Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh biết sử dụng mô hình so sánh khi làm bài văn tả cây cối

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh biết sử dụng mô hình so sánh khi làm bài văn tả cây cối

Tóm tắt đề tài

 Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tầm quan trọng trong tất cả các môn học vì chúng quyết định về nhiều mặt. Trong tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm: Lịch sử, Địa lí, Toán, và các phân môn khác của Tiếng việt.

 Trong quá trình giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy học sinh đã biết làm văn nhưng chưa hay. Các em ít khi dùng các mô hình so sánh khi làm các bài văn dạng miêu tả, đặc biệt là văn tả cây cối. Chính vì vậy, chất lượng bài văn chưa cao. Dẫn đến việc cảm thụ những bài thơ có hình ảnh so sánh chưa hay. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đều mong muốn nâng cao dần kết quả bài làm văn của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi giáo viên đều mong học sinh biết làm văn đạt yêu cầu, đến mức độ viết văn hay và sáng tạo. Song bản thân mỗi giáo viên chưa thật sự đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao chất lượng bài làm văn chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài văn chưa cao là do giáo viên chưa mạnh dạn hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp so sánh, nhân hoá. Vì ai cũng nghĩ rằng, kiến thức đó, lên cấp THCS các em sẽ được hiểu rõ hơn. Mặt khác, nhiều thầy cô nghĩ rằng không nên giới thiệu cho học sinh biết sớm về khái niệm “ phép tu từ so sánh”. Mặc dù biện pháp so sánh đã được giới thiệu khá nhiều trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 3. Hơn nữa, trong các bài tập đọc lớp 5, có nhiều bài văn, bài thơ sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh và nhân hoá. Khi trả lời câu hỏi, các em vẫn có thể tìm được mô hình so sánh. Điều này cho thấy, nếu chúng ta thường xuyên giới thiệu và cung cấp các mô hình so sánh và cho các em thực hành đặt câu, viết đoạn, viết bài văn có sử dụng biện pháp so sánh thì chắc chắn chất lượng các bài văn mêu tả sẽ hay hơn.

 Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5 Tắp - Trường Tiểu học số 2 Bảo Hà, thực tế sau khi khảo sát chất lượng bài văn tả cảnh, hầu hết các em ít sử dụng hình ảnh so sánh trong bài làm của mình. Do vậy, điểm kiểm tra chưa cao. Mặc dù một số em đã biết dùng từ đặt câu, biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm khi làm làm văn, nhưng bài làm của các em chưa hay, chưa có sự sáng tạo do thiếư các hình ảnh so sánh. Do vậy đã mạnh dạn cung cấp các mô hình so sánh như: A như B; A hơn B; A bằng B; A là B cho các em áp dụng khi làm văn ôn tập tả cây cối. Kết quả đạt được cũng tương đối khả quan. Hầu hết các em đều biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm bài. Chất lượng bài văn cũng được nâng cao. Học sinh có hứng thú hơn khi học môn học này.

 Do điểm trường Tắp chỉ có 1 lớp 5 nên việc nghiên cứu đề tài không thực hiện được trên 2 đối tượng. Các lớp 5 ở các điểm trường khá xa trung tâm nên việc áp dụng nghiên cứu trên 2 lớp 5 là không tương đồng. Chính vì vậy, tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên đối tượng lớp tôi giảng dạy. Bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài.

