Một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh có biểu hiện “tâm thần phân liệt” ở lớp 10A7 trường THPT Ngọc Lặc nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên
Không trải qua mưa gió sao thấy được cầu vồng?(6) Mỗi chúng ta sống trên đời đều phải trải qua nhiều đau khổ và va chạm. Có người trở nên mạnh mẽ trước khó khăn còn có người thì cam chịu làm kẻ yếu đuối. Người giáo viên có tâm, có tầm và có trách nhiệm là người gieo vào lòng người khác những tia sáng sắc mầu cầu vòng ở cuối đường hầm.
Trong thế giới này cái quý nhất là con người, trong con người cái quý nhất là trí tuệ, mà trí tuệ chỉ có được nhờ con đường học vấn và trải nghiệm trong đời sống xã hội. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy có những đứa trẻ đi qua “thời kỳ quá độ” (giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn) một cách dễ dàng, đầy tự tin, bản lĩnh, họ hiểu rõ mình là ai, lý tưởng và mục tiêu của cuộc đời mình là gì?. Nhưng lại có những đứa trẻ đi qua giai đoạn này một cách hết sức khó khăn, vất vả, các em cảm thấy tự ti, sợ sệt, vô vọng, bế tắc, thậm chí có em còn không xác định được lý tưởng sống của mình, không biết giá trị thực của bản thân, luôn nghỉ mình vô nghĩa, không còn giá trị từ đó có những suy nghĩ và việc làm tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh khiến thầy cô, gia đình, bạn bè và xã hội phải quan tâm phải lo lắng(3) .
Tình trạng trẻ em như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới nói chung Việt Nam nói riêng. Trong xã hội Việt Nam hiện nay đặc biệt ở các khu vực đô thị hay thành phố lớn kể cả những vùng quê nghèo trên cả nước. Hiện tượng này xảy ra đã và đang làm cho các gia đình, các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của nguồn lao động của mỗi quốc gia, dân tộc.
MỤC LỤC Mục Nội dung cơ bản Trang I. 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 II. 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 2.3.6 2.3.7 2.3.8 2.4 III. 3.1 3.2 Mở đầu Lý do chọn đề tài: Mục đích nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Những điểm mới của sáng kiến: Nội dung Cơ sở lý luận: Thực trạng: Giải pháp: Giải pháp thứ một: Giải pháp thứ hai: Giải pháp thứ ba: Giải pháp thứ bốn: Giải pháp thứ năm: Giải pháp thứ sáu: Giải pháp thứ bảy Giải pháp thứ tám: Hiệu quả: Kết luận và kiến nghị Kết luận: Kiến nghị: Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài đã được xếp hạng 2 3 3 3 4 4 6 7 10 11 11 12 13 15 16 16 17 17 19 19 Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỖ TRỢ HỌC SINH CÓ BIỂU HIỆN “TÂM THẦN PHÂN LIỆT” Ở LỚP 10A7 TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG TÂM SINH LÝ Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN. I. Mở đầu: 1.1 Lí do chọn đề tài: Không trải qua mưa gió sao thấy được cầu vồng?(6) Tác giả trích nguyên văn TLTK số 6. Mỗi chúng ta sống trên đời đều phải trải qua nhiều đau khổ và va chạm. Có người trở nên mạnh mẽ trước khó khăn còn có người thì cam chịu làm kẻ yếu đuối. Người giáo viên có tâm, có tầm và có trách nhiệm là người gieo vào lòng người khác những tia sáng sắc mầu cầu vòng ở cuối đường hầm. Trong thế giới này cái quý nhất là con người, trong con người cái quý nhất là trí tuệ, mà trí tuệ chỉ có được nhờ con đường học vấn và trải nghiệm trong đời sống xã hội. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy có những đứa trẻ đi qua “thời kỳ quá độ” (giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn) một cách dễ dàng, đầy tự tin, bản lĩnh, họ hiểu rõ mình là ai, lý tưởng và mục tiêu của cuộc đời mình là gì?... Nhưng lại có những đứa trẻ đi qua giai đoạn này một cách hết sức khó khăn, vất vả, các em cảm thấy tự ti, sợ sệt, vô vọng, bế tắc, thậm chí có em còn không xác định được lý tưởng sống của mình, không biết giá trị thực của bản thân, luôn nghỉ mình vô nghĩa, không còn giá trị từ đó có những suy nghĩ và việc làm tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh khiến thầy cô, gia đình, bạn bè và xã hội phải quan tâm phải lo lắng(3) Ghi chú: - Ở mục1.1 Đoạn: Trong thế giới này...