 phút đầu tiên ( Lớp 9/6 năm rồi tôi dạy ở lớp 8, 9/4, 9/7 GV khác dạy. Ba lớp này có trình độ học sinh ngang nhau.). Ở 3 lớp này trong tiết ôn tập hóa 8 đầu năm
tôi đều phát tờ Kiến thức cần nắm trong đó có ôn lại ngắn gọn thành phần 4 loại hợp chất vô cơ và có luyện tập về phần này. Cấu trúc bài kiểm tra 15 phút như sau: Câu 1 – nhìn công thức hóa học xác định nó là loại hợp chất gì ( 2 đ); câu 2- bổ túc 5 phương trình ( trong đó có 2 phương trình đã học ở lớp 8 đồng thời nằm trong bài 1 của lớp 9) ( 4,5 đ). Như vậy, chỉ cần làm
được câu 1 và viết được 3 PT ở câu 2 là HS đã đạt được 5 điểm. Kết quả như sau:
Lớp
9/6
9/4
9/7
Dưới trung
bình
8/ 46
15/46
22/46
Ngoài việc nắm chắc thành phần 4 loại hợp chất vô cơ , tôi còn yêu cầu HS phải phân rõ Oxit bazơ tan, Oxit bazơ không
tan, Oxit axit tan, Oxit axit không tan ( “ tan” ở đây là tác dụng với nước) , bazơ tan, bazơ không tan, muối tan, muối không
tan. Đòi hỏi này được nâng lên từ từ chứ không yêu cầu 1 lúc. Ví dụ: Bài 15 phút lần 1 yêu cầu phân biệt được Oxit bazơ tan, Oxit bazơ không tan, Oxit axit tan, Oxit axit không tan , bazơ tan, bazơ không tan vì có liên quan đến bài Tính chất hóa học
của oxit và bài Tính chất hóa học của axit. Bài 15 phút lần 2 yêu cầu thêm tính tan của muối vì có liên quan đến bài Tính chất hóa học của bazơ và Tính chất hóa học của muối. Việc phân loại này rất quan trọng nếu kết hợp khi dạy các bài trên. Khi dạy các bài này tôi không dạy chung như sách giáo khoa mà chia ra Tính chất hóa học từng loại cụ thể.
Ví dụ 1: Tính chất hóa học của oxit bazơ tan ( K2O, Na2O, BaO, CaO, Li2O) : có 3 tính chất hóa học.
Tác dụng với nước -> bazơ tan
Tác dụng với axit -> muối và nước
Tác dụng với oxit axit -> muối.
Ví dụ 2: Tính chất hóa học của oxit bazơ không tan ( CuO, Fe2O3)
Có 1 tính chất hóa học.
1. Tác dụng với axit -> muối và nước
Ví dụ 3: Tính chất hóa học của bazơ tan Có 4 tính chất hóa học.
Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh, làm dung dịch phenolphthalein hóa hồng.
Tác dụng với oxit axit -> muối và nước
Tác dụng với axit -> muối và nước
Tác dụng với muối tan -,> muối mới và bazơ mới ( điều kiện có kết tủa hoặc khí sinh ra)
Ví dụ 4: Tính chất hóa học của bazơ không tan Có 2 tính chất hóa học.
Tác dụng với axit -> muối và nước
Bị nhiệt phân hủy -> oxit bazơ và nước.
Bằng cách này tôi nhận thấy HS dễ dàng làm được rất nhiều dạng bài lý thuyết như bổ túc PTHH, viết PTHH thực hiện chuỗi, chọn chất tác dụng. Đối với các dạng bài này tôi hướng dẫn HS các bước như sau:
Xác định loại chất.
Dựa vào tính chất hóa học của loại chất đó chọn chất phản ứng thích hợp.
Viết PTHH.
Với các biện pháp như trên kết hợp phụ đạo học sinh yếu kém sau từng bài kiểm tra, tôi nhận thấy điểm số của HS ngày càng được nâng lên. Nếu ở các bài đầu có điểm 00, điểm 01 thì các bài sau không có đồng thời số bài dưới trung bình ngày càng giảm. Kết quả rõ rệt nhất là ở học kì 1 vừa qua ở 4 lớp 9 tôi dạy.
ĐIỂM THI HKI năm học 2018- 2019:
TSHS
8.0- 10
6.5- 7.9
5.0- 6.4
3.5- 4.9
0- 3.4
TB trở lên
176
81
46
%
47
26,
7%
34
19,3
%
10
5,68
%
4
2,27
%
162
92,1
%
TBM HKI năm học 2018- 2019 như sau:
TSHS
8.0- 10
6.5- 7.9
5.0- 6.4
3.5- 4.9
0-
3.4
TB trở lên
176
4
8
27,27
%
74
42,05
%
42
23,86
%
12
6,82
%
164
93,18
%
So sánh với kết quả HK1 ở 4 lớp tôi dạy năm học 2017-2018 ĐIỂM THI HKI:
TSH
S
8.0- 10
6.5- 7.9
5.0- 6.4
3.5- 4.9
0- 3.4
TB trở lên
187
7
7
41,18
%
3
7
19,79
%
3
9
20,85
%
19
10,1
6%
1
5
8,02
%
15
3
81,82
%
TSH
8.0- 10
6.5- 7.9
5.0- 6.4
3.5- 4.9
0- 3.4
TB trở lên
S
187
6
8
36,37
%
3
8
20,32
%
4
9
26,2
%
2
5
13,37
%
7
3,74
%
15
5
82,89
%
TBM HKI
Sau khi áp dụng một số biện pháp nêu trên , bản thân tôi thấy HS nắm kiến thức nhanh và tốt hơn. Nếu HS làm đúng theo hướng dẫn của GV và học bài đều đặn thì sẽ nắm rất chắc kiến thức chương 1.Một khi các em hiểu bài , làm được bài tất yếu sẽ thích học bộ môn hơn , kết quả học tập sẽ cao hơn. Đây chính là điều mà tôi luôn mong muốn đạt được.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót . Do đó rất mong ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong tổ bộ môn góp ý thêm giúp tôi hoàn thiện chuyên đề này để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn.
Người viết
Bùi Thị Thu Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tang_cuong_hieu_qua_giang_da.docx
  • pdfSKKN- BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CHƯƠNG 1 HÓA HỌC 9_13529158.pdf