Phiếu mô tả dự án dạy học tích hợp liên môn của giáo viên trong dạy học Sinh học Lớp 7

Phiếu mô tả dự án dạy học tích hợp liên môn của giáo viên trong dạy học Sinh học Lớp 7

a.Kiến thức:

- Giải thích được sự đa dạng sinh học từ đó giáo dục ở địa phương duy trì đa dạng sinh học phát triển các loài động vật đặc hữu tại địa phương.

- So sánh tìm ra các đặc điểm khác biệt về cấu tạo, tập tính và số lượng các loài động vật phụ thuộc vào các môi trường địa lí trên cơ sở kiến thức Địa lí 7.

- Giải thích được một số nguyên nhân do hoạt động của con người và tự nhiên gây ô nhiểm đến môi trường địa lí Đới lạnh , hoang mạc đới nóng , nhiệt đới gió mùa và hậu quả gây hại đến đa dạng sinh học trên cơ sở Kiến thức Địa lí 7 , Công nghệ 7

 - Liên hệ đến địa phương trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gây hại đến sự đa dạng sinh học đồng ruộng tại địa bàn An Định

- Nêu được biện pháp bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường sống ở địa phương mình đang sinh sống phát triển bền vững sạch công nghệ 7 địa 7

 - Nêu lợi ích thiết thực của Đa dạng sinh học với nông nghiệp , chăn nuôi và đời sống của con người trên cơ sở GDCD 6,7 môn công nghệ 6,7 Địa 7

 - Trình bày nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở thế giới, ở Việt Nam và đặt biệt là ở An Định. Liên môn công nghệ 7 công dân 6, tích hợp giáo dục địa phương khai thác cá bằng xung điện, hoặc đánh bắt cá bằng lưới hủy diệt

b.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh : thu thập thông tin liệu, kĩ năng vận dụng tổng hợp, hợp tác, phát triển và giải quyết vấn đề nội dung bài học.

- Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập

- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học

 - Kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn

- Phát triển kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

c.Thái độ :

 - Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm

 - Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.

- Giúp học sinh yêu thích môn học, bảo vệ các loài động vật có lợi, bảo vệ và biết giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.

* Năng lực cần đạt được qua chủ đề

 - Năng lực tiên đoán các môi trường thể hiện sự đa dạng sinh học

 - Năng lực làm chuyên gia tư vấn để giải quyết vấn đề về đa dạng động vật trong các môi trường sống khác nhau để hạn chế những nhút nhát phát biểu trước đám đông

 - Năng lực làm quen với nghiên cứu khoa học giải quyết được việc suy giảm đa dạng sinh học trên đồng ruộng.

 - Năng lực đóng vai để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ đa dạng ở địa bàn sinh sống đồng thời tuyên truyền cho các tập thể khác trong trường học để tăng thêm mức độ lan tỏa về bảo vệ môi trường cho động vật cũng như đời sống con người.

 

