Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh bằng phương pháp sân khấu hóa môn Hóa Học
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với
khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi
có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX
(2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT –
TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X
(2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như
vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo
dục.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÂN KHẤU HÓA MÔN HÓA HỌC Người thực hiện: Trịnh Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Hóa học THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.. 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 B. NỘI DUNG. 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 I.1 Hứng thú ...3 I.2. Hoạt động dạy – học tích cực của giáo viên và học sinh....... 3 I.3 Sân khấu hóa môn Hóa học . 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN... ...6 III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6 III.1. Axit sunfuric H2SO4... 6 III.2. Cacbon – Hidro – Thủy ngân. 8 III.3. Mưa axit..... 8 IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.8 IV.1. Các chủ đề tìm hiểu về Hóa học.. 8 IV.2. Kịch bản sân khấu của một số chủ đề 9 V. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI. 19 VI. HẠN CHẾ..19 C. KẾT LUẬN. 20 A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, với áp lực nặng nề của kì thi THPT Quốc Gia, tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học không thi Đại học nói chung và môn Hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học, dẫn đến hiện tượng một bộ phận lớn học sinh rơi vào tình trạng “mất kiến thức cơ bản về Hóa học ngay khi đang học Hóa học”. Mặt khác, phải thừa nhận rằng học sinh ngày nay rất nhanh nhẹn, sáng tạo, đầy ắp ý tưởng, không ngại thể hiện bản thân. Vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh? Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hóa học, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần mạnh dạn khai thác những cách dạy học mới gắn liền với sự phát triển của xã hội. Từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh THPT bằng phương pháp Sân khấu hóa môn Hóa học” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá lại các chủ đề Hóa học đã đưa cho học sinh tìm hiểu, hoàn thiện các chủ đề đó và khai thác các chủ đề mới phù hợp với kiến thức học sinh được học trong chương trình hóa học phổ thông là một phương pháp có hiệu quả nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động, kĩ năng làm việc nhóm qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Một số nội dung hóa học có kiến thức gắn liền với cuộc sống, sản xuất. - Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn Hóa học. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu các nhóm học sinh tìm hiểu tốt và sâu các kiến thức liên quan đến chủ đề Hóa học được giao, xây dựng một kịch bản sân khấu hay, học sinh biết hóa thân vào các nhân vật trong kịch bản sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, đồng thời góp phần nâng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động của học sinh, điều đó làm tăng hứng thú học tập, mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Các tài liệu lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực môn hóa học. Nghiên cức kĩ nội dung các bài học có trong các chủ đề hóa học đưa ra cho học sinh tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như : điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, trò chuyện, nghiên cứu và đánh giá kết sản phẩm - Thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN I.1 Hứng thú I.1.1 Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. I.1.2. Sự hình thành hứng thú Sự hình thành hứng thú có thể diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác. Có thể bắt đầu từ sự hấp dẫn của đối tượng làm nảy sinh thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể, do những cảm xúc này mà chủ thể đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ đối tượng mà hình thành hứng thú. Ngược lại, có thể bắt đầu từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của đối tượng mà đi sâu nhận thức đối tượng đó, và càng hiểu rõ đối tượng càng cảm thấy hứng thú. I.1.3. Hứng thú học tập môn Hóa học Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò của môn Hóa học trong trường phổ thông. Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở học sinh trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là động lực thúc đẩy các em tìm tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học tập hóa học tác động đến toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học. Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêu quan trọng mà mỗi GV hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. I.2. Hoạt động dạy – học tích cực của giáo viên và học sinh I.2.1. Hoạt động dạy tích cực của giáo viên. Dạy hoá học không phải chỉ quá trình dạy truyền thụ kiến thức với hình thức thông báo thông tin với những lời nói suông giảng cho HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều chỉnh các hoạt động nhận thức tích cực của HS để đạt được các mục tiêu cụ thể của từng chương, từng phần, từng bài hoá học cụ thể. Hoạt động của giáo viên là: - Thiết kế kế hoạch bài học (giáo án) bao gồm các hoạt động của HS theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà HS cần đạt được. - Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng về hoá học.v.v - Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh chính xác hoá các khái niệm hoá học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hoá thông qua các hoạt động học ở trên lớp. - Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan hiện có bằng giáo án điện tử, thực hành thí nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là nguồn để học sinh khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức kĩ năng về hoá học. - Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng học tập tích cực, vận dụng sáng tạo nhiều hơn những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hoá học trong đời sống sản xuất. - Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức mọi hoạt động của học sinh hướng dẫn giúp các em thảo luận làm thí nghiệm, hay tìm hiểu kiến thức mới hoặc giải một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên. - Vì môn hóa học nhiều bài gắn liền với đời sống của chúng ta, giáo viên thường liên hệ thực tế bên ngoài vào bài học giúp các em dễ tiếp thu và không bị nhàm chán trong giờ học. I.2.2. Hoạt động học tập tích cực của học sinh - Học hoá học không chỉ là quá trình nghe thầy cô truyền đạt kiến thức bằng lý thuyết, tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nghiên cứu, qua sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên mà tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, qua quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. - Tham gia làm việc hợp tác theo nhóm. - Nêu câu hỏi những vướng mắc mà trong quá trình học tập hoặc làm thi nghiệm của các em gặp trở ngai không thành công, tìm ra nguyên nhân và khắc phục không thành công đó. Rút ra kết luận nhận xét về hiện tượng, tính chất ứng dụng, điều chế, và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống và sản xuất. - Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của nhóm này với nhóm khác cùng nhau rút ra kết quả chung để tiếp thu kiến thức một cách hoàn chỉnh làm các em dễ hiểu dễ nhớ và nhớ lâu hơn. - Tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, các phượng tiện thông tin đại chúng thực tiển đời sống. - Chú ý rèn cách học tập chủ động sáng tạo. I.3 Sân khấu hóa môn Hóa học I.3.1. Sân khấu hóa là gì? Là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ dàn cảnh và biểu diễn. Sân khấu hóa có thể mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên. I.3.2. Sân khấu hóa môn Hóa học là gì? Là xây dựng một kịch bản sân khấu có nhân vật, có hành động, có nội dung liên quan đến chủ đề hóa học, được học sinh thể hiện trong giờ luyện tập, thực hành hoặc ngoại khóa. I.3.3 Những bước tiến hành xây dựng một tác phẩm sân khấu hóa: Bước 1. Một vài yếu tố cần xác định trước khi soạn thảo chương trình: nội dung tác phẩm như đề tài, nội dung, cơ sở vật chất, đối tượng nghiên cứu Bước 2. Viết kịch bản – sửa kịch bản: Kịch bản: là nội dung câu chuyện sân khấu (chuyển tải nội dung buổi sinh hoạt) trong đó có: nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện, “hành động” của nhân vật trong từng tình cảnh câu chuyện được trình bày bằng ký tự văn học. Mỗi kịch bản sân khấu bao giờ cũng phải có: - Loại hình (kịch nói – cải lương – kịch hát) - Tựa đề: tên của vở kịch. - Không gian, thời gian, hoàn cảnh câu chuyện bắt đầu xảy ra tới kết thúc. Bước 3. Sáng tạo hành động cho nhân vật