Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một

Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt hình thành cho các em nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng đọc rất quan trọng, đọc tốt các em mới nghe viết tốt, trả lời được câu hỏi theo nội dung bài và học tốt được các môn khác. 

Đầu năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 1.1, sau một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy một số tồn tại ở các em như sau:

Bố mẹ một số em đi làm cả tuần mới về một lần, hoặc sáng đi tối mới về đến nhà, khi về đến nhà thì các em đã ngủ, các em thường ở với ông bà, người thân nên các em thiếu sự quan tâm của phụ huynh ( em Hoàng Thành, Ngọc Hân ).

Việc học trực tuyến đối với các em mới lên lớp 1 là vô cùng khó khăn. Do các em còn rất nhỏ. Một số phụ huynh dạy cho trẻ biết đọc, biết viết và đếm số trước khi vào lớp 1, khiến các em chủ quan và nhàm chán trong học tập. 

docx 11 trang Phúc Hảo 17/03/2024 6285
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN CẦN GIỜ
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN NGHĨA
BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một ”
1.Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến: 
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt hình thành cho các em nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng đọc rất quan trọng, đọc tốt các em mới nghe viết tốt, trả lời được câu hỏi theo nội dung bài và học tốt được các môn khác. 
Đầu năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 1.1, sau một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy một số tồn tại ở các em như sau:
Bố mẹ một số em đi làm cả tuần mới về một lần, hoặc sáng đi tối mới về đến nhà, khi về đến nhà thì các em đã ngủ, các em thường ở với ông bà, người thân nên các em thiếu sự quan tâm của phụ huynh ( em Hoàng Thành, Ngọc Hân ).
Việc học trực tuyến đối với các em mới lên lớp 1 là vô cùng khó khăn. Do các em còn rất nhỏ. Một số phụ huynh dạy cho trẻ biết đọc, biết viết và đếm số trước khi vào lớp 1, khiến các em chủ quan và nhàm chán trong học tập. Trước tiên tôi đã tiến hành khảo sát các em để tìm ra các biện pháp phù hợp, kết quả khảo sát như sau:
Tổng số học sinh
31 học sinh
Nhận biết được tất cả các chữ cái 
6
Nhận biết được một số chữ cái
13
Không nhận biết được chữ cái nào
12
2.Nội dung sáng kiến:
* Biện pháp 1: Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng:
Tuần đầu tiên khi nhận lớp, tôi tạo nhóm zalo phụ huynh, tôi cho các em tự thực hiện đoạn video ngắn giới thiệu về tên tuổi cũng như sở thích của mình, năng khiếu của bản thân, sau đó gửi qua nhóm zalo lớp để làm quen nhau. Ngày đầu tiên học trực tuyến qua phần mềm google meet, sau khi hướng dẫn nội quy học trực tuyến xong tôi tổ chức bình bầu ban cán sự lớp – lớp trưởng do các em đề cử giới thiệu, sau đó biểu quyết thống nhất. Mỗi ngày học trực tuyến lớp trưởng sẽ điểm danh các bạn vắng mặt và báo với giáo viên, thực hiện quản trò tổ chức cho các bạn chơi trò chơi học tập tại nhà. 
Bình bầu ban cán sự lớp – lớp trưởng
Lớp trưởng tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
Bước sang giai đoạn học trực tiếp, tôi hướng dẫn lớp trưởng biết cách quản lí lớp khi giáo viên đi vắng và thực hiện việc truy bài đầu giờ, nhắc nhở các học sinh khác tự ôn bài... Hàng ngày tôi đi sớm hơn 10 phút trước giờ truy bài, phân công cho ban cán sự lớp kiểm tra bạn, nếu em nào chưa hoàn thành giáo viên sẽ tiếp tục kèm cặp.
Ban cán sự lớp hướng dẫn các bạn đọc trong giờ truy bài
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các nét cơ bản, thuộc chữ cái:
Ngay sau những buổi đầu hướng dẫn nề nếp, nội quy học trực tuyến cũng như hướng dẫn xong cách cầm bút, cách sử dụng vở, cách xác định đường kẻ, dòng kẻ, tôi bắt đầu cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi giới thiệu tên, cấu tạo nét, cho học sinh xem video cách viết, sau đó tôi hướng dẫn viết từng nét cơ bản. Khi học sinh viết xong tôi yêu cầu phụ huynh chụp hình bài viết gửi lại cho tôi để tôi sửa chửa các lỗi ( nếu có ).
