Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Tin học lớp 10

Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Tin học lớp 10

Những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, từ đó, đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giáo dục. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.

Tin học là môn học mới được đưa vào trong chương trình THPT, nội dung kiến thức có nhiều bài khó và trừu tượng, lại không phải là môn thi THPT quốc gia nên học sinh ít hứng thú với việc học, chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh? Làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú với từng bài học? Đó vẫn là điều trăn trở của không ít giáo viên dạy bộ môn Tin học. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Tin học lớp 10”.

 

doc 20 trang thuychi01 20742
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Tin học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang 
1.Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
2.1. Cơ sở lý luận
1
2.1.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì
2
2.1.2. Đặc điểm của biện pháp dạy học tích cực
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1. Biện pháp 1
3
2.3.2. Biện pháp 2
6
2.3.3. Biện pháp 3
9
2.3.4. Biện pháp 4
13
2.3.5. Biện pháp 5
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
19
1.Mở đầu
Lý do chọn đề tài 
Những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, từ đó, đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giáo dục. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. 
Tin học là môn học mới được đưa vào trong chương trình THPT, nội dung kiến thức có nhiều bài khó và trừu tượng, lại không phải là môn thi THPT quốc gia nên học sinh ít hứng thú với việc học, chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh? Làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú với từng bài học? Đó vẫn là điều trăn trở của không ít giáo viên dạy bộ môn Tin học. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Tin học lớp 10”.
1.2 .Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là:
-Tạo được hứng thú học tập cho học sinh qua từng bài học, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động.
	-Từ chỗ nắm vững kiến thức, học sinh sẽ áp dụng vào thực hành tốt hơn, có khả năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài này nhằm nghiên cứu về “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong chương trình tin học lớp 10”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để là sáng tỏ đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng
- Phương pháp tổng hợp
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận
2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì
Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn , được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.“Tích cực” trong PPDH – tích cực được dùng với tức là hoạt động , chủ động , trái nghĩa với không hoạt động , thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy , tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
2.1.2. Đặc điểm của các biện pháp dạy học tích cực.
Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu
Phương pháp dạy học tích cực chú trọng nhiều đến học sinh. Trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó.
Chú trọng đến phương pháp tự học
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn luyện và tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự nắm bắt kiến thức mới. Tất nhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm định và đảm bảo chắc chắn đấy là kiến thức chuẩn.
Nếu chủ động áp dụng phương pháp dạy và học tích cực thì giáo viên phải loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ cầm tay chỉ việc, đọc – chép như những cách thức giảng dạy thông thường khác.
Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
Với phương pháp học tích cực, giảng viên phải biết cách chia đội,nhóm và giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
	Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy, học sinh rất yêu thích môn Tin học, vì qua đó, các em được tiếp xúc, làm quen với máy tính, làm quen với việc lập trìnhThế nhưng bên cạnh yếu tố thuận lợi đó, việc dạy học môn Tin còn gặp nhiều khó khăn. Đa số phụ huynh cho rằng Tin học là môn phụ nên đồ dùng của học sinh còn thiếu thốn, chưa được đầu tư. Hầu hết học sinh không có máy tính ở nhà để thực hành thêm nên kỹ năng của các em chưa thành thạo. Ngoài ra, do cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, tư liệu tham khảo hạn chế cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dạy học.
	Nhiều giáo viên đã vượt lên khó khăn, cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích, động viên học sinh say sưa với môn học và thực tế cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Song, so với yêu cầu đổi mới giáo dục thì những kết quả đó vẫn còn ít ỏi. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học vẫn là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng môn học.
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Biện pháp 1: Nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ 1: Giáo viên đặt vấn đề cho bài 11. Tệp và quản lý tệp như sau:
Ở các tiết học trước, các em đã tìm hiểu về thông tin trong đời sống xã hội và thông tin trong Tin học. Và thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó. Từ xưa tới nay thông tin chủ yếu được lưu giữ, tổ chức, bảo quản trên giấy tờ, tài liệu, sách vở. Cùng với thời gian, do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động thì lượng thông tin đã bị mất mát rất nhiều. Nhưng từ khi máy tính điện tử ra đời, nó đã giúp cho việc lưu trữ, bảo mật thông tin dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Đặc biệt, khi mà lượng thông tin ngày càng đa dạng và phong phú như hiện nay. Vậy thông tin sau khi đưa vào máy tính được tổ chức, lưu trữ ra sao? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng học bài hôm nay. Bài 11 Tệp và quản lí tệp.
