Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Tĩnh gia I

Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Tĩnh gia I

Môn giáo dục công dân đã được khẳng định là một môn khoa học góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải trái, tôn trọng bản thân và người khác; biết trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, vị tha

Đặc biệt kiến thức của môn học còn giúp hình thành và phát triển kĩ năng sống cơ bản để vững bước vào đời : có ý thức tổ chức kỉ luật, có thái độ đúng đắn trong nhận thức và chấp hành pháp luật. Thế nhưng từ trước tới nay vì nhiều lý do khác nhau mà việc dạy và học môn này vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng , hiệu quả chưa cao:

Học sinh không nhận thức hết tầm quan trọng của môn học coi đây là môn phụ cho nên không quan tâm, hờ hững, học vẹt, đối phó thi cử thì quay cóp, tài liệu. Một số giáo viên dưới sự tác động của các yếu tố khách quan đã không quan tâm đến việc đầu tư bài dạy hoặc sử dụng phương pháp cũ, thiếu kiến thức thực tế đã dẫn đến bài học trở nên khô khan, nặng nề gây cho học sinh tâm lý mệt mỏi, chán nản, thụ động. Hơn nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng kiến thức môn học khá nặng với học sinh, đặc biệt là các em khối 10. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để khẳng định được vai trò, vị trí của môn học? Giáo viên giảng dạy bộ môn cần phải làm gì để góp phần cải thiện thực trạng trên? Câu hỏi đó đặt ra có lẽ không phải chỉ là nỗi trăn trở của riêng bản thân tôi.

 

doc 17 trang thuychi01 6903
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Tĩnh gia I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ÐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO 
GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
 TRƯỜNG THPT TĨNHGIA I
Người thực hiện: 	Đỗ Thị Hà
Chức vụ: 	Giáo viên - TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân 
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC Trang
1. Mở đầu .2
1.1. Lý do chọn đề tài ......2
1.2. Mục đích nghiên cứu...................... ................................................ .........2
1.	3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1. 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
2. Nội dung của sáng kiến.....................................................................................3
.Cơ sở lý luận................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề...............3
Một số biện pháp...5
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp .......................................................................5
 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.....5
 2.3.3. Sử dụng BĐTD vào dạy bài mới........6
 2.3.4. Sử dụng BĐTD vào việc củng cố kiến thức... . ..8
 2.3.5. Sử dụng bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà............8
 2.4.6. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ...........11
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......... .... ....13
2.4.1. Chất lượng đạt được bằng điểm số ......................................................13
2.4.2. Tình cảm thái độ học sinh ...................................................................13
3. Kết luận, kiến nghị......14
Kết luận....14
Kiến nghị ........ 14
Những từ viết tắt..15
Tài liệu tham khảo...16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn giáo dục công dân đã được khẳng định là một môn khoa học góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải trái, tôn trọng bản thân và người khác; biết trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, vị tha
Đặc biệt kiến thức của môn học còn giúp hình thành và phát triển kĩ năng sống cơ bản để vững bước vào đời : có ý thức tổ chức kỉ luật, có thái độ đúng đắn trong nhận thức và chấp hành pháp luật. Thế nhưng từ trước tới nay vì nhiều lý do khác nhau mà việc dạy và học môn này vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng , hiệu quả chưa cao:
Học sinh không nhận thức hết tầm quan trọng của môn học coi đây là môn phụ cho nên không quan tâm, hờ hững, học vẹt, đối phóthi cử thì quay cóp, tài liệu. Một số giáo viên dưới sự tác động của các yếu tố khách quan đã không quan tâm đến việc đầu tư bài dạy hoặc sử dụng phương pháp cũ, thiếu kiến thức thực tế đã dẫn đến bài học trở nên khô khan, nặng nề gây cho học sinh tâm lý mệt mỏi, chán nản, thụ động. Hơn nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng kiến thức môn học khá nặng với học sinh, đặc biệt là các em khối 10. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để khẳng định được vai trò, vị trí của môn học? Giáo viên giảng dạy bộ môn cần phải làm gì để góp phần cải thiện thực trạng trên? Câu hỏi đó đặt ra có lẽ không phải chỉ là nỗi trăn trở của riêng bản thân tôi. 
