Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả người cho học sinh lớp 5
Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. [1]
Trong đó, ở chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất.[2] Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt và sử dụng thành thạo các kỹ năng của Tiếng Việt mới là mục tiêu cần hướng tới.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Tập làm văn đã góp phần không nhỏ, phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển qua quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn, .
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp. Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có những hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời, một em bé đang tập đi, một phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó .Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển.
Qua một số năm thực tế trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy rằng đa số khả năng học phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn “tả người” của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh còn mắc lỗi trong khi viết một bài văn hoàn chỉnh, trong khi dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn chưa biết dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cả biện pháp liên tưởng vào làm các bài văn dạng miêu tả. Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Do vậy, đa số các bài tập làm văn dạng tả người của các em chưa có sự sắp xếp hợp lý, thiếu sự liên kết giữa các câu, các đoạn; ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
Là một giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp tại lớp 5, với mong muốn nghiên cứu sâu, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề nêu trên nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả người lớp 5” cho đồng nghiệp tham khảo và mong nhận được
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TẢ NGƯỜI CHO HỌC SINH LỚP 5 Người thực hiện: Lê Thị Bắc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Triệu Thành SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các biện pháp thực hiện. 4 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 8 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9 3.1 Kết luận. 9 3.2 Kiến nghị 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. [1] Trong đó, ở chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất.[2] Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt và sử dụng thành thạo các kỹ năng của Tiếng Việt mới là mục tiêu cần hướng tới. Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Tập làm văn đã góp phần không nhỏ, phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển qua quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn,. Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp. Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có những hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời, một em bé đang tập đi, một phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó .Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Qua một số năm thực tế trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy rằng đa số khả năng học phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn “tả người” của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh còn mắc lỗi trong khi viết một bài văn hoàn chỉnh, trong khi dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn chưa biết dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cả biện pháp liên tưởng vào làm các bài văn dạng miêu tả. Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Do vậy, đa số các bài tập làm văn dạng tả người của các em chưa có sự sắp xếp hợp lý, thiếu sự liên kết giữa các câu, các đoạn; ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Là một giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp tại lớp 5, với mong muốn nghiên cứu sâu, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề nêu trên nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả người lớp 5” cho đồng nghiệp tham khảo và mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Đề tài đưa ra các biện pháp ngoài việc giúp các em nắm chắc được cấu tạo của bài văn tả người, viết được theo bố cục bài văn còn giúp các em có kỹ năng quan sát thực tế; làm giàu vốn từ cho học sinh và kỹ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật, tạo hứng thú trong giờ học Tập làm văn cho học sinh. Khắc phục tình trạng học sinh học thuộc văn mẫu hay làm bài giống nhau. Từ đó các em biết quan sát, nhận xét biết dùng từ đặt câu, diễn đạt bài văn một cách chân thành, có cảm xúc của người viết , góp phần bồi dưỡng và nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh, tạo điều kiện vững chắc cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 5 và các lớp sau. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 nắm chắc được cấu tạo của bài văn tả người và có kỹ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật, tạo hứng thú trong giờ học Tập làm văn . 