Như vậy, khi giáo viên giới thiệu về bài học, học sinh thấy được vai trò quan trọng của máy tính trong việc lưu trữ thông tin? ý nghĩa của việc lưu trữ thông tin trên máy tính. Từ đó tạo được hứng thú cho tiết học. 
Ví dụ 2: Giáo viên gây hứng thú khi học bài16. Định dạng văn bản như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Đưa ra hai mẫu văn bản (bằng cách treo bảng phụ hoặc chiếu Slide).
Mẫu 1: Văn bản chưa được định dạng.
Mẫu 2: Văn bản đã được định dạng.
(Mẫu 1, mẫu 2 được trình bày ở dưới)
GV: Đây là "đơn xin học" được trình bày dưới 2 dạng (mẫu 1, mẫu 2).
GV? Em hãy cho biết mẫu nào trình bày nhìn khoa học và có tính thẩm mĩ hơn?
GV chốt lại: Định dạng văn bản là rất quan trọng. Vậy định dạng văn bản là như thế nào? Ta có thể lựa chọn nhiều kiểu định dạng không? Để giải đáp thắc mắc này chúng ta cùng học bài hôm nay.
Bài 16 Định dạng văn bản
HS: Quan sát.
Trả lời: Mẫu 2
HS: Để có được mẫu 2 ta phải tiến hành định dạng văn bản. ở mẫu 1 văn bản chưa được định dạng nên rất khó nhìn, không có tính khoa học, không có tính thẩm mĩ hơn
Mẫu 1: Văn bản chưa định dạng.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đơn xin nhập học
Kính gửi: Ông Hiệu trưởng trường THPT Hữu Nghị
Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, có con là cháu Nguyễn Văn Dũng nguyên là học sinh trường THPT Đoàn Kết. Cháu Dũng vừa qua đã kết thúc học kì I Với hạnh kiểm tốt và được xếp loại học tập loại khá.
Tôi làm đơn này kính xin Ông Hiệu trưởng cho phép con tôi được tiếp tục vào học lớp 10 tại trường THPT Hữu Nghị do gia đình tôi mới chuyển về địa bàn gần trường.
Xin trân trọng cảm ơn.
Đính kèm
1 giấy khai sinh - 1 học bạ
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Kính đơn
(Kí tên)
Mẫu 2: Văn bản đã định dạng.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đơn xin nhập học
Kính gửi: Ông Hiệu trưởng trường THPT Hữu Nghị
Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, có con là cháu Nguyễn Văn Dũng nguyên là học sinh trường THPT Đoàn Kết. Cháu Dũng vừa qua đã kết thúc học kì I Với hạnh kiểm tốt và được xếp loại học tập loại khá.
Tôi làm đơn này kính xin Ông Hiệu trưởng cho phép con tôi được tiếp tục vào học lớp 10 tại trường THPT Hữu Nghị do gia đình tôi mới chuyển về địa bàn gần trường.
Xin trân trọng cảm ơn.
Đính kèm
- 1 giấy khai sinh 
- 1 học bạ
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
 Kính đơn
 (Kí tên)
Ví dụ 3: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1.45 SBT Tin học 10 trang 21.
Bài 1.45 (SBT Tin học 10 trang 21): Tính và hiển thị tổng các số dương trong dãy số A = {A1, A2, . . . , AN} cho trước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV? Yêu cầu HS xác định Input, Output?
GV? Ai biết ý tưởng giải bài toán này?
GV? Làm thế nào để lưu được tổng của tất cả các số dương trong dãy?
GV? Khi chưa xem xét các phần tử trong dãy thì tổng có giá trị bằng bao nhiêu?
GV: Ta dùng biến i để xác định vị trí của các phần tử của dãy. 
GV: Bắt đầu xét từ vị trí đầu dãy nên khi đó i có giá trị bằng bao nhiêu?
