Một số giải pháp tích hợp các môn học vào dạy tiết 26: Học hát bài: "Ngôi nhà của chúng ta" trong môn Âm Nhạc lớp 8 ở trường TH&THCS Phúc Đường
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Âm Nhạc ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích của các cuộc thi này nhằm:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH TRƯỜNG TH&THCS PHÚC ĐƯỜNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC MÔN HỌC VÀO DẠY TIẾT 26: HỌC HÁT BÀI: "NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA" TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TH&THCS PHÚC ĐƯỜNG Người thực hiện: Bùi Văn Hải Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Phúc Đường SKKN thuộc môn: Âm nhạc NHƯ THANH NĂM 2018 Môc Lôc ĐỀ MỤC CỦA SÁNG KIẾN Trang 1. MỞ ĐẦU 2 . Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu: 3 1.3 . Đối tượng nghiên cứu: 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 3 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý lận 3 2.2 . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2.3 . Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một tiết học cụ thể 5 2.3.2. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học 6 2.4. Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp các môn học đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường . . 13 2.5. Giáo án 14 3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2 . Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Âm Nhạc ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích của các cuộc thi này nhằm: - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Thực trạng việc dạy bộ môn Âm Nhạc nói chung, môn Âm Nhạc lớp 8 nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn Âm Nhạc. Quá trình vận dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy điểm đánh giá của bộ môn chỉ là đạt và chưa đạt. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Mỗi một bài dạy, mỗi một phân môn đều có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp liên môn và để nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy trên lớp, tôi xin chọn vấn đề :Một số giải pháp tích hợp các môn học vào dạy tiết 26: Học hát bài: "Ngôi nhà của chúng ta" trong môn Âm Nhạc lớp 8 ở trường TH&THCS Phúc Đường. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng việc triển khai dạy học tích hợp kiến thức liên môn vào dạy môn Âm nhạc, từ đó đề xuất việc xây dựng nội dung chương trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn vào một tiết học cụ thể tại trường TH&THCS Phúc Đường, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở bậc THCS và những yêu cầu của xã hội hiện nay. - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn vào tiết học Âm nhạc cho học sinh trường THCS. - Tìm hiểu về việc triển khai thực hiện nội dung chương trình dạy học Âm nhạc và vận dụng kiến thức liên môn vào tiết học Âm nhạc cụ thể cho học sinh lớp 8 - Đề xuất việc xây dựng nội dung chương trình vận dụng kiến thức liên môn vào tiết học cụ thể môn Âm nhạc 8 trường TH&THCS Phúc Đường. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhằm chỉ ra những vấn đề tồn tại trong công tác dạy học Âm nhạc và triển khai, vận dụng kiến thức liên môn tại trường THCS, để từ đó làm cơ sở xây dựng nội dung, chương trình và các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của việc vận dụng kiến thức liên môn vào môn Âm nhạc trong trường THCS hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp tích hợp các môn học vào dạy tiết 26: Học hát bài: “Ngôi nhà của chúng ta” trong môn Âm Nhạc lớp 8 ở trường TH&THCS Phúc Đường" 1.4. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nhằm tổng hợp, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến việc dạy học tích hợp các môn học trên lớp đối với môn Âm nhạc tổ chức hoạt động cho học sinh trong giờ học trên lớp ở trường THCS gồm các phương pháp: Thống kê, xử lý số liệu; phân tích - tổng hợp; so sánh - đối chiếu. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng nắm bắt kiến thức về phân thức đại số của học sinh ở trường THCS gồm: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận: - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí - Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCDỞ mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. - Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. 