Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy

Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy

Ở bậc Tiểu học, phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học.

Dạy tập làm văn luôn là phân môn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, đầu tư cả về kiến thức lẫn kĩ năng. Trong chương trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5, ngoài các dạng bài truyền thống như: văn kể chuyện, văn miêu tả còn có một dạng bài tập làm văn được đánh giá là khó với học sinh Tiểu học. Đó là dạng bài “Lập chương trình hoạt động”. Đây là một dạng bài hoàn toàn mới không chỉ đối với học sinh mà còn mới đối với cả giáo viên. Do đó, dạy học có hiệu quả dạng bài này không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Thực tế khi học đến dạng bài này thì học sinh hoàn toàn không hứng thú, làm việc một cách máy móc, theo mẫu.

 Bản thân tôi, mới đầu khi tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới, có dạng bài này, tôi cũng hoàn toàn bỡ ngỡ. Hơn nữa, ngoài sách giáo viên, thì đến nay, chưa có bất kì tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề “ làm thế nào để dạy học có hiệu quả dạng bài tập làm văn "lập chương trình hoạt động”. Sau nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy"

 

doc 20 trang thuychi01 6821
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
 3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu.
1
 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 
 dục trong nhà trường.
13
 III. Kết luận, kiến nghị
13
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ở bậc Tiểu học, phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học. 
Dạy tập làm văn luôn là phân môn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, đầu tư cả về kiến thức lẫn kĩ năng. Trong chương trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5, ngoài các dạng bài truyền thống như: văn kể chuyện, văn miêu tả còn có một dạng bài tập làm văn được đánh giá là khó với học sinh Tiểu học. Đó là dạng bài “Lập chương trình hoạt động”. Đây là một dạng bài hoàn toàn mới không chỉ đối với học sinh mà còn mới đối với cả giáo viên. Do đó, dạy học có hiệu quả dạng bài này không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Thực tế khi học đến dạng bài này thì học sinh hoàn toàn không hứng thú, làm việc một cách máy móc, theo mẫu. 
 Bản thân tôi, mới đầu khi tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới, có dạng bài này, tôi cũng hoàn toàn bỡ ngỡ. Hơn nữa, ngoài sách giáo viên, thì đến nay, chưa có bất kì tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề “ làm thế nào để dạy học có hiệu quả dạng bài tập làm văn "lập chương trình hoạt động”. Sau nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy"
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy” nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học dạng bài này nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động dạy học trong nhà trường. Từ thực tiễn giảng dạy để đưa ra các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học hiệu quả dạng bài Lập chương trình hoạt động, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát: 
+ Khảo sát trình độ chung của học sinh lớp 5 khi học dạng bài " Lập chương trình hoạt động" trước và sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến trong nhiều năm liền.
+ Điều tra tình hình thực tế ở trường, ở địa phương, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc học dạng bài này.
- Thống kê: Thống kê số liệu về chất lượng dạy học dạng bài này trước và sau áp dụng sáng kiến.
- Quan sát: 
Quan sát học sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học, khi các em được tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tế, tham gia hoạt động nhóm, thực hiện các nhiệm vụ học tập, tổ chức triển khai chương trình đã lập Từ việc quan sát này để thu thập các minh chứng, nắm bắt tình hình học tập cụ thể của học sinh, từ đó có các biện pháp điều chỉnh quá trình dạy học một cách kịp thời. 
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Thực hành: Sau khi nghiên cứu đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp, tôi đã thực hành áp dụng trong quá trình dạy học của mình. Trong quá trình thực hành, tôi lại tiếp tục rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện thêm sáng kiến.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lập chương trình hoạt động là gì? Thực chất lập chương trình hoạt động chính là lập kế hoạch của một hoạt động cụ thể.
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. [ Bách khoa toàn thư
]
Như vậy, có thể nói lập kế hoạch hay lập chương trình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện công việc hay một hoạt động cụ thể nào đó. Nó quyết định đến sự thành công của chương trình. 