đời sống xã hội” do tác giả viết. Từ” Thực tế cuộc sống...lo lắng” tác giả tham khảo TLTK số 3. . Tình trạng trẻ em như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới nói chung Việt Nam nói riêng. Trong xã hội Việt Nam hiện nay đặc biệt ở các khu vực đô thị hay thành phố lớn kể cả những vùng quê nghèo trên cả nước. Hiện tượng này xảy ra đã và đang làm cho các gia đình, các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của nguồn lao động của mỗi quốc gia, dân tộc. Những học sinh này thường không thích giao lưu, thích co mình, xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân trở nên trầm tư, lo âu hay sợ hãi. hay cáu bẳn, đôi khi còn có khuynh hướng bạo lực với người thân và bạn bè, thậm chí có ý định tự tử để từ bỏ cuộc sống. Đó là biểu hiện của “căn bệnh” gì vậy? Khi gặp những học sinh này nếu chúng ta sử dụng các phương pháp thông thường sẽ không thể nào có kết quả, thậm chí có khi còn làm cho tình trạng xấu đi rất nhiều, đó là thực tế mà bản thân tôi đã gặp cách đây vài năm. Tìm ra phương pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ em có biểu hiện tiêu cực đó hiện nay là một yêu cầu bức thiết, đòi hỏi các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở các trường phổ thông nói riêng, hệ thống giáo dục nói chung của Việt Nam phải quan tâm giải quyết. Năm 2016 tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao chủ nhiệm lớp 10A7, thời gian đầu tiếp xúc đa số các em ngoan và biết nghe lời, đặc biệt có một học sinh nữ trông rất khác những học sinh bình thường nhìn em không khác gì một trẻ khuyết tật - dạng khuyết tật trí tuệ. Vì mới vào đầu năm học nên tôi chưa thực sự để ý quan sát kĩ và mọi chuyện vẫn để cho nó thực sự tự nhiên, nhưng sau đó chừng độ 2 tuần, học sinh nữ đó có biểu hiện hoàn toàn khác thường so với các học sinh khác, thậm chí khác hẳn kể cả hình thức lẫn tính cách. Nhìn qua đó là một học sinh hiền lành, ít nói thậm chí chẳng nói gì, em học sinh này thường tách rời tập thể im lìm như “con rùa nuôi trong lớp học”, là một giáo viên nam nhưng có lúc tôi bị ám ảnh vì cách em nhìn tôi nhưng tôi cố tình tránh né và không để ý bởi tôi nghĩ đó chỉ là ánh mắt của cô gái mới lớn.... Nhưng cho đến một ngày tôi đang dạy ở lớp 10A2 thì có 2 học sinh lớp chủ nhiệm hớt hải chạy lên tìm, tôi vội vàng đến lớp mình chủ nhiệm thì thấy 1 học sinh nữ đang nằm sõng soài dưới nền nhà, miệng phè bòn bọt, mắt đỏ ngầu trợn ngược, tay chân co cắp trông rất sợ. Cùng với đó là sự hoang mang, sợ hãi của giáo viên bộ môn và học sinh trong lớp. Đứng trước tình huống đó bản thân tôi cũng thấy rất sợ vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra? Tôi và giáo viên bộ môn đang chuẩn bị đưa em sang bệnh viện thì có 1 học sinh trong lớp nói: “Không phải đưa bạn ấy đi đâu thầy ạ! vài phút sau bạn ấy sẽ tỉnh lại”. Tôi nhìn cậu học trò vừa nói và mong muốn lý giải? “Một lát sau cậu ấy sẽ tỉnh lại, hồi ở cấp 2 bạn ấy cũng bị vài lần và có lần bạn còn trèo qua lan can định bụng sẽ nhảy xuống sân trường”. Đúng thật, chừng độ 5 phút thì em học sinh đó tỉnh lại e thẹn, xấu hổ cúi mặt trước thầy cô và các bạn trong lớp. Từ thực tế đó bản thân tôi đã tìm hiểu và sử dụng một số giải pháp đặc thù đối với học sinh đó và cho đến hôm nay có đôi chút thành công. Sau một thời gian cùng với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, gia đình, bạn bè và bản thân