 Tuy nhiên, kết quả áp dụng đề tài này cũng tương đối khả quan. Đề tài đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả hội thi các cấp. Kết quả sau thực nghiệm cao hơn kết quả trước thực nghiệm. Trung bình điểm kiểm tra tập làm văn trước thực nghiệm là 6 điểm. Điểm kiểm tra sau thực nghiệm là 8 điểm. Kết quả Kiểm chúng t-test cho thấy p = 0,0 4 < 0,05="" và="" smd="1,71." có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" điểm="" trung="" bình="" sau="" thực="" nghiệm="" và="" điểm="" trung="" bình="" trước="" thực="" nghiệm.="" điều="" đó="" chứng="" minh="" rằng="" việc="" cung="" cấp="" các="" mô="" hình="" so="" sánh="" và="" hướng="" dẫn="" học="" sinh="" biết="" sử="" dụng="" mô="" hình="" so="" sánh="" khi="" làm="" văn="" đã="" nâng="" cao="" chất="" lượng="" bài="" văn.="" đồng="" thời="" góp="" phần="" nâng="" cao="" kết="" quả="" môn="" tiếng="">

 

doc 14 trang cuonglanz2a 9665
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh biết sử dụng mô hình so sánh khi làm bài văn tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Tóm tắt đề tài
	 Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tầm quan trọng trong tất cả các môn học vì chúng quyết định về nhiều mặt. Trong tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm: Lịch sử, Địa lí, Toán, và các phân môn khác của Tiếng việt.
 Trong quá trình giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy học sinh đã biết làm văn nhưng chưa hay. Các em ít khi dùng các mô hình so sánh khi làm các bài văn dạng miêu tả, đặc biệt là văn tả cây cối. Chính vì vậy, chất lượng bài văn chưa cao. Dẫn đến việc cảm thụ những bài thơ có hình ảnh so sánh chưa hay. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đều mong muốn nâng cao dần kết quả bài làm văn của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi giáo viên đều mong học sinh biết làm văn đạt yêu cầu, đến mức độ viết văn hay và sáng tạo. Song bản thân mỗi giáo viên chưa thật sự đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao chất lượng bài làm văn chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài văn chưa cao là do giáo viên chưa mạnh dạn hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp so sánh, nhân hoá. Vì ai cũng nghĩ rằng, kiến thức đó, lên cấp THCS các em sẽ được hiểu rõ hơn. Mặt khác, nhiều thầy cô nghĩ rằng không nên giới thiệu cho học sinh biết sớm về khái niệm “ phép tu từ so sánh”. Mặc dù biện pháp so sánh đã được giới thiệu khá nhiều trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 3. Hơn nữa, trong các bài tập đọc lớp 5, có nhiều bài văn, bài thơ sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh và nhân hoá. Khi trả lời câu hỏi, các em vẫn có thể tìm được mô hình so sánh. Điều này cho thấy, nếu chúng ta thường xuyên giới thiệu và cung cấp các mô hình so sánh và cho các em thực hành đặt câu, viết đoạn, viết bài văn có sử dụng biện pháp so sánh thì chắc chắn chất lượng các bài văn mêu tả sẽ hay hơn.
 Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5 Tắp - Trường Tiểu học số 2 Bảo Hà, thực tế sau khi khảo sát chất lượng bài văn tả cảnh, hầu hết các em ít sử dụng hình ảnh so sánh trong bài làm của mình. Do vậy, điểm kiểm tra chưa cao. Mặc dù một số em đã biết dùng từ đặt câu, biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm khi làm làm văn, nhưng bài làm của các em chưa hay, chưa có sự sáng tạo do thiếư các hình ảnh so sánh. Do vậy đã mạnh dạn cung cấp các mô hình so sánh như: A như B; A hơn B; A bằng B; A là Bcho các em áp dụng khi làm văn ôn tập tả cây cối. Kết quả đạt được cũng tương đối khả quan. Hầu hết các em đều biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm bài. Chất lượng bài văn cũng được nâng cao. Học sinh có hứng thú hơn khi học môn học này.
 Do điểm trường Tắp chỉ có 1 lớp 5 nên việc nghiên cứu đề tài không thực hiện được trên 2 đối tượng. Các lớp 5 ở các điểm trường khá xa trung tâm nên việc áp dụng nghiên cứu trên 2 lớp 5 là không tương đồng. Chính vì vậy, tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên đối tượng lớp tôi giảng dạy. Bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài.