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc, nghiên cứu tài liệu) 3. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm a) Mục đích của việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 5 là: - Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn - Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. b) Các kiến thức làm văn miêu tả ở lớp 5: - Tả cảnh - Tả người c) Các kĩ năng làm văn miêu tả được rèn luyện ở lớp 5: - Phân tích đề bài - Xác định dàn ý của bài văn đã cho sẵn - Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả - Xây dựng đoạn văn - Liên kết các đoạn trong bài - Sửa lỗi nội dung và hình thức diễn đạt. d) Dạy Tập làm văn giúp mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Việc giúp các em nắm chắc được cấu tạo của bài văn tả người, viết được theo bố cục bài văn còn giúp các em có kỹ năng quan sát thực tế; làm giàu vốn từ cho học sinh và kỹ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật, tạo hứng thú trong giờ học Tập làm văn cho học sinh để khắc phục tình trạng học sinh học thuộc văn mẫu hay làm bài giống nhau. Từ đó các em biết quan sát, nhận xét biết dùng từ đặt câu, diễn đạt bài văn một cách chân thành, có cảm xúc của người viết. e) Các biện pháp dạy học: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập: + Cho HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu bài tập + GV giải thích rõ yêu cầu bài tập + Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân/cặp/nhóm để thực hiện bài tập + Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài tập + Tổ chức góp ý, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh + Sơ kết, tổng kết những ý kiến của học sinh. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sau nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp 5, tôi thấy việc dạy mảng kiến thức về các biện pháp nghệ thuật trong khi miêu tả làm cho bài văn hay hơn, cảm xúc hơn còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau: 1. Về phía giáo viên: Thông thường, các thầy cô giáo mới chỉ quan tâm đến việc các em đã viết đủ 3 phần (MB-TB-KB) chưa? Nội dung tả đã đúng yêu cầu đề bài chưa? Có tả được hình dáng, tính tình của người được tả không?... và hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả trong bài văn mà quên đi cách hướng dẫn cho các em kỹ năng quan sát thực tế, làm giàu vốn từ cho học sinh, viết như thế nào cho hay, cho hấp dẫn người đọc,... Quan trọng hơn, nhiều thầy cô kiến thức và kĩ năng làm văn cũng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu truyền thụ kiến thức cho học sinh trong khi đó, tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh chưa nhiều. Giáo viên hầu như chưa kết hợp lồng ghép dạy tích hợp kiến thức Luyện từ và câu với kiến thức Tập làm văn. 2. Về phía học sinh Học sinh thường thiếu kỹ năng quan sát đối tượng được miêu tả (chỉ bắt chước được bài văn mẫu). Khi miêu tả không trung thực, không sát thực tế, chỉ thấy hình ảnh ở bài văn mẫu hay thì bê nguyên vào bài của mình mà không chý ý xem các chi tiết được miêu tả ấy có đúng với người mình đang tả hay không (ví dụ: mẹ em có nước da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt bồ câu.). Cách sắp xếp các ý còn lộn xộn. Đa số học sinh mới chỉ nắm được cấu tạo của một bài tập làm văn tả người gồm có 3 phần nhưng khi viết có những học sinh chưa phân biệt rõ 3 phần, có những em viết được đủ 3 phần nhưng mở bài chưa hay, tả thường sa vào liệt kê sự vật, chưa biết cách tả - chưa lồng ghép được các biện pháp nghệ thuật, kết bài chưa hấp dẫn, Vì nội dung dạy học về bài văn tả người ở lớp 5 nằm gọn trong chương trình học kì 1 nên hết học kì 1 năm học 2018 – 2019, tôi đã tiến hành khảo sát trình độ học sinh . Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý . Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Học sinh có kĩ năng viết tốt Học sinh có kĩ năng viết được Học sinh chưa có kĩ năng cơ bản về viết văn tả người SL TL SL TL SL TL 5A 31 0 0% 10 32,3 % 21 67,7% Kết quả trên cho thấy: Từ bảng số liệu cho thấy chưa có học sinh có kỹ năng viết tập làm văn dạng tả người tốt, rất nhiều em chưa có kỹ năng cơ bản về viết văn tả người. Thực tế đó đặt ra tình huống cần phải có biện pháp mới trong việc rèn kỹ năng làm văn tả người cho các em góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Để rèn tốt kỹ năng quan sát cũng như tổ chức thành công các tiết tập làm văn dạng văn tả người, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi áp dựng một số biện pháp thực hiện, cụ thể như sau: 2. 3. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao về kiến thức và kĩ năng về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng Chúng ta đều biết rằng: “Chất lượng giáo viên quyết định chất lượng học sinh”. Bởi vậy, muốn dạy tốt kiến thức, kĩ năng gì thì giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức và thành thạo kĩ năng đó. Bởi vây, muốn nâng cao chất lượng viết văn tả người cho học sinh thì nghiên cứu, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng về dạng văn tả người là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong việc giảng dạy dạng văn tả người cũng như trong phân môn Tập làm văn. Nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ kiến thức và kỹ năng về dạng văn tả người thì sẽ không có định hướng cụ thể, rõ ràng khi dạy dạng văn tả người cho các em. Do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng về dạng văn tả người như sau: - Nghiên cứu, bồi dưỡng về kiến thức Bản thân tôi luôn tự nghiên cứu để nắm vững nội dung kiến thức làm văn tả người trong Tiếng việt 5 được sắp xếp xen kẽ từ tuần 12 đến tuần 21 với các bài về luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài, dựng đoạn kết bài) và các bài có liên quan khác. Đồng thời tìm ra cách thức và phương pháp hướng dẫn các em dễ hiểu, làm được và vận dụng một cách linh hoạt vào dạng tập làm văn tả người. Ngoài ra tôi tham khảo từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm về cách dạy các đối tượng học sinh gặp khó khăn về kĩ năng làm văn tả người để tôi chọn lọc phù hợp vào dạy đối tượng học sinh lớp của mình. - Bồi dưỡng kĩ năng Tôi luôn học hỏi và tự mình phải làm và sử dụng được các kĩ năng làm tập làm văn một cách thuần thục để tránh việc lúng túng khi hướng dẫn học sinh, luôn chủ động và tự tin với bài giảng. Học hỏi, tham khảo các biện pháp rèn kĩ năng viết tập làm văn tốt, kĩ năng viết dạng văn “tả người” từ đồng nghiệp. Bản thân phải làm tốt các bài văn tả người, sử dụng thuần thục từng bước từ đó tự tin, mạnh dạn hơn trong khi hướng dẫn từng đối tượng học sinh trong lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn tìm hiểu và nắm bắt được hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh trong lớp; đồng thời luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi, thân thiện với học sinh. Lựa chọn cách dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. Tổ chức lồng ghép các trò chơi học tập với nội dung học phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cực vào môn học. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự tin hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Sử dụng những đồ dùng dạy học đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, để rèn cho học sinh nhớ cách làm và thực hiện. Biện pháp 2: Làm tốt công tác khảo sát, phân loại đối tượng học sinh Muốn dạy học đạt kết quả tốt thì giáo viên phải luôn đảm bảo tính vừa sức. Bởi vậy, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh cũng rất cần thiết trước khi dạy dạng văn tả người, khi đó chúng ta sẽ nắm chắc từng đối tượng học sinh để giảng dạy phù hợp mang lại hiệu quả cao hơn. Điều đó làm cơ sở, làm điểm xuất phát cho bài soạn, cho lượng kiến thức, cho phương pháp dạy mỗi bài. Chính vì thế tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh như sau: - Sau ít nhất một tháng tôi xác định được học sinh tôi dạy có những điều tốt, những điều chưa tốt như thế nào về làm văn. Tất nhiên nhận xét kết luận ấy còn phải được bổ sung thường xuyên trong suốt học kỳ, suốt năm học. Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hiểu thực sự trình độ người học: học sinh có năng khiếu, học sinh có kỹ năng viết được ,học sinh khó khăn về làm văn đặc biệt là dạng văn tả người . - Cụ thể sau khi khảo sát tôi đã phân loại được các đối tượng học sinh như sau: Nhóm học sinh có kỹ năng viết tốt, nhóm học sinh có kỹ năng viết được và nhóm học sinh chưa có kỹ năng cơ bản về viết văn tả người. Sau khi nắm chắc được trình độ nhận thức của từng học sinh tôi phân nhóm bố trí chỗ ngồi phù hợp. - Điếu kiện tiến hành giải pháp: Học sinh, bài kiểm tra. Biện pháp 3: Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát khi miêu tả người. Bài văn tả người trong chương trình tiểu học thường lấy đối tượng miêu tả là những người thân quen, những gương tốt gân gũi, thân thuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các em. Để tả người, trước hết học sinh phải tập trung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài học sinh phải nhớ lại những gì đã quan sát được về người đó. Khi quan sát, phải hình thành những nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời (từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt để diễn tả điều quan sát được. Nhằm giúp các em có thể tả thực, cụ thể tôi đã tiến hành rèn cho học sinh kỹ năng quan sát khi miêu tả người như sau: - Đưa ra một hình mẫu, một người thực để học sinh tiến hành quan sát. - Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ hình dáng đến hoạt động, đến tính tình của người đó. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng được tả. Có thể hướng dẫn học sinh quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng, quan sát ở nhà rồi ghi chépNói lại những điều quan sát được trong nhóm, trước lớp - Khi quan sát lần lượt từng học sinh tự mình nói ra những gì mình quan sát được, sau đó bạn nhận xét, giáo viên nhận xét và chốt lại những điều đã quan sát; Ví dụ: Khi quan sát 1 bạn học sinh trong lớp Khi tả về khuôn mặt: có bạn nói là “khuôn mặt bạn ấy tròn, da trắng như tuyết” mà thực tế da bạn ấy không trắng, giáo viên phải sửa luôn: nước da ngăm ngăm; hơi đen; không trắng lắm. - Dành một khoảng thời gian để học sinh nhớ lại những gì mình đã quan sát được và ghi lại vào vở thành đoạn văn. - Điều kiện tiến hành giải pháp: hình ảnh, người cần quan sát để tả, học sinh. Biện pháp 4: Làm giàu vốn từ cho học sinh và kỹ năng sử dụng biện pháp “nhân hóa”, “so sánh” khi làm văn tả người. Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thi văn tả người đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh nếu người đó thiếu vốn từ, vốn sống. Chính vì vậy, ngay từ những tiết học Tiếng việt tôi yêu cầu học chuẩn bị một cuốn sổ tay, chọn lọc các từ ngữ, cụm từ hay, những hình ảnh “so sánh”, “nhân hóa” có liên quan đến các sự vật, đặc điểm của sự vậtthì ghi luôn vào sổ tay để thêm được một số vốn từ nhất định không chỉ dành riêng cho văn tả người mà còn cho các bài tập làm văn sau. Giáo viên cho học sinh kết hợp sử dụng sổ tay để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, câu đoạn văn hay. Dựa vào kết quả học sinh đã thu được thì giáo viên phải là người trang bị cho các em vốn từ phong phú, hiểu nghĩa của từ, nhận biết từ phổ thông, từ địa phương, từ cùng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ nhiều màu sắc biểu cảmĐể đáp ứng được nhu cầu như vậy, giáo viên phải giúp học sinh tích lũy vốn từ và biết lựa chọn từ ngử để miêu tả sao cho phù hợp. Khi dạy các bài Tập đọc, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ trong bài, học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của bài đó và cảm nhận được cái hay, cái đẹp và hình ảnh của mỗi tác giả. Không những phân môn Tập đọc mà còn các phân môn khác như Luyện từ và câu cũng giúp cho học sinh mở rộng vốn từ cho mình như các bài: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, phân môn Mĩ thuật cũng giúp cho học sinh rèn kĩ năng quan sát và trí tưởng tượng phong phúvà một số phân môn khác nữa. Bên cạnh đó, giáo viên cung cấp tài liệu cho học sinh đọc các bài văn tham khảo cần phải biết học tập cách miêu tả và chọn lọc một số từ ngữ miêu tả, câu văn giàu hình ảnh. Từ đó học sinh bổ sung được vốn từ ngữ cho mình. Đồng thời, giáo viên còn giới thiệu thêm một số từ ngữ cần thiết để làm giàu vốn từ cho học sinh. Tả mái tóc: đen nhánh, đen như gỗ mun, mượt mà, cứng như rễ tre Tả vóc người: dong dỏng, vạm vỡ, mũm mĩm, gầy gò, xương xương Tả làn da: trắng hồng, trắng trẻo, ngăm đen, da bánh mật, làn da nâu, mịn màng, Tả nụ cười: tươi rói, rạng rỡ, tủm tỉm, tươi tắn, chúm chím, đẹp, xấu, hiền, tươi, xinh, Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng câu văn cho phù hợp. Khi trình bày kết quả quan sát hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, giáo viên cần uốn nắn, chỉ chỗ sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh dùng từ chưa đúng và yêu cầu viết lại đoạn đó - Điều kiện tiến hành giải pháp: cung cấp nhiều vốn từ, HS ghi vào sổ tay ghi chép. Biện pháp 5: Rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn tả người. Việc hướng dẫn cho học sinh có được kĩ năng viết đoạn văn là một việc làm không đơn thuần chỉ trong ngày một ngày hai là làm được mà đó là cả một quá trình lâu dài từ bài này qua bài khác mới được. Đòi hỏi sự sáng tạo nhất, chúng yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả, kể và các kỹ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn, bài. Đây là một quá trình chuyển từ ý đến lời. Ý và lời có sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Chính vì thế tôi đã tiến hành như sau: - Trước hết, giáo viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những điều muốn nói, viết. Tiếp đó một ý có thể diễn tả thành những lời khác nhau. Học sinh phải biết lựa chọn cách diễn đạt nào hiệu quả giao tiếp nhất. Khi viết giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng viết được câu mở đoạn cho học sinh, từ câu mở đoạn mới có thể triển khai viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn cần chú ý cho học sinh cách tả theo trình tự lô gic nhất định, tránh tình trạng tả đi tả lại chỉ một vấn đề. Mỗi lần học sinh viết giáo viên nên gợi ý cho học sinh thấy đâu là câu mở đoạn trong đoạn văn. Từ câu mở đoạn đó triển khai viết từ câu mở đoạn đó. Ví dụ: Câu mở đoạn là: “Bé Lan nhà em đang bắt đầu tập đi những bước đầu tiên” Vậy bé Lan đang tập đi như thế nào thì phân tích và miêu tả ra trong các câu tiếp theo. Khi hết đoạn cần có câu kết đoạn. - Khi viết đoạn văn cần chú ý nhắc học sinh tránh lỗi lặp từ, đây là những lỗi phổ biến mà học thường hay mắc phải. Cần nhắc học sinh khi miêu tả chúng ta cần tả kĩ các chi tiết để tránh tình trạng học sinh mới viết được 5 đến 7 câu là đã tả xong người đó mà không còn biết tả gì nữa. Tức là học sinh miêu tả một cách rất chung chung đại khái không đi sâu vào nội dung chi tiết người được tả. - Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên: Học sinh viết bài, sau đó cho học sinh đọc bài của m
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_ta_nguoi_cho_hoc_sinh_l.doc