Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trong dạy học Tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học. Đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy - học Tập làm văn ở Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và các phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức, kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
Để học tốt phân môn Tập làm văn thì yêu cầu học sinh trước hết phải có vốn từ ngữ phong phú, hiểu từ, dùng từ chính xác để đặt được câu văn đúng. Bởi muốn có được câu văn hay thì trước hết phải có câu văn đúng.Và cái đích cuối cùng là để tiến đến một bài văn hay. Nhưng trên thực tế hiện nay, khi viết câu học sinh còn mắc rất nhiều lỗi. Nhất là những học sinh không có năng lực về văn học. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn, dẫn đến bài viết không lô-gic, lủng củng, không có hồn, thiếu chân thực. Nhiều khi các em không diễn đạt được điều mình muốn nói. Hoặc diễn đạt không đúng lại làm cho người đọc hiểu sai ý của mình. Hơn nữa việc chữa câu sai có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cho học sinh. Theo lí thuyết hoạt động lời nói, giai đoạn cuối của hoạt động lời nói là kiểm tra kết quả. Phát hiện, phân tích và sửa lỗi trong bài viết chính là kiểm tra kết quả của quá trình viết. Việc làm này một mặt giúp học sinh loại bỏ lỗi viết câu trong bài làm của mình, hình thành kĩ năng viết đúng ở các em. Mặt khác, giúp giáo viên nắm được trình độ của học sinh. Từ đó có biện pháp dạy học thích hợp.
Như vậy chúng ta thấy rằng phân môn Tập làm văn rất quan trọng đối với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh viết được câu văn đúng, biết sửa lỗi câu để có một bài văn đúng, một bài văn hay và có kĩ năng sử dung viết câu đúng.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với thực tiễn của quá trình dạy – học Tiếng việt ở Tiểu học trong những năm qua và sự ảnh hưởng không nhỏ của việc viết câu sai đến chất lượng bài văn nên tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu: “Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trong dạy học Tập làm văn.”
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học. Đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy - học Tập làm văn ở Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và các phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức, kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. Để học tốt phân môn Tập làm văn thì yêu cầu học sinh trước hết phải có vốn từ ngữ phong phú, hiểu từ, dùng từ chính xác để đặt được câu văn đúng. Bởi muốn có được câu văn hay thì trước hết phải có câu văn đúng.Và cái đích cuối cùng là để tiến đến một bài văn hay. Nhưng trên thực tế hiện nay, khi viết câu học sinh còn mắc rất nhiều lỗi. Nhất là những học sinh không có năng lực về văn học. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn, dẫn đến bài viết không lô-gic, lủng củng, không có hồn, thiếu chân thực. Nhiều khi các em không diễn đạt được điều mình muốn nói. Hoặc diễn đạt không đúng lại làm cho người đọc hiểu sai ý của mình. Hơn nữa việc chữa câu sai có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cho học sinh. Theo lí thuyết hoạt động lời nói, giai đoạn cuối của hoạt động lời nói là kiểm tra kết quả. Phát hiện, phân tích và sửa lỗi trong bài viết chính là kiểm tra kết quả của quá trình viết. Việc làm này một mặt giúp học sinh loại bỏ lỗi viết câu trong bài làm của mình, hình thành kĩ năng viết đúng ở các em. Mặt khác, giúp giáo viên nắm được trình độ của học sinh. Từ đó có biện pháp dạy học thích hợp. Như vậy chúng ta thấy rằng phân môn Tập làm văn rất quan trọng đối với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh viết được câu văn đúng, biết sửa lỗi câu để có một bài văn đúng, một bài văn hay và có kĩ năng sử dung viết câu đúng. Xuất phát từ những lí do trên cùng với thực tiễn của quá trình dạy – học Tiếng việt ở Tiểu học trong những năm qua và sự ảnh hưởng không nhỏ của việc viết câu sai đến chất lượng bài văn nên tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu: “Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trong dạy học Tập làm văn.” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra các biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao khả năng viết bài văn tốt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nhận diện và khắc phục lỗi viết câu cho học sinh lớp 5B trong dạy học Tập làm văn . 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp thảo luận. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, học sinh được củng cố vững chắc về câu. Chia theo cấu tạo có: câu đơn và câu ghép. Câu đơn có câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. Câu chia theo mục đích nói: câu hỏi, câu cảm, câu kể, câu khiến (câu cầu khiến). Ngoài ra các em còn được rèn luyện nhiều về các mẫu câu: Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ? Trong phân môn Tập làm văn học sinh vận dụng tổng hợp các kĩ năng để viết câu đúng, đủ thành phần để viết câu hay. Muốn làm được văn miêu tả học sinh phải có sự cảm nhận về sự vật một cách tinh tế để làm bài văn giàu cảm xúc, gần gũi thực tế. Đây là vấn đề đặt ra với học sinh. Không phải em nào cũng làm đúng, viết hay bởi tư duy của các em còn mang tính cụ thể, chưa có mức độ khái quát cao. Muốn vậy phải có vai trò của người thầy khi giảng dạy Tiếng Việt: tiếng, từ, câu, đoạn phải giúp học sinh hiểu và cảm nhận được từ cái cơ bản nhất đến phải làm đúng và hay. Khả năng tự nhận diện và khắc phục được các dạng lỗi về câu của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó cấu trúc chương trình của phân môn Tập làm văn lại coi trọng thực hành nhưng lí thuyết chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, thời lượng ít, học sinh chưa hiểu sâu khi thực hành. Những bài học lí thuyết chỉ đưa ra các khái niệm, các định nghĩa yêu cầu các em ghi nhớ rồi vận dụng làm bài tập. Như vậy, các em sẽ khó đạt được hiệu quả cao. Người xưa thường nói: “Phong ba bão táp không bằng bão táp Việt Nam.” Câu văn viết sai sẽ mang nhiều hệ quả, khiến người đọc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chính vì lẽ đó, viết câu đúng là một vấn đề quan trọng trong viết văn, đặc biệt đối với học sinh tiểu học thật sự rất khó bởi đặc điểm tâm lí lưa tuổi. Các em mắc lỗi là lẽ rất bình thường. Tuy nhiên, không ai khác giáo viên chính là người giúp các em nhận diện và khắc phục. Vì thế, nhận diện và khắc phục được các lỗi khi viết câu là kĩ năng quan trọng mà người giáo viên có nhiệm vụ hình thành và rèn luyện cho học sinh. Thông qua đó các em sẽ được củng cố kiến thức một cách vững chắc. Nhưng hình thành và rèn luyện như thế nào ? Đó là một câu hỏi lớn mà đòi hỏi mỗi người thầy phải tâm huyết, đào sâu suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Việc hướng dẫn để học sinh nhận diện và khắc phục được các lỗi khi viết câu là rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Bởi tư duy của các em chủ yếu mang tính cụ thể, tư duy trừu tượng hóa còn hạn chế. Vì thế những gì là lí thuyết, trừu tượng nếu được cụ thể hóa thì các em sẽ dễ dàng đón nhận, tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. Việc rèn luyện cho các em kĩ năng nhận diện và khắc phục các lỗi viết câu cho học sinh tiểu học bao giờ cũng là một quá trình có sự lặp lại, có sự nâng cao dần. Đó là những cơ sở lí luận quan trọng của đề tài nghiên cứu. