Một số dạng bài tập ôn luyện học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay phần vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11

Một số dạng bài tập ôn luyện học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay phần vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11

Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Nền kinh tế, tri thức đã và đang được hình thành. Việt Nam đang trong giao đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới này đó chính là con người. Những con người: năng động, sáng tạo, đủ đức, đủ tài để có thể làm chủ đất nước. Nhằm tìm ra những con người có đủ yêu cầu trên thì việc phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết. Hằng năm, thông qua các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của ngành giáo dục, chúng ta đã lựa chọn ra các em học sinh ưu tú để bồi dưỡng, phát triển năng lực của các em. Một trong những kì thi đó là kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio.

 Năm học 2007 – 2008 là năm đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay casio ở các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh. Nhằm phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng tính toán và khả năng phân tích của học sinh. Từ đó, nó giúp các em học sinh rất nhiều về kĩ năng tính toán nhanh và chính xác trong các kì thi tốt nghiệp và đại học sau này.

 Năm học 2008 – 2009, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai kì thì này. Nó là kì thi không chỉ là của các em học sinh mà cả giáo viên đều mong muốn có được kết quả cao. Tuy nhiên, đối với các em học sinh phổ thông hiện nay việc giải các bài toán, đặc biệt là muốn giải nhanh còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định. Nhất là trong môn Sinh học – môn học có thời gian học lí thuyết nhiều hơn thời gian được luyện các dạng bài tập. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn đó? Thiết nghĩ, nếu các em nắm chắc kiến thức lí thuyết, biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập, đặc biệt là biết sử dụng thành thạo máy tính cầm tay để giải các bài toán thì có thể góp phần giải quyết được vấn đề này.

 

doc 27 trang thuychi01 27631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số dạng bài tập ôn luyện học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay phần vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN LUYỆN HỌC SINH
 GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY 
PHẦN VI SINH VẬT – SINH HỌC 10 
VÀ BÀI TẬP SINH HỌC 11
Người thực hiện: Lê Thị Ánh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh Học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC	 Trang
Mục lục	 1
Phần I: Mở đầu	 2
I. Lí do chọn đề tài 	 2
II. Mục đích nghiên cứu	 3
III. Đối tượng nghiên cứu	 3
IV. Phương pháp nghiên cứu	 3
Phần II: Nội dung	 4
I. Cơ sở lí luận	 4
II. Thực trạng nghiên cứu	 	 5
 III. Giải quyết vấn đề 	 	 6 
Chương I. Các thao tác cơ bản sử dụng máy tính casio	 7
 1. Các thao tác sử dụng máy	 7
7. Các phép tính cơ bản	 8
Chương II. Lí thuyết và các dạng bài tập vận dụng	 10
Chủ đề 1. Bài tập Vi sinh vật – Sinh học 10	 10
 1. Kiến thức cơ bản	 10
 2. Bài tập vận dụng	 10
Chủ đề 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật	 13
 1. Kiến thức cơ bản	 13
 2. Bài tập vận dụng	 14
Chủ đề 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật	 16
 1. Kiến thức cơ bản	 16
 2. Bài tập vận dụng	 16
Chương 3. Bài tập tự giải	 18
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	 20
Phần III: Kết luận và kiến nghị	 21
Tài liệu tham khảo	 22
Phụ lục 	 23
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chon đề tài.
	Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Nền kinh tế, tri thức đã và đang được hình thành. Việt Nam đang trong giao đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới này đó chính là con người. Những con người: năng động, sáng tạo, đủ đức, đủ tài để có thể làm chủ đất nước. Nhằm tìm ra những con người có đủ yêu cầu trên thì việc phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết. Hằng năm, thông qua các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của ngành giáo dục, chúng ta đã lựa chọn ra các em học sinh ưu tú để bồi dưỡng, phát triển năng lực của các em. Một trong những kì thi đó là kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio. 