GV? Khi i có giá trị như thế nào thì ta có thể thông báo tổng các số dương trong dãy và kết thúc thuật toán?
GV? Mời một em lên bảng trình bày thuật toán giải bài toán.
GV: Nhận xét bài làm của học sinh và đưa ra đáp án đúng.
GV: Giả sử dãy có 100 số, trong đó có 70 số dương. 
GV? Ai dự đoán được thời gian ta dùng tay tính và dùng máy tính là bao nhiêu?
GV: Chứng tỏ máy tính có rất nhiều ưu điểm nhưng có một ưu điểm rất quan trọng là tính toán rất nhanh, nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng thuật toán cho những bài toán đó.
HS trả lời:
Input: Số nguyên dương N và dãy a1,a2,. . . ,aN gồm N số.
Output: Tổng các số dương trong dãy.
HS: Ta sẽ kiểm tra từ đầu dãy đến cuối dãy, khi gặp một phần tử dương thì cộng.
HS: Ta dùng một biến gọi là Sum để chứa tổng của các số dương trong dãy.
HS: Sum = 0;
HS: i = 1
HS: Khi i > N
HS:
Bước 1: Nhập số nguyên dương N và N số a1,a2,. . . ,aN ;
Bước 2: Sum ¬ 0, i ¬ 1;
Bước 3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Sum rồi kết thúc;
Bước 4: Nếu ai > 0 
thì Sum = Sum + ai;
Bước 5: Gán i ¬ i + 1, 
quay lại bước 3.
HS: Dùng tay 5 phút, máy 1 giây
 Qua ví dụ 2 và ví dụ 3 cho thấy, khi dẫn dắt học sinh vào 1 vấn đề nào đó, hay hướng dẫn học sinh xây dựng thuật toán cho một bài toán. GV cho học sinh thấy tầm quan trọng của vấn đề ta nghiên cứu, và ý nghĩa của nó đối với thực tế. 
2.3.2. Biện pháp 2: Nội dung dạy học phải mới, những cái mới ở đây không phải quá xa lạ với học sinh, cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của các em.
Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1.35 sách BT Tin học 10.
Bài 1.35. Thuật toán tìm kiếm nhị phân được mô tả bằng cách liệt kê dưới đây có điểm nào khác cách mô tả trong sách giáo khoa?
Nhập N, các giá trị a1, a2, . . . , aN và k;
Dau ß1, Cuối ß N
Nếu Dau > Cuoi thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k rồi kết thúc;
Giua ß;
Nếu aGiua = k thì thông báo chỉ số Giua rồi kết thúc;
Nếu aGiua > k thì đặt Cuoi ßDau - 1 rồi quay lại bước 3;
Dau ß Giua + 1 rồi quay lại bước 3.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu 1 học sinh trình bày lại thuật toán tìm kiếm nhị phân được mô tả bằng cách liệt kê.
(Sử dụng 2 bảng phụ trình bày thuật toán tìm kiếm nhị phân được mô tả bằng cách liệt kê các bước)
Bảng phụ 1: Thuật toán (SGK Tin học 10- Trang 43).
Bảng phụ 2: Thuật toán SBT Tin học - Trang 19.
GV: Treo bảng phụ.
GV? Các em hãy quan sát và cho biết 2 thuật toán trên có gì khác nhau?
GV? Em nào cho cô biết ý tưởng thuật toán này có gì thay đổi không?
GV: Bản chất của sự thay đổi này là trong SGK nếu Dau > Cuoi được kiểm tra sau sau. Tức là nếu điều kiện còn sai thì còn thực hiện lặp, nếu đúng Dau > Cuoi thì dừng lặp. 
(GV chia lớp làm 2 nhóm và đưa ra yêu cầu, nhóm 1 sử dụng thuật toán SGK, nhóm 2 sử dụng thuật toán SBT)
GV: Cho dãy số: 2, 4, 5, 6, 9, 21, 22, 30, 31, 33. Hãy sử dụng hai thuật toán đã trình bày ở trên minh họa cho trường hợp k =21.
GV? Sau khi mô phỏng việc thực hiện hai thuật toán trên bằng 1 ví dụ em có kết luận gì?