 Tuy nhiên, kết quả áp dụng đề tài này cũng tương đối khả quan. Đề tài đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả hội thi các cấp. Kết quả sau thực nghiệm cao hơn kết quả trước thực nghiệm. Trung bình điểm kiểm tra tập làm văn trước thực nghiệm là 6 điểm. Điểm kiểm tra sau thực nghiệm là 8 điểm. Kết quả Kiểm chúng t-test cho thấy p = 0,0 4 < 0,05 và SMD = 1,71. Có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình sau thực nghiệm và điểm trung bình trước thực nghiệm. Điều đó chứng minh rằng việc cung cấp các mô hình so sánh và hướng dẫn học sinh biết sử dụng mô hình so sánh khi làm văn đã nâng cao chất lượng bài văn. Đồng thời góp phần nâng cao kết quả môn Tiếng Việt.
	 2. Giới thiệu
	 2.1. Hiện trạng
	Môn tập làm văn ở lớp 5 giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập nói chung, chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng. Hầu hết các kiến thức trong phân môn Tập làm văn đều được mở rộng hơn hoặc ôn lại nội dung kiến thức ở lớp 4. Chính vì vậy học sinh có thể nâng cao và mở rộng hơn nữa trong quá trình làm văn miêu tả.
	Học sinh lớp 5 có khả năng nhận thức tốt hơn, có khả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận và thâu tóm những hình ảnh vào trí nhớ và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới. Gần như đa số các em đã biết sử dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho chọn ý, các em lĩnh hội nhanh và biết sử dụng các 
biện pháp tu từ để đưa vào bài tập làm văn của mình. 
Trường Tiểu học số 2 Bảo Hà là một trường thuộc trường khó khăn của xã miền núi. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên phụ huynh ít quan tâm tới việc học của con em mình. Do vậy việc phối hợp giữa gia đình và Nhà trường trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây nhà trường đã chú trọng tới công tác đào tạo chất lượng mũi nhọn. Kết quả đạt được tương đối khả quan. Học sinh giỏi các cấp được nâng lên như học sinh Giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Tuy nhiên khả năng làm văn cảm thụ của các em còn chưa hay.
 Năm học 2013- 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5 Tắp - điểm trường trung tâm. Tổng số học sinh: 19 em. Trong đó, Dân tộc: 17 em, Nữ dân tộc: 11 em.
 Đối với học sinh, vì nhiều điểm trường nằm trong vùng khó khăn. Phần lớn các em là người dân tộc thiểu số, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế nên việc tiếp thu bài giảng là rất khó. Hơn nữa, có tới 90% là con em thuộc hộ nghèo và thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Các em được học 2 buổi/ngày nhưng khả năng tiếp thu kiến thức nâng cao còn hạn chế. Ban đầu hầu hết các em đều không có hứng thú với phân môn tập làm văn. Các em chưa có kỹ năng lập dàn ý chi tiết cho một bài văn. Khi làm bài, nhiều em chưa biết diễn đạt. Câu văn còn rời rạc, lời văn chưa có hình ảnh. Do vậy điểm môn tập làm văn chưa cao. 	
 2.2. Giải pháp thay thế
	 Để thay đổi hiện trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 5, tôi đã chủ động nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm văn tả cây cối ”, nhằm cung cấp cho các em một số mô hình so sánh. Học sinh biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cây cối nói riêng. Từ đó giúp các em có hứng thú với môn học. Khi đã biết viết một bài văn hay và sinh động, các em sẽ thêm yêu thiên nhiên, cây cối. Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Từ đó rèn luyện cho mình kỹ năng sống. Kỹ năng phát triển ngôn ngữ ừa tư duy khoa học cũng như óc quan sát.
 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
	 Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập làm văn đã có nhiều bài viết liên quan. Vấn đề nghiên cứu về biện pháp so sánh trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học cũng đã có không ít tác giả đề cập đến.
 - Một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn miêu tả ở lớp 4 ( Đặng Thị Sóng - GV Trường Tiểu học Nguyễn Du, Tân Phú, Đồng Nai.)
 - Phương pháp dạy phép tu tù so sánh ở lớp 3 ( Lê Thị Hạnh - Đại học Vinh)
 - Nâng cao hiêụ quả dạy văn miêu tả ở lớp 4 và lớp 5 ( GV Nguyễn Văn Thống Nhất - GV trường Tiểu học Trường Xuân 1- Tháp Mười - Đồng Tháp).
