Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Nước Việt Nam của chúng ta có các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài, có hàng nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò và vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam [1].
"Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu" [6]. (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.543). Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc mình“Rừng vàng Biển bạc” nhằm khẳng định những thuận lợi mà nước ta có được trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Câu nói chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khi nói đến đây, Bác luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau; cần có kế hoạch khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân:“Rừng là vàng, biển là bạc; nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc!” [6]
Trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy cần được trang bị những tri thức và kỹ năng để bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển hải đảo. Do đó việc giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Người thực hiện: Trịnh Thị Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Ngọc SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2.1. Thuận lợi. 4 2.2.2. Khó khăn. 4 2.3. Các biện pháp thực hiện. 5 2.3.1. Tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo. 5 2.3.2. Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo theo các chủ đề. 7 2.3.3. Tích hợp các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo trong hoạt động hàng ngày của trẻ. 10 2.3.4. Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài vè, bài hát, câu chuyện, trò chơi có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ. 12 2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh: 17 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 18 3. Kết luận, kiến nghị 19 3.1. Kết luận. 19 3.2. Kiến nghị. 20 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD&ĐT huyện, tỉnh xếp loại. Phụ lục 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Nước Việt Nam của chúng ta có các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài, có hàng nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò và vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam [1]. "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu" [6]. (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.543). Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc mình“Rừng vàng Biển bạc” nhằm khẳng định những thuận lợi mà nước ta có được trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Câu nói chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khi nói đến đây, Bác luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau; cần có kế hoạch khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân:“Rừng là vàng, biển là bạc; nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc!” [6] Trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy cần được trang bị những tri thức và kỹ năng để bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển hải đảo. Do đó việc giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết. Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục của cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo [1]. Những việc làm này cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non, bởi "giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người" [3]. Biển, hải đảo không chỉ xa về mặt khoảng cách địa lý mà còn xa trong nhận thức đối với trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều ít có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường biển, hải đảo. Ở trường, việc cung cấp cho trẻ kiến thức về môi trường, tài nguyên biển đảo vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục tài nguyên môi trường và biển đảo chỉ được đưa vào một số tiết học và hoạt động ngoại khoá, giáo viên chưa thực sự khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên chủ để này vào trong các bài giảng. Trẻ chưa có nhiều cơ hội được làm quen, tìm hiểu về biển, hải đảo. Do đó, ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường biển, đảo chưa hình thành. Việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mầm non là rất quan trọng trong bối cảnh tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng; vấn đề bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Vậy làm thế nào để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi? Nội dung giáo dục này đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ, đảm bảo trẻ "học mà chơi, chơi mà học", không quá nặng nề với trẻ để trẻ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp [4]. Để làm được điều này giáo viên cần có kiến thức về tài nguyên môi trường biển hải đảo Việt Nam. Từ đó xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung một cách nhẹ nhàng, không quá gượng ép. Trên thực tế khi thực hiện các chuyên đề tích hợp giáo viên mầm non thường mắc vào các hạn chế như: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt không chú tâm đến nội dung lồng ghép. Hay nội dung tích hợp đưa vào lượng kiến thức quá nhiều, quá xa lạ với trẻ vượt quá cả nội dung chính.[8]. Đây lại là một chuyên đề rất khó cả về kiến thức lẫn kỹ năng, đôi khi giáo viên thường bỏ qua không thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo vào hoạt động hàng ngày của trẻ. Vấn đề đặt ra làm thế nào để trẻ dễ dàng nhận biết và tiếp thu hiệu quả những bài học về tài nguyên môi trường biển đảo? Chúng ta cần phải phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp trong việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ để trẻ từ chỗ làm quen, nhận biết đến hình thành ý thức, hành vi, thói quen bảo vệ tài nguyên biển, đảo. Từ những lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này là: "Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, thực tiễn để tìm ra các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu: 33 trẻ Lớp Hoa Huệ (5-6 tuổi) năm học 2017-2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp lý luận, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về việc vận dụng các biện pháp. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực nghiệm (thực hành, trải nghiệm) điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Quan sát hoạt động của trẻ, xây dựng hệ thống câu hỏi * Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu kết quả nghiên cứu. Tôi lập bảng thống kê số liệu thu được và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt của trẻ. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề thời sự nóng, thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chúng ta đang thực hiện QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ bền vững Biển và Hải đảo Việt Nam” [7]. Theo bà Gina McCarthy - Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ nhân chuyến sang thăm Việt Nam đã cho rằng: "Việc giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường và biển, đảo cần được thực hiện ngay từ khi các em học mẫu giáo". Hãy để cho các em tham gia vào các chương trình học ngoại khóa như: Tham quan môi trường, triển lãm ảnh về biển đảo, tổ chức cho các em tự vẽ về các chú hải quân, về biển, đảo, sóng, gió [9]. Còn theo PGS.TS. Trần Quang Bảo - Trưởng phòng Đào tạo (Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh như hiện nay việc giáo dục về tài nguyên môi trường, biển đảo cần phải được thực hiện có hệ thống từ bậc học mầm non đến đại học. Việc làm này không chỉ đơn thuần là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về biển, hải đảo và tài nguyên môi trường mà thông qua đó còn giáo dục các em về ý thức bảo vệ môi trường, thái độ sống, và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng [9]. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục môi trường, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi nếu được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên môi trường, hải đảo thì những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển, đảo. Ngoài ra, thông qua việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo sẽ hình thành cho con trẻ khái niệm ban đầu về biển, hải đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo [2]. Chúng ta biết rằng: "Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phía trong bởi bờ địa lục còn gọi là bờ biển. Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác. Nước ta có hai quần đảo lớn nhất Việt Nam đó là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là một nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiên như: Cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác Biển, hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng, giàu mỏ, khí tự nhiên: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự nhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch để mọi người vui chơi giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, các nước và vận chuyển hàng hóa" [1]. Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng các áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất liền: Rác thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất nguy hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển. Chính vì vậy con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: Bảo vệ hệ sinh thái (Rừng ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn) bảo vệ tài nguyên sinh vật chống khai thác quá mức. Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ô nhiễm [2], đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam. Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào với nội dung các môn học, các hoạt động thành một nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau với phương châm: Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng của môn học, hoạt động nào đó thành môn học giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo. Khai thác nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thuận lợi: - BGH thường xuyên chỉ đạo sao sát về chuyên môn và hướng dẫn giáo viên thực hiện chuyên đề tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt hiệu quả. - Trường đã đạt CQG mức độ I, lớp học rộng rãi, thoáng mát. Đồ dùng, trang thiết bị tương đối đầy đủ. - Bản thân tôi là một tổ trưởng chuyên môn - giáo viên chủ nhiệm lớp luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; được đào tạo chính qui có trình độ chuyên môn vững vàng. - 100% trẻ đúng độ tuổi, đã học qua mẫu giáo nhỡ nên nhiều trẻ cũng đã có một số hiểu biết, thói quen, hành vi tốt về tài nguyên môi trường biển đảo. - Nhiều phụ huynh trẻ nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con; hỗ trợ giáo viên tranh, ảnh, sách báo và một số vật liệu để làm đồ chơi, mô hình 2.2.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên biệt phục vụ cho chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo còn thiếu. - Nội dung chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà chỉ được tích hợp vào các nội dung của chương trình CSGD trẻ hàng ngày. - Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa nhiều. Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa thực sự chú trọng về lồng ghép chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo. - Trẻ ở tuổi mầm non chưa hiểu nhiều những kiến thức về tài nguyên môi trường biển đảo nên ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường biển, đảo; tình yêu biển đảo chưa hình thành nhiều trong cá nhân trẻ. - Lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn nhiều khó khăn. - Một số phụ huynh nhận thức về vấn đề này còn hạn chế nên công tác phối hợp với gia đình chưa thu được hiệu quả mong muốn. Điều kiện kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn nên trẻ ít được cha mẹ cho đi thăm quan, nghỉ mát tại các khu du lịch biển, đảo. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở các nội dung của chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo như sau: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM TT NỘI DUNG (Tổng số trẻ được KS: 33 trẻ) KẾT QUẢ ĐẠT CĐ Tỷ lệ % Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % 1 Biết tên 1 số bãi biển, vùng biển, hải đảo nổi tiếng của nước ta. 1 3% 4 12,1% 5 15,2% 23 69,7% 2 Biết lợi ích của biển, đảo 1 3% 4 12,1% 5 15,2% 23 69,7% 3 Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường biển, hải đảo. 0 0% 4 12,1% 5 15,2% 24 72,7% 4 Biết tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. 0 0% 4 12,1% 5 15,2% 24 72,7% 5 Biết thể hiện tình cảm của mình đối với biển đảo quê hương đất nước. 2 6% 4 12,1% 5 15,2% 22 66,7% Qua bảng khảo sát trên tôi thấy tất cả các nội dung tích hợp giáo dục trẻ về tài nguyên môi trường biển đảo thì tỷ lệ trẻ đạt còn rất thấp, còn tỷ lệ chưa đạt lại cao, chính vì thế tôi luôn suy nghĩ để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cách có hiệu quả nhất giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên môi trường biển đảo đối với đời sống con người và hình thành nhân cách cho trẻ. Tôi đã sử dụng các biện pháp sau: 2.3. Các biện pháp thực hiện. 2.3.1. Tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo. Để có những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ tôi đã tích cực sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến chuyên đề để nắm bắt và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác và phù hợp với điều kiện địa phương, trường, lớp, giáo viên và trẻ. Bản thân giáo viên là người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi, để truyền thụ kiến thức đến cho trẻ. * Nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi: - Đảm bảo tính mục tiêu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường, biển hải đảo phải đảm bảo góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục MN, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa ở trẻ. - Đảm bảo tính khoa học: Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên và môi trường, biển hải đảo được xây dựng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ.Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải trong thực hiện chương trình GDMN. - Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung giáo dục đảm bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển: từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tế của địa phương nơi trẻ sống. Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp phù hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển Thể chất; Giáo dục phát triển Nhận thức; Giáo dục phát triển Ngôn ngữ; Giáo dục phát triển Thẩm mỹ; Giáo dục phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội [1]. * Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi: - Nhận biết một số vùng biển, hải đảo Việt Nam: + Nhận biết vùng biển Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển nổi tiếng ở Việt Nam (Bãi biển Trà cổ - Móng Cái, Quảng Ninh bãi biển rộng, bằng phẳng, cát trắng mịn màng. Bãi biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Biển Cửa Lò - Nghệ An. Biển Đồ Sơn - Hải Phòng. Biển Sầm Sơn - Thanh Hóa. Biển Nha Trang - Khánh Hòa. Biển Vũng Tàu - Bà Rịa Vũng Tàu Một số biển, đảo đặc trưng của tỉnh Thanh Hóa (Hải Tiến, Hải Thanh - Tĩnh Gia, Hòn Mê, Hòn Nẹ, Quảng Lợi...) (PHẦN PHỤ LỤC I) + Nhận biết đảo nổi tiếng Việt Nam thông qua tên gọi, một vài đặc điểm nổi bật, vị trí địa lý của một số đảo lớn của Việt Nam (Quần đảo Hoàng Sa , TP. Đà Nẵng. Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng. Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu). - Lợi ích của biển, đảo: + Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người (Cá, cua, tôm...) + Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người (Rong, tảo) + Khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát + Phát triển các nghề: Nghề nuôi tôm, cua, cá... Nghề đánh bắt đánh cá. Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh. Nghề làm muối từ nước biển + Giao thông vận tải biển: Đường giao thông trên biển giúp mọi người và tàu thuyền đi lại. Cảng biển nơi bốc dỡ hàng hóa + Cung cấp nguồn năng lượng sạch: Gió giúp tàu thuyền chạy trên biển. Biển có các mỏ dầu - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường biển, hải đảo: + Do rác thải: rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, do rác thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý đổ thẳng ra biển. + Do tràn dầu: tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm tàu, đắm tàu do bão, lốc... + Do chặt phá cây: con người chặt phá cây trồng ven biển + Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài tảo, rong biển quá mức ... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số loài động thực vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng - Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo: + Nhận xét và tỏ thái độ hành vi "Đúng", "Sai", "Tốt", "Xấu". + Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển. Tham gia thu gom rác thải. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo theo các chủ đề. Trong chương trình giáo dục
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_noi_dung_giao_duc_ve_tai_nguyen.docx