Phương pháp lựa chọn một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy ngắn nhằm nâng cao hứng thú, hiệu quả của môn Thể dục lớp 10
Chạy là một hoạt động tự nhiên của con người, được phổ biến nhất trong các hoạt động giáo dục thể lực. Chạy là một trong những biện pháp chủ yếu để phát triển toàn diện thể chất con người, nó là cơ sở cho các hoạt động thể thao khác.
Chạy là một môn thể thao phổ cập nhất, thu hút được đông đảo mọi người tham gia tập luyện. Khi chạy, hầu hết các cơ bắp đều được tham gia hoạt động, sự trao đổi chất được tăng cường, hoạt động của hệ thống tim mạch, hô hấp, cũng như các hệ thống khác đều được tăng cao. Thay đổi tốc độ, cự li chạy thì mức độ hoạt động của cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển các tố chất sức bền, tốc độ sức nhanh. Tập chạy còn có tác dụng giáo dục ý chí, nâng cao cảm giác về thời gian và nhịp điệu hoạt động.
Chạy cự li ngắn là một phương pháp điển hình để phát triển tốc độ, có tác dụng rất lớn trong giáo dục thể chất cho con người và là cơ sở cho nhiều môn thể thao khác. Nó tạo điều kiện để hình thành và hoàn thiện các môn nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá.
2. Cơ sở thực tiễn
Chạy cự li ngắn là môn tiêu biểu của các môn điền kinh, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chính vì vậy trong các cuộc thi đấu điền kinh, các nội dung chạy được đưa vào thi tương đối nhiều, ví dụ 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, chạy vượt rào, chạy tiếp sức Trong các kỳ Seagames, các vận động viên môn chạy của nước ta đã giành được khá nhiều các loại huy chương. Các tên tuổi như:
Nguyễn Thị Tĩnh, Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng đã làm vẻ vang môn điền kinh Việt Nam. Hiện nay, kỹ thuật chạy cũng như đường chạy, giày chạy được cải tiến đạt trình độ rất cao nên con người đã đạt được những thành tích đáng kể trong môn chạy tốc độ này.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHẠY NGẮN NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CỦA MÔN THỂ DỤC LỚP 10 Người thực hiện: Trần Công Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục \ THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1. Các động tác bổ trợ kỹ thuật chạy 3 2. Những bài tập và trò chơi rèn luyện phản ứng nhanh 5 3. Những bài tập, trò chơi vận động rèn luyện và phát triển sức nhanh. 9 4. Những bài tập, trò chơi vận động rèn luyện sức bền tốc độ và sức mạnh chân. 12 5. Hiệu quả của SKKN 14 C. KẾT LUẬN 15 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHẠY NGẮN NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CỦA MÔN THỂ DỤC LỚP 10 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Chạy là một hoạt động tự nhiên của con người, được phổ biến nhất trong các hoạt động giáo dục thể lực. Chạy là một trong những biện pháp chủ yếu để phát triển toàn diện thể chất con người, nó là cơ sở cho các hoạt động thể thao khác. Chạy là một môn thể thao phổ cập nhất, thu hút được đông đảo mọi người tham gia tập luyện. Khi chạy, hầu hết các cơ bắp đều được tham gia hoạt động, sự trao đổi chất được tăng cường, hoạt động của hệ thống tim mạch, hô hấp, cũng như các hệ thống khác đều được tăng cao. Thay đổi tốc độ, cự li chạy thì mức độ hoạt động của cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển các tố chất sức bền, tốc độ sức nhanh. Tập chạy còn có tác dụng giáo dục ý chí, nâng cao cảm giác về thời gian và nhịp điệu hoạt động. Chạy cự li ngắn là một phương pháp điển hình để phát triển tốc độ, có tác dụng rất lớn trong giáo dục thể chất cho con người và là cơ sở cho nhiều môn thể thao khác. Nó tạo điều kiện để hình thành và hoàn thiện các môn nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá. 2. Cơ sở thực tiễn