	Các đề tài này đều quan tâm tới việc rèn cho học sinh biết làm văn hay, cảm thụ tốt. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu vào việc nghiên cứu hướng dẫn học sinh biết sử dụng các mô hình so sánh trong văn tả cây cối ở lớp 5. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, để hướng cho học sinh có kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh một cách thường xuyên và thành thạo hơn. Nâng cao chất lượng các bài tập làm văn tả cây cối ở khối lớp 5.
 2.4.Vấn đề nghiên cứu
	 Nâng cao chất lượng bài văn tả cây cối ở lớp 5 thông qua việc hướng dẫn các em biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm bài. Vậy chất lượng các bài văn có được nâng cao hay không?
 2. 5. Giả thuyết nghiên cứu 
Việc cung cấp các mô hình so sánh cho học sinh và hướng dẫn các em biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm văn miêu tả nói chung, văn tả cây cối nói riêng đã làm tăng chất lượng các bài viết. Qua đó, học sinh thêm yêu cây cối, thiên nhiên, thêm yêu môi trường sống xung quanh các em. Đặc biệt kết quả môn Tiếng Việt cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Chất lượng các bài văn cảm thụ cũng được nâng cao. 
	 3. Phương pháp
 3.1.Khách thể nghiên cứu
 Vì điểm trường Trung tâm chỉ có 1 lớp 5, nên tôi nghiên cứu trên 2 nhóm đối 
tượng học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy.
Lớp 5 Tắp có 19 em. Nữ: 11em. Dân tộc: 17 em. Các em là người dân tộc Tày.
 * Giáo viên: Hoàng Thị Đặng - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 Tắp Trường Tiểu học số 2 Bảo Hà trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
 *Học sinh: 5 học sinh thuộc các tổ 1 của lớp 5 Tắp (Nhóm thực nghiệm) và 5 học sinh thuộc các tổ 2 của lớp 5 Tắp (Nhóm đối chứng).
 Cả 2 nhóm đều có những nét tương đồng về số lượng, trình độ học tập.
 Kết quả học tập năm học 2012- 2013
Lớp
Số HS
Kết quả năm học
2012 - 2013
Tổng số
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
5 Tắp
19
8
11
3
5
10
1
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy có 50% số học sinh khá, giỏi có ý thức soạn bài và làm bài tập về nhà thường xuyên và rất tích cực. Các em tương đối nhanh nhẹn, hoạt bát và có khả năng thuyết trình trước lớp. Hầu hết các em có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. Điều này rất có lợi trong việc hướng dẫn học sinh biết lập kế hoạch học tập cho bản thân.
	 Mặt khác, một số phụ huynh rất quan tâm tới việc học của con em mình. Do vậy giáo viên dễ dàng thu thập thông tin của học sinh qua phụ huynh và đó là điều kiện tương đối thuận lợi khi áp dụng đề tài này.
	Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi còn gặp không ít những khó khăn. Ngoài những em mạnh dạn tự tin thì còn một số em nhút nhát, nói nhỏ, ít tham gia các hoạt động của lớp. Đặc biệt lớp tôi có 1 em là học sinh cá biệt của lớp, là em học sinh nữ. Em chưa chú ý học, thường xuyên mắc lỗi, không nghe lời cô giáo. Nhiều em chưa có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. Bên cạnh những khó khăn đó còn có một khó khăn đó là, phần lớn các em là học sinh thuộc hộ nghèo và ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Mặt khác, nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình. Do vậy chất lượng học tập của các em chưa cao. 
 3.2.Thiết kế
Tôi dùng Thiết kế 4 - kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên của lớp 5 Tắp trường TH số 2 Bảo Hà. 