2.2. Mục đích yêu cầu
- Góp phần làm cho giờ dạy đạt hiệu quả như mong muốn và xứng tầm với giá trị môn học
-Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng tạo bản đồ tư duy, nâng cao khả năng ghi chép tổng hợp vấn đề được chỉ ra dưới dạng hình vẽ trong các đối tượng liên hệ với nhau bằng đường nối.
- Giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn học đồng thời có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống để không ngừng hoàn thiện bản thân
- Đưa môn học gần với thực tế hơn, giảm bớt tính khô khan, trừu tượng của triết học cũng như tưởng chừng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của đạo đức.
- Khái quát như thế nào là phương pháp bản đồ tư duy
- Đưa ra nguyên tắc chung khi tạo bản đồ cho một số bài.
- Nghiên cứu , tìm hiểu và sáng tạo cho phương pháp này thêm phong phú, đa dạng về trình bày nhằm gây được sự chú ý, thích thú của học sinh đồng thời kích thích khả năng sáng tạo của học sinh
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 1.
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10
- Phương tiện thông tin đại chúng
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
-Khái quát hoá chương trình môn học hiện hành và cách thức đưa nội dung đề tài cần đề cập vào một số bài học cụ thể
 -Tổng hợp một số kết quả đã đạt được
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận
Bản đồ tư duy được tác giả Tony Buzan sinh năm 1942 người Anh nghiên cứu và phổ biến rộng khắp toàn thế giới khi ông mới 13 tuổi.
Đây là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tuy duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kỉ thuật đồ họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ tu duy có thể giúp chúng ta hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học, chương, phần, giúp nhớ sâu các kiến thức đã học, đặc biệt ghi nhớ được sâu mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móccó thể áp dụng bản đồ tư duy cho tất cả các môn học mà đặc biệt là môn xã hội nặng nề về lý thuyết dễ gây nhàm chán như môn Giáo dục công dân. Bản đồ tư duy giúp người học và người dạy sáng tạo hơn, tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt, nhìn thấy bức tranh tổng thể từ đó phát triển tư duy, nhận thức. Với tất cả sự ưu việt đó thì có thể khẳng định rằng đây là phương pháp giúp thoát khỏi “lối mòn’’ đọc chép tồn tại tư lâu trong dạy và học của chúng ta
2.2. Thực trạng vấn đề:
Giữa lúc giáo dục đang bức xúc với “đọc- chép”và thói quen “ học vẹt” của nhiều học sinh thì việc vận dụng Bản đồ tư duy cùng với các phương pháp dạy học tích cực đã mang lại rất nhiều lợi ích. Dự án giáo dục THCS II đã chủ trì nhóm nghiên cứu một cách kỉ lưỡng và tham mưu với Bộ GD-ĐT đưa thành chuyên đề ứng dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học tới các cán bộ quản lí và giáo viên THCS
Năm 2011, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên tòa quốc và được cả giáo viên cũng như học sinh tiếp nhận. Nhiều sở, phòng GD-ĐT sau khi được tập huấn cho cốt cán đã chủ động phổ biến. Nhiều trướng đại học, cao đẳng cúng đã áp dụng BĐTD ở các mức độ khác nhau. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc “định vị trong đầu”được các kiến thức, sự kiên cơ bản, có cách nhìn hệ thống, khoa học, học tốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả thực tiễn cuộc sống. Với những khả quan đó đã thôi thúc tôi đưa “Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 Trường THPT Tĩnh Gia 1”
2.2.1.Thuận lợi:
-Về phía nhà trường THPT Tĩnh Gia 1 được đóng trên địa bàn trung tâm thị trấn nên nhận được sự quan tâm rất lớn đến phong trào dạy và học từ lãnh đạo huyện cũng như nhân dân.
- Học sinh đa số có ý thức học và cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học cũng đảm bảo ở mức tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học
- Về phía tổ bộ môn: Đa phần giáo viên trẻ, có nhiệt tình, ham học hỏi, yêu nghề.
-Về phương pháp: 
Đây là một phương pháp có thể vận dụng ở bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay đặc biệt là vùng sâu, xa và địa phương khác. Học sinh có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ, phần mềmgiúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích, tự chọn màu sắc(xanh, đỏ, tím, vàng), đường nét (đậm, nhạt, công, thẳng) từ đó thể hiện cách hiểu, trình bày của từng em và các em sẽ thấy yêu tác phẩm của mình.