 Lập chương trình hoạt động trong dạy học tập làm văn là một trong những nội dung dạy học kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bao gồm: kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin. Những kĩ năng này thật sự cần thiết với các em trong cuộc sống, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống” ( Delor)
Vậy giáo viên phải làm như thế nào để vừa dạy kiến thức cho học sinh lại vừa có thể giáo dục cho các em những kĩ năng sống có liên quan một cách tốt nhất? Đó là điều mà bất cứ người thầy “có tâm” nào cũng trăn trở. Làm tốt điều này chính là chúng ta đang thực hiện tốt mục tiêu mà giáo dục nước nhà đã đề ra.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Tiểu học Cẩm Phong là một trong số ít những trường đầu tiên của huyện Cẩm Thủy được tham gia vào dự án "Tập huấn dạy và học tích cực" theo chương trình giáo dục của Úc do tổ chức Tầm nhìn thế giới- chương trình phát triển vùng Bắc Cẩm Thủy triển khai. Ngay từ năm 2005, các hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng ở nhà trường. Các phong trào thi đua, các cuộc thi, giao lưu văn nghệ - thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được chú ý. Mặt khác, xã Cẩm Phong cũng là địa phương phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao. Do đó, các hoạt động văn hóa xã hội như: văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa  diễn ra thường xuyên và phổ biến với nhân dân.
Đó là những điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp cận với chương trình hoạt động. Các em biết và hình dung được chương trình hoạt động là gì nhưng rất khó để lập được một chương trình hoạt động cụ thể. Đối với người lớn thì việc lập chương trình cho một hoạt động nào đó hoàn toàn không khó, bởi người lớn đã có sự trải nghiệm, tư duy cũng hoàn toàn khác đối tượng học sinh Tiểu học. Còn đối với học sinh Tiểu học thì lập được một chương trình hoạt động là một điều hoàn toàn mới mẻ, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của người lớn.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh lớp mình phụ trách, năm học 2013-2014, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
28
2
7,1%
21
75%
5
17,9%
Tỉ lệ học sinh có thể lập được một chương trình hoạt động tốt chỉ chiếm 7,1% và các chương trình lập ra đa số giống mẫu của sách giáo khoa, thiếu thực tế. Các nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng dạy học chưa cao, đó là:
- Thiếu sự trải nghiệm thực tế. 
Nhiều học sinh không hòa mình vào các hoạt động tập thể hoặc có biết nhưng không quan sát, không ghi nhớ nội dung các hoạt động đó, thậm chí có em còn không biết đến tên của các hoạt động đó là gì. Dẫn đến, khi giáo viên yêu cầu lập chương trình hoạt động, các em mơ hồ, không hiểu rõ.
- Lập kế hoạch bài học thiếu cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của lớp.
Đa số giáo viên khi dạy học sinh lập chương trình hoạt động hầu như chỉ bám sát sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa căn cứ vào đặc điểm tình hình học sinh của lớp, nhận thức của học sinh. Do đó, các em chỉ máy móc làm theo mẫu một cách rập khuôn, chưa phát huy tối đa được tính tích cực, sáng tạo, khả năng hiểu biết thực tế của các em. Điều này là “ tối kị” trong việc dạy tập làm văn. 
- Chưa có sự vận dụng vào thực tế.
Thực tế cho thấy, khi dạy dạng bài này, đa số giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh lập chương trình hoạt động trên giấy mà không có sự triển khai hoạt động. Vì vậy, không tạo được hứng thú học tập cho các em. Đồng thời các em sẽ không có cơ hội vận dụng những kế hoạch mà mình đã lập, tức là thiếu sự kiểm nghiệm thực tế, xem kế hoạch đó khả thi đến mức nào?
- Chưa chú trọng đến kĩ năng hợp tác nhóm
Trong dạy học những năm gần đây, việc hợp tác nhóm diễn ra thường xuyên, liên tục nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng “hợp tác hình thức”. Nghĩa là chỉ có một số học sinh học tốt, năng động làm việc thay cho cả nhóm. Các học sinh nhút nhát thường bị lãng quên, không tham gia hoạt động; sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác chưa được quan tâm. Đối với dạng bài tập làm văn này, khi triển khai hoạt động nếu hợp tác nhóm không tốt và thiếu sự tương tác giữa các nhóm thì kết quả đạt được sẽ không cao.
