Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5

Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5

Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp, người ta thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Và kĩ năng viết mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người.

Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết và Tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng, người giáo viên phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ và câu và Tập làm văn. Trong hai phân môn này thì Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Ngoài ra, việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy và khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh. Hơn nữa, Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh mình. Không những thế, nó còn góp phần khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ.

 

doc 23 trang thuychi01 41924
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .........................................2 
1.1. Lý do chọn đề tài .... ................2
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................3
2. NỘI DUNG.........................................................................................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận ...............................................................................................................................................................4
2.2. Thực trạng ...................................................................................................................................................................5
* Khái quát về đơn vị.......................................................................................................................................................5
* Thực trạng dùng từ đặt câu của học sinh lớp 4- 5......................................................................5
* Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra...............................6
* Kết quả của thực trạng vấn đề nghiên cứu.........................................................................................6
2.3. Giải pháp, biện pháp........................................................................................................................................6
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...................................................................................................6
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.............................................6 
2.3.3. Các giải pháp cụ thể..........................................................................................................................................7
2.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp...................................................................16
2.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp......................................................................16
2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................16
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................19
3.1. Kết luận ..........................................................................................................................................................................19
3.2. Kiến nghị ......................................................................................................................................................................20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp, người ta thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Và kĩ năng viết mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người. 
Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết và Tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng, người giáo viên phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ và câu và Tập làm văn. Trong hai phân môn này thì Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Ngoài ra, việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy và khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh. Hơn nữa, Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh mình. Không những thế, nó còn góp phần khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ. 
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn hay của học sinh thể hiện khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em. Tuy nhiên, những lỗi mà các em mắc phải khi làm một bài Tập làm văn cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiều nhất chính là lỗi dùng từ, đặt câu. Về phần cá nhân, chúng tôi nhận thấy rằng, để dạy và học phân môn Tập làm văn được tốt thì việc nghiên cứu các lỗi về dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn của học sinh là công việc rất cần thiết. Nó giúp cho giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những hạn chế của học sinh khi làm bài Tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy học Tập làm văn cho các em phù hợp và hiệu quả hơn. 
Ở Tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với môn Tập làm văn qua các bài tập nhỏ về trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, phải đến lớp 4, lớp 5 các em mới chính thức được học môn Tập làm văn thông qua việc phát triển các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài Tập làm văn viết, đồng thời được học tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng một bài Tập làm văn viết hoàn chỉnh. Có thể nói, đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn Tập làm văn viết ở 
các cấp học tiếp theo. 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tập làm văn lớp 4-5, tôi thườn xuyên quan tâm đến chất lượng các bài văn viết của các em, đặc biệt là cách dùng từ, viết câu. Tôi luôn băn khoăn làm thế nào để khắc phục và hạn chế được các lỗi dùng từ, đặt câu cho các em. Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4-5 Tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi dùng từ, đặt câu mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 -5 trường Tiểu học Định Tân. Nguyên nhân và cách chữa các lỗi sai đó. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thống kê 
Phương pháp phân tích 
Phương pháp tổng hợp 
Phương pháp khảo sát, điều tra.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường Xã hội chủ nghĩa nói chung và các trường tiểu học nói riêng, là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bậc Tiểu học là bậc quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện ấy. Do vậy nền móng tri thức và nhóm nhân cách con người được vững chắc hay không chính là nhờ sự kiên cố của nền móng đó. Về mặt tâm lí ở cấp Tiểu học này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với việc học tập, hoạt động của các em được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp Tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một trong những vị trí quan trọng nhất, với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều đó trước hết phải giúp học sinh nâng cao mở rộng những hiểu biết về nghĩa của từ, đặc điểm kết hợp của từ, cách sử dụng từ,... và nâng cao ý thức của học sinh về việc dùng từ, rèn cho các em thói quen phải cân nhắc, suy xét cẩn thận khi dùng từ, thói quen đọc lại, điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết, từ đó biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Điều đó giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp. 