em tôi đã đưa được em trở lại trường học với sự tự tin, hòa đồng không còn lủi thủi xa lánh mọi người và năm nay em đã hoàn thành xong chương trình lớp 10 và được lên lớp 11như những học sinh bình thường khác. Để giúp đỡ những giáo viên khác không bỡ ngỡ và lúng túng khi gặp tình huống giống như tôi ở bài viết này tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã sử dụng đối với em để các đồng chí tham khảo và rút kinh nghiệm, bài viết này tôi đặt tiêu đề là: “Một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh có biểu hiện “tâm thần phân liệt” ở lớp 10A7 Trường THPT Ngọc Lặc nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên”. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Ở bài viết này tôi muốn giới thiệu đến các đồng nghiệp về một số giải pháp giáo dục hỗ trợ học sinh có biểu hiện tâm thần phân liệt thể khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên để các đồng chí tham khảo và áp dụng tránh sự bỡ ngỡ, lúng túng giống như tôi vài năm trước. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Ở bài viết này bản thân tôi chỉ chuyên sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra giải pháp giáo dục hỗ trợ đối với một học sinh nữ ở lứa tuổi vị thành niên – học sinh Phạm Thị Hồng lớp 10A7 Trường THPT Ngọc Lặc đang có biểu hiện tâm thần phân liệt thể khởi phát và đang được điều trị bởi bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý bệnh viện tâm thần tỉnh Thanh Hóa mà thôi. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này bản thân tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, khảo sát thực tế và một số phương pháp nghiên cứu khác có liên quan. 1.5 Những điểm mới của SKKN: Bài viết này tôi đã tìm ra một số nguyên nhân khiến em học sinh Phạm Thị Hồng lớp 10A7 Trường THPT Ngọc Lặc trở nên tự ti, xa lánh mọi người, ít nói chuyện với người thân, đôi khi có khuynh hướng bạo lực với người thân, trầm tư, lo âu và sợ hãi trước cộng đồng ở lứa tuổi vị thành niên. Đồng thời phát hiện ra một số phương pháp đặc thù khác biệt để giáo dục, hỗ trợ những học sinh có biểu hiện của một căn bệnh tâm lý mà nó đang dần trở nên phổ biến và tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ Việt Nam – bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1 Cơ sở lí luận: Ở Việt Nam, quyền học tập là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 39 Hiến pháp 2013 “ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (1) Mục 2.1: Điều 39 Hiến pháp 2013 tác giả trích dẫn nguyên văn từ TLTK số 1. và được cụ thể trong Luật giáo dục và đào tạo, một số văn bản dưới luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước luôn tạo điều kiện và tổ chức để mọi công dân thực hiện tốt quyền học tập của mình như đầu tư vào hệ thống giáo dục, vào trường học thậm chí xây dựng các trường chuyên biệt để giáo dục những học sinh khuyết tật, những học sinh có biểu hiện khác thường và có chế độ ưu đãi, đãi ngộ đối với những giáo viên giảng dạy, hỗ trợ các đối tượng này. Theo thuyết đa năng lực của Gardner - giáo sư về giáo dục tại Đại học Harvard Hoa kỳ: con người có bảy trí thông minh khác biệt và ở học sinh có các mức độ nhận thức khác nhau và do đó các em học hỏi, nhớ, thực hiện và hiểu theo những cách khác nhau. Theo lý thuyết này, “ tất cả chúng ta đều có thể biết được thế giới thông qua ngôn ngữ, phân tích logic toán học, đại diện không gian, suy nghĩ âm nhạc, sử dụng cơ thể để giải quyết vấn đề hoặc để làm cho sự vật, hiểu biết về các cá nhân khác, và hiểu bản thân mình. Trong khi các cá nhân có sự khác nhau về trí thông minh - còn gọi là cấu trúc trí tuệ - và cách thức mà những trí thức như thế được gọi ra và kết hợp để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, giải