- Chưa có sự phối hợp cùng gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, ở địa phương .
Như đã đề cập ở trên, giáo viên không tạo cơ hội cho học sinh triển khai chương trình hoạt động nên cũng sẽ không có sự phối hợp cùng gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương.
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để dạy học dạng bài “ Lập chương trình hoạt động” đạt hiệu quả cao, trong phạm vi đề tài, tôi đưa ra các biện pháp sau:
3.1. Trải nghiệm thực tế
Gần đây chúng ta nghe nói nhiều đến cụm từ “ giáo dục trải nghiệm”. Theo đinh nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “ Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.
Rõ ràng khi học sinh được tham gia một chương trình hoạt động nào đó rồi thì các em sẽ dễ dàng hình dung được: Chương trình hoạt động là gì ?Tổ chức chương trình để làm gì? Nó gồm những phần nào? Tiến trình ra sao? Cần chuẩn bị những gì?... Điều đó hoàn toàn phù hợp với quá trình nhận thức của các em: quan sát ---> ghi nhớ ---> hiểu ---> vận dụng.
Trong nhà trường, các chương trình hoạt động được tổ chức thường xuyên, như: văn nghệ chào mừng 20/11, thi nghi thức Đội, ủng hộ bạn nghèo, mít tinh hưởng ứng tháng an toàn giao thông Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các em được trải nghiệm thực tế. Thực tế ấy sẽ là cơ sở cho các em lập chương trình hoạt động trong tiết Tập làm văn.
Một số hình ảnh các chương trình hoạt động của trường Tiểu học Cẩm Phong:
 Thi nghi thức Đội
 Trao quà “ Vì bạn nghèo”
 Mít tinh hưởng ứng tháng an toàn giao thông
Tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức như: Lễ kết nạp đội viên mới, thi nghi thức Đội, biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11. Trước khi các em tham gia, tôi yêu cầu các em quan sát, ghi nhớ, ghi chép lại tiến trình tổ chức hoạt động, các khâu chuẩn bị cần thiết và chú ý đến mục tiêu thực hiện (kết quả cần đạt được) qua hoạt động đó. Sau đó, phân nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh cùng trao đổi trong nhóm, tái hiện lại chương trình hoạt động mà các em vừa được trải nghiệm theo các ý: Mục đích của hoạt động là gì? Cần chuẩn bị những gì cho hoạt động đó? Chương trình cụ thể gồm những bước nào? Em có bổ sung thêm hoạt động nào để chương trình tốt hơn, hay hơn? Đây sẽ là những trải nghiệm thực tế, là cơ sở cho các em lập chương trình hoạt động sau này.
3.2. Lập kế hoạch bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của lớp.
Để tổ chức thành công một tiết dạy thì việc lập kế hoạch bài học là điều vô cùng cần thiết. 
Dạng bài “ Lập chương trình hoạt động” gồm 3 tiết : 
- Tiết 1 ( tuần 20): học sinh học về cấu trúc của một chương trình hoạt động
- Tiết 2 ( tuần 21) : học sinh thực hành lập chương trình một hoạt động cụ thể.
- Tiết 3( tuần 23): học sinh tiếp tục thực hành lập chương trình một hoạt động cụ thể.
Ở phạm vi đề tài này, tôi không trình bày kế hoạch của từng tiết dạy học mà chỉ đề cập đến những vấn đề cần lưu ý để tiết học có hiệu quả. Cụ thể như sau:
* Tiết 1 ( tuần 20): 
- Từ ngữ liệu văn bản “ Một buổi sinh hoạt tập thể” trong sách giáo khoa cùng những trải nghiệm thực tế với phần ghi chép được lưu lại từ trước đó của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xác định cấu trúc của một chương trình hoạt động cụ thể, gồm 3 phần: 
 I. Mục đích
 II. Phân công chuẩn bị
 III. Chương trình cụ thể
- Đặt học sinh vào vai trò lớp trưởng trong câu chuyện trên, yêu cầu lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào câu chuyện để lập chương trình một cách ngắn gọn, rõ ràng, đúng thể thức. (Tránh trường hợp học sinh sao chép y nguyên câu chuyện trên)
- Sau khi lập chương trình xong, giáo viên nên tổ chức cho học sinh cùng trao đổi, bổ sung, xem có thể thay đổi thứ tự các hoạt động hoặc đưa thêm hoạt động nào khác vào chương trình để chương trình hay và hấp dẫn hơn. Điều này giúp cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo, nâng cao khả năng tự học của các em .