Chạy cự li ngắn là môn tiêu biểu của các môn điền kinh, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chính vì vậy trong các cuộc thi đấu điền kinh, các nội dung chạy được đưa vào thi tương đối nhiều, ví dụ 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, chạy vượt rào, chạy tiếp sức Trong các kỳ Seagames, các vận động viên môn chạy của nước ta đã giành được khá nhiều các loại huy chương. Các tên tuổi như: Nguyễn Thị Tĩnh, Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng đã làm vẻ vang môn điền kinh Việt Nam. Hiện nay, kỹ thuật chạy cũng như đường chạy, giày chạy được cải tiến đạt trình độ rất cao nên con người đã đạt được những thành tích đáng kể trong môn chạy tốc độ này. Trong chương trình thể dục cấp THPT hiện nay, nội dung chạy cự li ngắn được dạy từ lớp 10 đến lớp 12 với kỹ thuật chạy 100m. Để đảm bảo chất lượng môn học, giáo viên thường hướng dẫn các em tập luyện kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua các biện pháp tập luyện như: Bổ trợ kĩ thuật chạy, kĩ thuật các giai đoạn các bài tập phát triển thể lực, trò chơi vận động Có thể nói, các bài tập chạy nhanh có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Mục tiêu chương trình thể dục mới so với chương trình cũ có điểm khác biệt là: Nếu chương trình cũ lấy việc trang bị kiến thức chuyên môn cho học sinh là quan trọng nhất thì chương trình mới giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kiến thức kĩ năng sức khỏe, thể lực học sinh. Điều này có ý nghĩa là trong dạy học, chúng ta cần giảm bớt phần giảng giải, tăng cường phần hoạt động cho học sinh. Giờ thể dục cần sinh động, hấp dẫn và có tác dụng thiết thực đến sức khỏe học sinh. Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo viên môn thể dục trình bày các bài tập rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, trong giảng dạy vẫn còn một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng một cách sáng tạo và sưu tầm thêm các bài tập bổ trợ khiến giờ học tẻ nhạt, đơn điệu, thiếu hấp dẫn, làm học sinh không thấy hứng thú tập luyện và từ đó chưa hình thành được kĩ thuật, động tác đúng. Kết quả thể lực sức khỏe của học sinh chưa được nâng lên, chưa đáp ứng được mục tiêu mới, yêu cầu mới của môn thể dục. Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đề cập đến việc sử dụng sưu tầm các bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy cho học sinh lớp 10 nhằm làm cho: - Các tiết học chạy nhanh sôi nổi, hấp dẫn, có hiệu quả cao. - Phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy nhanh của Thể dục lớp 10. - Khách thể nghiên cứu: Giúp học sinh học tốt phân môn chạy nhanh. III. THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy nhanh của Thể dục lớp 10 2.Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 10 ở trường THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 2/ Phương pháp phỏng vấn. 3/ Phương pháp quan sát sư phạm. 4/ Phương pháp điều tra. 5/ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học sinh. 6/ Phương pháp thực nghiệm. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. Thời gian nghiên cứu: Thể dục lớp 10 bắt đầu từ 20/08/2018 đến 29/4/2019. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chạy là hoạt động mang tính chất chu kỳ. Các động tác tay, chân, vai, hông, thân người trong chu kỳ chạy đều ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của cơ thể. Song động tác chân đóng vai trò quyết định mà giai đoạn đạp sau giữ vai trò chủ yếu nhất. Chúng ta biết rằng kỹ thuật chạy nhanh là một kỹ thuật hoàn chỉnh gồm 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích. Trong đó, giai đoạn chạy giữa quãng là quan trọng nhất, quyết định đến thành tích nhiều nhất. Chính vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên thường dạy giai đoạn chạy giữa quãng trước, sau đó mới dạy xuất phát rồi xuất phát kết hợp chạy lao, kỹ thuật chạy về đích và cuối cùng là hoàn chỉnh toàn bộ kỹ thuật. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Đối với học sinh lớp 10, nội dung chạy nhanh tập trung vào việc phát triển sức nhanh, phản xạ nhanh, sức mạnh nhanh và về kỹ thuật thì chỉ tập các động tác bổ trợ chạy, kỹ thuật đánh tay và chạy nhanh từ 20m - 60m. Nội dung như vậy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi lớp 10 gây hấp dẫn người học. Để có kỹ thuật chạy đúng, chạy đạt tốc độ cao, người tập cần được tập luyện từ việc xây dựng cảm giác làm việc của cơ bắp trong từng giai đoạn kỹ thuật tiến tới hoàn chỉnh kỹ thuật từng giai đoạn rồi mới đến toàn bộ kỹ thuật. Vì vậy, đối với học sinh lớp 10 tôi cho các em tập luyện các động tác bổ trợ kỹ thuật chạy, các bài rèn luyện phản ứng nhanh, phát triển sức nhanh. Thực tế tôi thấy còn một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành động tác cho học sinh, chưa tìm tòi, sáng tạo thêm các bài tập bổ trợ chạy, chưa nêu rõ được mục đích, yêu cầu cơ bản của động tác để học sinh dễ nắm bắt. Bản thân tôi, qua một thời gian giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm giảng dạy kỹ thuật chạy nhanh, hướng dẫn học sinh những bài tập phù hợp, dễ tập, gây hứng thú cho học sinh để các em có thể hình thành được những động tác đúng, thích thú được tập luyện chạy nhanh. Sau đây tôi xin nêu một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy nhanh. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1. Các động tác bổ trợ kỹ thuật chạy Đây là các động tác tập luyện giúp cho học sinh tiếp thu kỹ thuật chạy giữa quãng tốt hơn. 1. 1. Động tác chạy bước nhỏ Động tác này nhằm xây dựng cảm giác đặt chân chống trước của chu kỳ chạy, khi tập yêu cầu khớp cổ chân linh hoạt, mềm mại, nâng cao trọng tâm cơ thể và có độ miết nhẹ. Để học sinh thực hiện tốt động tác này tôi thường làm các bước sau: a. Tập chuyển trọng tâm tại chỗ + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tự nhiên. + Động tác: Chạy tại chỗ, lúc đầu tập chậm, sau tăng dần tần số, chỉ nâng đùi về trước đủ để bàn chân rời khỏi mặt đất là lập tức hạ xuống ngay. b. Chạy tại chỗ + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tự nhiên. + Động tác: Chạy tại chỗ, lúc đầu tập chậm, sau tăng dần tần số, chỉ nâng đùi về trước đủ để bàn chân rời khỏi mặt là lập tức hạ xuống ngay. c. Tập mô phỏng động tác chạy bước nhỏ tại chỗ + Tư thế chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên + Động tác: Một chân làm trụ, chân kia bước ngắn về phía trước chạm đất bằng nửa bàn chân trước rồi kéo mũi chân về, chuyển trọng tâm sang chân kia, hai chân luân phiên như vậy, hai tay thả lỏng, hoặc hơi co lại đánh theo nhịp bước chân. d. Chạy bước nhỏ 10 - 15m chuyển sang chạy nhanh khoảng 20m + Tư thế chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên. + Động tác: Di chuyển mỗi bước dài 1/2 bàn chân, tăng dần tần số khoảng 10 - 15m chuyển sang chạy nhanh 20m. 1.2. Động tác nâng cao đùi: Động tác này nhằm tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi về trước. Tập động tác này yêu cầu đùi nâng cao song song với mặt đất, nâng cao trọng tâm cơ thể, thân người thẳng bước ngắn, tần số nhanh. Động tác nâng cao đùi tương đối dễ thực hiện, chỉ cân giáo viên làm mẫu, nêu rõ yêu cầu kỹ thuật động tác là học sinh có thể thực hiện tương đối đúng. a. Mô phỏng động tác tại chỗ + Tư thế chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên + Động tác: Hai tay có thể để phía trước làm chuẩn, lòng bàn tay hướng xuống dưới, một chân làm trụ, chân kia nâng đùi lên chạm vào lòng bàn tay (đùi song song mặt đất). Sau đó chạm chân xuống đất, chạm bằng 1/2 bàn chân trên. Hai chân làm luân phiên liên tục. Khi học sinh tập tương đối đúng thì tăng dần tần số. b. Chạy nâng cao đùi 10 - 15m chuyển sang chạy nhanh + Tư thế chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên + Động tác: Mỗi bước chạy, khi đưa chân về trước cần chủ động nâng cao đùi song song mặt đất. Thân trên hơi ngả về phía trước, hai tay phối hợp đánh tự nhiên, chú ý không hạ thấp trọng tâm, tăng dần tần số bước chạy khoảng 10 - 15m chuyển sang chạy nhanh khoảng 20m. 1.3. Động tác chạy gót chạm mông: Động tác này nhằm mục đích tăng tần số và phát triển cơ nhị đầu đùi, yêu cầu động tác: Gót chạm mông tần số nhanh, mũi chân thẳng hướng, chạm gót bằng nửa bàn chân trên, hai tay phối hợp đánh tự nhiên, thân trên hơi ngả về trước. Động tác này tương đối dễ, giáo viên làm mẫu, nếu yêu cầu kĩ thuật cơ bản là học sinh có thể thực hiện được ngay. Khi các em tập đúng, tôi cho các em di chuyển khoảng 10 - 15m rồi chuyển sang chạy nhanh 20m. 1.4. Động tác chạy đạp sau Đây là động tác quan trọng nhất trong chu kì chạy vì nó tạo ra lực để di chuyển cơ thể về trước. Chạy đạp sau nhằm xây dựng cảm giác đạp thẳng chân sau, phối hợp dùng sức hợp lí giữa các bộ phận cơ thể khi chạy. Yêu cầu của động tác này là chân sau đạp thẳng, duỗi hết các khớp hông, gối, cổ chân. Để học sinh thực hiện đúng động tác, tôi thường cho học sinh tập theo các bước sau: a. Tập nhảy đổi chân + Tư thế chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên. + Động tác: Nhảy bật một chân về trước, khụy gối, chân sau thẳng, sau đó nhảy đổi lại chân hoặc tập với bục cây có độ cao khoảng 20cm cũng có tác dụng rất tốt để xây dựng cảm giác đạp thẳng chân sau. b. Chống hai tay vào tường chạy đạp sau + Tư thế chuẩn bị: Chống hai tay vào tường (gốc cây, ban công) thân người thành một đường chếch so với mặt đất. + Động tác: Chạy chân trước lăng đùi lên cao, chân sau đạp thẳng. Hai chân luân phiên liên tục với tần số tăng dần. c. Mô phỏng động tác đạp sau + Chuẩn bị: Người đứng thẳng tự nhiên hoặc đứng chân trước, chân sau. + Động tác: Nâng cao đùi chân trước, bước về phía trước một bước rồi đạp mạnh chân xuống mặt đất, chạm đất bằng nửa bàn chân trước, chân sau duỗi thẳng các khớp hông, gối, cổ chân, tay khác bên chân sau đánh mạnh khuỷu tay ra sau, tay cùng bên chân sau đánh về phía trước để giữ thăng bằng. Tiếp theo chủ động co cẳng chân sau để đưa ra trước, phối hợp luân phiên với hai tay để chuẩn bị cho bước đạp sau tiếp theo. Khi học sinh thực hiện động tác tương đối đúng, tôi cho các em tập chạy đạp sau khoảng 15m. d. Chạy đạp sau khoảng 15m chuyển sang chạy nhanh 20m Khi học sinh tập thuần thục động tác chạy đạp sau tôi cho các em tập kết hợp với chạy nhanh 20m. 1.5. Động tác đánh tay Động tác này nhằm xây dựng cảm giác đánh tay đúng trong khi chạy. Yêu cầu của động tác: Cẳng tay vuông góc với cánh tay, vai thả lỏng. Với động tác này, giáo viên chỉ cần làm mẫu động tác, nêu yêu cầu kỹ thuật cơ bản rồi cho các em tập chậm theo nhịp hô hoặc nhịp vỗ tay của giáo viên. + Chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, hai đầu gối hơi khụy, hai tay hơi co, thân trên thẳng, trọng tâm dồn đều trên hai chân. + Động tác: Đánh tay theo nhịp hô tăng dần, góc độ giữa cánh tay và cẳng tay nhỏ dần đến mức độ hợp lý. Khi đánh tay chủ yếu đánh mạnh khuỷ tay ra phía sau phối hợp nhịp nhàng. Đối với những động tác bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đá gót chạm mông, chạy đạp sau, đánh tay tại chỗ, để học sinh có thể thực hiện tốt giáo viên làm mẫu kỹ thuật, nêu yêu cầu kỹ thuật cơ bản, chỉ tranh để làm rõ yêu cầu kỹ thuật, cho học sinh tập chậm. Khi các em thực hiện tương đối đúng thì giáo viên cho các em tập nhanh hơn. (Với những động tác bổ trợ này, giáo viên nên thường xuyên cho học sinh tập trong các tiết học chạy nhanh). 