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Chính vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh viết bài Tập làm văn đạt hiệu quả cao là một trong những vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm. Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội 1, Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, 
 	Nguyễn Trí, năm 1995 và cuốn “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học (theo chương trình mới)”, Nxb Giáo dục, Nguyễn Trí, năm 2007 đã đề cập đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh tiểu học thông qua cách luyện viết các văn bản trong môn Tập làm văn, nhưng vẫn chưa đề cập cụ thể đến các lỗi dùng từ, đặt câu và cách khắc phục. 
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Tiếng việt thực hành” (năm 1996) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra một số lỗi câu sai, lấy ví dụ và chữa lại cho phù hợp với văn bản và phong cách giao tiếp. Tác giả cũng đề cập đến một số lỗi sai về dùng từ, cách chữa. Tuy nhiên đây chỉ là những lỗi cơ bản chưa cụ thể và vấn đề này được tác giả xem xét trong diện rộng, chưa thật phù hợp đối với cấp tiểu học. 
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học”, Nxb Giáo dục, năm 2000 cũng đề cập đến các vấn đề về lỗi sai mà học sinh tiểu học thường gặp (bao gồm lỗi dùng từ, đặt câu) trong bài Tập làm văn viết. Nhưng các vấn đề này chỉ được tác giả xem xét và đưa ra phương pháp dạy học một cách khái quát mà không đưa ra được biện pháp chữa lỗi cụ thể. 
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học ngữ pháp ở tiểu học”, Nxb
Giáo dục, (năm 1998) đã nêu ra các lỗi câu mà học sinh tiểu học thường mắc phải và đưa ra cách chữa. Có thể nói tác giả đã viết rất chi tiết, đầy đủ về lỗi câu của học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến lỗi dùng từ ở học sinh tiểu học. 
Trong cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” (năm 2002) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội do tác giả Cao Xuân Hạo (chủ biên) cũng đã viết rất rõ về các lỗi câu và cách khắc phục. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ khảo sát các lỗi câu trên các phương tiện truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh và cũng không đề cập đến lỗi dùng từ. 
Để kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu trên, tôi đã tiến hành “Một số biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5” để có cài nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.
2.2. Thực trạng
* Khái quát vài nét về đơn vị
	Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với các phòng chức năng và thư viện có đủ các loại sách để cán bộ, giáo viên và học sinh tham khảo. Bên cạnh đó có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng đồng đều. Điều đó có nhiều thuận lợi cho quá trình dạy học.Tuy nhiên học sinh ở đây đa số là con gia đình làm nông nghiệp, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nên sự quan tâm đến việc học của các em chưa được quan tâm dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao. Bên cạnh đó việc học hai buổi trên ngày khiến giáo viên không có nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu các lỗi về dùng từ của học sinh để hệ thống lại, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp, mà phần lớn là sửa lỗi cho học sinh theo kiểu sai đâu sửa đó nên hiệu quả chưa cao.
	* Thực trạng dùng từ, đặt câu của học sinh lớp 4, 5.
Trong thực tế dạy học tôi thấy học sinh lớp 4, lớp 5 khi viết văn hiện tượng dùng từ sai còn khá phổ biến. Ví dụ khi viết một đoạn văn tả một cây bóng mát em Lê Thu Hồng lớp 5B viết: “Thân cây không to, không bé mà thon thả ”... Nhiều em dùng từ chưa đúng phong cách . Em Hoàng Ngọc Cường lớp 5C viết “ Đặc biệt, vào buổi hoàng hôn thì con đường lộng lẫy và tuyệt đẹp biết bao.” Nhiều học sinh đặt câu thiếu thành phần, không phù hợp với nhân vật, sử dụng dấu câu sai chỗ dẫn đến việc người đọc khó nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt. VD: “Ở giữa bụng có thêu hình một cô bé.” (Tả một đồ vật mà em yêu thích - Mai Quỳnh Anh - lớp 4B)... Qua các tiết dạy và qua các bài kiểm tra tôi nhận thấy HS dùng từ sai là do có nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do những nguyên nhân như: Không nắm chắc nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn bản ; do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế; học từ theo kiểu truyền khẩu, bắt chước... nên không nắm chắc, hiểu kĩ, dẫn đến dùng từ không phù hợp,Dùng từ sai làm cho câu văn tối nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến cho người đọc người nghe hiểu lầm, hiểu không hết ý trình bày.