quyết các vấn đề khác nhau và tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau”(7) Đoạn: “Theo thuyết đa năng lực...khác nhau” tác giả tham khảo từ TLTK số 7 Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo triển khai nhiều loại hình trường lớp cũng như các mô hình giáo dục khác nhau nhằm đảm bảo cho trẻ có nhu cầu đặc biệt được hưởng quyền, được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục như trường lớp chuyên biệt; trường lớp hội nhập; trường lớp hòa nhập... “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục”( Điều 2, Luật người khuyết tật 2010). Hiện nay do nhiều lí do nên giáo dục hòa nhập được xem là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật ở Việt Nam.Theo thực tiễn giáo dục hiện nay học sinh mắc chứng tâm thần phân liệt được xếp vào nhóm khuyết tật trí tuệ và vẫn có được quyền tham gia hoạt động giáo dục theo hình thức giáo dục hòa nhập ở các cơ sở giáo dục quốc dân(7) Tác giả tham khảo TLTK số 7 . Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng ghi nhận quyền học tập của mọi công dân trong xã hội nói chung người khuyết tật nói riêng. Theo các nhà y khoa: Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng, trong xã hội cứ 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này và độ tuổi người bệnh ngày càng trẻ hóa. Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân. Bệnh thường bắt gặp ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm. Trong thời gian biểu hiện, bệnh nhân thường xa lánh mọi người, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hay sợ hãi. Bệnh tâm thần phân liệt thể hiện ra ngoài với các triệu chứng như: hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn khả năng suy nghĩ ngoài ra còn có các biểu hiện như: mất đi ý muốn làm việc, giảm sự biểu lộ tình cảm, cách ly xã hội, không nhận thức được rằng bản thân mình đang bị bệnh. Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt: hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt mà bệnh được nghĩ rằng do một số yếu tố khác nhau phối hợp gây ra như: yếu tố di truyền; yếu tố sinh hóa; yếu tố gia đình; yếu tố môi trường; áp lực công việc; áp lực học tập...bệnh tâm thần phân liệt có thể chữa được và hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất giành cho bệnh nhân tâm thần phân liệt là sự phối hợp giữa các thuốc chống loạn thần và công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân.(5) Đoạn: “Tâm thần...cho bệnh nhân” tác giả tham khảo TLTK số 5. Học sinh THPT là những trẻ em có độ tuổi từ 14 tuổi đến 18 tuổi, lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi có nhiều thay đổi về cơ thể và nhân cách, nhiều hoóc môn mới trong cơ thể bắt đầu xuất hiện, “lứa tuổi khủng hoảng” hay là “thời kỳ quá độ” chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, lứa tuổi với nhiều khó khăn, phức tạp trong cuộc đời của mỗi con người, lứa tuổi học tập và trưởng thành, hoàn thiện và phát triển. Ở giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi về thể chất và tinh thần khiến cho nhận thức và thể trạng của các em khác hẳn(2) Đoạn: Học sinh...khác hẳn” tác giả tham khảo TLTK số 2. “Nhân vô thập toàn” tác giả trích dẫn từ TLTK số 4. . Hiểu được sự thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này sẽ là một cơ sở lí luận quan trọng để chúng ta giáo dục trẻ một cách hiệu quả. “Nhân vô thập toàn” (4) Tác giả trích dẫn từ TLTK số 4. con người không ai hoàn thiện, mỗi người có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Phát hiện, phát triển mặt mạnh, khắc phục, bỏ đi những hạn chế, khuyết điểm trong mỗi con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động giáo dục hiện đại. Trong quá trình hình thành nhân cách của con người, các