Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ Xuân

Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ Xuân

 Trường THPT 4 Thọ Xuân chúng tôi đóng trên địa bàn nông thôn, đời sống nhân dân đa số là khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, các gia đình thuần nông còn chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái. Chính vì thế, chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường là tương đối thấp, tỉ lệ học sinh

( HS) trung bình, yếu kém đang còn nhiều. Hơn nữa, bắt đầu từ năm học 2006-2007 bộ sách giáo khoa phân ban trung học phổ thông (THPT) được ứng dụng đại trà, cũng là lúc đối tượng học sinh được xếp lớp theo trình độ năng lực. Đối với khối lớp 10 thì xét kết quả thi tuyển đầu vào, khối lớp 11, 12 thì căn cứ trên kết quả học lực và hạnh kiểm của năm học trước. Chính vì thế mà trong mỗi trường đều có một, hai lớp cuối khối dành cho phần lớn những học sinh cá biệt - yếu, kếm về học lực và hạnh kiểm

 Mặt khác, thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng XII cũng như của ngành giáo dục là cần đào tạo nguồn nhân lực đủ đức, đủ tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, giáo dục học sinh là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những học sinh còn yếu cả về kiến thức và ý thức. Để khơi dậy ý thức học tập cũng như rèn luyện, giáo dục đạo đức cho những đối tượng học sinh này quả là điều không dễ đối với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên ( GV), đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Thế nên khi phân công GVCN cho các lớp này, ban giám hiệu cũng đã đắn đo, chọn lọc để có được người chủ nhiệm đủ "tầm", đủ "tâm" gánh vác, dìu dắt lớp đi lên.

 Mười lăm năm đứng lớp, cũng từng ấy năm làm công tác chủ nhiệm - là giáo viên nam nên tôi thường được phân công chủ nhiệm các lớp cuối có nhiều học sinh cá biệt, yếu kém nên ít nhiều gì bản thân tôi cũng đã đúc rút được đôi chút kinh nghiệm. Xuất phát từ thiện chí mong muốn chất lượng giảng dạy, quản lí học sinh của trường ngày một đi lên cũng như sẻ chia nỗi lòng, tâm sự của người GVCN cùng các đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi làm công tác chủ nhiệm qua bài viết với đề tài: " Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ Xuân ”.

 

doc 23 trang thuychi01 7734
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................... 5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................6
2.3.1. Điều kiện để người GVCN làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khơi dậy ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh.....................................................6
2.3.2. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy, nâng cao ý thức học tập đối với học sinh cá biệt................................................................................................7
2.3.3. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy ý thức, giáo dục đạo đức cho học sinh "chưa ngoan".........................................................................................10
2.4. Một số phương pháp nhằm nâng cao ý thức học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt....................................................................................................13
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................20
Tài liệu tham khảo............................................................................................22
Danh mục SKKN được giải..............................................................................23
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Trường THPT 4 Thọ Xuân chúng tôi đóng trên địa bàn nông thôn, đời sống nhân dân đa số là khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, các gia đình thuần nông còn chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái. Chính vì thế, chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường là tương đối thấp, tỉ lệ học sinh 
( HS) trung bình, yếu kém đang còn nhiều. Hơn nữa, bắt đầu từ năm học 2006-2007 bộ sách giáo khoa phân ban trung học phổ thông (THPT) được ứng dụng đại trà, cũng là lúc đối tượng học sinh được xếp lớp theo trình độ năng lực. Đối với khối lớp 10 thì xét kết quả thi tuyển đầu vào, khối lớp 11, 12 thì căn cứ trên kết quả học lực và hạnh kiểm của năm học trước. Chính vì thế mà trong mỗi trường đều có một, hai lớp cuối khối dành cho phần lớn những học sinh cá biệt - yếu, kếm về học lực và hạnh kiểm
 Mặt khác, thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng XII cũng như của ngành giáo dục là cần đào tạo nguồn nhân lực đủ đức, đủ tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, giáo dục học sinh là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những học sinh còn yếu cả về kiến thức và ý thức. Để khơi dậy ý thức học tập cũng như rèn luyện, giáo dục đạo đức cho những đối tượng học sinh này quả là điều không dễ đối với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên ( GV), đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Thế nên khi phân công GVCN cho các lớp này, ban giám hiệu cũng đã đắn đo, chọn lọc để có được người chủ nhiệm đủ "tầm", đủ "tâm" gánh vác, dìu dắt lớp đi lên. 