2. Những bài tập và trò chơi rèn luyện phản ứng nhanh Trong kỹ thuật chạy nhanh, khả năng phản ứng nhanh rất quan trọng. Nó giúp vận động viên xuất phát đúng thời điểm, có thể xử lý nhanh, hợp lý những tình huống xảy ra trong quá trình tập luyện hay thi đấu. Sách thể dục của giáo viên cấp THPT trình bày khá phong phú các bài tập, trò chơi rèn luyện phản ứng nhanh như: Xuất phát chạy theo các tư thế khác nhau, trò chơi.Tôi xin nêu thêm 1 số bài tập, trò chơi nhằm làm phong phú đa dạng hơn nội dung chạy nhanh. 2.1. Trò chơi chạy ngược chiều theo tín hiệu + Chuẩn bị: Học sinh đứng theo đội hình vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 cánh tay. + Cách chơi: Khi có tiếng còi của giáo viên, các em chạy chậm theo vòng tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, nghe tiếng còi tiếp theo, các em lại đổi chiều chạy. Trò chơi cứ thế tiếp tục chạy như vậy một số lần, nếu em nào làm sai sẽ bị phạt. Bài tập này cũng có thể tập theo hàng dọc, mỗi hàng cách nhau một sải tay. Khi nghe còi, hàng ngang thứ nhất bắt đầu chạy, nghe còi tiếp theo thì quay đầu và chạy ngược lại. Hàng thứ nhất tập xong đi bộ về cuối hàng, hàng ngang thứ hai lại tiếp tục. Cứ tập như vậy khoảng 2 - 3 lần. 2.2. Chạy biến tốc theo tín hiệu + Chuẩn bị: Lớp đứng theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau một cánh tay, mỗi hàng cách nhau một sải tay. + Cách tập: Khi có tiếng còi của giáo viên, các em hàng ngang thứ nhất cùng xuất phát chạy nhẹ nhàng, tiếng còi tiếp theo thì chạy với tốc độ cao, còi tiếp theo lại giảm dần tốc độ rồi đi bộ về cuối hàng. Tiếp theo hàng ngang thứ hai tập như hàng thứ nhất. Cứ tập như vậy đến hàng cuối cùng, giáo viên có thể cho các em tập khoảng 2 lần. 2.3.Trò chơi di chuyển theo tín hiệu + Chuẩn bị: Học sinh đứng theo đội hình hàng ngang hoặc đội hình vòng tròn. + Cách chơi: Giáo viên quy ước: Hô 1: Chạy tại chỗ Hô 2: Chạy thẳng về trước Hô 3: Chạy lùi về sau Hô 4: Chạy sang trái Hô 5: Chạy sang phải Giáo viên có thể hô số bất kỳ, học sinh nào thực hiện sai sẽ bị phạt (Đứng lên ngồi xuống, nhảy lò cò..) Trò chơi này rất vui và rèn luyện phản ứng nhanh rất tốt. giáo viên có thể cho học sinh di chuyển theo tín hiệu của tay giáo viên(Đưa lên cao, sang trái, phải), nội dung di chuyển có thể là đứng lên, ngồi xuống, bật cao 2.4. Trò chơi ngồi cho nhanh + Chuẩn bị: Học sinh đứng theo vòng tròn cùng chiều, mỗi em cách nhau một cánh tay, xếp dải rác ghế ở bên trong vòng tròn (số ghế ít hơn số người). + Cách chơi: Giáo viên cho học sinh đi ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa vỗ tay và hát. Khi giáo viên thổi còi, học sinh lập tức tìm ghế ngồi cho nhanh, ai không tìm được ghế sẽ bị phạt (nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống, hát 1 bài). Giáo viên có thể vẽ những vòng tròn nhỏ thay cho ghế 2.5. Trò chơi điểm số + Chuẩn bị: Học sinh đứng theo đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc, mỗi học sinh trong hàng cách nhau 1 cánh tay, mỗi hàng cách nhau 1 sải tay. + Cách chơi: Giáo viên hô: “Các hàng điểm số từ 1 đến 30” (số bao nhiêu là tùy giáo viên). Em cuối cùng của mỗi hàng sau khi điểm số xong nhanh chóng chạy lên đầu hàng và điểm số tiếp theo số mình vừa đếm. Đội nào điểm số đúng, không nhầm lẫn và xong trước sẽ thắng, đội nào chậm, sai nhiều sẽ bị phạt (chạy nhảy, nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống) 2.6.Trò chơi đứng lên ngồi xuống + Chuẩn bị: Học sinh có thể đứng theo đội hình hàng ngang hoặc đội hình vòng tròn mỗi em cách nhau một cánh tay. + Cách chơi: Giáo viên quy ước