Bước 4. Tập diễn kịch: ¨ Khi kịch bản đã phân chia cảnh diễn hợp lý (bao nhiêu lớp, màn bao nhiêu cảnh) và đạo diễn đã quy định những hành động cơ bản cho nhân vật, việc tập kịch phải theo từng bước sau: - Chọn diễn viên, phân vai diễn. - Phát kịch bản hoặc trình bày nội dung kịch bản cho tất cả diễn viên. - Với sân khấu (kịch nói, hát) diễn viên phải thuộc lời thoại, lời hát - Tập thứ tự từng cảnh một (từ đầu tới cuối). - Tập theo từng nhóm - Luôn có sự kết hợp âm thanh ánh sáng trong khi tập để tạo ra sự sáng tạo hợp lý, tăng thêm hấp dẫn, đồng thời dễ nhớ cảnh diễn của người diễn viên. - Tổng dợt chương trình: kết hợp từng cảnh, từng nhóm thành một tác phẩm hoàn chỉnh. - Có thể thêm, bớt một vài chi tiết không phù hợp trong khi chạy chương trình hoàn chỉnh. ¬ Phối hợp âm thanh – ánh sáng – hóa trang đạo cụ. Bước 5. Công diễn – nhận xét, góp ý II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Hóa học là một môn học tự nhiên rất hay và bổ ích, học Hóa làm ta biết được thế giới xung quanh diễn ra như thế nào, làm ta biết những sự vật, hiện tượng ta thấy ngày nay không phải tự nhiên mà có. Trên thực tế, hóa học rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như trong lúc nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm... là những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực trạng ngày nay đang cho thấy rằng với đa số học sinh, Hóa học là một môn khoa học ngày càng xa lạ. Vì sao lại vậy? 1. Hóa học là môn Học đến tận lớp 8 học sinh mới bắt đầu được học bài bản khi học sinh đã dần định hướng được nghề nghiệp đã là một sự tiếp nhận chậm trễ so với các môn học khác, định hướng các môn học để thi vào THPT hầu như không có môn Hóa nên đa số học sinh học một cách thực dụng và rơi vào tình trạng mất gốc môn Hóa ngay từ khi mới học. 2. Tại bậc THPT, sự dịch chuyển khối thi và nhu cầu tuyển dụng của nhiều trường đã thay đổi nhanh chóng, trước đây học sinh lựa chọn thi khối A gồm các môn Toán, Lý, Hóa chiếm đa số thì nay tổ hợp khối A1 gồm các môn Toán, Lý, Anh đã thành khối thu hút đông đảo học sinh cùng với các trường thuộc khối công an đã không tuyển khối A nữa và sự hạn chế tuyển chọn tổ hợp D7 gồm các môn Toán, Hóa, Anh ở các trường Đại học đã một lần nữa làm giảm đi sự gắn bó với môn Hóa của đa số học sinh ngày nay. 3. Là một môn học gắn liền với cuộc sống nhưng với cách truyền thu một chiều, thiếu liên hệ thực tiễn, không thực hành hoặc ít thực hành đã làm Hóa học trở thành một môn học nhạt nhòa không có bản sắc. Tất cả các điều trên cộng hưởng lại đã làm giảm đi rất nhiều hứng thú của học sinh với môn Hóa học. III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT III.1. Axit sunfuric H2SO4 1. Tính chất vật lí - Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi. - H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nặng gần gấp 2 lần nước. - H2SO4 đặc rất hút ẩm -> dùng làm khô khí ẩm. - H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. - Khi pha loãng axit sunfuric đặc thì rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ; không làm ngược lại - Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng -> cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc 2. Tính chất hóa học. a, Tính chất của axit sunfuric loãng - Tính axit mạnh. Axit tác dụng được với chất nào? + Làm quì tím hoá đỏ + Tác dụng với muối (điều kiện: sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi) + Tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ -> muối + H2O + Tác dụng kim loại trước hiđro ->muối hoá trị thấp của KL + H2 b. Tính chất của axit sunfuric đặc b.1. Tính oxi hoá mạnh + Tác dụng với kim loại ( hầu hết kim loại trừ Au, Pt) + Tác dụng với phi kim ( C, S, P) + Tác dụng với hợp chất có tính khử ( HI, KI, KBr, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3.) b.2. Tính háo nước Axit H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước) hoặc chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất. 3. Ứng dụng Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Axit sunfuric là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phẩm nhuộm, luyện kim, chất dẻo, chất tẩy rửa, giấy sợi, sơn, phân bón, 4. Sơ đồ sản xuất axit sunfuric Phương pháp tiếp xúc, gồm 3 công đoạn chính a) Sản xuất SO2 từ quặng pirit sắt (FeS2) hoặc từ lưu huỳnh b) Sản xuất SO3 c) Sản xuất H2SO4 Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 Dùng lượng nước thích hợp để pha loãng oleum, được