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng của việc rèn kĩ năng nhận diện và khắc phục các lỗi viết câu cho học sinh tại Trường Tiểu học Hermann Gmeiner như sau : a. Thuận lợi * Nhà trường Ban giám hiệu nhà trường có tâm huyết với nghề, quan tâm sát sao tới việc dạy - học của thầy - trò. Và luôn đặc biệt chú trọng đến việc hướng dẫn các em sử dụng câu đúng trong mọi nơi, mọi lúc, trong giao tiếp với bạn bè thầy cô, luôn phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” Nhà trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng sách vở phục vụ tốt cho việc dạy - học. Giáo viên. Đội ngũ giáo viên thì yêu nghề, mến trẻ, được đào tạo một cách cơ bản về các kiến thức lẫn phương pháp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Học sinh . Đa số học sinh đều ngoan, chăm học, yêu thích đến trường. Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, nhận thức nhanh, được sự quan tâm của gia đình, được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo từ sách vở, đồ dùng, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập. b. Khó khăn * Về phía giáo viên. Nhìn chung trong giờ Tập làm văn, Luyện từ và câu, đôi khi giáo viên chưa chú trọng một cách đúng mực về sửa lỗi viết câu cho học sinh, có làm song chưa sâu. Nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc nhận xét, hướng dẫn cách viết đoạn văn cho học sinh và nếu có làm thì cũng chỉ làm qua loa. Việc dạy Tập làm văn còn nhiều lúng túng về mặt lí thuyết cũng như việc xác định các kĩ năng làm bài như: kĩ năng xây dựng bố cục, kĩ năng chọn ý và sắp xếp ý để viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn, kĩ năng sửa chữa bài, rút kinh nghiệm. Các điều kiện phục vụ cho việc dạy Tập làm văn còn nhiều hạn chế, đặc biệt trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể về phương pháp dạy học Tập làm văn, thiếu các đồ dùng dạy học. Phần lớn các tiết trả bài cho học sinh chưa được giáo viên chú trọng chuẩn bị kĩ càng mà đa phần chỉ tập trung vào sửa lỗi về chính tả mà chưa phân ra các loại lỗi về câu để chữa cho học sinh, nếu có chữa câu sai thì cũng chưa chọn lọc được những dạng câu sai điển hình mà hay chọn câu chứa nhiều loại lỗi để chữa cho học sinh. Mặt khác cũng có trường hợp giáo viên chỉ kết luận bài làm văn của học sinh bằng vài lời nhận xét chung chung như: Câu văn lủng củng, diễn đạt chưa trôi chảy hoặc dùng từ sai, ....nên dẫn đến các em không biết câu văn trong bài của mình sai ở chỗ nào, thiếu, thừa chỗ nào và nếu phải sửa thì sửa như thế nào,...Và như vậy vô tình giáo viên đã làm mất đi của các em cơ hội rút kinh nghiệm bài đã làm, khắc phục sai sót, phát huy ưu điểm của bản thân. Về phía học sinh. Nguyên nhân chính gây nên các loại lỗi về câu cho học sinh như: - Học sinh không nắm chắc kiến thức về cấu tạo của câu, các thành phần câu, kĩ năng phân tích, nhận diện các thành phần câu. - Mặt khác học sinh viết sai lỗi câu còn do không hiểu nghĩa của từ. Ví dụ: Mẹ em có đôi bàn tay mũm mĩm. - Do các em không nắm được cấu trúc câu . Ví dụ: Để cha mẹ vui lòng. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt. - Do không dùng dấu câu hay có dùng nhưng dùng dấu câu không đúng quy tắc (như dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý, dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ ngữ và vị ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia, dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý cắt đôi câu ra một cách vô lí,....) Lỗi sử dụng dấu câu khi viết văn - Học sinh lớp 5B - Nhiều học sinh khi làm bài văn cảm thấy khó và bí từ, thấy không biếtviết gì, nói gì. Nguyên nhân quan trọng vì các em thiếu vốn sống, thiếu kiến thức thực tế, thiếu hiểu biết những gì liên quan đến bài làm. Tập làm văn là phân môn thực hành. Kết quả của bài văn dựa trên sự huy động của nhiều kĩ năng khác nhau: kĩ năng phát âm, kĩ năng nói, kĩ năng viết, kĩ năng dùng từ đặt câu, viết bài,...Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập, thực hành gian khổ. Nhưng hiện nay học sinh được luyện quá ít. Các kĩ năng chưa hình thành, chưa được rèn luyện vẫn cứ phải sử dụng vào bài tập làm văn. Vì thế gây ra nhiều loại lỗi viết câu không đáng có. 2.2.2 . Khảo sát thực tế: Để nắm được cụ thể về các lỗi viết câu của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành ra đề khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 5B do tôi chủ nhiệm về viết một bài văn tả cảnh. Đề bài: Hãy viết bài văn tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng. Kết quả thu được như sau: Tổng số HS Số HS không mắc lỗi Số HS mắc lỗi SL(em) TL(%) SL(em) TL(%) 29 10 34,5 19 65,5 Qua kết quả bài làm của học sinh còn nhiều hạn chế. Có tới 63 % học sinh mắc lỗi khi viết câu văn, đoạn văn. Từ thực tế giảng dạy, qua bài kiểm tra của học sinh, tôi đã tiến hành phân tích và tìm ra các lỗi về câu mà học sinh thường hay mắc như sau: * Lỗi trong câu. - Lỗi về dấu câu: + Lỗi không dùng dấu câu. + Lỗi dùng sai dấu câu. - Lỗi về nghĩa: + Câu sai nghĩa. + Câu không rõ nghĩa. + Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần, giữa các vế câu, như: Các vế câu không tương hợp, trạng ngữ và nòng cốt câu không tương hợp, chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp, câu có thành phần đồng chức không tương hợp. - Lỗi về cấu tạo ngữ pháp: + Câu thừa thành phần. + Câu thiếu thành phần: Câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. + Câu không phân định rõ thành phần, câu sắp xếp sai vị trí của thành phần, câu không xác định được thành phần. * Lỗi ngoài câu: - Câu không phù hợp với các câu khác. + Lỗi câu lạc chủ đề. + Lỗi câu mâu thuẫn nhau. - Câu không phù hợp với giao tiếp. Trong các loại lỗi ở trên thì lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi trong câu: lỗi về dấu câu, lỗi về nghĩa, lỗi về cấu tạo ngữ pháp. 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình giao tiếp, câu bị chi phối bởi hai loại quan hệ: Quan hệ hướng nội (Còn gọi là quan hệ trong câu) là quan hệ giữa các yếu tố cấu thành câu và quan hệ hướng ngoại (còn gọi là quan hệ ngoài câu) là quan hệ giữa các câu với các yếu tố ngoài câu; giữa câu với nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp, giữa câu với câu khác trong văn bản, với toàn văn bản. Dựa vào mối quan hệ này tôi chia lỗi viết câu thành hai loại: Lỗi trong câu và lỗi ngoài câu. Nhưng trong thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi thấy đa số các em thường hay mắc các lỗi về cách nhận diện và khắc phục lỗi trong câu. Vậy làm sao để giúp các em biết viết một câu văn đúng hoàn chỉnh để từ đó viết được một đoạn hoặc một bài văn hay. Đó là động lực luôn thôi thúc tôi học hỏi, tìm tòi, rút ra được một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Và tôi đã giúp các em nhận diện và khắc phục các lỗi trong câu sau: + Lỗi về cấu tạo ngữ pháp. + Lỗi về nghĩa. + Lỗi về dấu câu. 2. 