Nhiều học sinh còn lười quan sát, phụ thuộc nhiều vào văn mẫu, lười tư
duy. Trong quá trình học tập, học sinh còn mắc sai lầm khi áp dụng bài văn tả con vật để tả người và ngược lại. VD: Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?... (Nguyễn Đức Toàn - lớp 5B)
Hoặc: Em sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng ba mẹ yêu thương con chó. (Mai Thị Hồng - lớp 4C)
* Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho các em. Việc sửa lỗi dùng từ đặt câu chưa được thực hiện một cách bài bản.
 Trong các tiết học học sinh chưa được rèn luyện kĩ về cách dùng từ, đặt câu. 
 Ở nhà, một số cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em không tự giác học bài. Có em rất chăm chỉ học bài nhưng kết quả học tập thì chưa cao.
Vì vốn sống, vốn thực tế của nhiều học sinh còn hạn chế nên khi lựa chọn một từ ngữ phù hợp để đặt câu là khó khăn.
* Kết quả của thực trạng vấn đề nghiên cứu
	Để nắm vững chất lượng học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm môn Tập làm văn trong năm học 2017 -2018 của lớp 5A
Qua kiểm tra thu được kết quả như sau:
Thời điểm kiểm tra
21/9/2017
Lớp 5A
Sĩ Số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
29
2
7%
11
38%
7
24%
9
31%
 Xuất phát từ kết quả của học sinh tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn bằng cách khi chấm bài làm văn viết của học sinh, tôi thống kê lại các kiểu dùng từ, đặt câu sai rồi chọn những kiểu sai tiêu biểu để hướng dẫn HS chữa lỗi.
2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu phương pháp dạy học Tập làm văn và thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài tập làm văn viết của học sinh tiểu học. 
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Đầu tiên, trong các tiết Tập làm văn, học sinh phải chuẩn bị kĩ lưỡng, phải được giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ lúc còn làm văn miệng, để khi làm bài văn viết học sinh không bị mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. 
 Đối với nguyên nhân về khả năng nhận thức của học sinh có thể được khắc
 phục được nếu các em luyện tập nhiều lần và có sự kiên trì hướng dẫn của giáo
 viên. Sự phối hợp đồng bộ giữa các môn học là điều kiện quan trọng và nhất
 thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh. Có thể nói, quan điểm tích hợp trong việc lồng ghép các môn học đã đem lại hiệu quả cao. Tư liệu cho phân môn Tập làm văn chính là từ phân môn Tập đọc. Để rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu của phân môn Luyện từ và câu thì Tập làm văn là nơi thể hiện rõ nhất sản phẩm. Vì vậy phải chú ý phân bố hợp lí giữa các phân môn Tiếng Việt. 
Việc chữa các lỗi trong bài văn của học sinh cần được tổ chức một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi, giáo viên cần: 
- Đưa ra các lỗi sai điển hình 
- Chỉ ra chỗ sai 
- Xác định nguyên nhân dẫn đến chỗ sai 
- Đối chiếu lỗi sai và lỗi đã được sửa để rút ra những lưu ý cần thiết. 
Trong bài làm của học sinh, giáo viên dùng bút để gạch chân những chỗ sai và sửa sang bên cạnh. Khi chữa, cần tôn trọng ý định của người viết, tuyệt nhiên không biến đổi các câu sai thành câu hoàn toàn khác. 
2. 3.3. Các giải pháp, biện pháp cụ thể.
* Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi dùng từ 
 Dạng 1: Lỗi lặp từ 
Nguyên nhân của loại lỗi này là do vốn từ của học sinh còn chưa phong phú, học sinh chưa biết cách sử dụng các từ ngữ khác để thay thế cho phù hợp, tránh sự lặp lại nhàm chán. 
Để sửa những lỗi câu tương tự câu trên, ta có thể bỏ bớt một từ dùng lặp
 hoặc thay thế nó bằng đại từ hay từ đồng nghĩa. 