 Tôi căn cứ vào kết quả khảo sát môn Tiếng Việt đầu năm học của lớp 5 Tắp. Ban Giám hiệu ra đề và chọn ra các nhóm ngẫu nhiên là các học sinh thuộc các tổ 1, (nhóm thực nghiệm) và các học sinh thuộc các tổ 2, (nhóm đối chứng) là tương đương nhau. Tôi thực hiện tác động bằng cách cung cấp các mô hình so sánh và hướng dẫn các em biết sử dụng các mô hình so sánh khi làm văn tả cây cối. 
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Sử dụng mô hình so sánh
01
Đối chứng
Không sử dụng mô hình so sánh
02
 3.3.Quy trình nghiên cứu
	 Đối với nhóm thực nghiệm, trong các tiết thực hành lập dàn ý chi tiết cho bài văn, tôi cung cấp cho các em các mô hình so sánh. Các mô hình: A như B; A giống B; A là B.Sau đó cho các em tự phát hiện các hình ảnh so sánh trong các bài tập đọc lớp 5 và một số đoạn văn, bài văn mẫu. Tôi gợi ý cho các em nêu được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của các bài văn, bài thơ có sử dụng hình biện pháp so sánh. Đồng thời cho học sinh tiến hành tự đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng một số mô hình so sánh vừa được học. Sau đó, các em tự phát hiện ra tác dụng của việc sử dụng hình ảnh so sánh đối với đoạn văn mình làm.
 Nhóm học sinh thực nghiệm sẽ được trao đổi, bàn luận với nhau về kỹ năng sử dụng các mô hình so sánh khi làm bài văn miêu tả. Từ đó các em học hỏi nhau những kinh nghiệm, những ý văn hay và giàu hỉnh ảnh. Điều đó sẽ giúp học sinh làm văn hay hơn, có hứng thú học tập hơn.
 3.4. Đo lường
 Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động kết quả học tập của nhóm thực nghiệm qua đề kiểm tra giữa kì II của 2 nhóm do nhà trường ra đề và kiểm tra 
khách quan với tác động thực nghiệm của tôi.
 Sau khi tiến hành kiểm tra, tổ chuyên môn tiến hành chấm bài theo đáp án của nhà trường và thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy, học sinh đã có kỹ năng sử dụng mô hình so sánh. Các em đã hiểu về tác dụng của biện pháp này.
 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.
 Tôi dựa vào kết quả kiểm tra tập làm văn giữa học kỳ II của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng làm cơ sở để so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Tôi lựa chọn ngẫu nhiên 5 bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm và 5 bài kiểm tra của nhóm đối chứng. Sau khi xử lý số liệu, kết quả đạt được như sau:
SO SÁNH BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình
7
8,2
Độ lệch chuẩn
0,7
0,8
Giá trị p của T-test
0,040773
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
1,71
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 8,2; điểm trung bình của nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng 1,2 điểm. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng môn Tập làm văn đã tăng lên đáng kể.
Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm 0,8 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.
Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,04 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát giữa 2 nhóm là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD là 1,71 
	Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị chuẩn SMD = 1,71 cho thấy 
mức độ ảnh hưởng của việc cung cấp và hướng dẫn học sinh biết sử dụng mô hình so sánh khi làm văn có tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
 Giả thuyết của đề tài “ Biện pháp giúp học sinh sử dụng các mô hình so sánh khi làm văn tả cây cối ở lớp 5 ” đã được kiểm chứng.
 * Hạn chế: 
 Nghiên cứu đề tài này là giải pháp khá tốt thúc đẩy chất lượng học tập môn Tiếng Việt. Tuy nhiên do điểm trường trung tâm của trường Tiểu học số 2 Bảo Hà chỉ có duy nhất 1 lớp 5, nên việc sử dụng thiết kế 4 chưa thật sự hợp lý. Bởi vì đề tài chỉ tác động lên một nhóm đối tượng của lớp. Trong khi đó, chất lượng của lớp cần phải được tác động đồng đều và hợp lý. Thiết nghĩ, để tài này sử dụng thiết kế 1 để tác động sẽ hợp lý hơn. Nhưng thiết kế 1 lại quá đơn giản, có một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá trị của dữ liệu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính ưu việt của đề tài.