 Mười lăm năm đứng lớp, cũng từng ấy năm làm công tác chủ nhiệm - là giáo viên nam nên tôi thường được phân công chủ nhiệm các lớp cuối có nhiều học sinh cá biệt, yếu kém nên ít nhiều gì bản thân tôi cũng đã đúc rút được đôi chút kinh nghiệm. Xuất phát từ thiện chí mong muốn chất lượng giảng dạy, quản lí học sinh của trường ngày một đi lên cũng như sẻ chia nỗi lòng, tâm sự của người GVCN cùng các đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi làm công tác chủ nhiệm qua bài viết với đề tài: " Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ Xuân ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng trong quản lí học sinh. Qua đó, tôi cũng muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng thấy được nếu người giáo viên khơi dậy được ý thức, trách nhiệm trong mỗi học sinh thì dù là học sinh cá biệt như thế nào đi nữa cũng đã ít nhiều góp nên sự thành công trong công tác chủ nhiệm của mình.
 Với phạm vi bài viết này, bản thân đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt ( HSCB) , mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình học sinh cá biệt ở lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và trong trường học nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài: " Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm góp phần nhằm nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT 4 Thọ Xuân” giới hạn đối tượng nghiên cứu trong phạm vi là học sinh lớp chủ nhiệm - lớp 12a3 khóa học 2014 -2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp: Tập hợp các tư liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Về tình hình chủ nhiệm lớp trong thực tế ở nhà trường để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp phân tích: Để rút ra một số kinh nghiệm giúp người giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để chứng minh tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các dữ liệu, số liệu đạt được sau khi thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lý luận
            Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh chưa ngoan, ngỗ nghịch, ý thức học tập kém, thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học  , không chấp hành nội qui nhà trường  thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình.
            HSCB là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ  bị lôi cuốn làm cho HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội .Thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện một bộ phận HS như vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường và chất lượng học tập giảm sút. Số HS này đang có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện  pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả.
 Để nâng cao ý thức học tập và giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh cá biệt, học sinh yếu kém thì vai trò của Giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Đó là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học. Đối với những học sinh yếu kém về mặt học tập và đạo đức, GVCN không chỉ là người thầy, người cô mà trong nhiều tình huống còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm đạt được những hiệu quả to lớn.
 Nhà giáo dục học lừng danh J.A.Comenxki nói: “Không thể là một người thầy nếu chưa phải là một người cha”. Yêu thương con người và yêu thương trẻ em là một trong những phẩm chất hàng đầu của nghề giáo. Phẩm chất này giúp giáo viên tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp đồng thời luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điề u tốt đẹp nhất cho trẻ em nói chung và cho học sinh của mình. GVCN có phẩm chất này sẽ đến với trẻ bằng tất cả tấm lòng, sự chân thành, thiện chí, thái độ rộng lượng, bao dung, sự tôn trọng tối đa đối với nghề, từ đó, mang lại niềm vui cho trẻ, những người xung quanh và cho chính bản thân. GVCN phải yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục đồng thời là người có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây cũng chính là những phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN. Thực tế cho thấy học sinh luôn đánh giá cao những giáo viên tận tụy, say mê nghề thật sự. Khiêm tốn học hỏi giúp giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Giáo viên nói chung, đặc biệt là GVCN luôn là những tấm gương cho học sinh noi theo. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là lời nói phải đi đôi với việc làm. GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không làm được, cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Thực tế cho thấy, trong một trường học ngoài tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong học tập; tốt, khá trong thi đua rèn luyện đạo đức thì tỉ lệ HS yếu, kém về mặt học tập cũng như thiếu ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, trao dồi nhân cách không phải là không có. Đặc biệt là đối với các trường THPT không đủ điều kiện để xét tuyển đầu vào. Dù tỉ lệ này chiếm số lượng nhiều hay ít, thì cũng là vấn đề nan giải, là gánh nặng cho nhà trường nói chung cũng như các giáo viên trong trường mà đặc biệt là thử thách không nhỏ đối với GVCN lớp đó.