	Năm học 2007 – 2008 là năm đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay casio ở các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh. Nhằm phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng tính toán và khả năng phân tích của học sinh. Từ đó, nó giúp các em học sinh rất nhiều về kĩ năng tính toán nhanh và chính xác trong các kì thi tốt nghiệp và đại học sau này.
	Năm học 2008 – 2009, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai kì thì này. Nó là kì thi không chỉ là của các em học sinh mà cả giáo viên đều mong muốn có được kết quả cao. Tuy nhiên, đối với các em học sinh phổ thông hiện nay việc giải các bài toán, đặc biệt là muốn giải nhanh còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định. Nhất là trong môn Sinh học – môn học có thời gian học lí thuyết nhiều hơn thời gian được luyện các dạng bài tập. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn đó? Thiết nghĩ, nếu các em nắm chắc kiến thức lí thuyết, biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập, đặc biệt là biết sử dụng thành thạo máy tính cầm tay để giải các bài toán thì có thể góp phần giải quyết được vấn đề này.
	Trong chương trình thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio của môn Sinh học có rất nhiều chuyên đề bài tập khác nhau. Có những chuyên đề học sinh được luyện tập rất nhiều và cũng có nhiều tài liệu tham khảo như: Di truyền ở cấp độ phân tử, di truyền ở cấp độ tế bào, quy luật di truyền, di truyền quần thể... Có được điều đó là do các chuyên đề bài tập này gắn liền với nội dung của kì thi tốt nghiệp và đại học. Tuy nhiên cũng có những chuyên đề trong nội dung thi nhưng học sinh ít được tiếp cận với tài liệu và luyện tập hơn như: các dạng bài tập về vi sinh vật trong chương trình sinh học lớp 10, các dạng bài tập sinh học lớp 11. Do đó học sinh chưa hệ thống hóa được kiến thức, chưa rèn luyện được kĩ năng. Và ngay cả bản thân giáo viên khi giảng dạy đôi khi vẫn còn nhiều vướng mắc và bỡ ngỡ.
Vì vậy nhằm phát triển một cách toàn diện hơn, chuẩn bị tốt hơn nữa cho cả thầy và trò trong kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio, tôi đã chọn đề tài: “Một số dạng bài tập ôn luyện học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11” làm đề tài sáng kiến của bản thân. 
II. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài nêu phương pháp giải và kĩ năng sử dụng máy tính để giải một số dạng bài tập phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11.
Từ đó cung cấp tài liệu cho cả giáo viên và học sinh tham khảo, vận dụng vào công tác giảng dạy, rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Một số kĩ năng cơ bản để sử dụng máy tính cầm tay Casio.
	Phương pháp giải một số dạng bài toán Sinh học phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11 trên máy tính cầm tay Casio.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường tôi đã sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phần Vi sinh vật sinh học 10 và nội dung sinh học 11. Đặc biệt tôi đã tham khảo rất nhiều bài tập trong các đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay của tỉnh Thanh Hóa và của các tỉnh khác những năm gần đây để có thể tổng kết, khái quát nội dung kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng hỏi.
	Trong quá trình sưu tầm tài liệu, giảng dạy và xây hệ thống kiến thức tôi đã trao đổi với đồng nghiệp về kiến thức cũng như phương pháp dạy học. Từ đó giúp tôi có thể xây dựng được những kiến thức chuẩn nhất với phương pháp phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Phương pháp chuyên gia.
	Khi xây dựng nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe tư vấn của chuyên gia để định hướng cho việc xây dựng và triển khai đề tài nghiên cứu.
4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	Thông qua hình thức trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với các giáo viên của trường, cũng như trao đổi với các em học sinh để tìm hiểu hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
	Tôi cũng đã xây dựng và thử nghiệm trên học sinh, từ đó quan sát, thống kê kết quả đạt được. Đồng thời cũng rút ra những thiếu sót để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Vai trò của máy tính cầm tay trong dạy học.
	Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy. Biểu hiện đặc trưng là khả năng tư duy độc lập, tính linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề đặt ra một cách tốt nhất. Định hướng dạy học hiện nay yêu cầu “phát triển tư duy khoa học” và “tăng cường ở các em ý thức, năng lực vận dụng một cách thông minh những điều đã học”. Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay là luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, việc phát triển trí thông minh cho các em thông qua các môn học đặc biệt là những môn cần tính toán là hết sức cần thiết.
	Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học, giáo viên cần biết cách kết hợp với các thiết bị dạy học cho học sinh. Trong đó có máy tính bỏ túi Casio. Dạy học với máy tính bỏ túi theo phương pháp thích hợp có tác dụng tích cực. Góp phần rèn luyện cho các em học sinh những phương thức tư duy và hoạt động đặc trưng cho cách làm việc với một công cụ xử lí thông tin. Các quy trình trên máy tính cầm tay có thể coi là bước tập dượt ban đầu để học sinh dần làm quen với kĩ thuật lập trình trên máy tính.
	Với nội dung chương trình sách giao khoa phổ thông như hiện nay, nếu trong dạy học giáo viên chú ý định hướng cho học sinh sử dụng máy tính cầm tay một cách sáng tạo thì không những giúp học sinh giảm bớt những phép tính phức tạp, rắc rối, mất nhiều thời gian mà còn làm cho các em yêu thích môn học hơn, các em sẽ thích khám phá tìm hiểu, phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của mình.
	Để làm được điều đó, trước hết cần có quan niệm đúng trong việc sử dụng máy tính cầm tay. Máy tính không phải là một “bảng tính” chỉ để tính toán, tra cứu một cách thuần túy, không đơn thuần là bấm máy mà nó là phương tiện hữu dụng giúp hỗ trợ và phát triển tư duy cho người sử dụng. 
	Về hình thức tổ chức dạy học khi sử dụng máy tính cầm tay có thể cho dưới dạng các chủ đề bài tập. Giáo viên hướng dẫn giúp hoc sinh đạt được những kiến thức nhất định, sau đó có thể tổ chức các trò chơi như “thi giải toán nhanh” giữa các nhóm học sinh, từ đó giúp các em ôn luyện lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của mình.
2. Vai trò của máy tính cầm tay trong dạy học môn Sinh học.
	Không giống như các môn Toán, Lí, Hóa, trong môn Sinh học việc khai thác hết chức năng của máy tính cầm tay còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong các bài tập của môn Sinh học cũng sử dụng các số liệu thường là số thập phân, các lũy thừa bậc cao làm cho việc tính toán bằng tay tỏ ra khá bất tiện và mất nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn, nhất là sử dụng logarit với sai số trong phạm vi bắt buộc. 
	Xuất phát từ những cơ sở lí luận trên, để góp phần vào việc “phát triển tư duy khoa học” và “tăng cường ở các em ý thức, năng lực vận dụng một cách thông minh những điều đã học”, nhất là cho việc ôn luyện học sinh giỏi. Tôi nhận thấy việc sử dụng và rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay để giải các bài tập là việc làm thiết thực, rất có ý nghĩa. Nó mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức ở tất cả các môn học nói chung và trong các bài tập phần Vi sinh vật – Sinh học 10, bài tập Sinh học 11 nói riêng.
II. Thực trạng nghiên cứu.
1. Đặc điểm tình hình trường lớp của đối tượng nghiên cứu.
1.1 Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và công đoàn nhà trường.
- Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
- Có kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và học sinh giỏi Olimpic Bỉm Sơn.
- Bản thân luôn tích cực chủ động tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng công nghệ thông tin để tích lũy kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các em học sinh đa phần là chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
1.2. Khó khăn.
	Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình nghiên cưu, xây dựng đề tài này tôi cũng gặp phải những khó khăn như sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn còn hạn chế.
- Thư viện trường cũng chưa có nhiều tài liệu tham khảo cho cả học sinh và giáo viên về những kiến thức thuộc lĩnh vực của đề tài nghiên cứu.