Ví dụ: Tôi rất yêu con đường cát trắng, tôi rất yêu ngôi nhà mái đỏ, tôi rất yêu luỹ tre xanh ngắt của làng tôi.
 	 (Tả cảnh quê hương - Lê Thu Phương - Lớp 5A) 
* Gợi ý:
 	 - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ 
Từ trùng lặp trong câu a là từ tôi, rất, yêu Đây là lỗi lặp từ hoàn toàn (sử dụng ba lần) do người viết nghèo về vốn từ nên diễn đạt kém, gây nên sự lủng củng trong câu văn.
- Sửa chữa và thay thế từ đúng: 
Bỏ từ tôi, rất thứ hai, thứ ba.
Câu văn được sửa lại là: Tôi rất yêu con đường cát trắng, yêu ngôi nhà mái đỏ, yêu luỹ tre xanh ngắt của làng tôi.
 	- Củng cố thêm: 
GV lưu ý học sinh khi nói đặc biệt là khi viết phải hết sức tránh lặp từ một cách vô thức, khiến cho lời nói câu văn trở nên nặng nề, dài dòng và lủng củng.
 Ví dụ 2: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát rập rờn sóng lúa.
 	* Gợi ý:
 	- Phát hiện và nhận diện lỗi về từ 
HS xác định từ đồng nghĩa trong câu văn: mênh mông, bát ngát. Hai từ 
này đều chỉ độ rộng lớn đến mức như vô cùng tận, tầm mắt không bao quát hết được. Đây là lỗi lặp từ đồng nghĩa.
 	- Sửa chữa và thay thế từ đúng :
 	Để chữa lỗi này ta nên bỏ một trong hai từ thừa. Trong trường hợp này, nên bỏ từ mênh mông.
 Câu văn được sửa lại là: Cánh đồng lúa quê em rộng bát ngát, rập rờn sóng lúa.
	- Củng cố thêm: 
GV giải thích thêm về việc dùng từ cho học sinh; trong trường hợp này ta nên giữ lại từ bát ngát vừa đảm bảo nhạc điệu cho câu văn vừa phù hợp với nội dung của câu.
Dạng 2: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. 
Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắm được ý nghĩa của từ, hoặc nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau. Thêm vào đó, do đặc điểm lứa tuổi của các em hay bắt chước cách dùng từ của người lớn nhưng không hiểu rõ nghĩa nên thường áp dụng sai vào quá trình viết câu. 
Cách chữa loại lỗi này là thay thế các từ dùng sai bằng những từ phù hợp. 
 Ví dụ 1: Hôm nay là ngày chủ nhật, mẹ gọi em dậy sớm và đưa em đi dạo trên cánh đồng hít thở không khí trong veo.
 (Tả cảnh quê hương em - Võ Đức Toàn - Lớp 5A) 	
* Gợi ý::
- Phát hiện và nhận diện lỗi về từ 
+ HS phát hiện từ sai: Trong veo.
+ Phân tích từ dùng sai: trong veo là tính từ chỉ tính chất rất trong, không một chút vẩn đục, với nghĩa này không thể kết hợp được với từ không khí để hít thở. Người viết do chưa hiểu nghĩa của từ trong veo nên nghĩa của nó không phù hợp với nghĩa mà câu cần thể hiện.
- Sửa chữa và thay thế từ đúng 
 	 Để thực hiện nghĩa của cả câu là hít thở không khí ban mai trong sạch và có tác dụng tốt với cơ thể, nên dùng từ trong lành.
 Câu trên sửa lại là: Hôm nay là ngày chủ nhật, mẹ gọi em dậy sớm và đưa em đi dạo trên cánh đồng hít thở không khí trong lành.
 - Củng cố thêm 
 	GV có thể cho học sinh phân biệt nghĩa từ trong lành với từ trong veo.
 	 Ví dụ 2: Ngắm nhìn cánh đồng lúa và rặng dừa xanh em cảm thấy quê mình hoà bình quá!
 	* Gợi ý:
 - Phát hiện và nhận diện lỗi về từ.
 	Từ dùng sai là từ hoà bình. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh nhưng ý của người viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_sua_loi_dung_tu_dat_cau_trong_bai_tap_lam_v.doc