doc 32 trang hoathepmc36 7616
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu mô tả dự án dạy học tích hợp liên môn của giáo viên trong dạy học Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN 
1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC :
 Tích hợp kiến thức liên môn Địa lí 7 Giáo dục công dân 6,7, công nghệ 7, giáo dục môi trường, giáo dục liên hệ địa phương trong dạy học sinh học 7 qua bài “Đa dạng sinh học” ở Nông thôn . 
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC :
a.Kiến thức:
- Giải thích được sự đa dạng sinh học từ đó giáo dục ở địa phương duy trì đa dạng sinh học phát triển các loài động vật đặc hữu tại địa phương.
- So sánh tìm ra các đặc điểm khác biệt về cấu tạo, tập tính và số lượng các loài động vật phụ thuộc vào các môi trường địa lí trên cơ sở kiến thức Địa lí 7. 
- Giải thích được một số nguyên nhân do hoạt động của con người và tự nhiên gây ô nhiểm đến môi trường địa lí Đới lạnh , hoang mạc đới nóng , nhiệt đới gió mùa và hậu quả gây hại đến đa dạng sinh học trên cơ sở Kiến thức Địa lí 7 , Công nghệ 7 
 - Liên hệ đến địa phương trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gây hại đến sự đa dạng sinh học đồng ruộng tại địa bàn An Định 
- Nêu được biện pháp bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường sống ở địa phương mình đang sinh sống phát triển bền vững sạch công nghệ 7 địa 7 
	- Nêu lợi ích thiết thực của Đa dạng sinh học với nông nghiệp , chăn nuôi và đời sống của con người trên cơ sở GDCD 6,7 môn công nghệ 6,7 Địa 7 
	- Trình bày nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở thế giới, ở Việt Nam và đặt biệt là ở An Định. Liên môn công nghệ 7 công dân 6, tích hợp giáo dục địa phương khai thác cá bằng xung điện, hoặc đánh bắt cá bằng lưới hủy diệt 
b.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh : thu thập thông tin liệu, kĩ năng vận dụng tổng hợp, hợp tác, phát triển và giải quyết vấn đề nội dung bài học.
- Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học 
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học
	- Kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
- Phát triển kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c.Thái độ : 
 - Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
 - Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.
- Giúp học sinh yêu thích môn học, bảo vệ các loài động vật có lợi, bảo vệ và biết giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.
* Năng lực cần đạt được qua chủ đề 
	- Năng lực tiên đoán các môi trường thể hiện sự đa dạng sinh học 
	- Năng lực làm chuyên gia tư vấn để giải quyết vấn đề về đa dạng động vật trong các môi trường sống khác nhau để hạn chế những nhút nhát phát biểu trước đám đông 
	- Năng lực làm quen với nghiên cứu khoa học giải quyết được việc suy giảm đa dạng sinh học trên đồng ruộng. 
	- Năng lực đóng vai để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ đa dạng ở địa bàn sinh sống đồng thời tuyên truyền cho các tập thể khác trong trường học để tăng thêm mức độ lan tỏa về bảo vệ môi trường cho động vật cũng như đời sống con người. 
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN:
-Học sinh trường THCS-THPT Nguyễn Viết Xuân – An Định - Huyện Tuy An- Tỉnh Phú Yên.
-Số lượng: 66
-Số lớp: 2 lớp.
-Khối lớp: 7.
*Đặc điểm HS:
-Thuận lợi: 
+ Địa bàn xã An Định chủ yếu làm nông nghiệp, các em thường xuyên tiếp xúc với quá trình sản xuất và các môi trường độc hại do quá trình sản xuất nên hứng thú với việc nghiên cứu, khám phá và tìm giải pháp để khắc phục. 
+Đa số HS rất hứng thú với phương pháp dạy học mới, hứng thú với việc tự tìm tòi khám phá kiến thức để tự mình lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhớ lâu, khắc sâu đặc biệt là các kiến thức xã hội liên quan đến chủ đề nên hy vọng việc thực hiện các mục tiêu trong chủ đề sẽ thành công.
-Khó khăn: 