Phương pháp này giúp giáo viên quán triệt tinh thần của Bộ trưởng: “Tinh thần của khoa học giáo dục là nghiên cứu phải sâu sắc, kĩ lưỡng nhưng khi phổ biến phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng” và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực – một trong những nội dung “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
+ Không phải đọc chép nhiều giảm bớt áp lực môn học và giảm bớt tính khô khan , lí luận của môn học đối với cả thầy và trò
+ Giúp khái quát được toàn bộ nội dung bài học lên bản đồ tạo điều kiện cho học sinh nhớ được một cách khái quát những kiến thức cơ bản cần nắm
2.2.2. Khó khăn
 - Về phía trường : Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn
 - Về phiá tổ: Chất lượng giáo viên chưa đồng bộ, kinh nghiệm chưa nhiều
 - Về phương pháp: Chính vì đây là phương pháp mới chưa được tập huấn, chưa được vận dụng rộng rãi trên địa bàn nên đòi hỏi người dạy phải tự mày mò, tìm kiếm và vận dụng
Thời gian dành cho môn học quá ít nên nhiều lúc không đủ để thể hiện hết tính sáng tạo của học sinh cũng như giáo viên
2.2.3. Thành công, hạn chế:
Mặc dù mới lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm giảng dạy và là người tiên phong vận dụng phương pháp này vào giảng dạy bộ môn ở trường THPT Tĩnh Gia 1 nhưng tôi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ rất lớn từ Ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ bộ môn. Các em học sinh mới bước vào môi trường học mới cảm thấy rất hứng thú với môn học đã đem lại cho tôi cảm giác mới khi dạy mà từ trước tới nay chưa hề có và cũng là động lực làm cho tôi thêm yêu nghề dạy học của mình hơn (kết quả cụ thể thu được ở phần 2.4)
Tuy nhiên bước đầu vận dụng nên kinh nghiệm chưa nhiều dẫn đến một số tiết còn đầu tư khá nhiều thời gian và trong một vài lớp vẫn còn và em vì nhiều lí do khác nhau mà chưa thật sự yêu thích môn học - đó cũng là hạn chế của tôi hiện nay . Nhưng với những gì mình đã làm được đã phần nào khẳng định thành công ban đầu của cá nhân tôi và trong tương lai với sự cố gắng của bản thân tôi tin rằng mình sẽ đẩy lùi được những hạn chê trên
2.3. Một số biện pháp:	
2.3.1. Mục tiêu giải pháp:
Nâng cao hiệu quả việc dạy môn học để xứng đáng là môn “Giáo dục công dân”- môn khoa học thực sự như đã xác định, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh phù hợp với yêu cầu của thời đại
Giúp giáo viên thoát khỏi “lối mòn”đọc chép, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh
Nâng cao ý thức học bộ môn của học sinh khắc phục lối học đối phó, học vẹt.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
- Có rất nhiều phương pháp dạy bộ môn, mỗi môn có đều có mặt mạnh và mặt yếu và không có phương pháp nào là vạn năng; Vì vậy để nâng cao hiệu quả môn học người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp trong một bài dạy. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy cũng vậy - một mặt thể hiện tính sáng tạo, tính logic trên sơ đồ người giáo viên phải sử dụng kết hợp một số phương pháp truyền thống như : thuyết trình, đàm thoại, liên hệ thực tế, nêu vấn đềcùng với phương pháp mới: động não, thảo luận nhómthì hiệu quả giờ dạy mới thực sự được phát huy
- Nguyên tắc chung khi thiết lập bản đồ tư duy là bắt đầu từ trung tâm một từ khoá có hình ảnh một chủ đề. Phải dùng hình ảnh vì hình ảnh thay cho nhiều từ giúp sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh từ trung tâm giúp ta tập trung vào chủ đề và hưng phấn khi bước vào bài học.
+ Luôn sử dụng màu sắc – kích thích bộ não để lại ấn tượng. Nối các nhánh cấp một với từ khoá và hình ảnh trung tâm ,nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp với nhánh cấp một, các nhánh cấp ba với nhánh cấp haibằng các đường kẻ. Các đường kẻ này càng xa càng xa trung tâm càng mảnh hơn.