Trước đây khi chưa thực hiện chương trình phân ban, phân lớp thì trong một lớp học, tỉ lệ học sinh thiếu ý thức trong học tập và rèn luyện là rất ít. Có chăng chỉ một, hai trường hợp nhiều thì đôi ba trường hợp là cùng. Thế nhưng, từ khi đã phân ban, phân lớp, xếp lớp dựa vào kết quả học tập và rèn luyện của năm học trước hoặc đối với lớp đầu cấp thì thi tuyển, xét tuyển nên một thực tế không thể tránh khỏi là những lớp cuối khối chỉ toàn là học sinh yếu, kém. Trước tình hình vậy, là giáo viên chủ nhiệm, bản thân trăn trở và cố tìm ra biện pháp tối ưu nhằm giáo dục HSCB bởi vì nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
2.2.2. Thực trạng về đối tượng học sinh cá biệt, yếu kém trong học tập và rèn luyện ở lớp 12a3 trường THPT 4 Thọ Xuân 
Ở đây tôi không đi vào tìm hiểu, lí giải nguyên nhân vì sao các em yếu, kém mà chỉ tập trung sẻ chia "cái cách", biện pháp mà mình đã đón nhận, chèo chống và đưa các em qua sông như thế nào! Nói không có thì chưa phải, nhưng có lẽ là rất ít khi nào (từ lâu lắm rồi) tôi biểu lộ tình cảm của mình trước các em học sinh lớp mà mình chủ nhiệm. Nhưng không phải là tôi không có cảm xúc mà đây là một trong những "cái cách" tôi làm mặt lạnh, nghiêm khắc ngay từ đầu với các em. Bởi thực tế mà nói hoàn cảnh không bao giờ cho phép! Phải nghĩ sao, xúc động làm sao được khi giờ đầu tiên nhận lớp chủ nhiệm điều mà tôi nhận được thường là những tiếng nói chuyện rầm rầm, tiếng đập bàn, những gương mặt lì lợm, không cảm xúc như thách thức của các HS nam, những gương mặt to son đỏ choét của một số HS nữ ăn chơi xí xớn, nhiều HS áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái dị, tóc chải rẽ giữa, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai , mặt dán kim tuyến, nói tục Đó là cái cách các em lớp cuối chào đón tôi. Vậy chính tôi cũng phải có một cái cách chào đón lại các em vậy! Phải làm sao để có thể trụ vững ở một lớp như thế này, làm sao để khơi dậy ý thức học tập, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em tốt hơn luôn là điều tôi quan tâm, suy nghĩ.
Kết quả học tập, rèn luyện từ cấp hai đưa lên thật đáng báo động về cả kiến thức và ý thức của nhiều thành phần học sinh cá biệt. Đồng nghiệp trong trường thường nói chắc cũng do tôi là GV nam có gương mặt lạnh lùng, nghiêm khắc nên năm nào cũng được BGH nhà trường “ ưu đãi” cho chủ nhiệm lớp cuối của mỗi khóa học. 
Theo thống kê của tôi, đây kết quả học tập và rèn luyện ở lớp 9 của HS lớp tôi chủ nhiệm. Nhìn thực trạng này thật có thể làm nản lòng bất của một GVCN cũng như giáo viên bộ môn khi được phân công giảng dạy.