+Trường THCS-THPT Nguyễn Viết Xuân nằm ở địa bàn xã An Định- huyện Tuy An là một xã nghèo, điều kiện gia đình các em còn khó khăn, thời gian dành cho việc học và nghiên cứu bài học còn ít, khả năng thu thập thông tin phục vụ cho các hoạt động của HS còn hạn chế.
+HS còn nhút nhát ngại phát biểu trước đám đông, khả năng giao tiếp còn hạn chế . 
4 . Ý NGHĨA DỰ ÁN :
4.1: Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.	-Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.	-Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.	-Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo.	
4.2: Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống.
- Cụ thể qua dự án này học sinh nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường và thêm yêu động vật. 
- Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học để thấy được đất bị ô nhiễm, sản phẩm nông nghiệp gây nguy hại đến sức khỏe con người.
	- Thấy được thói quen canh tác lạc hậu khi sản xuất nông nghiệp như sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là chủ yếu mà không sử dụng phân hữu cơ như phân bò để tăng đa dạng sinh học trên đồng ruộng. 
5 . THIẾT BỊ DẠY HỌC :
 5.1.Thiết bị dạy học, đồ dùng, học liệu:
-Sách giáo khoa.sinh học 7, công nghệ 7 GDCD 6,7
- Lược đồ các kiêu môi trường trên Trái Đất
-Mô hình sản suất phân giun từ nguyên liệu là phân bò 
-Tranh ảnh các động vật trong ba môi trường đới lạnh , hoang mạc và nhiệt đới 
- Tranh các các loại rừng ở nhiệt đới, cảnh hoang mạc cảnh ở đới lạnh 
-Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập, nam châm.
 5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin.
-Phần mềm PowerPoint 2003 
- Thiết kế các slide trình chiếu, có liên kết hình video, nhạc
-Máy ghi hình các địa điểm thăm quan, hoạt động của học sinh, hoạt động thực tế..
-Máy tính, điện thoại có kết nối Internet tham khảo các trang mạng có liên quan đến chủ đề:  
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 Bài học trong hai tiết (90 phút)
Tiết 1
 I.Khái niệm đa dạng sinh học 
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh 
III. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng 
Tiết 2 
I Sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
II.Những lợi ích của đa dạng sinh học
III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
Giáo án minh họa 
Tiết 1 : Bài 57 ĐA DẠNG SINH HỌC
I) Mục têu bài học :
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nêu được sự đa dạng về loài do khả năng thích nghi cao của ĐV đối với các điều kiện sống khác nhau trên các môi trường địa lí của trái đất, được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và sinh lí của loài.
- Nêu được sự đa dạng về hình thái và tập tính của ĐV ở những miền có khí hậu khắc nghiệt( ôn đới đới lạnh, hoang mạc đới nóng là đặc trưng và ở những miền khí hậu ấy số lượng loài có ít.
	- Qua khái niệm kể những nơi còn thể hiện sự đa dạng sinh học trên thế giới , ở Việt Nam và ở địa phương 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục-
 Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học
- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh, và ở môi trường hoang mạc đới nóng khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau
III. Các phương pháp / kỉ thuật dạy học tích cực: 
- Vấn đáp- tìm tòi, Trực quan, Hỏi chuyên gia
- Sắm vai , Thảo luận nhóm. Viết báo cáo.
IV. Chuẩn bị :
Phương tiện:
Giáo viên: 
 Hình ảnh một số động vật đới lạnh và đới nóng 
Lược đồ các môi trường địa lí trên trái đất 
Chuẩn bị nội dung phiếu học tập 1 và 2 
Phiếu học tập số 1
-Xác định ranh giới và nhiệt độ ở môi trường ở đới lạnh?
-Đặc điểm môi trường ở đới lạnh như thế nào ?
 -Động vật sống ở môi trường này có đặc điểm gì ?
- Chúng có những tập tính gì để thích nghi ?
Phiều học tập số 2 
-Xác định những nơi có hoang mạc, chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới lạnh ? 
 - Nhiệt độ ở môi trường hoang mạc đới nóng?