GV: Ta thấy, cùng một Input được sử dụng hai thuật toán khác nhau thì kết quả vẫn cho ra một Output.
GV: Mỗi công việc có thể có các phương án khác nhau, nhưng tùy vào điều kiện cụ thể mà ta sử dụng phương án nào cho phù hợp.
HS: Trình bày thuật toán
HS quan sát, so sánh.
Trả lời:
Bước 7 chuyển lên thành bước 3
Bước 3 chuyển lên thành bươc 4
Bước 6 + bước 8 thành bước 7
Trả lời:
Bảng phụ 1: Điều kiện Dau > Cuoi được kiểm tra sau.
Bảng phụ 2: Điều kiện Dau > Cuoi được kiểm tra trước.
Nhóm 1 và nhóm 2 cùng lên mô phỏng thuật toán.
Các nhóm cùng theo dõi và so sánh kết quả
HS nhận xét: Hai thuật toán này cho cùng một kết quả.
Với bài tập này, HS phải dựa trên thuật toán tìm kiếm nhị phân đã được học (kiến thức cũ) để so sánh với thuật toán được đưa ra trong bài tập, đối chiếu 2 thuật toán để tìm thấy sự khác nhau giữa hai thuật toán.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1.58 SBT Trang 24.
Bài 1.58 SBT Tin học 10 trang 24
Có một chương trình giải bài toán:
"Nhập từ bàn phím ba số nguyên dương a, b, c. Kiểm tra xem ba số này có thể là ba cạnh của một tam giác hay không".
Em hãy nêu một vài bộ dữ liệu kiểm thử để kiểm định tính đúng đắn của chương trình đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV? Em nào cho cô biết 3 số nguyên dương a, b, c là 3 cạnh của 1 tam giác khi nó thỏa mãn điều kiện gì?
GV? Hãy lấy một bộ số thỏa mãn là 3 cạnh của tam giác.
GV? Muốn biết chương trình đó đúng hay sai thì ta phải làm như thế nào?
GV? Thông qua một ví dụ ta có thể đưa ra kết luận gì về chương trình?
GV gợi ý: Nếu ví dụ đó chương trình chạy đúng, nếu ví dụ đó chương trình chạy sai.
GV? Ta nên sử dụng những bộ số như thế nào để kiểm tra?
GV? Nếu trong bộ số kiểm tra có một số thực mà kết quả cho thấy đây vẫn là 3 cạnh của tam giác thì chương trình trên có đúng hay không? Tại sao?
GV? Một bộ số khác mà ta có thể sử dụng để kiểm tra là gì?
GV? Tóm lại, ta nên sử dụng những bộ số như thế nào để test thử chương trình trên.
GV: Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ bộ số nào mà thỏa mãn điều kiện trên, nếu kết quả cho thấy có vẫn là các cạnh của tam giác thì đây là chương trình sai.
HS: Phải thỏa mãn điều kiện:
(a + b > c) và (a + c > b) và 
(b + c > a) (*)
HS: 3, 4, 5
HS: Lấy một bộ số không thỏa mãn là 3 cạnh của một tam giác để kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy đó vẫn là một tam giác thì chương trình là sai. Ngược lại là đúng.
HS: Nếu 1 ví dụ mà chương trình chạy sai thì kết luận là chương trình sai, nhưng nếu 1 ví dụ mà chương trình chạy đúng thì không thể đưa ra kết luận gì mà phải tiếp tục kiểm tra.
HS: Bộ số vi phạm điều kiện (*)
HS: Chương trình sai. Vì đầu bài yêu cầu nhập và từ bài phím 3 số nguyên dương.
HS: Bộ số có chứa số thực.
HS: 
 - Bộ số vi phạm một trong 3 điều kiện (*);
 - Bộ số có chứa số thực.
Trong bài tập này HS cần dựa trên những kiến thức đã được học trong toán học (điều kiện để 3 số a, b, c tạo thành 3 cạnh của tam giác) để xây dựng một tiêu chí cho các bộ số được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình
Ví dụ 3: Khi dạy Bài 21. Mạng thông tin toàn cầu Internet phần:
 Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào? ().