Xếp loại
( 43 HS)
Học lực
Hạnh kiểm
SL
%
SL
%
Giỏi -Tốt:
0
0.0%
12
27,9%
Khá:
12
27,6%
21
48,8%
T.bình:
24
55,8%
10
23,3%
Yếu:
7
18,6%
0
0.0%
Kém:
0
0.00%
Cộng
43
100%
43
100%
Danh hiệu học sinh Giỏi
0
0.0%
Danh hiệu học sinh Tiên tiến
12
27,6,6%
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Điều kiện để người GVCN làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khơi dậy ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là công việc nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, theo tôi, GVCN cần rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc thù sau: 
 - Yêu thương học sinh: Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo, giúp GVCN tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp, đồng thời luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình.
 - Yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục và có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây là phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN.
 - Khiêm tốn học hỏi: giúp người giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học và công tác chủ nhiệm lớp.
 - Lời nói phải đi đôi với việc làm: GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không làm được, cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ.
 - Lối sống giản dị, mẫu mực: giúp cho hình ảnh của người giáo viên gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục của họ với học sinh.
 - Cần có những năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm
2.3.2. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy, nâng cao ý thức học tập đối với học sinh cá biệt
Thường thì những học sinh cá biệt vốn rất lười học. Hoặc có những em biết mình yếu nên cố gắng học để bù khuyết kiến thức nhưng các em này vẫn yếu bởi đa phần các em học mà không có phương pháp, chỉ là cách học vẹt, học trước quên sau.
 Đối với học sinh lười học, hơn ai hết người GVCN cần phải có biện pháp kiên quyết để các em chịu học hơn. Cách mà tôi áp dụng đối với những trường hợp này là:
- Trước hết: tôi dành thời gian phân tích, chỉ rõ mục đích của việc học để các em nhận thấy bổn phận và trách nhiệm của mình là phải học để cải thiện tình hình. Thế nhưng cứ đâu phải động viên, phân tích là các em chịu học ngay, "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời" mà, vậy nên tôi đã có cách riêng của mình và đã ít nhiều đạt được kết quả. 
Trường hợp 1: em Lê Hữu Đạt trong năm lớp 11, là một trong những học sinh cá biệt em này học được nhưng rất lười, ham chơi điện tử dẫn đến kết quả học tập yếu, GVBM nhắc nhở nhiều. Qua nhiều lần thất bại, cuối cùng tôi đã nhờ phụ huynh học sinh ( PHHS) hỗ trợ và may sao phụ huynh này cũng là người làm trong lĩnh vực giáo dục nên chỉ trong ba tháng cuối năm học em đã vươn lên đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Cách mà tôi và phụ huynh áp dụng là: PHHS thức học bài cùng HS - thời gian học cùng con do gia đình tự sắp xếp, có thể vào đầu tối hoặc sáng dậy sớm học.
 ( Tôi và HS Lê Hữu Đạt năm lớp 12)
Trường hợp 2: Hay như trường hợp Phạm Văn Công lớp 12A3 năm học 2016 - 2017, cứ sáng nào không học bài, bị điểm kém là tôi báo liền cho PHHS bằng tin nhắn vnedu hoặc bằng cách gọi điện. Lần này tôi và PHHS áp dụng cách: trưa đó HS phải ở lại trường học thuộc bài, chiều tiếp tục học phụ đạo - tôi và PHHS gọi là: "Không học trước, phải học sau. Tận dụng buổi trưa cho chừa lười học". ( Tất nhiên cách này phải có sự đồng ý của phụ huynh và chỉ những hôm bị điểm kém mới phải ở lại. Và khi phải ở lại một, hai lần là HS sẽ sợ, không dám vi phạm lần sau)
Trường hợp 3: Có trường hợp, tôi cùng PHHS và giám thị áp dụng cách như sau: thông qua Ban giám hiệu nhà trường cho HS nghỉ học 3 đến 4 ngày liên tiếp để PH cho HS đi lao động, phụ giúp gia đình cùng bố mẹ, sau thử thách đó HS tự quyết định tiếp tục đi học hay nghỉ học luôn phụ giúp gia đình làm kinh tế - đây là trường hợp của em Trần Văn Quân mà tôi chủ nhiệm năm lớp 12 và sau vài ngày lao động chân tay, xa trường, lớp, bè bạn... em Quân quyết định đi học lại và hiện tại đang ôn thi tốt nghiệp cùng các bạn. 