3.1. Biện pháp 1: Nhận diện và sửa lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu. Khi hướng dẫn học sinh chữa câu sai, trước hết tôi chú ý đến các câu sai về cấu tạo. Bởi vì chỉ cần sửa một số câu sai về cấu tạo điển hình, học sinh có thể theo mẫu mà chữa được nhiều câu sai tương tự. Mặt khác do mối quan hệ đi đôi giữa cấu tạo và nội dung của câu, khi đã hiểu rõ cấu tạo câu, viết được câu đúng cấu tạo ngữ pháp, các em cũng hạn chế bớt những câu “có vấn đề” trong lời nói của mình. Có hai loại câu sai phổ biến về cấu tạo đó là câu thiếu hoặc thừa các thành phần câu, không xác định được các thành phần câu hoặc sắp xếp sai các thành phần câu. a. Câu thiếu thành phần. Các lỗi câu thiếu thành phần bao gồm: Câu thiếu thành phần chủ ngữ, câu thiếu thành phần vị ngữ, câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. * Câu thiếu thành phần chủ ngữ Câu thiếu thành phần chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi học sinh nhiều khi nhầm đối tượng, chỉ mới có ở trong tư duy chưa được thực hiện hóa ở lời (câu) với chủ ngữ. Trong tư duy của học sinh đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy các em viết câu không rõ thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. Câu thiếu chủ ngữ khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn hoặc làm cho người đọc hiểu sai nghĩa. Ví dụ 1: Con gấu bông là món quà sinh nhật bố mua cho em năm ngoái. Có màu hồng rất đẹp. Tôi đã hướng dẫn để các em phát hiện câu Có màu hồng rất đẹp trong ví dụ này thiếu bộ phận chủ ngữ bằng cách yêu cầu các em đặt câu để tìm ra bộ phận chủ ngữ trong câu (Con gì có màu hồng rất đẹp ?). Các em đã phát hiện ra bộ phận còn thiếu trong câu là chủ ngữ . Và tôi lưu ý cho các em để tránh lặp lại chủ ngữ ở câu trước thì chúng ta nên thay thế bằng một đại từ thích hợp.Tôi đã đưa ra câu hỏi gợi mở. Chủ ngữ trong câu “Con gấu bông là món quà sinh nhật bố mua cho em năm ngoái.” Là gì? (con gấu bông). Hãy tìm đại từ thích hợp thay thế cho con gấu bông ? (nó, chú). Lúc này học sinh dễ dàng chữa lại câu đúng là: Ví dụ: Con gấu bông là món quà sinh nhật bố mua cho em năm ngoái. Nó có màu hồng rất đẹp. Ví dụ 2: Trong truyện “Cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ. Ở ví dụ này tôi hướng dẫn để học sinh thấy câu này chúng ta không thể xác định được đâu là bộ phận chủ ngữ. Vì thế tôi đã hướng dẫn các em chữa bằng hai cách sau: Cách 1: Ta bỏ từ trong để truyện cây vú sữa thành chủ ngữ: Truyện “cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ. Cách 2: Thêm bộ phận chủ ngữ cho câu: Trong truyện “Cây vú sữa”, tác giả đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ. * Câu thiếu thành phần vị ngữ Học sinh viết những câu thiếu vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau: với những cụm danh từ được phát triển dài, học sinh nhầm tưởng đã có giá trị thông báo nhưng nó chỉ mới nêu đối tượng thông báo chưa có nội dung thông báo. Các em không hiểu rằng phần lớn các cụm danh từ có: cái, những, một,...mở đầu là không xác định, muốn xác định chúng phải được thêm định ngữ ở sau. Do đó những tính từ, động từ sau danh từ trong các cụm danh từ ấy không thể làm thành phần vị ngữ. Ví dụ 1: Chiếc đồng hồ mà bố tặng em. Trong trường hợp này tôi đã hướng dẫn để học sinh nhận ra đây là câu thiếu thành phần vị ngữ bằng cách yêu cầu các em đặt câu hỏi để tìm bộ phận vị ngữ (Chiếc đồng hồ mà bố tặng em như thế nào?). Các em đã nhận ra câu trên thiếu thành phần vị ngữ. Và chữa câu này bằng cách thêm thành phần vị ngữ hoặc cấu tạo lại hoàn toàn cả câu. Chẳng hạn: Chiếc đồng hồ mà bố tặng em rất đẹp. Hoặc: Bố tặng em chiếc đồng hồ rất đẹp. Ví dụ 2: Những bông hoa hồng thơm ngát ấy. Khi tôi đưa ra ví dụ 2, các em đã phát hiện ra rất nhanh câu này thiếu thành phần vị ngữ. Và chữa lại câu đúng bằng cách bỏ từ ấy Ví dụ: Những bông hoa hồng thơm ngát. Hoặc đổi vị trí của từ “ấy”: Những bông hoa hồng ấy thơm ngát. * Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Hầu