Tôi cũng thực hiện quy trình tương tự như quy trình dạy phần nét cơ bản cho phần học chữ cái. Chuyển sang phần học vần tôi hướng dẫn học sinh cách phân tích phần, cách nhận biết âm chính và âm cuối, hướng dẫn đọc ghép mô hình tiếng chứa vần, đọc trơn từ khóa. Tôi phát cho mỗi em một bảng âm vần để các em học thuộc ở lớp cũng như ở nhà.
 Bảng âm vần cho các em học ở nhà
Đối với các em chậm tôi quan tâm nhiều hơn, nếu các em phát âm sai, tôi phát âm lại 2- 3 lần cho học sinh phát âm theo. Tôi cũng cần rèn các em kỹ năng nghe, học sinh nghe tốt sẽ đọc được chính xác. 
Một số em còn phát âm sai do các nguyên nhân như nói ngọng, tật bẩm sinh, nói lắp,hoặc do cách phát âm của địa phương học sinh hình thành thói quen, hiện tại lớp tôi có một số em phát âm âm “th” thành “thời”, “nh” thành “nhời”.
Đối với những âm vần, tiếng dễ lẫn tôi so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm, yêu cầu các em phát âm lại cho chính xác.
* Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thao tác trên bộ đồ dùng Tiếng Việt:	
	Lứa tuổi Tiểu học nhất là học sinh lớp Một thì việc thực hành rất quan trọng, các em còn nhỏ nên rất mau quên, tôi cho các em thực hành nhiều hơn để giúp các em nhớ lâu hơn:
+ Tôi yêu cầu học sinh lấy bảng chữ và bảng cài trong bộ đồ dùng học Tiếng Việt, các em thực hành lấy âm chữ vừa học cài vào bảng cài và tự ghép với các âm chữ khác đã học tạo tiếng mới có mang âm vần vừa học. Ngay từ những buổi đầu học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid 19 tôi cũng thường xuyên hướng dẫn các em cách sử dụng bảng chữ và bảng cài trong việc tìm tiếng từ mới và mỗi buổi học trực tuyến âm vần mới tôi đều yêu cầu các em thực hiện, nếu các em chưa biết cách cài bảng cài hoặc chưa biết cách ghép tôi nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm các em.
Học sinh ghép tiếng, từ mang vần mới học
+ Tôi yêu cầu các em đọc tiếng từ mình vừa ghép được trước lớp.
	+ Tôi hướng dẫn các em từ tiếng từ vừa tìm được phát triển thành câu, việc nói câu sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ.
	* Biện pháp 4: Phân nhóm học sinh:
	Việc phân nhóm này được thực hiện trong quá trình các em học trực tuyến và ngay sau 1 tuần học sinh đến trường học trực tiếp, tôi khảo sát lại các em và phân thành 3 nhóm:
	- Nhóm 1: Những học sinh đọc tốt.
	- Nhóm 2: Những học sinh đọc còn chậm, còn đánh vần.
	- Nhóm 3: Những học sinh chưa đọc được, chưa nhớ chữ cái.
 Việc phân chia nhóm giúp tôi biết được học sinh ở mức đọc nào để thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” – em đọc tốt và em đọc chậm hơn hoặc em chưa nhớ chữ cái sẽ được sắp xếp ngồi cùng bàn để hỗ trợ nhau cùng tiến bộ, tôi cũng có phương hướng rèn thêm ở các tiết học. 
 Tôi chú ý nhiều hơn đến các em chậm, hay quên, tôi nhẹ nhàng động viên các em hãy cố gắng chắc chắn sẽ làm được. Mỗi ngày mỗi kiểm tra nếu các em có tiến bộ dù là nhỏ nhất tôi cũng khen ngợi, động viên tạo động lực cho các em. Tôi vẫn thường xuyên kiểm tra các em đọc tốt chứ không bỏ qua, tôi chuẩn bị sẵn các phần quà và treo giải, em nào đọc tiến bộ sẽ được thưởng các đồ dùng học tập, bánh kẹođể các em thích thú hơn.
Nếu em nào không nhớ âm không đọc được thì tôi đọc mẫu cho các em đọc theo, nhắc nhở lắng nghe bạn và cô đọc rồi đọc theo cho nhớ. Tôi luôn động viên, khích lệ kịp thời dù là những tiến bộ nhỏ nhất để tạo động lực giúp các em cố gắng trong học tập.
	*Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học, vận dụng các chuyên đề đã được tập huấn:
	Tôi chuẩn bị bài giảng trình chiếu có kèm tranh, ảnh, video trong các giờ Tiếng Việt – Học vần giúp học sinh nhớ vần và từ tốt hơn.
	Tôi vận dụng các chuyên đề áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới như chuyên đề dạy Tiếng Việt theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chuyên đề học thông qua chơinhằm tạo điều kiện cho học sinh được thao tác, được thực hành nhiều trong tiết học, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Ứng dụng CNTT vào bài giảng Tiếng Việt