GV giới thiệu bộ giao thức mà mạng thông tin toàn cầu Internet sử dụng là giao thức TCP/IP. Các em đã biết khái niệm giao thức, nhưng trong nội dung này chúng ta sẽ đi nghiên cứu sâu về một giao thức đó là giao thức TCP/IP. Trong bài có một số câu hỏi cần làm rõ:
Tại sao phải chia nhỏ gói tin? 
Các em thảo luận nhóm và giáo viên gợi ý, muốn trả lời được câu hỏi này học sinh phải liên hệ với những công việc hàng ngày, rất gần gũi với sinh hoạt của các em. 
Ví dụ: Chia nhỏ gói tin để không tắc nghẽn đường truyền, tránh mất mát và xảy ra lỗi. Nó cũng giống như khi ta muốn chuyển một thư viện có rất nhiều sách. Nếu em mang tất cả sách của thư viện thì có thể không đủ sức hoặc vận chuyển rất nặng nhọc và vất vả. Vì vậy phải chia thành những gói sách nhỏ phù hợp với khả năng của bản thân, mặt khác mỗi quyển sách được coi là một tệp tin thì cả hệ thống sách là một khối lượng thông tin rất lớn, cho nên khi vận chuyển cần chia lượng thông đó tin để tránh tắc nghẽn đường truyền.
Tại sao mỗi máy tính tham gia vào mạng phải có địa chỉ IP?
Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải có địa chỉ IP giống như việc một bức thư muốn đến được đúng tay người nhận thì trên phong bì thư phải có một yếu tố không thể thiếu đó là địa chỉ của người nhận, địa chỉ đó chính là căn cứ để nhân việc bưu điện chuyển thư đến đúng địa chỉ người nhận. Trong mạng máy tính cũng vậy, để một gói tin đến được đúng máy nhận thì máy đó phải có một địa chỉ duy nhất được gọi là địa chỉ IP.
Mục đích của việc chuyển địa chỉ IP từ dạng số sang dạng kí tự là gì?
 Internet là mạng của hàng trăm, hàng triệu máy tính nên việc nhớ hàng trăm hàng triệu con số như vậy là không thể, và ta cũng rất dễ nhầm lẫn khi thao tác với những con số đó. Cho nên người ta chuyển địa chỉ IP từ dạng số sang dạng ký tự để thuật tiện cho người sử dụng.
Ta thấy khi học nội dung này, học sinh được học những khái niệm mới (giao thức TCP/IP) dựa trên những cái đã biết (khái niệm giao thức). Để trả lời được những câu hỏi mà giáo viên đưa ra thì học sinh phải liên hệ với thực tế, với những công việc thường ngày hay gặp hay chính bản thân đã làm.
.
2.3.3. Biện pháp 3: Phải dùng các phương pháp đa dạng: Nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, làm việc độc lập và phối hợp chúng với nhau. Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau. Những vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.
Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra bài tập
Bước 1: Nhập đoạn văn bản sau (chưa chỉnh sửa);
"5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng
Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, Tin học đã tạo cho việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư, công nghiệp in ấn,... một bộ mặt hoàn toàn mới. Các khái niệm mới như Văn phòng điện tử, Xuất bản điện tử,... ngày càng trở nên quen thuộc."
Bước 2: Lưu văn bản với tên "ứng dụng của tin học"
Bước 3: Định dạng đoạn văn bản: Giản dòng 1.5lines, tiêu đề VnTime cỡ 16 (in đậm), nội dung VnTime cỡ 14 (in nghiêng)
Bước 4: Lưu văn bản đã sửa.
GV đưa ra tình huống: Sau khi hoàn thành các bước trên thì văn bản mới được định dạng nhảy sang trang 2 mất 1 dòng.
GV? Vậy làm thế nào để cho văn bản đẹp mà không bị lãng phí một trang?
GV: Ta phải chỉnh lại cách giãn dòng 1.4lines để cho văn bản đẹp không lãng phí.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1.33 SBT Tin học 10.
Bài 1.33: Hãy so sánh sơ đồ khối và cách liệt kê của thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi dưới đây với sơ đồ khối và các liệt kê trong

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sin.doc