 Do thời gian áp dụng đề tài còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa thật sự ham thích học Phân môn Tập làm văn.Chính vì vậy quá trình tác động lên đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để hướng dẫn nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng sẽ không được giáo viên thường xuyên hướng dẫn. Điểu này ảnh hưởng tới chất lượng các bài văn tả cây cối là không đồng đều.
	5. Kết luận và khuyến nghị
 5.1. Kết luận
 Nâng cao chất lượng các bài văn thông qua việc hướng dẫn học sinh sử dụng các mô hình so sánh khi làm văn, chất lượng các bài văn miêu tả nói chung, các bài văn tả cây cối nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Dồng thới kết quả môn Tiếng Việt đã có sự chuyển biến rõ nét.
 Học sinh không những biết sử dụng biện pháp so sánh trong khi làm văn mà các em còn biết sử dụng biện pháp này khi giao tiếp, trao đổi và chia sẻ với bạn bè. Đồng thời các em đã tạo cho mình kinh nghiệm sử dụng mô hình so sánh khi làm bất kỳ dạng văn nào. Học sinh có hứng thú học tập. Điều này giúp các 
em tiến bộ hơn trong học tập.
 5.2. Khuyến nghị 
Đối với tổ chuyên môn: Cần tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ về nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao môn Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ. Tích cực kiểm tra đánh giá theo định kỳ trong một năm học.
	Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Tích cực tham khảo và giải các bài tập Toán và Tiếng Việt nâng cao theo phương pháp Tiểu học. Tham gia viết bài điện tử để củng cố kỹ năng viết văn của bản thân mình.
	Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng quan tâm, chia sẻ. Tất cả các giáo viên đều có thể thực hiện được nếu có sự quyết tâm và kiên trì để nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Tổ chức các buổi hội thảo về chủ đề “Em yêu tiếng Việt”. Các cuộc thi “Văn hay chữ tốt”. Tạo cho các em hứng thú học tập. Đồng thời thúc đẩy phong trào học tập các môn nói chung và khả năng cảm thủ văn của các em cũng tốt hơn.
	Do nghiên cứu và áp dụng đề tài trong thời gian ngắn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và cấp trên đóng góp ý kiến để để tài hoàn thiện hơn.
 Người viết
 Hoàng Thị Đặng Nguyễn Thị Bích Hiệp
6. Tài liệu tham khảo
 - Một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn miêu tả ở lớp 4 (Đặng Thị Sóng - GV Trường Tiểu học Nguyễn Du, Tân Phú, Đồng Nai.)
 - Phương pháp dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 (Lê Thị Hạnh - Đại học Vinh)
 - Nâng cao hiêụ quả dạy văn miêu tả ở lớp 4 và lớp 5 (GV Nguyễn Văn Thống Nhất - GV trường Tiểu học Trường Xuân 1- Tháp Mười - Đồng Tháp).
	7. Phụ lục
KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
NĂM HỌC: 2013- 2014
GIÁ TRỊ
NHÓM THỰC NGHIỆM
NHÓM ĐỐI CHỨNG
Họ tên
Điểm
Họ tên
Điểm
Nguyễn Hoàng Anh
9
Hoàng Văn Tùng
7
Ngô Mạnh Quyền
9
Lộc Thị Tuyết
6
Hoàng Thảo Nhi
8
Triệu Thị Lan
8
Hoàng Thị Nga
8
Lự Thanh Vân
7
Hoàng Thị Nhu
7
Hoàng Thuỳ Dung
7
Mốt
9
7
GTTB
8,2
7
Độ lệch chuẩn
0.83666
0,70711
Giá trị p
0,040773
ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
PHIẾU ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
	 Họ tên: .
 Lớp: .