 Tôi rất chú trọng việc tổ chức học thông qua chơi cho học sinh, giúp học sinh vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được trải nghiệm, khám phá, được giải trí vừa góp phần phát triển kỹ năng đọc. Tôi thiết kế nhiều trò chơi như: đào vàng, giải cứu cá voi, giải mật thư
Ví dụ: Ở bài “Ôn tập và kể chuyện” trang 48 sách Tiếng Việt tập 1: Thay vì đưa sẵn các chữ cái như trong sách giáo khoa tôi chuẩn bị sẵn các chiếc hộp và tổ chức cho các em chơi trò “Chiếc hộp bí mật”, cho học sinh thực hiện theo nhóm, các em chọn ngẫu nhiên các chữ cái, tự đọc rồi tự ghép các chữ cái tạo tiếng từ và đọc trong nhóm cho bạn nghe.
Hoặc ở bài học vần bài vần ao – eo trang 71: Tôi không đưa ra sẵn các từ để luyện đọc mà tôi đưa ra trò chơi “ Chiếc hộp bí mật” hoặc trò “giải cứu cá voi” cho học sinh tự tìm ra các từ luyện đọc.
Việc vận dụng trò chơi giúp các em hào hứng hơn, tiết học không bị nhàm chán khi giáo viên đưa sẵn từ yêu cầu học sinh đọc. Học sinh được nhận các phần quà nhỏ khi trả lời đúng.
Học sinh tham gia trò chơi học tập
	* Biệp pháp 6: Phối hợp cùng cha mẹ học sinh:
	- Đầu năm học, ngay từ buối họp cha mẹ học sinh đầu năm qua phần mềm google meet, tôi chia sẻ với phụ huynh về những đổi mới của chương trình, cách dạy con đánh vần. Đối với các em nào còn hạn chế, tôi dành ít phút cuối buổi học để gặp gỡ phụ huynh và trao đổi về khả năng đọc của con. Để từ đó phụ huynh học sinh có kế hoạch hướng dẫn con ôn bài ở nhà.
	 Tôi kiểm tra đọc các em thường xuyên, vào ngày chủ nhật mỗi tuần khi các em còn học trực tuyến tôi điện thoại video call cho từng em đọc một đoạn bất kì mà tôi chuẩn bị trước, nếu em nào đọc còn hạn chế tôi trao đổi ngay tại thời điểm đó để phụ huynh biết khả năng đọc của con và có biện pháp kèm cặp.
	Đến giai đoạn học trực tiếp, tôi cho các em đọc một đoạn ngắn bất kì mà các em chưa học tới để tránh tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng. Một số em quá chậm không theo kịp bạn thì tôi kèm riêng vào đầu giờ hoặc bất kì thời gian nào trống.
	Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh giúp các em có góc học tập ở nhà, tạo thói quen biết ngồi vào bàn học đúng giờ, gợi ý phụ huynh phân bố thời gian hợp lý để các em được học ở nhà đúng giờ giấc, đảm bảo sức khỏe tốt giúp các em phát triển về trí tuệ và thể lực.
Đối với các em chưa được sự quan tâm tích cực từ phía phụ huynh tôi thường xuyên liên lạc trao đổi với phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu rõ vai trò của mình, đối với các em tiếp thu chậm, mau quên thì việc phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn con học ở nhà là vô cùng cần thiết.
Phụ huynh hướng dẫn con học ở nhà
3.Hiệu quả mang lại:
- Qua một thời gian áp dụng tôi thấy các em đọc có tiến bộ hơn, hết giai đoạn học vần các em đã nắm được hết các âm vần, các em biết đánh vần, đọc trơn đoạn đọc, bước sang học kì 2 một số em đã đọc trơn bài tập đọc với tốc độ rất tốt, các em chậm chưa theo kịp các bạn do không học trực tuyến nay đã biết cách đánh vần và đọc trơn dù tốc độ đọc em còn chưa đảm bảo ( trừ 2 em học sinh học hòa nhập ).
Tôi đã kiểm tra và thống kê kết quả đạt được đến giữa học kì II như sau:
Mức độ đọc đạt được
Số lượng
Tỉ lệ
Điểm 9 – 10
15
48.4 %
Điểm 7 – 8
8
25.8%
Điểm 5 – 6
6
19.3%
Điểm dưới 5
2
6.5%
	Mặc dù kết quả chưa được thật cao như mong đợi nhưng đối với tôi đó là cả quá trình cố gắng của cô trò và cả phụ huynh học sinh. 
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình áp dụng “Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một ”
4. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: 
x
 Chỉ có hiệu quả trong phạm vi đơn vị áp dụng. 
x
 Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận/huyện/sở/ngành/
tập đoàn/tổng công ty.. theo chứng cứ đính kèm. 
 Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm
Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. 
 Đơn vị áp dụng Cần Giờ, ngày 19 tháng 5 năm 2022
 Trường Tiểu học An Nghĩa Người yêu cầu công nhận	 
 Nguyễn Thị Bích Trâm
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_doc_trong_giai_d.docx