	Ví dụ 1: Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo 
 Việt Nam 20/11 (Lớp 5A)
	I. Mục đích
	Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy, cô.
	II. Phân công chuẩn bị
	1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,: Tâm, Phượng
	2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn
	3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập
	4. Tiết mục văn nghệ:
	–  Dẫn chương trình: Thu Hương
	–  Kịch câm: Tuấn
	–  Kéo đàn: Huyền Phương
	–  Múa: tổ 2
	–  Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh
	–   Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4)
	5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp.
	III. Chương trình cụ thể
	1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Thủy Minh
	2. Giới thiệu báo tường: Dũng
	3. Liên hoan văn nghệ – Ăn bánh ngọt, uống nước.
	–  Giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng thầy cô: Thu Hương
	–   Biểu diễn:
+ Kịch câm 
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa 
+ Tam ca nữ 
+ Hoạt cảnh kịch
	- Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
	* Tiết 2 ( tuần 21) : Đặt mình vào vị trí Ban chỉ huy liên đội để lập chương trình cho một trong các hoạt động theo yêu cầu ( SKG - trang 32)
- Trước khi vào thực hành, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc của một chương trình hoạt động đã học .
- Xem xét những hoạt động mà sách giáo khoa đưa ra có phù hợp với thực tế trường mình không ? Nếu không phù hợp có thể chọn một vài hoạt động khác.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-4 em). Yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng kế hoạch một cách cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên cùng cả lớp thảo luận xem chương trình hoạt động đã lập hợp lí chưa ? Có cần bổ sung, sửa chữa gì không? Trên cơ sở kết quả bài viết của nhóm, giáo viên có thể gợi ý để học sinh có thể đưa thêm một số nội dung hoạt động làm phong phú, hấp dẫn như xen các tiết mục văn nghệ, biểu diễn, tổ chức các trò chơi v.v. ..
- Học sinh hoàn thiện chương trình hoạt động của mình.
	Ví dụ 2: Chương trình quyên góp ủng hộ " Vì bạn nghèo" 
 (Lớp 5A)
	I .Mục đích: Giúp đỡ các bạn học sinh nghèo trong trường, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.
	II. Phân công chuẩn bị:
	1. Họp lớp, phân công công việc: Lớp trưởng.
	2. Nhận quà: 3 tổ trưởng (ghi tên người, số lượng cụ thể rõ ràng).
	3. Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.
	III. Chương trình cụ thể:
	1. Tiết sinh hoạt - Sáng thứ sáu (10/2): Họp lớp
	-   Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.
	-  Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
	-   Phân công cụ thể nhiệm vụ.
	2. Sáng thứ hai (11/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.
	3. Chiều thứ ba (12/2): Phân loại, đóng gói, nộp lên nhà trường.
	Ví dụ 3: Chương trình thi nghi thức Đội 
	I. Mục đích: Chào mừng Đại hội Liên đội và rèn luyện ý thức đội viên.
	II. Phân công chuẩn bị:
	1. Trang trí : lớp 5A và 4A
	2. Kê, dọn bàn ghế đại biểu: lớp 5B, 5C
	3. Dọn vệ sinh: lớp 4B, 4C
	4. Dẫn chương trình: Yến Nhi, Hiệp ( 5A)
	5. Tham gia thi: 6 chi đội
 6. Văn nghệ : Phượng Quỳnh (4A), Ngọc Anh, Thùy Phương (5A), Thảo Chi (4C)
	7. Ban giám khảo: chị Tổng phụ trách, cô Minh, thầy Nam ( giáo viên Thể dục)
	III. Chương trình cụ thể:
	1. Chiều 9/10: 
	- Dọn vệ sinh
	- Trang trí
	- Kê bàn ghế
	2. Sáng 10/10
	- Khai mạc
	- Các chi đội thi
 - Văn nghệ 
	- Ban giám khảo chấm và công bố kết quả
	- Trao giải thưởng 
	- Bế mạc
	* Tiết 3 ( tuần 23): Đặt mình vào vị trí Ban chỉ huy liên đội để lập chương trình cho một trong các hoạt động theo yêu cầu ( SKG - trang 53)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc một chương trình hoạt động.
