Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, Thanh Hóa

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, Thanh Hóa

Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu, nhằm đạt 3 mục tiêu là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục có tác động tích cực đến đời sống cá nhân, góp phần giảm đói nghèo, tạo điều kiện cho mỗi người có thể tham gia vào quá trình xã hội một cách bình đẳng nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động. Vì vậy vấn đề đặt ra là vừa phải tăng cường giáo dục để giảm đói nghèo và bất công xã hội, vừa phải tìm ra các biện pháp để cải thiện đời sống và lao động của những người nghèo để giúp họ tham gia vào quá trình học tập có hiệu quả. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú trọng ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nhận thức được vai trò của giáo dục, đặc biệt là tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục và đào tạo là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ huyện ủy Thường Xuân đã chỉ đạo UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020” của UBND tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo huyện Thường Xuân giai đoạn 2013-2020, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của toàn huyện. Thực tế những năm vừa qua đã cho thấy việc phát triển giáo dục và đào tạo thực sự trở thành giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Thường Xuân. Theo khảo sát có 87,3 % cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trên địa bàn huyện Thường Xuân là người địa phương. Trong đó có trên 50 % là người dân tộc thiểu số.

 

doc 28 trang thuychi01 11380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA
Người thực hiện: Tống Thị Hoa
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
	Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân
	SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. Mở đầu.......................................................................... ........................Trang 1
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................Trang 1
1.2. Mục đíc nghiên cứu...................................................................Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................Trang 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ........................................................Trang 4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ...........................................................Trang 4
2.2. Thực trạng công tác quản lý dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thường Xuân ..................................................................Trang 6
2.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thường Xuân...................Trang 9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................Trang 17
3. Kết luận và kiến nghị.........................................................................Trang 19 
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................Trang 21
Phụ lục: Một số hình ảnh của trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thường Xuân 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu, nhằm đạt 3 mục tiêu là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục có tác động tích cực đến đời sống cá nhân, góp phần giảm đói nghèo, tạo điều kiện cho mỗi người có thể tham gia vào quá trình xã hội một cách bình đẳng nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động. Vì vậy vấn đề đặt ra là vừa phải tăng cường giáo dục để giảm đói nghèo và bất công xã hội, vừa phải tìm ra các biện pháp để cải thiện đời sống và lao động của những người nghèo để giúp họ tham gia vào quá trình học tập có hiệu quả. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú trọng ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. 
Nhận thức được vai trò của giáo dục, đặc biệt là tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục và đào tạo là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ huyện ủy Thường Xuân đã chỉ đạo UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020” của UBND tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo huyện Thường Xuân giai đoạn 2013-2020, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của toàn huyện. Thực tế những năm vừa qua đã cho thấy việc phát triển giáo dục và đào tạo thực sự trở thành giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Thường Xuân. Theo khảo sát có 87,3 % cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trên địa bàn huyện Thường Xuân là người địa phương. Trong đó có trên 50 % là người dân tộc thiểu số.
Là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Thường Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh thanh Hóa, một trong 63 huyện nghèo của cả nước. Đây là huyện có địa hình địa lý hiểm trở, dân cư sống phân tán, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí, dân sinh thấp. Trong điều kiện địa hình miền núi, giải pháp thành lập các trường Dân tộc nội trú - loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân là hoàn toàn đúng đắn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa hện nay, ngành giáo dục nói chung và các trường Phổ thông Dân tộc nội trú nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn là đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng ở các nhà trường là hoạt động dạy học. Đây là hoạt động mang tính quyết định về chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trong nhiều năm qua phòng Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở (THCS) huyện Thường Xuân xây dựng nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy hoc và thu được nhiều kết quả nhất định. Tuy vậy chất lượng giáo dục hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, còn nhiều khó khăn bất cập, chất lượng giảng dạy chưa đồng đều, nhận thức của học sinh dân tộc miền núi còn chậm. Vấn đề đặt ra là cán bộ quản lý nhà trường phải nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học, tìm ra các biện pháp quản lý đồng bộ, có tính khả thi để chất lượng giáo dục học sinh dân tộc miền núi phát triển tương đồng với học sinh cùng bậc THCS trong hệ thống các trường phổ thông trong cả nước để các em phát triển tiến kịp theo thời đại, đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của toàn xã hội miền núi tiến kịp miền xuôi.