khi hô: “Đứng lên” thì học sinh phải ngồi xuống và ngược lại, hô “ngồi xuống” thì học sinh phải đứng lên. Giáo viên có thể cố tình hô sai như: “đứng xuống, ngồi lên” nếu học sinh nào thực hiện sai sẽ bị phạt. 2.7. Trò chơi sáng tối Trò chơi này rèn luyện phản ứng nhanh, khả năng đứng cố định, quan sát nhanh và giáo dục tính tự giác. + Chuẩn bị: Giáo viên chia học sinh thành hai đội, một đội đóng vai những con vật chủ yếu đi ăn ngày như trâu, bò, ngựa, dê, và phần lớn các loại chim. Đội kia đóng vai những con vật chủ yếu đi ăn vào ban đêm như: chim cú mèo, dơi, chồn, cáoCác em ở hai đội đứng tản mạn trên sân. + Cách chơi: Giáo viên điều khiển cuộc chơi bằng cách hô: “Trời sáng” hoặc “Trời tối”. Khi giáo viên hô: “Trời sáng” thì các con vật đi ăn ban ngày được chạy nhảy tự do. Ngược lại, những con vật đi ăn ban đêm phải đứng yên ở nhiều vị trí và tư thế khác nhau, nếu động đậy sẽ bị các con vật ăn ban ngày bắt. Khi giáo viên hô: “Trời tối” thì ngược lại. Giáo viên có thể hô thay đổi liên tục. Để trò chơi thêm hấp dẫn, các em có thể bày cách để cho những em đứng yên phải cử động và thế là bị bắt. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy với số lần hô tương đương nhau. Đội nào có nhiều học sinh bị bắt sẽ thua và bị phạt. 2.8. Kể chuyện tiếp Trò chơi này rèn luyện phản ứng nhanh, khả năng nói năng lưu loát. + Chuẩn bị: Học sinh ngồi theo đội hình vòng tròn, quay mặt vào trong hoặc đội hình hàng ngang, mỗi em cách nhau một cánh tay. + Cách chơi: Mỗi em học sinh có thể kể một câu chuyện theo nội dung mà giáo viên đưa ra. Câu chuyện có thể là một câu, hai câu tùy ý. Nếu muốn bạn khác kể chuyện tiếp thi phải lồng tên bạn đó vào câu chuyện của mình. Người kể chuyện tiếp theo phải nghĩ thật nhanh câu chuyện có nội dung nối tiếp với bạn. Trò chơi cứ như vậy cho đến khi giáo viên cho ngừng lại. Trò chơi này có thể chơi ở phần hồi tĩnh. 2.9. Trò chơi bóng chuyền 6 + Chuẩn bị: Giáo viên chia học sinh ra làm hai đội nam và hai đội nữ có số người bằng nhau và hai quả bóng. + Cách chơi: Giáo viên cầm quả bóng rồi tung lên, đội nào bắt được bóng sẽ bắt đầu chơi, cố gắng chuyền bóng cho đồng đội của mình. Nếu đồng đội của mình có bóng sẽ hô “1”, sau đó lại tìm cách chuyền bóng cho bạn tiếp theo, bạn đó hô “2”. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào chuyền được 6 chuyền liên tục mà không bị đối phương lấy mất bóng thì được tính 1 điểm. Sau đó, giáo viên giao bóng cho đội kia và trò chơi lại tiếp tục. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Khi một đội đang chuyền bóng cho nhau, đội kia có quyền tranh cướp bóng bằng cách đón bắt hoặc đập cho bóng rơi rồi nhặt lấy bóng. Nếu đồng đội chuyền bóng cho mình mà để bóng rơi thì có quyền nhặt bóng lên và trò chơi vẫn tiếp tục, nếu để đội bạn cướp mất bóng thì những lần chuyền trước đó không được tính nữa. Không được chuyền bóng đi lại chỉ có hai người nhưng nếu chuyền trong phạm vi ba người thì được tính điểm. Chú ý: Tuyệt đối không được xô đẩy, ngáng chân nhau khi tranh bóng. 2.10. Trò chơi người thừa thứ 3 + Chuẩn bị: Giáo viên cho học sinh đứng thành hai vòng tròn đồng tâm, cách nhau một sải tay, quay mặt vào trong, hai em học sinh đứng ngoài vòng tròn, cách nhau 2 - 3m. + Cách chơi: Khi giáo viên thổi còi, hai em đó đuổi nhau. Em chạy sau đuổi kịp em chạy trước và vỗ nhẹ vào lưng là thắng. Em chạy trước muốn tránh em chạy sau thì phải tìm cách đứng đằng trước bất kì em nào đứng ở vòng trong. Như vậy, em đứng ở vòng ngoài có bạn đứng đằng trước trở thành người thừa thứ 3 và phải chạy đuổi em học sinh chạy sau. Trò chơi cứ như vậy đến khi giáo viên
Tài liệu đính kèm:
- phuong_phap_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_ky_thuat_chay_nga.docx