-Đặc điểm ở môi trường hoang mạc đới nóng như thế nào ?
- Động vật sống ở môi trường này có đặc điểm gì ?
-Chúng có những tập tính gì để thích nghi ?
Chia học sinh làm 4 nhóm 
Phân công nhóm 1,2 hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 
 Nhóm 3 ,4 hoàn thành nội dung phiếu học tập 2
 - Tài liệu khai thác thông tin qua Internet
 - SGK sinh học 7 , địa lí 7 
- Sử dụng phần mềm PP để trình chiếu tranh ảnh minh họa và Video clip 
* Học sinh :chuẩn bài trước ở nhà theo dự án đã phân công 
	Hoàn thành phiếu học tập 
	Thời gian hoàn thành là 1 tuần 
V. Tiến hành hoạt động:
1.Ổn định lớp: ( 1 / )
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới: ( 30 / )
Giới thiệu : Động vật rất đa dạng, phân bố rộng rãi trên trái đất với số lượng loài được biết đến khoảng 1,5 triệu loài. Có được sự đa dạng đó là do khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau trên các môi trường địa lí của trái đất. Tuy nhiên ở những môi trường ở mỗi môi trường có độ đa dạng sinh học khác nhau. Bài mới 
ĐA DẠNG SINH HỌC
Hoạt động giáo viên-học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm Đa dạng sinh học : 5 phút
Mục tiêu : Hình thành khái niệm đa dạng sinh học.
Phương pháp : Sử dụng trò chơi để khấy động lớp học để giải quyết vấn đề nhằm cũng cố kiến thức hình thành khái niệm mới 
 Liên môn kiến thức môn địa 7 bài 5 bài 7 bài 41
 Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để phát triển năng lực tự học của cá nhân :
Hoạt động khởi động : bằng trò chơi tiếp sức 
 - Chọn 10 HS bất kì làm 2 đội 
 + Thể lệ cuộc thi : Mỗi HS mỗi đội ghi nội dung vào phần ô của lược đồ ghi xong tới lược thành viên khác của đội 
 + Hoàn thành đúng 3 nội dung trước là thắng 
 - Quan sát lược đồ các môi trường địa lí (tranh câm ).Viết trực tiếp vào phần ô
? Có những môi trường địa lí nào ?
Vận dụng kiến thức địa 7 bài 5 hình 5 Lược đồ các kiểu môi trường 
 HSTL Có 3 kiểu môi trường địa lí : Đới lạnh,đới nóng , đới ôn hòa
 ? Năng lực tiên đoán trong các môi trường môi trường nào có mức độ đa dạng sinh học cao nhất .( HS viết bất kì nhưng đáp án là )
 HSTL Môi trường nhiệt đới gió mùa 
Vận dụng kiến thức liên môn địa 7 Bài môi trường nhiệt đới gió mùa 
 ? Kể tên các địa danh đa dạng sinh học nổi tiếng trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương (ít nhất 1 địa danh cho mỗi loại )
 - Khu sinh quyển thế giới Amazon ở Braxin
Kiến thức liên môn địa 7 bài 41 thiên nhiên Trung và Nam Mĩ . 
 - Ở Việt Nam : Nối tiếp các khu dự trữ sinh quyển: Cù Lao Chàm, vườn quốc gia Cát Tiên, rừng ngập mặn Cần Giờ, Quần đảo Cát Bà, châu thổ sông Hồng, ven biển và biển đảo Kiên Giang, miền Tây Nghệ An, Mũi Cà Mau, cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận.
 - Ở địa phương : Khu sinh thái Hồ Đồng Tròn tuy chưa được nghiên cứu về đa dạng nhưng ở đây là nơi cung cấp thủy sản nước ngọt phong phú về loài và số lượng lớn cho cả vùng. Ngoài ra còn có động vật ven bờ phong phú và có nhiều cảnh đẹp để tham quan 
( Tích hợp giáo dục địa phương )
 GV đánh giá kết quả của hai đội tuyên dương 
? Vậy Đa dạng sinh học là gì? 
Giáo viên chuyển ý : Trong mỗi môi trường động vật có cấu tạo và tập tính khác nhau số loài cũng khác nhau dể làn rõ nội dung này chung ta cùng nhau giải quyết hoạt động
1/ Khái niệm đa dạng sinh học 
Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật. Các loài lại thể hiện sự đa dạng về hình thái và tập tính thích nghi chặt chẽ với điều kiện sống của môi trường, nơi chúng sinh sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh ( 12 / )
Mục tiêu: Làm rõ đặc điểm nỗi bậc của môi trường. Từ đó thấy được đặc điểm cấu 
 tạo và thích nghi của của động vật 
Phương pháp : Giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình của học sinh 
 Liên môn kiến thức môn địa 7 bài 21 
 Tích hợp giáo dục địa phương 
Giáo viên cho học sinh xem các loài động vật thuộc đới lạnh 
Yêu cầu học sinh thuyết trình sự chuẩn bị phiếu học tập 1 của nhóm 