H2SO4 đặc III.2. Cacbon – Hidro – Thủy ngân III.2.1. Cacbon 1. Tính chất vật lí: có các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren 2. Tính chất hoá học: a. Tính khử b. Tính oxi hoá 3. Ứng dụng: làm mũi khoan, đồ trang sức, điện cực, chất đốt III.2.2 Hidro - Là nguyên tố nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tử H có một electron duy nhất - H có 3 đồng vị là H, D và T trong đó đồng vị H không có nơtron trong hạt nhân - Trên thực tế, Hidro chiếm tới 75% toàn vũ trụ - Khí H2 không màu không mùi không vị và là khí nhẹ nhất. III.2.3 Thủy ngân Là một kim loại nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. III.3. Mưa axit Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải CO2, SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Mưa axit có khả năng ăn mòn các công trình bằng kim loại hoặc bằng đá cẩm thạch, gây ra hiện tượng rụng lá, làm chết sinh vật dưới nước, trong đất IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ IV.1. Các chủ đề tìm hiểu về Hóa học Chủ đề 1: “ Tìm hiểu về một số các nguyên tố hóa học” thuộc chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10. Chủ đề 2: “ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Mendeleep” - chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10. Chủ đề 3: “ Tìm hiểu về axit sunfuric” - chương Oxi – lưu huỳnh – Hóa học 10. Chủ đề 4: “ Tìm hiểu về mưa axit” - chương Oxi – lưu huỳnh – Hóa học 10. Chủ đề 5: “ Tìm hiểu về chất độc màu da cam” - chương Ancol - phenol – Hóa học 11. Chủ đề 6: “ Tìm hiểu về Silic, thung lũng Silicon” - chương Cacbon - Silic – Hóa học 11. Chủ đề 7: “ Tìm hiểu về ancol etylic” - chương Ancol - phenol – Hóa học 11. Chủ đề 8: “ Tìm hiểu về nhiên liệu dầu mỏ” - chương Hidrocacbon – Hóa học 11. IV.2. Kịch bản sân khấu của một số chủ đề IV.2.1. Chủ đề 1: NHỮNG NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐẶC BIỆT MC: Xin được chào đón tất cả quý vị đã đến với Đêm chung kết “Miss nguyên tố hóa học” ngày hôm nay! Trải qua những vòng thi đầy cam go và thử thách, chúng ta đã chọn ra được 3 đại diện tiêu biểu nhất trong bảng tuần hoàn hóa học. Xin được giới thiệu từ trái qua: Miss Hidro (vỗ tay), Miss Cacbon (vỗ tay), và Miss Thủy ngân (vỗ tay). Đêm nay, họ sẽ thi đấu với nhau lần cuối cùng để giành ngôi vương “ nguyên tố hóa học đặc biệt nhất”. Hidro: Xin chào tất cả các bạn, tôi là Hidro - nguyên tố đứng đầu trong bảng tuần hoàn. Tôi sẽ cho các bạn thấy tại sao tôi xứng đáng là NTHH đặc biệt nhất. 1. Tôi là một nguyên tố cực kì cần thiết cho đời sống. Trên thực tế, tôi chiếm tới 75% toàn vũ trụ. Tôi còn được tìm thấy ở cả Mặt Trời và và hầu hết các vì sao. 2. 10% cơ thể sống là tôi, không có tôi đồng nghĩa với việc không có sự sống đấy! 3. Người ta tin rằng tôi là một trong ba nguyên tố được tạo ra từ vụ nổ Big Bang - giai đoạn sơ khai của việc hình thành vũ trụ, điều đó đã đủ chứng tỏ tôi là chị “đại” ở đây chưa? 4. Tôi lại còn là nguyên tố đơn giản nhất và nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nếu hóa lỏng, khối lượng riêng thể lỏng của tôi là thấp nhất trong tất cả các loại chất lỏng, chứng tỏ tôi có một cân nặng đáng mơ ước phải không nào? 5. Các bạn không thể nhận dạng tôi bằng các giác quan thông thường được đâu, bởi tôi không màu, không mùi, không vị. Tôi cũng thật bí ẩn, quyến rũ và khó nắm bắt nhỉ? *cười thẹn thùng* 6. Miễn có không khí và một nguồn bật lửa là tôi đã bắt lửa, có nguyên tố nào đượcnhưtôi? 7. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi là nguyên tố duy nhất được biết đến có thể tồn tại mà không có nơtron, làm sao các nguyên tố còn lại có thể xứng đáng với ngôi vị “NTHH đặc biệt nhất” hơn tôi chứ? Cacbon: Tôi là Cacbon, mang số hiệu nguyên tử 20 nhưng không hề kém cạnh chị Hidro. 1. Tôi là một trong những NTHH được lịch sử ghi nhận có từ thời xa xưa, điều này là chắc chắn, chứ không phải giả định như việc chị Hidro được tạo ra từ vụ nổ Big Bang nhé! Thêm nữa, kể cả tôi không được sản xuất từ vụ nổ Big Bang thì tôi được tạo ra trong các ngôi sao cơ. *cười nhếch mép* 2. Trước kia chị Hidro từng được chọn làm đơn vị khối lượng nguyên tử, rồi đến chị Oxi, nhưng tất cả đều không chính xác nhé. Đồng vị 12 của tôi mới là nguyên tử được Hội nghị quốc tế chọn. Đơn vị KLNT là 1/12 nguyên tử C đồng vị 12, mọi người rõ chưa? *chỉ chỉ* 3. Không chỉ vậy, đồng
Tài liệu đính kèm:
- phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_bang_p.doc