- Học lực của các em học sinh không đều, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đặc biệt một số phụ huynh do áp lực tâm lí nên không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học vì lí do chọn trường đại học, chọn khối thi.
- Số tiết bài tập trong phân phối chương trình sinh học 10 và 11 còn ít, do đó cũng một phần gây hạn chế trong công tác dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
2. Thực trạng của việc ôn luyên học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11.
Tình hình thực tế trong nhà trường hiện nay, việc sử dụng máy tính cầm tay trong giải toán Sinh học còn nhiều hạn chế. Đối với học sinh, phần lớn các em chỉ sử dụng máy tính trong giải bài tập Toán, Lí, Hóa mà chưa chú ý đến bài toán Sinh học. Về giáo viên, cũng có nhiều giáo viên bộ môn chưa có điều kiện và thời gian nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, việc vận dụng giải toán Sinh học bằng máy tính cầm tay hiện nay ở cả giáo viên và học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, kĩ năng giải toán còn hạn chế.
	Đặc biệt trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học khối 10 và 11 chính khóa tại trường, tôi còn nhận thấy một thực tế: trong phân phối chương trình thời gian dạy phần Vi sinh vật – Sinh học 10 (chương trình chuẩn) có 10 tiết trong đó có 1 tiết bài tập, còn trong chương trình Sinh học 11 (chương trình chuẩn) có 52 tiết trong đó có 2 tiết bài tập. Như vậy có nghĩa kiến thức mới chủ yếu thiên về lí thuyết. Thời gian để dạy và học các dạng bài tập còn ít. Nên giáo viên cũng không có điều kiện cung cấp thêm nhiều cho các em học sinh kiến thức về bài tập. Do đó, việc rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng phân tích, đánh giá, giải được các bài tập phần này là vấn đề khó.
	Trong khi, số lượng bài tập phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và sinh học 11 ở cuối mỗi bài học là rất ít. Các tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa cũng mới chủ yếu viết về các dạng bài tập khác như: nguyên phân, giảm phân, cơ chế nhân đôi của ADN, cơ chế tổng hợp ARN, tổng hợp Protein, các quy luật di truyền... Do đó cũng làm hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em học sinh.
	Tuy nhiên, trong nội dung của một đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio luôn luôn có dạng bài này. Thông thường sẽ có 1 câu phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và 1 câu thuộc Sinh học 11, chiếm 4/20 điểm. Vì vậy nếu không được ôn luyện tốt, học sinh sẽ rất khó suy luận và làm bài. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả thi.
	Từ thực trạng trên, cùng với việc tìm hiểu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường, tôi cho rằng: để giúp các em học tập tốt, có được những kĩ năng tốt và có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio thì việc hệ thống lại được các dạng bài tập phần này là rất cần thiết. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong cả việc giảng dạy và học tập của các em học sinh.
III. Giải quyết vấn đề
	Với mục tiêu và thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số nội dung của đề tài nghiên cứu như sau:
- Hướng dẫn các thao tác cơ bản trong sử dụng máy tính cầm tay.
- Khái quát lại kiến thức liên quan đến bài tập phần Vi sinh vật – Sinh học 10 và bài tập Sinh học 11.
- Phương pháp giải các dạng bài tập và hướng dẫn các thao tác sử dụng máy tính Casio đối với từng bài tập.
- Bài tập tự giải.
CHƯƠNG I: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được giới thiệu một số thao tác thường hay sử dụng trong giải bài tập môn Sinh học bằng máy tính fx- 570MS.