Trong thực tế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông nói chung dưới nhiều góc độ, quan điểm nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có biện pháp quản lý hoạt động dạy học mang tính đồng bộ, thể hiện rõ sự vận dụng sáng taọ khoa học phù hợp với miền núi, vùng dân tộc và trường chuyên biệt. Là cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và đào tạo, được giao phụ trách chuyên môn khối Trung học cơ sở, trong những năm qua, tôi đã nghiên cứu tâm sinh lý học sinh dân tộc miền núi, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú và đến năm học 2017-2018 đã đạt kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” để báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017-2018.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động dạy học và biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu 
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục.
- Nghiên cứu về chủ trương của Đảng về đổi mới quản lý giáo dục
Nhóm nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phương pháp quan sát; 
+ Phương pháp phỏng vấn;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề quản lý dạy học trong trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS
2.1.1. Hoạt động dạy học
Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. 
Hoạt động dạy học là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn mà các thành tố của nó luôn luôn tương tác với nhau theo những quy định riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng: giữa dạy và học, giữa truyền đạt và lĩnh hội, giữa điều khiển và tự điều khiển trong quá trình dạy học. 
2.1.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý là một quản trình tác động có định hướng, có chủ đích, tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định (Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý chất lượng giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội).
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến (Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội). 
Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Theo GS. Phạm Minh Hạc (sách đã dẫn) Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa được đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, của dân tộc.
 Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Là quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất.
2.1.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2006 thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [tr.126].
Biện pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản lý (các ràng buộc của môi trường, các hệ thống khác) để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là nội dung, cách thức, giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Trong nhà trường, biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức tổ chức, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học chính là tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năng quản lý kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục
2.1.4. Một số vấn đề về hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở
* Nhà trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS các huyện miền núi thuộc loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường là nơi đào tạo những học sinh dân tộc thiểu số từ vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của các huyện miền núi đã hoàn thành chương trình Tiểu học. Học sinh được hưởng học bổng với mức 80% lương cơ bản và các chế độ theo quy định của Nhà nước hiện hành. 100 học sinh được nuôi và chăm sóc sức khỏe trong khu nội trú. 
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học được quy định tại Điều lệ trường trung học. Thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng là thanh niên, thiếu niên người dân tộc thiểu có độ tuổi quy định từ 11 đến 14 tuổi và đã hoàn thành chương trình tiểu học, có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Nếu thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định mà được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường Phổ thông Dân tộc nội trú và được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng quy định.
* Hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS
Đặc điểm hoạt động dạy học của giáo viên ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS được quy định tại Điều lệ trường học hiện hành, ngoài ra còn thực hiện và các hoạt động giáo dục đặc thù bao gồm: Bồi dưỡng học giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tham gia quản lý học sinh ngoài giờ, hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức lao động và trải nghiệm sáng tạo... Trường tổ chức dạy học 2 buổi /ngày theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông dân tộc nội trú. 
* Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS: Bao gồm
Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật phục vụ dạy học
Quản lý nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học.
Quản lý các hoạt động giáo dục khác
2.2. Thực trạng công tác quản lý dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thường Xuân
Trường thổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thường Xuân, Thanh Hóa ra đời năm 1990 là nơi đào tạo thanh thiếu niên dân tộc, tạo nguồn cán bộ kế cận cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo quy định của Điều lệ trường học và bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo định mức quy định tại Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 2,2 giáo viên/ lớp đảm bảo công tác giáo dục đối với trường chuyên biệt.
* Quy mô trường lớp và chế độ đối với học sinh nội trú.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thường Xuân có cơ cấu 8 lớp, 240 học sinh, được tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tuyển sinh theo phương thức xét tuyển sinh mỗi năm học 60 học sinh, trong đó 95% trở lên số học sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu từ ba năm trở lên ở vùng đặc biệt khó khăn và được tuyển 5% số học sinh là người Kinh sống định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có hộ khẩu từ ba năm trở lên. Học sinh được ăn, ở tại trường và được hưởng mọi chế độ theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc. 
* Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34
Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 02; Cao đẳng: 03; Đại học: 27; Thạc sỹ: 02;
 	Tính đến năm học 2015 -2016, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đầy đủ về cơ cấu các bộ môn, các thầy cô giáo đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm, gương mẫu, tâm huyết với học sinh, có tinh thần trách nhiệm trong công tác điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng dạy học ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS. Song vẫn còn 07 đồng chí cán bộ nhân viên hành chính, làm công tác văn thư, phục vụ đã có thâm niên công tác nhưng do tuổi cao việc hoàn thiện chương trình nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn.
* Học sinh
Học sinh của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS được tuyển là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn của các huyện. Vì vậy trong cuộc sống cũng như học tập các em thường trung thực, chân thành, mộc mạc và thẳng thắn, có lòng ham hiểu biết, hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động bề nổi như thể thao, văn nghệ, yêu lao động. Tính cách hồn nhiên, giản dị, tính tự trọng cao, dễ tin, đã tin là tin tuyệt đối là đặc điểm nổi bật của học sinh dân tộc. Nhưng trong học tập vẫn còn học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chưa có hứng thú đi học, nhận thức của học sinh còn chậm, ngôn ngữ tiếng Việt chưa hiểu hết, ngại tư duy đặc biệt là học các môn học tự nhiên còn kém. Một số học sinh còn ỉ lại vào chính sách ưu tiên của nhà nước, không cố gắng vươn lên trong học tập. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường. 
Kết quả khảo sát chất lượng hai mặt giáo dục đầu năm học 2015-2016
Năm học
Hạnh kiểm (%)
Văn hóa đại trà (%)
TN THCS
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
khá
TB
Yếu
(%)
2015-2016
86,3
13,7
0
0
2,7
38,3
59,0
0
100
Qua khảo sát chất lượng cho thấy nhà trường có tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt cao, chất lượng giáo dục văn hóa đã được cải thiện, hạn chế được học sinh yếu kém. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp, tỉ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi chưa cao, vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học đối với các nhà trường là nhiệm vụ quan trọng. 
Kết quả thi học sinh giỏi lớp cấp huyện, cấp tỉnh, năm học 2015-2016
TT
Năm học
HSG cấp huyện
HSG cấp tỉnh
SL
%
SL
%
1
2015-2016
35
14,6
4
1,7
Trong những năm qua, kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đã được được cải thiện, nhà trường đã có nhiều biện pháp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên so với yêu cầu chung của toàn huyện, chất lượng giáo dục mũi nhọn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
* Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học 
Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên
Hiệu trưởng đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên căn cứ vào sự đề xuất, tham mưu của các tổ trưởng chuyên môn, theo năng lực, trình độ đào tạo kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng của cá nhân. Song vẫn có những trường hợp bất cập: Một số giáo viên còn trẻ tuổi kinh nghiệm chưa nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, có những giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nhưng trình độ công nghệ thông tin lại chưa đáp ứng được việc giảng dạy đổi mới phương pháp. Đây chính là một hạn chế trong việc sử dụng đội ngũ của nhà trường.
Việc quản lý bài soạn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
Hàng tuần, tổ chuyên môn, dưới sự chỉ đạo của phó hiệu trưởng, kiểm tra và duyệt giáo án của giáo viên vào sáng thứ hai. Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môn cho kiểm tra chéo giáo án giữa các giáo viên trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm. Bên cạnh đó Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo án của giáo viên trước giờ lên lớp. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo án soạn chất lượng chưa cao, mang tính đối phó, soạn để cho đủ hồ sơ chuyên môn, sao chép từ năm nọ sang năm kia, không có sự bổ sung thay đổi. Tình trạng dạy học không sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học còn diễn ra khá phổ biến, một số giáo viên chỉ sử dụng khi có đoàn kiểm tra hoặc trong các tiết dự giờ đánh giá xếp loại giờ dạy. 
Việc quản lý giờ dạy trên lớp
Qua kiểm tra cho thấy việc thực hiện nề nếp, quy chế chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o_truong_pho_thon.doc