 Em hãy đánh dấu vào ý em lựa chọn
1. Dữ liệu thuộc về kỹ năng hoặc hành vi
Cấp độ
Nội dung
Tìm hiểu các mô hình so sánh
1. Khi gặp một bài văn hoặc bài thơ có hình ảnh so sánh, em sẽ:
 ¨ Không thấy hay ¨ Tìm hiểu mô hình so sánh
 ¨ Thấy bình thường ¨ Thấy cái hay của hình ảnh so sánh
 ¨ Học thuộc mô hình so sánh
2. Khi làm văn, em sẽ sử dụng mô hình so sánh mấy lấn?
 ¨ 1 lần ¨ 2 đến 3 lần 
 ¨ 4 đến 5 lần ¨ Không sử dụng lần nào 
Cách học
1. Khi làm văn, em sử dụng mô hình so sánh nào nhiều nhất?
 ¨ A như B ¨ A là B 
 ¨ A giống như B ¨ A hơn B
2. Khi tìm hình ảnh so sánh trong một đoạn văn, đoạn thơ, em sẽ:
 ¨ Đọc kỹ và tìm hình ảnh so sánh ¨ Đọc lướt xác định mô hình so sánh 
 ¨ Đọc và xác định cái hay của văn bản khi sử dụng mô hình so sánh 
2. Dữ liệu thuộc về thái độ :
Cấp độ
Nội dung
Cảm tính
1. Hãy cho biết sự đồng tình của em khi thấy (cô) dạy mô hình so sánh khi làm văn:
 ¨ Rất đồng ý ¨ Đồng ý ¨ Bình thường 
 Không đồng ý ¨ Rất không đồng ý ¨
2. Khi học có dạng bài văn cần sử dụng nhiều hinh ảnh so sánh, em thấy thế nào ?
 ¨ Rất thích ¨ Thích ¨ Bình thường 
 Không thích ¨ Rất không thích ¨
Tần suất
1. Theo em nên dành cho đối thượng học sinh nào sử dụng mô hình so sánh khi làm văn? :
 ¨ Tất cả học sinh ¨ Phần lớn các bạn học sinh 
 ¨ Một số bạn kh ¨ Một số ít bài học 
 ¨ Không dạy cho bạn nào 
2.Ý kiến của em như thế nào nếu dạy cho một nhóm học sinh khá, giỏi: 
 ¨ Rất đồng ý ¨ Đồng ý ¨ Bình thường 
 ¨ Không đồng ý ¨ Rất không đồng ý 
Tình cảm
1. Khi được học thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy mô hình so sánh và dạy cảm thụ văn học, em thấy:
 ¨ Rất hào hứng ¨ Hào hứng ¨ Bình thường 
 ¨ Không hào hứng ¨ Rất không hào hứng
2. Khi được chọn tham gia ôn thi học sinh giỏi em thấy:
 ¨ Rất ham mê ¨ Ham mê ¨ Bình thường 
 ¨ Không ham mê ¨ Rất không ham mê 
Hành vi
1. Đọc những bài văn mẫu có hình ảnh so sánh, em tham gia bài giảng như thế nào ? 
 ¨ Hăng say phát biểu ¨ Tích cực phát biểu 
 ¨ Bình thường ¨ Thỉnh thoảng phát biểu 
 ¨ Không phát biểu 
2.Khi nghe thầy, cô nói tiết sau ta sẽ học một mô hình so sánh mới, em sẽ:
 ¨ Vào mạng tìm tư liệu ¨ Chuẩn bị kỹ theo SGK 
 ¨ Chuẩn bị như mọi ngày ¨ Không chuẩn bị 
 ¨ Không quan tâm 
Lý tính
1. Thầy cô được bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao giúp thầy( cô): 
 ¨ Dạy tốt hơn 
 ¨ Trao đổi với nhau những kinh nghiệm giảng dạy 
 ¨ Bồi dưỡng đội học sinh giỏi của lớp tiến bộ hơn 
 ¨ Dạy thường . 
 ¨ Không làm gì cả 2.Mỗi khi làm bài văn cần sử dụng hình ảnh so sánh nâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_biet_su_dung_m.doc
  • docBIA, MUC LUC.doc
  • docDO LUONG VA THU THAP SO LIEU.doc
  • docDON YEU CAU CONG NHAN.doc
  • docPHIEU DIEU TRA HOC SINH.doc