+ Mỗi thông tin xuất phát từ trung tâm được thể hiện bằng màu sắc riêng để tăng khả năng ghi nhớ cấu trúc bài học 
+ Tạo cho mình một kiểu bản đồ riêng và bố trí thông tin một cách cân đối quanh từ khoá và hình ảnh trung tâm	 
Cái hay của phương pháp này là có thể vận dụng vào bất kì môn nào ở THPT hiện nay và riêng môn dục công thì bài nào cũng thực hiện được. Phương pháp này có thể sử dụng vào dạy bài mới, cũng cố kiến thức, kiểm tra bài cũ, bài tập về nhaTrong phạm vi thực hiện đề tài này tôi xin vận dụng vào một số bài với các mục đích khác nhau cụ thể là:
2.3.3. Sử dụng BĐTD vào dạy bài mới:
 Ví dụ: Bài 1
THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC 
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG.
Dạy học theo phương pháp vận dụng bản đồ tư duy:
	Giáo viên vẫn sử dụng kết hợp các phương pháp truyền thống như: đàm thoại, liên hệ thực tế kết hợp với một số phương pháp mới như: thảo luận nhóm, động não ... nhưng giáo viên thay vì phải gạch đầu dòng các ý cần truyền đạt cho học sinh thì sử dụng bản đồ tư duy sẽ thể hiện được một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan, nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý.
 	Học sinh thay vì phải cắm cúi ghi chép thì giờ đây chỉ cần chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại bằng dòng suy luận của mình, với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên bản đồ tư duy hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức. Học sinh vừa nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi đọc sách giáo khoa, ghi chép 
 2.3.4. Sử dụng BĐTD vào việc cũng cố kiến thức:
Đây là việc làm rất hiệu quả, biện pháp thích hợp là cuối giờ học giáo viên đưa ra bản đồ tư duy thiếu thông tin về bài vừa học xong, yêu cầu học sinh hoàn thiện. Như vậy, học sinh đã thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu bài học và giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh một cách chân thực nhất. Phần này giáo viên có thể làm hay hướng dẫn học sinh tự làm
Ví dụ: Bài 4
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG.
 Củng cố bằng BĐTD: Hình minh họa
2.3.5. Sử dụng bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà
 	Ở nhà có nhiều thời gian và điều kiện tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà cho học sinh hoặc nhóm học sinh cần ra ở mức độ khó hơn và phức tạp hơn, hình thức của bản đồ tư duy cũng đòi hỏi cầu kì hơn. Bài tập về nhà thiên về tính mở để học sinh có điều kiện phát triển tư duy. Ví dụ sau khi học xong bài 10: Quan niệm về đạo đức, giáo viên yêu cầu học sinh bằng sự sáng tạo của mình điền các thông tin theo bản đồ chưa hoàn thiện sau: 
	Đây là bản đồ đã hoàn thiện
2.3.6. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
 	Thời gian kiểm tra bài cũ đầu giờ học không nhiều( chỉ khoảng 5 – 7 phút) nên giáo viên không đòi hỏi học sinh phải trả lời câu hỏi dạng so sánh, phân tích mà thường học sinh phải trả lời câu hỏi dạng tái hiện lại kiến thức cũ.. Giáo viên cho điểm tuỳ thuộc vào mức độ thuộc bài của học sinh, điều này khiến nhiều học sinh chạy theo lối học vẹt (thuộc bài nhưng không hiểu bài). Ta đã biết, xu hướng của thay đổi trong kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh hiện nay là cần chú trọng đến phần hiểu. Sử dụng bản đồ tư duy giúp giáo viên đánh giá được cả mức độ thuộc và hiểu bài của học sinh. Các BĐTD đưa ra để kiểm tra bài cũ học sinh thường là dạng bản đồ thiếu thông tin, chỉ với từ khoá trung tâm (ý chính) học sinh tự triển khai ra các ý nhỏ hoặc điền các thông tin còn thiếu. Bằng cách này, cùng một lúc giáo viên có thể kiểm tra được nhiều hơn một học sinh.
	Ví dụ trước khi dạy tiết 2 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình, giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ bằng cách điền các thông tin vào bản đồ chưa hoàn thiện sau:
	Bản đồ đã hoàn thiện:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Đây là kết quả đạt được thông qua số liệu của các lớp 10 học kỳ I năm học 2018- 2019.