( Tôi và HS Phạm Văn Công, Trần Văn Quân năm lớp 12)
- Đó là những trường hợp HS được PHHS quan tâm và hỗ trợ, ngược lại những trường hợp không được hỗ trợ từ phía PHHS thì sao? Đối với HS không nhận được sự quan tâm mấy từ phía gia đình, cách mà tôi áp dụng là phải dành nhiều thời gian nói chuyện, tâm sự, hỏi han các em, quan tâm đến các em thực sự như một người anh.
Trường hợp 4: Ở một HS khác là Trần Văn Đạt. Sau nhiều biện pháp như: phân tích để HS thấy mục đích của việc học, chép phạt, bản kiểm điểm, lao động, mời PHHS... Nhưng vẫn không tiến bộ, bởi PHHS vừa lên tới trường đã chỉ thẳng vào mặt HS: "Mày không học thì nghỉ, tao không rảnh để lên đây hoài!", rồi sau đó rút thuốc lá ra "hạ hỏa" trước mặt tôi và học trò... Trước tình hình đó tôi chỉ còn biết nói nhẹ nhàng để PHHS hiểu lí do vì sao tôi mời PH, rồi cảm ơn vì bác đã đến họp. Hôm sau, tôi đã phải mất hàng tiếng đồng hồ để tâm sự cùng HS này, tôi động viên nếu em không thích học nữa thì nên nghỉ để đi học nghề, hoặc phụ việc cho bố mẹ; còn nếu học thì phải nỗ lực hết mình, thầy sẽ nhờ thêm một nhóm bạn chăm, khá giỏi trợ giúp cùng em học nhóm... Và cuối cùng em HS này cũng đã lên được lớp 12.
 ( Tôi và HS Trần Văn Đạt năm lớp 12)
- Thứ hai: hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
 Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Đối với những học sinh yếu kém thì việc tự học ở nhà lại càng quan trọng hơn. 
 Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Tại cuộc để kiểm tra họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu tất cả các gia đình phải có góc học tập riêng cho con em mình dù là nhỏ và tôi cũng đã giành thời gian nhất định luân phiên đến nhà để kiểm tra việc thực hiện của gia đình. Về phương pháp học tập, đối với những học sinh yếu kém thì phương châm của tôi là không cần học nhiều nhưng phải học thường xuyên, tối nào cũng phải dành thời gian khoảng 1 tiếng để học bài, cố gắng làm được những bài tập cơ bản trong SGK là tốt lắm rồi.
2.3.3. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy ý thức, giáo dục đạo đức cho học sinh "chưa ngoan"
 So với việc khơi dậy ý thức học tập thì việc khơi dậy ý thức rèn luyện về nhân cách, giáo dục về đạo đức cho HS những lớp cuối khối đối với tôi là "cam go và khổ sở" nhất! Tốn rất nhiều thời gian, công sức thậm chí cả mồ hôi và nước mắt. 
Trường hợp 1: Hồi đầu khóa học năm lớp 10 nhắc lại cái cách mà HS lớp cuối chào đón tôi - GVCN mới toanh của tụi nó bằng tiếng kêu, hét, hú, đập bàn, đá ghế như đã đề cập ở trên. Hôm sau tôi bước vào lớp, không cười không nói, không biểu lộ cảm xúc gì cứ đứng chào lớp như thế ( như đồng nghiệp nhận xét tôi vốn có gương mặt “lạnh”)... Lúc đầu lớp còn nhao nhao

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_thuc_tien_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_g.doc