yếu tố như nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò quan trọng nhưng yếu tố quyết định nhân cách, thành công của mỗi người đó lại là tự bản thân mỗi con người. Niềm tin vào giáo dục, tin vào sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong mỗi cá nhân cũng là cơ sở lý luận quan trọng để tôi viết bài này. Căn cứ cuối cùng quyết định sự lựa chọn của tôi đó là: “Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người”(6) Muốn giáo dục...người” tác giả trích dẫn từ TLTK số 6. , “biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Đó là nguyên lý ông cha ta đã dạy và nó vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. 2.2 Thực trạng vấn đề: Bệnh tâm thần là một loại bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần chiếm 10% - 20% dân số trong đó tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,3 đến 1% động kinh là 1%. Ở Việt Nam người ta xếp 2 loại bệnh này là bệnh xã hội và do ngành tâm thần trực tiếp đảm nhiệm quản lý và điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các rối loạn về tâm thần như: kinh tế, môi trường sống, áp lực học tập, công việc...Bệnh tâm thần thường không gây chết người đột ngột nhưng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt, tổn thất về kinh tế, gây gánh nặng và căng thẳng cho các thành viên trong gia đình...Một số bệnh nhân tâm thần nếu không được quản lý, chữa trị kịp thời dễ dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, chưa có con số chính xác về tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc bệnh tâm thần phân liệt nhưng gần đây cũng cho thấy dấu hiệu có nhiều em có những biểu hiện triệu chứng của bệnh này, đặc biệt khi đọc các trang Blog cá nhân tâm sự trên mạng xã hội thì chúng ta sẽ thấy căn bệnh tâm thần phân liệt đang xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên phổ biến ở Việt Nam và nó đang dần trẻ hóa trong xã hội. Đây là vấn đề là bài toán đang làm đau đầu các nhà giáo dục các nhà quản lý giáo dục, các y bác sĩ, gia đình và các nhà hoạch định chính sách xã hội(5) Đoạn..chính sách xã hội” tác giả tham khảo từ TLTK số 5. . Năm 2016, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao chủ nhiệm lớp 10A7, lớp có tổng số 45 học sinh, các em chủ yếu sinh năm 2001, 2002. Đa số các em là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực 135(Khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn) hoặc vùng cao, chỉ có vài em sống cùng cha mẹ tại thị trấn Ngọc Lặc và một số xã lân cận trường học như xã Ngọc Khê, xã Minh Sơn, xã Cao Ngọc, xã Mỹ Tân Thuận lợi: Đa số các em có sức khỏe tốt, hiền ngoan, lễ phép và một số phụ huynh rất quan tâm, hệ thống lớp học tương đối thoáng mát, đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ. Khó khăn: Đa số các em là người dân tộc thiểu số trình độ nhận thức còn gặp nhiều hạn chế, nhà xa trường học không thể đi về trong ngày học sinh phải ở trọ, điều kiện kinh tế phần lớn rất khó khăn chủ yếu là con em nông dân, số ít là con em các gia đình buôn bán nhỏ. Lớp tương đối đông nên gặp khó khăn trong tổ chức và học tập, một số học sinh có hộ khẩu ở thị trấn nhưng kết quả học tập không cao lại thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế của trường lớp như em Khánh, em Chiến, em Kiên, em Đức, em Thanh; Cơ sở vật chất của trường còn thiếu như khu hiệu bộ, nhà thi đấu, nhà đa năng và nhiều phòng ban khác. Sau một tuần nhận lớp không thấy điều gì bất thường tôi tổ chức cho học sinh tự quản. Nhưng đến tuần thứ hai bắt đầu xuất hiện một số học sinh có biểu hiện bất hợp tác, thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế của trường lớp như: đi học chậm, nghỉ học vô lý do, không học bài cũ, nói chuyện trong giờ, không tham gia