Phiếu học tập số 1
 Liên môn kiến thức địa 7 bài 21 môi trường đới lạnh để trả lời các câu trong phiếu học tập số 1 
-Xác định ranh giới và nhiệt độ ở môi trường ở đới lạnh?
Nhiệt độ 
(oC)
 Cao nhất
90C (tháng 7)
 Thấp nhất
- 310C (tháng 2)
 Biên độ nhiệt
400C
 Những tháng có nhiệt độ trên 0oC
6, 7, 8
 Những tháng có nhiệt độ dưới 0oC
9 tháng còn lại
-Đặc điểm môi trường ở đới lạnh như thế nào ?
Định hướng trả lời : Rất lạnh, băng đóng quanh năm, mùa hạ ngắn, 
Đặc điểm của thực vật trong môi trường này?
Thực vật thưa thớt, thấp lùn; chỉ có một số ít loài tồn tại và Địa y 
 Cây cỏ mùa đông 
-Động vật sống ở môi trường này có đặc điểm gì ? 
 TL: Có bộ lông trắng dày , lớp mỡ dưới da dày. 
- Chúng có những tập tính gì để thích nghi ?
TL :Ngủ đông di cư hoạt động chủ yếu vào ban ngày. 
Nhóm 1 thuyết trình xong 
-Từ những đặc điểm nổi bậc hãy giải thích vai trò thích nghi theo bảng sau: 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự mỗi cá nhân hoàn thành phần bảng và đọc to trước lớp hoặc có thể giáo viên thu để chấm 
Môi trường đới lạnh
Những đặc điểm thích nghi 
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi 
Cấu tạo
Bộ lông dày
Giữ nhiệt cho cơ thể 
Mỡ dưới da dày
Giữ nhiệt dự trử chống rét 
Lông màu trắng
(Mùa đông )
Dễ lẫn với tuyết che mắt kẻ thù 
Tập tính 
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét
Tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ 
Thời tiết ấm hơn để tạn dụng nguồn nhiệt
Giáo dục môi trường 
 Hiện nay môi trường sống của động vật đới lạnh ngày càng nguy hại là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho băng tan làm mất nơi sinh sống của chúng.
 Vậy các em có những hành động thiết thực gì để bảo vệ chúng qua hoạt động thực tiển ở trường và ở nhà 
 + Sử dụng điện tiết kiệm,
 + Giảm bớt khó thải CO2 : cấm đốt rác bừa bãi, để rác đúng mới quy đinh, trong lớp học không nên xé giấy, nên nhặt giấy vụn đê làm sạch môi trường lớp học. Đặc biệt là chăm sóc bồn hoa cây cảnh và tham gia trồng cây xanh xung quanh sân trường và nhà ở )
I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh:
-Bộ lông dày 
-Mỡ dưới da dày
-Lông trắng 
-Ngủ đông , di cư.
-Hoạt động ban ngày trong mùa hè. 
GV chuyển ý với môi trường đới lạnh động vật vẫn sống được, còn động vật môi trường đới nóng thì như thế nào ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng ( 12 / )
Mục tiêu: Làm rõ đặc điểm nỗi bậc của môi trường hoang mạc đới nóng. Từ đó thấy được đặc điểm cấu tạo và thích nghi của thực vật, động vật 
Phương pháp : Giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình của học sinh
 Học sinh làm chuyên gia ( vừa thuyết trình vừa hỏi thông tin trong bài thuyết trình )
 Liên môn kiến thức toàn bài 19 địa lí 7 
 - Giáo viên mời nhóm 4 lên thuyết trình 
 Hình thức vừa thuyết trình vừa có thể mời các bạn trả lời một số câu hỏi trong bài thuyết trình của mình 
Phiều học tập số 2 
 Liên môn kiến thức địa 7 bài 19 môi trường hoang mạc đới nóng để trả lời các câu trong phiếu học tập số 2 
Giáo viên định hướng trả lời 
1.Kể tên các hoang mạc lớn trên thế giới, 
2 .Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới lạnh ?
Đới nóng : Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
Đới lạnh Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh
 3.Đặc điểm ở môi trường hoang mạc đới nóng như thế nào ?
-Biên độ nhiệt trong năm cao.
-Mùa đông ấm áp, mùa hè rất nóng.
-Lượng mưa rất ít.
4.Thực vật và động vật sống ở môi trường này có đặc điểm gì ? 
Đối với thực vật: cây rút ngắn chu kỳ sinh trưởng lá bọc sáp, dày bóng hoặc biến thành gai bộ rễ dài và to, dự trữ nước trong thân.
Đối với động vật chạy nhanh, vùi mình trong cát, hốc đá, chịu đói khát giỏi, dự trữ nước trong thân.
5.Chúng có những tập tính gì để thích nghi ?
Môi trường hoang mạc đới nóng
đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo 
Chân dài 