1. Các thao tác sử dụng máy
1.1. Thao tác chọn kiểu
Phím
Chức năng
Kiểu Comp: Tính toán cơ bản thông thường
Kiểu SD: Giải bài toán thống kê
Kiểu ENQ: Tìm ẩn số
Unknows? (số ẩn của hệ phương trình)
+ Ấn 2 vào chương trình giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
+ Ấn 3 vào chương trình giải hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn
Degree (số bậc của phương trình)
+ Ấn 2 vào chương trình giải phương trình bậc 2 
+ Ấn 3 vào chương trình giải phương trình bậc 3 
Kiểu Deg: Trạng thái đơn vị đo góc là độ
Kiểu Rad: Trạng thái đơn vị đo góc là radian
Kiểu Grad: Trạng thái đơn vị đo góc là grad
Kiểu Fix: Chọn chữ số thập phân từ 0 đến 9
Kiểu Sci: Chọn chữ số có nghĩa ghi ở dạng a.10n (0; 1; ;9)
Kiểu Norm: Ấn 1 hoặc 2 thay đổi dạng kết quả thông thường hay khoa học.
Kiểu ab/c; d/c: Hiện kết quả dạng phân số hay hỗn số
Kiểu Dot, Comma: chọn dấu ngăn cách phần nguyên, phần thập phân; ngăn cách phân định nhóm 3 chữ số.
1.2. Thao tác nhập xóa biểu thức
Màn hình tối đa 79 kí tự, không quá 36 cặp dấu ngoặc.
Viết biểu thức trên giấy như bấm phím hiện trên màn hình.
Thứ tự thực hiện phép tính:
{ [ ( ) ] } à lũy thừa à Phép toán trong cănà nhân à chia à cộng à trừ.
2. Các phép tính cơ bản.
2.1. Tính lũy thừa
=
5
^
2
ON
Ví dụ: Tính 25
	Kết quả: 32
2.2. Tính căn bậc hai, bậc ba
Ví dụ 1. Tính 
=
2
ON
	Kết quả: 1,41421
=
27
3
SHIFT
ON
Ví dụ 2. Tính 
	 Kết quả: 3
2.3. Giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
Ví dụ: Giải hệ phương trình
 12x- 5y= -24
 -5x- 3y= 10
ON
MODE 
 Giải
 	 3 lần, ấn tiếp 1 2
Máy hỏi a1 ? ấn 12 = ; Máy hỏi b1 ? ấn -5= ; Máy hỏi c1 ? ấn -24= ; 
Máy hỏi a2 ? ấn -5= ; Máy hỏi b2 ? ấn -3= ; Máy hỏi c2 ? ấn 10=
Kết quả x= -2 tiếp = kết quả y= 0.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1 
2.4. Gải hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn
Ví dụ: Giải hệ phương trình sau :
 x- 4y+ 5z= 9
 2x+ 5y- 3z= -7.
 -2y+ 6z= -9
ON
MODE
Giải:
Ấn 3 lần, ấn tiếp 1 3
Máy hỏi a1 ? ấn 1= ; Máy hỏi b1 ? ấn -4= ; Máy hỏi c1 ? ấn 5= ; Máy hỏi d1 ? ấn 9=
Máy hỏi a2 ? ấn 2= ; Máy hỏi b2 ? ấn 5= ; Máy hỏi c2 ? ấn -3= ; Máy hỏi d2 ? ấn -7=
Máy hỏi a3 ? ấn 0= ; Máy hỏi b3 ? ấn -2= ; Máy hỏi c3 ? ấn 6= ; Máy hỏi d3 ? ấn -9=
Kết quả : x= 4,51923, ấn = ; y= -5,13461, ấn = ; z= -3,21153.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
2.5. Giải phương trình bậc hai một ẩn
Ví dụ : Giải phương trình: x2-8x+ 13= 0.
MODE
ON
Giải: 
 Ấn 3 lần, ấn 1 2
Máy hỏi a ? ấn 1= ; Máy hỏi b ? ấn -8= ; Máy hỏi c ? ấn 13=
Kết quả : x1= 5,73205, ấn = ; x2 = 2,26794.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
2.6. Giải phương trình bậc 3 một ẩn
Ví dụ : Giải phương trình: 2x3+ x2- 8x- 4=0
MODE
ON
Giải : Ấn 3 lần, ấn 1 3
Máy hỏi a ? ấn 2= ; Máy hỏib ? ấn 1= ; Máy hỏi c ? ấn -8= ; Máy hỏi d ? ấn -4=
Kết quả : x1= 2, ấn = ; x2 = -2 ấn = ; x3= -0,5.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
CHƯƠNG II : LÍ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
 Chủ đề 1: Bài tập Vi sinh vật – Sinh học 10.