đồng phục theo quy định, mang điện thoại và sử dụng điện thoại di động trong giờ học.v.v. Đó là những biểu hiện được đánh giá là “bình thường” ở trường miền núi như trường chúng tôi. Tuy nhiên sau chừng độ 2 tuần trong lớp có một học sinh có biểu hiện khác thường, học sinh Phạm Thị Hồng: Nhìn qua, đó là một học sinh hiền lành, ít nói thậm chí chẳng nói gì, em học sinh này thường tách rời tập thể lặng lẽ, đơn côi, im lìm như “con rùa” giữa môi trường hoạt bát năng động với những đứa trẻ tuổi mới lớn, là một giáo viên nam nhưng có lúc tôi bị ám ảnh vì cách em nhìn tôi nhưng tôi cố tình tránh né và không để ý bởi tôi nghĩ đó chỉ là con mắt của cô gái mới lớn chăm chú nhìn thầy giáo mới của mình mà thôi. Nhưng cho đến một ngày tôi đang dạy ở lớp 10A2 thì có 2 học sinh của lớp chủ nhiệm hớt hãi chạy lên tìm, tôi vội vàng đến lớp mình chủ nhiệm thì thấy 1 học sinh nữ đang nằm sõng soài dưới nền nhà, miệng phè bòn bọt, mắt đỏ ngầu trợn ngược, tay chân co cuắp sắc mặt trắng bạch và nhợt nhạt trông rất sợ. Cùng với đó là sự hoang mang, sợ hãi của giáo viên bộ môn và học sinh trong lớp. Qua tìm hiểu bạn bè và gia đình học sinh thì tôi được biết em học sinh này đang có biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt và động kinh ở tuổi vị thành niên. Giải pháp nào giành riêng cho em? Trường đại học nào đã dạy cách xử lý tình huống này? Vị chuyên viên nào đã chỉ hướng giải quyết cho vấn đề tôi đang gặp phải...Đó là những câu hỏi cần kíp phải giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ của mình đồng thời giúp đỡ em và gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn phức tạp này và giảm một gánh nặng cho xã hội tương lai. Từ thực tế đó bản thân tôi đã tìm hiểu và sử dụng một số giải pháp đặc thù đối với học sinh đó và cho đến hôm nay có đôi chút thành công. Sau một thời gian cùng với chuyên gia tâm lý, gia đình, bạn bè, và bản thân em, tôi đã đưa được em trở lại và năm nay em đã hoàn thành chương trình lớp 10 và được lên lớp 11 như những học sinh bình thường khác với sự hòa đồng, tự tin, bản lĩnh bước lên một nấc thang mới của cuộc đời. 2.3 Giải pháp: “Người gàn bướng nhất mới là người cần giúp đỡ nhất. Hiện nay rất nhiều giáo viên đều chỉ quan tâm đến các học sinh giỏi, vì làm vậy có thể được thành tích nhãn tiền. Thực ra, những học sinh kém mới cần giúp đỡ”(5) Đoạn: Người gàn bướng...giúp đỡ” tác giả trích dẫn từ TLTK số 5. . 2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Thấu hiểu từng học sinh và phân loại học sinh theo nhóm, chú ý đặc biệt những học sinh có biểu hiện “khó dạy”, biểu hiện khác thường từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Muốn giáo dục con người phải hiểu một con người, đó là một trong những nguyên tắc giáo dục hiện đại đầu tiên mà tôi sử dụng. Một câu nói có thể khiến người khác giật mình, cũng có thể khiến người khác vui vẻ; nói chuyện là nhịp cầu giao tiếp. Sau một thời gian nói chuyện tìm hiểu đối tượng học sinh dựa trên cơ sở sơ yếu lý lịch cụ thể, học bạ, trao đổi với giáo viên ở cấp THCS, bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh Tôi được biết Hồng là một học sinh xuất thân từ gia đình bố mẹ làm ruộng, gia đình thuộc đối tượng “ hộ nghèo bền vững” nhưng vừa thoát nghèo chuyển sang hộ cận nghèo nhờ sự quyên góp của bà con lối xóm trong thôn Nghiện, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, ở cấp THCS em là học sinh trung bình của Trường THCS Cao Ngọc - một trong những trường nằm trong khu vực 135 tương đối khó khăn về mọi mặt. Lớp 6, 7, em là một học sinh có sức khỏe tốt lực học trung bình nhưng đến lớp 9 em bắt đầu có một số bi
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_giao_duc_ho_tro_hoc_sinh_co_bieu_hien_tam_t.doc