 Đối tượng học sinh là những lớp thuộc ban KHTN trường THPT Tĩnh Gia 1.
2.4.1. Về chất lượng đạt được bằng điểm số khi áp dụng phương pháp BĐTD
Những lớp sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá 
Tb 
Yếu
Kém
10 A3
45
22,2%
44,5%
33,3%
0%
0%
10 A4
44
15,6%
40 %
44,4%
0%
0%
10 A5
47
8,9 %
33,3%
57,8 %
0%
0%
Những lớp không hoặc ít sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá 
Tb 
Yếu
Kém
10 A10
40
6,7%
26.7%
55,6%
11%
0%
10 A11
45
4,4 %
17,8%
62,2 %
15,6 %
0%
10 A12
41
0%
31,8 %
52,3%
15,9 %
0%
2.4.2. Về tình cảm và thái độ của học sinh.
Những lớp sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Lớp 
Học sinh
Thái độ học sinh chú ý đến nội dung bài học.
Hào hứng, thú vị với tiết học.
Xung phong trả lời khi gv áp dụng phương pháp mới.
10 A3
45
100% 
100%
70%
10 A4
44
100% 
100%
65 %
10 A5
47
100%
100%
50%
 Những lớp không hoặc ít sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Lớp 
Học sinh
Thái độ học sinh chú ý đến nội dung bài học.
Hào hứng, thú vị với tiết học.
Xung phong trả lời
10 A10
40
75 %
60%
25%
10A11
45
65%
50 %
15%
10 A12
41
50 %
45 %
10%
 Trên đây là những số liệu qua quá trình giảng dạy và đánh giá tôi đã rút ra thông qua các lớp của khối lớp 10. Để thấy được kết quả và có những đánh giá cụ thể, rõ ràng hơn cho sáng kiến này.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trước thực trạng việc dạy và học môn Giáo dục công dân xuất phát từ việc nhìn nhận chưa đúng về vai trò và vị trí đang có nhiều điều cần phải quan tâm, trăn trở tại hầu hết các trường hiện nay. Với mong muốn góp phần gỡ bớt “rối” cho môn học tôi đã mạnh dạn vận dụng bản đồ tư duy vào dạy một số lớp mà tôi phụ trách và phần nào mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này đã thực sự kích thích được hứng thú học và sáng tạo ở các em, làm giảm rất lớn áp lực từ phía môn học mà vẫn đảm bảo được kiến thức cơ bản. Cách làm này của tôi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả tổ bộ môn, vì vậy tôi mạnh dạn gửi đến quý thầy cô tham khảo. Và đây cũng là sáng kiến đầu tay, chủ yếu tự mình mày mò vận dụng nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế . Rất mong nhận được sự góp ý từ hội đồng thẩm định khoa học và quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghị 
 - Hiện nay môn Giáo dục công dân vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Nếu được tôi đề nghị các cấp, các nghành có liên quan quan tâm nhiều hơn nữa tới môn học để xứng tầm với vị trí môn học và góp phần giáo dục đạo đức đang có biểu hiện sa sút hiện nay ở học sinh.
- Mong muốn được Sở mở lớp tập huấn phương pháp bản đồ tư duy và nhân rộng phương pháp này để phát huy hiệu quả trong việc dạy và học.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TGQDV: thế giới quan duy vật
TGQDT: thế giới quan duy tâm
THPT: trung học phổ thông
THCS: trung học cơ sở
GD-ĐT: giáo dục đào tạo
GDCD: giáo dục công dân
QL: quy luật
GV: giáo viên
HS: học sinh
 GC: giai cấp
CĐPK: chế độ phong kiến
CMTS: cách mạng tư sản
 MĐL: mặt đối lập
 BĐTD: bản đồ tư duy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10 hiện hành: NXB Giáo dục Việt Nam.
2, Sách bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân 10 nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội 1999
3, Giáo trình Triết học Mác –Lênin-nhà xuất bản chính trị quốc gia 1999
4, Phần mềm và hướng dẫn sử dụng phần mềm mind maps 5.22

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_van_dung_ban_do_tu_duy_vao_giang_day_mon_giao_du.doc