- Đọc kĩ gợi ý trong sách giáo khoa
- Học sinh lựa chọn hoạt động để lập chương trình và làm việc cá nhân. (Bước này nhằm phát huy vai trò tự chủ của các em sau khi các em đã thực hiện việc hợp tác nhóm ở phần trải nghiệm và ở tiết 1, tiết 2). Giáo viên quan sát để giúp đỡ thêm những học sinh còn lúng túng khi lập chương trình .
- Một số học sinh trình bày chương trình hoạt động của mình đã lập trước lớp (cả chương trình lập tốt và chưa tốt). Giáo viên cùng học sinh thảo luận, rút kinh nghiệm về các chương trình được trình bày. Lưu ý: không chê bai học sinh mà chỉ định hướng để các em sửa chữa, bổ sung cho tốt hơn.
 - Học sinh hoàn thiện chương trình hoạt động của mình.
	Ví dụ 4: Chương trình triển lãm về an toàn giao thông
	I. Mục đích: Hưởng ứng phong trào " Em là chiến sĩ nhỏ"; Tăng cường ý thức thực hiện tham gia giao thông an toàn cho các đội viên trong liên đội.
	II. Phân công chuẩn bị:
	1. Thu tranh vẽ và mô hình: Ban chỉ huy liên đội
	2. Trang trí phòng triển lãm: lớp 5C và 5B 
	3. Trưng bày: ban chỉ huy liên đội + cô Hợp (GV Mĩ thuật) + cô Thành (Tổng phụ trách Đội).
	4. Khai mạc, bế mạc: Yến Nhi ( liên đội trưởng)
	5. Văn nghệ: 5A, 4A
	6. Thuyết minh: Ngọc Duy (5A)
	7. Thu dọn sau buổi triển lãm: lớp 5C, 4B, 4C
	III. Chương trình cụ thể
	1. Ngày 15/5: Các chi đội nạp lại tranh vẽ, mô hình cho ban chỉ huy liên đội.
	2. Ngày 19/5 (chiều): Trang trí và trưng bày phòng triển lãm.
	3. Ngày 20/5 (sáng): Tổ chức triển lãm
	- Văn nghệ.
	- Khai mạc triển lãm.
	- Tham quan triển lãm.
	- Bế mạc.
	Lưu ý: Giáo viên nên định hướng cho các em dự kiến thời gian chương trình một cách hợp lí để có thể tổ chức triển khai chương trình hoạt động đã lập vào thời điểm cụ thể (có thể là giữa kì 2 hoặc cuối năm học).
 3.3. Triển khai chương trình hoạt động đã lập
 Mỗi chương trình lập ra nếu được thực hiện sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức và các em thấy được những điểm được và chưa được của chương trình mình đã lập. Từ đó rút kinh nghiệm khi lập những chương trình sau. Mặt khác, khi được triển khai chương trình đã lập sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em, tăng cường khả năng hợp tác, rèn được các các kĩ năng như: thuyết trình, giao tiếp, tổ chức hoạt động
Một số hoạt động thực hiện chương trình của các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm qua các năm:
Chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12
Chương trình chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
Học sinh tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Lưu ý khi thực hiện các chương trình tập thể này, giáo viên cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các học sinh trong lớp để vừa tăng cường mối đoàn kết, tạo không khí lớp học vui vẻ, thân thiện vừa tránh được tình trạng một vài học sinh nhút nhát bị bỏ rơi.
Học sinh cả lớp tham gia tiết mục văn nghệ
3.4. Tăng cường hợp tác nhóm
Bất kì chương trình hoạt động nào cũng cần c

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_trong_day_hoc_dang_bai_tap_lam_van_lap_ch.doc