 1. Kiến thức cơ bản 
 a. Số lượng tế bào vi khuẩn tạo ra sau quá trình nuôi cấy
 Nt= No 2n (1)
Trong đó: No: Số tế bào ban đầu; Nt: Số tế bào sau thời gian t; n: Số lần phân chia tế bào
b. Số lần phân chia tế bào (Số thế hệ)
 Từ (1) ta có: 2n = Nt/No
 Từ đó suy ra n = (lgNt - lgNo)/ lg2
c. Thời gian để số lượng vi khuẩn đạt Nt
 t = n g 
 Trong đó g là thời gian thế hệ (thời gian của một lần phân chia tế bào)
d. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
	- Nuôi cấy không liên tục: khi môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được rút bớt sinh khối.
- Gồm 4 pha: + Pha tiềm phát: Vi sinh vật thích nghi với môi trường sống
+ Pha lũy thừa: tăng nhanh về số lượng vi sinh vật theo lũy thừa
+ Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không thay đổi theo thời gian.
+ Pha suy vong: Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải nhiều. Số tế bào chết nhiều hơn tế bào sinh ra.
- Nuôi cấy liên tục: khi môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và được rút bớt sinh khối.
e. Diện tích và thể tích tế bào hình cầu
S = 4R2
V = (4/3)R3
Trong đó S là diện tích ; V thể tích tế bào ; R đường kính của tế bào
2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.105 tế bào vi khuẩn phát triển không qua pha tiềm phát (lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 3,68.107. Xác định thời gian thế hệ của vi khuẩn?
Cách giải
Thao tác máy tính
Áp dụng công thức : 2n = Nt/No
Lấy logarit cơ số 10 hai vế: lg2n = lg( Nt/No)
Suy ra: n lg2 = lgNt - lgNo
Suy ra: n = = = = 6,5 (6 đến 7 lần)
Thời gian thế hệ của tế bào là:
Đổi 6h = 360 phút
Áp dụng công thức: t= n.g 
à g = t : n = 360 : 6,5 = 55,4 phút/lần phân chia 	
à Bật máy tính; ấn các phím: ( ; log; 3,68; x; 10 , ^ ; 7 ; - ; log ; 4105; ); : ; log ; 2 ; =. Hiển thị trên máy tính ( log 3,68 x 106 - log4105) : log2. Được kết quả 6,5
à Nhập tiếp số 360 ; : ; 6,5 ; = hiển thị  360 : 6,5 được kết quả 55,4
Bài 2: Vi khuẩn ban đầu No = 102 vi khuẩn trong 1ml, sau thời gian nuôi cấy pha cân bằng đạt được sau 6 giờ, vào lúc này môi trường chứa N = 106 vi khuẩn/ml. Trong điều kiện nuôi cấy này độ dài thế hệ là 26 phút. Pha tiềm phát (pha lag) có tồn tại không và nếu có thì kéo dài bao lâu?
Cách giải
Thao tác máy tính
Áp dụng công thức: 2n = Nt/No
Lấy logarit 2 vế: lg2n = lg( Nt/No)
Suy ra: nlg2 = lgNt - lgNo
Suy ra: n = = = =13,3
Thời gian của pha lũy thữa:
 t = n.g = 13,3 x 26 346 phút
Đổi 6 giờ = 360 phút
Vậy tế bào có trải qua pha tiêm phát với thời gian: 360 – 346 = 14 phút 
à Bật máy tính; ấn các phím: ( ; log ; 10 ; ^ ; 6 ; - ; log ; 10 ; ^ ; 2 ; ) ; : ; log ; 2 ; =. Hiển thị trên máy tính ( log106 - log102) : log2. Được kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_dang_bai_tap_on_luyen_hoc_sinh_gioi_giai_toan_tren_ma.doc