2.2 Thực trạng của vấn đề: Bản thân là giáo viên dạy nhiều năm môn Âm nhạc nói chung và lớp 8 nói riêng và qua nhiều năm giảng dạy, tôi rất trăn trở về sự yếu kém của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức ứng dụng trong môn Âm nhạc lớp 8. Vì vậy ngay từ đầu năm học 2016 -2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 8 mà tôi trực tiếp giảng dạy khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 7 - tiết 26 lớp 8: Học hát bài “ Ngôi nhà của chúng ta” Nội dung khảo sát như sau: - Vị trí địa lí nước Việt Nam trên bản đồ. - Nội dung bài hát giáo dục chúng ta điều gì? - Từ những ca từ các em tưởng tượng ra những màu sắc cảnh đẹp trong bài. Kết quả đạt được như sau: Khối lớp Tổng số Đạt Không đạt 8 19 SL % SL % 8 42.1 11 57.9 Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi mới mang tính chung chung chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra. Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn. Kiểm tra đánh giá thường học sinh chủ quan bởi môn học chỉ đánh giá “Đạt” và “Chưa đạt”. Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa Các môn đặc thù như Mĩ Thuật, Thể Dục hay Âm Nhạc chỉ là môn giải trí nên nhiều khi giáo viên đặt câu hỏi mặc dù biết các em cũng không xung phong trả lời. 2.3 Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một tiết học cụ thể Bài 7-Tiết 26: Học hát bài “ Ngôi nhà của chúng ta” * Các nguyên tắc tích hợp - Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc - Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng - Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống - Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập - Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của người học. * Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học. Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Khái quát bố cục của bài học Bài học được chia làm 3 phần Phần 1: Tìm hiểu về : Tác giả Hình Phước Liên và bài hát. Phần 2: Tìm hiểu về các kí hiệu, cách chia câu - chia đoạn và nội dung bài hát Phần 3: Tiến hành học hát. 2.3.2. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học - Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện + Tích hợp với môn Địa lí Xác định được vị trí địa lí của nước Việt Nam là đất nước hình chữ S nằm ở Châu Á. Lược đồ hành chính Việt Nam + Tích hợp với bộ môn Lịch Sử Nước Việt Nam là đất nước đã trải qua 4000 dựng nước và giữ nước. Để đất nước ta có được như ngày hôm nay. Máu thịt của cha ông đã làm nên trang sử vẻ vang. + Tích hợp với môn GDCD Giáo dục các em tinh thần đoàn kết. + Tích hợp với môn Mĩ thuật Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước. + Tích hợp với môn sinh học Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. - Phần 2: Tìm hiểu về các kí hiệu, chia câu - chia đoạn và nội dung bài hát Hoạt động 1: Tìm hiểu về các kí hiệu, cách chia câu - chia đoạn: - Bài hát được viết ở nhịp 2/4, viết ở giọng a thứ. - Xuất hiện dấu nhắc lại, khung thay đổi. - Bài hát được chia làm 3 đoạn ( a - b - a’) Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội dung của bài hát: + Tích hợp với môn Mỹ Thuật: Giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam. Tích hợp với môn Mỹ Thuật: Học sinh quan sát hình ảnh, từ đó dễ dàng tưởng tượng ra được một bức tranh vô cùng sinh động với nhiều màu sắc. + Tích hợp với môn GDCD: Giáo dục các em tinh thần đoàn kết giữa con người với con người. Tinh thần đoàn kết + Tích hợp với môn sinh học Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biểnbị ô nhiễm nặng nề.Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt Nguyên nhân: - Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ôZôn, chết các sinh vật Nguy cơ thủng tầng Ozon Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58 " Vai trò của thực vật đối với đời sống con người". Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người + Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7: Phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết bài tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sống con người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em hãy chứng minh ý kiến trên. Hoạt động 3: Những biện pháp bảo vệ môi trường + Tích hợp với môn Sinh học 6 chương IX: Vai trò của thực vật – Tiết 68 -> 70 “ Thực hành tham quan thiên nhiên” với câu hỏi: Khi tham quan thiên nhiên, em thấy thiên nhiên ở nước ta như thế nào? Để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp ấy em phải làm gì? + Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu hình ảnh hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng, tranh vẽ với đề tài bảo vệ môi trường của học sinh. Học sinh tình nguyện vì môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh trường TH&THCS Phúc Đường 2.4. Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp các môn học đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường . 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đã có ý thức và hứng thú hơn trong học tập. Sau khi học xong bài học, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, ở trường TH&THCS Phúc đường nói riêng. 2.4.2. Đối với bản thân Thông qua những tiết dạy tích hợp, bản thân nắm bắt được nhiều kiến thức ở các môn học qua việc tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng. Từ đó nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp. 2.4.3. Đối với đồng nghiệp - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tích hợp của bản thân với đồng nghiệp. Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả hai lớp sau mỗi giờ dạy. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt ( Giỏi) + Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá + Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài. - Thực hiện kiểm tra ở cả hai lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả: trên 90 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm học 2017-2018, kết quả đạt được như sau: Khối lớp Số lượng Đạt Không đạt 8 19 SL % SL % 19 100 0 0 2.5. Giáo án Bài 7- tiết 26: HỌC HÁT: NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA Nhạc và lời: Hình Phước Liên I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết bài “Ngôi nhà của chúng ta” là sáng tác của nhạc sĩ Hình Phước Liên. 2. Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Ngôi nhà của chúng ta”. - HS hát theo lối lĩnh xướng- hòa giọng, hát đối đáp. - Kĩ năng hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. Khái niệm phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu. 3. Thái độ: - Qua bài các em cảm nhận được vẻ đẹp của trái đất- nơi có hàng nghìn triệu người đang sinh sống. Giáo dục các em cần phải có tình thân ái, đoàn kết với tinh thần người với người là bạn để trái đất mãi mãi là một màu xanh hiền hoà, nhân loại sống trong tình yêu thương không có hận thù, không có chiến tranh. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đàn ocgan, máy chiếu, máy tính - Đàn hát thuần thục bài hát Ngôi nhà của chúng ta - Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Hình Phước Liên và một số tác phẩm khác của ông. 2. Chuẩn bị của hs: SGK, sưu tầm các bài hát nói về chủ đè hoà bình và hữu nghị III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trình bày tác phẩm - Phương pháp trực quan - thính giác - Phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu IV. Tìm nội dung tích hợp trong bài học - Tích hợp với môn Tin học: Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang Web để cập nhật thông tin, số liệu mới. - Tích hợp với môn Địa lí lớp 7 bài 14: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa; lớp 8 tiết 28: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; tiết 38: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. - Tích hợp với môn Lịch sử 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965) - Tích hợp môn GDCD: Tinh thần đoàn kết. - Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số hình ảnh về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. - Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Giới thiệu bài mới: (2 phút) Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi. Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người.. Bài mới ( Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam) GV giới thiệu vào nội dung bài học: Các em đã được nghe, học rất nhiều bài hát nói về chủ đề Hoà bình và hữu nghị, tình đoàn kết và thân ái. Đây là một chủ đề đã được rất nhiều nhạc sĩ quan tâm và chọn làm chủ đề cho các tác phẩm của mình. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một tác phẩm mới của nhạc sĩ Hình Phước Liên- bài hát Ngôi nhà của chúng ta. 3. Dạy và học: (38 phút) HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV ghi bảng GV thuyết trình GV hỏi GV yêu cầu GV hỏi GV chiếu hình ảnh GV hỏi GV chiếu hình ảnh GV hỏi GV hỏi GV hỏi GV thực hiện GV đàn GVđàn và h/dẫn GV hướng dẫn GV đệm đàn GV hỏi GV chiếu hình ảnh GV chiếu hình ảnh GV chiếu hình ảnh GV chiếu hình ảnh Học hát: Ngôi nhà của chúng ta Nhạc: Hình Phước Liên 1. Giới thiệu tác giả, bài hát. a. Tác giả: - Sinh năm 1954 tại Ninh Hoà - Khánh Hoà. Ông sáng tác âm nhạc từ năm 1972 - Có nhiều sáng tác viết cho người lớn và thiếu nhi như: Cây đàn ghi ta của Lốt - ca; Năm 2000 của chúng em b. Bài hát: Trình bày hiểu biết của em về vị trí của Việt Nam? ( Tích hợp với bộ môn tin học) HS chuẩn bị thông tin mới trên mạng Internet -
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_tich_hop_cac_mon_hoc_vao_day_tiet_26_hoc_ha.doc