hết những câu được xem là thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ. Nguyên nhân của loại lỗi câu này là do học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ. Mặt khác bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội dung thông báo. Ví dụ 1: Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng. Trong ví dụ này mới đọc học sinh nhầm tưởng cánh đồng làng là danh từ và là chủ ngữ của câu còn cụm từ chạy dọc theo con sông máng là hoạt động và là vị ngữ của câu. Nhưng thực ra trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng chỉ là bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn của câu. Từ đó tôi đã hướng dẫn học sinh chữa lại câu trên cho đúng bằng hai cách sau: Cách 1: Bỏ từ trên để được câu Cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng. Cách 2: Xem phần đã có là thành phần trạng ngữ rồi thêm hoàn toàn cả chủ ngữ và vị ngữ để tạo nên câu mới. Trên cánh đồng chạy dọc theo con sông máng, chúng em cùng nhau chơi thả diều. Ví dụ 2: Khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác. Với ví dụ 2, học sinh đã phát hiện ra câu trên thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ còn khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác chỉ là thành phần trạng ngữ. Các em đã tự chữa lại được bằng 2 cách như đã hướng dẫn ở ví dụ 1. + Em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác. + Khi em nhìn lên ánh mắt thương yêu của Bác, em thầm hứa sẽ học tập chăm ngoan để Bác vui lòng. b. Câu thừa thành phần. Là những câu có thành phần lặp lại không cần thiết. Không phổ biến bằng câu thiếu thành phần nhưng câu thừa thành phần cũng không hiếm trong bài viết của học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do các em có thói quen mang lời nói vào bài viết. Ví dụ 1: Mẹ em đó là người rất dịu dàng. Để giúp các em chữa lỗi được câu này, tôi đã yêu cầu các em đặt các hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu. Các em đã tìm ra được bộ phận chủ ngữ là mẹ em, vị ngữ là người rất dịu dàng. Vậy lúc này các em nhận ra từ đó không thuộc bộ phận gì trong câu. Tôi khẳng định luôn cho học sinh rằng từ đó là thành phần thừa trong câu. Vì khi ta bỏ từ đó đi nội dung của câu không thay đổi. Ví dụ: Mẹ em là người rất dịu dàng. Ví dụ 2: Quyển sách Tiếng việt lớp 5 đối với em là người bạn thân thiết của em. Đến ví dụ này các em cũng biết tự đặt các câu hỏi để tìm ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu và nhận ra được bộ phận thừa là đối với em rồi sửa lại câu cho đúng. Sau đó tôi tiếp tục đưa ra một số ví dụ để học sinh luyện tập củng cố. Ví dụ 3: Em biết rõ hơn nhất công ơn của mẹ. Ví dụ 4: Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp. Qua ví dụ 3 và ví dụ 4, tôi thấy các em đã nhận diện ra được thành phần thừa của câu một cách nhanh và chính xác. c. Câu không phân định rõ thành phần.(Còn gọi là câu có kết cấu rối, nát) Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp. Trước hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói mà không phân cắt được trong tư duy ra từng lời nói rạch ròi. Học sinh viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài không tìm cách tổ chức sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi rất nặng, rất khó chữa, phải trao đổi với học sinh trực tiếp mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa câu cho đúng. Khi viết đoạn văn, bài văn học sinh lớp tôi còn mắc lỗi về câu không xác định được thành phần. Ví dụ 1: Em lưỡng lự rất muốn đi chơi rất lâu cùng các bạn. Khi gặp
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nhan_dien_va_khac_phuc_cac_dang_loi_viet_ca.doc