Hạn chế ảnh hưởng của cát nóng 
Chân cao móng rộng, đệm thịt dày
Không bị lún, đệm thịt chống nóng 
Bướu mỡ lạc đà 
Dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
Màu lông giống màu cát 
Gống màu môi trường 
Mỗi bước nhảy cao và xa 
Hạn chế tiếp xúc với cát nóng 
Di chuyễn bằng cách quăng thân 
Hạn chế tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động vào ban đêm 
Tránh nóng ban ngày 
Khả năng đi xa
Tìm nguồn nước 
Khả năng nhịn khát
Tìm nguồn nước 
Chui rúc sau vào trong cát
Chống nóng 
Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng trong vở bài tập
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng:
Thân cao, móng rộng , đệm thịt dày
- Lông nhạt giống màu cát 
 - Chân dài 
- Bướu mỡ lạc đà 
Bước nhảy xa
- Đi xa 
- Chui rúc trong cát 
- Nhịn khát . 
4: Củng cố Làm bài tập sau: (5’)
 Câu 1. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường 
đới lạnh và hoang mạc đới nóng. 
Đới lạnh 
Bộ lông dày 
-Mỡ dưới da dày
-Lông trắng 
-Ngủ đông , di cư.
-Hoạt động ban ngày trong mùa hè. 
Đới nóng
Thân cao, móng rộng , đệm thịt dày
- Lông nhạt giống màu cát 
 - Chân dài 
- Bướu mỡ lạc đà 
Bước nhảy xa
- Đi xa 
- Chui rúc trong cát 
- Nhịnkhát
Câu 2 : Hai môi trường này đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào ? Giải thích ? 
+ Hai môi trường đới lạnh và đới nóng đã ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng loài động vật vì thời tiết rất khắc nghiệt, thức ăn lại ít. Chỉ có những loài có khả năng thích nghi cao mới có thể tồn tại được.
5 Hướng dẫn về nhà (10’)
 * Bài vừa học : 
Học thuộc bài theo vở ghi và nội dung bảng
Làm bài tập 
 * Bài sắp học : Đa dạng sinh học (tt) 
 GV chuẩn bị phiếu học tập cho 4 nhóm 
Phiếu học tập số 1
1.Xác định các nước nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa ? 
2.Nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa? 
3. Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?
4. Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy?
5. Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại nhiều hơn hẳn so với đới lạnh và đới nóng 
Phiếu học tập số 2
 -Vì sao nói bảo vệ tài nguyên rừng chính là giữ ổn định lợi ích đa dạng sinh học. 
 -Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.
Phiếu học tập số 3
+ Phần 1: Tìm ra nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.và hậu quả từ những nguyên nhân đó gây ra .
+ Phần 2: Đề xuất những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học. 
+ Phần 3: Đóng vai thuyết trình về quan điểm của mình trong vấn đề đa dạng sinh học gồm:	. Đại diện cho người dân.
. Đại diện cho các nhà bảo vệ môi trường.
. Đại diện cho các nhà lãnh đạo Nhà nước. 
. Ý kiến của học sinh . 
+ Nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới 
+ Hậu quả để lại từ nguyên nhân đó gây ra ? 
+ Cần có những biện pháp nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
+ Hiện nay chúng ta làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
* Các nhóm thực địa tại ruộng nhà mình và ghi lại các loài động vật mà cá thành viên đã gặp 
 Địa điểm ..
	Nhóm 
Tên động vật
 Có lợi 
Có hại 
Gặp nhiều 
Gặp ít
Tiết 2 § 58: ĐA DẠNG SINH HỌC( TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS giải thích được ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài cao hơn hẳn ở môi trường hoang mạc và đới lạnh.
+ Nêu được cụ thể những lợi ích của đa dạng sinh học.
+ Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Kỹ năng: Thu thập thông tin từ địa phương về đa dạng sinh học trên đồng ruộng 
 Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp suy luận, kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ đa dạng sinh học bảo vệ tài nguyên đất nước 
	Giáo dục ý thức bảo vệ hệ động vật thực vật và đa dạng sinh học trên ruộng lúa 
và khu vực sinh thái hồ Đồng Tròn 
I

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_mo_ta_du_an_day_hoc_tich_hop_lien_mon_cua_giao_vien_tr.doc