Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở trường thcs Xuân thắng, huyện Thường Xuân

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở trường thcs Xuân thắng, huyện Thường Xuân

 Lịch sử là một khoa học chuyên nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Học lịch sử là để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình, để chúng ta biết được tổ tiên, cha ông đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng nên đất nước như ngày hôm nay. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

 Xuân Thắng là một xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận lợi. Đối tượng học sinh đa phần là con em dân tộc thiểu số. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của các trường học nữa. Học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Tuy nhiên các em học sinh trường THCS Xuân Thắng lại hết sức bỡ ngỡ với công nghệ thông tin. Một số học sinh đã biết tiếp cận thông tin từ nguồn internet nhưng là để phục vụ nhu cầu giải trí, học sinh thường lên mạng xã hội như zalo, facebook để nói chuyện phiếm mà không biết dùng mạng để tìm hiểu những kiến thức phục vụ việc học. Là một giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi rất băn khoan, trăn trở về vấn đề học lịch sử của các em. Làm thế nào để các em không "quay lưng" với lịch sử, làm thế nào để các em yêu thích, có hứng thú khi học các tiết lịch sử. Đó là cả một vấn đề đặt ra cho cả cô và trò. Trò thì phải hứng thú, say mê, yêu thích lịch sử. Cô thì phải phát huy được tính tích cực ở trò, khơi được niềm đam mê với môn học. Trong quá trình giảng dạy, tôi cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp về những kinh nghiệm giảng dạy bộ môn, đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua từng tiết học. Đối với học sinh lớp 6, các em mới chuyển cấp từ tiểu học sang cấp THCS, nên hết sức bở ngỡ với phương pháp học tập mới, nhất là bộ môn Lịch sử lại là một môn học độc lập. Nếu ngay từ đầu lớp 6, giáo viên hình thành cho các em những kỹ năng, phương pháp học tập tích cực thì chắc chắn khi lên các lớp lớn hơn, các em sẽ được trang bị những phương pháp, những kỹ năng khi học tập, từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn, có hứng thú trong từng tiết học lịch sử.

 

doc 21 trang thuychi01 36184
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở trường thcs Xuân thắng, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 Ở TRƯỜNG THCS XUÂN THẮNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Thắng,
Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục lục
Trang
1. Mở đầu
01
1.1. Lý do chọn đề tài
01
1.2. Mục đích nghiên cứu
02
1.3. Đối tượng nghiên cứu
02
1.4. Phương pháp nghiên cứu
02
2. Nội dung sáng kiến
02
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
02
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
03
2.3. Các biện pháp tiến hành
05
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
18
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
	THCS: Trung học cơ sở
	H: Hình
	Tr: Trang
	SGK: Sách giáo khoa
	LS 6: Lịch sử 6
	HS: Học sinh
	GV: Giáo viên
	1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Lịch sử là một khoa học chuyên nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Học lịch sử là để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình, để chúng ta biết được tổ tiên, cha ông đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng nên đất nước như ngày hôm nay. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
 Xuân Thắng là một xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận lợi. Đối tượng học sinh đa phần là con em dân tộc thiểu số. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của các trường học nữa. Học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Tuy nhiên các em học sinh trường THCS Xuân Thắng lại hết sức bỡ ngỡ với công nghệ thông tin. Một số học sinh đã biết tiếp cận thông tin từ nguồn internet nhưng là để phục vụ nhu cầu giải trí, học sinh thường lên mạng xã hội như zalo, facebook để nói chuyện phiếm mà không biết dùng mạng để tìm hiểu những kiến thức phục vụ việc học. Là một giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi rất băn khoan, trăn trở về vấn đề học lịch sử của các em. Làm thế nào để các em không "quay lưng" với lịch sử, làm thế nào để các em yêu thích, có hứng thú khi học các tiết lịch sử... Đó là cả một vấn đề đặt ra cho cả cô và trò. Trò thì phải hứng thú, say mê, yêu thích lịch sử. Cô thì phải phát huy được tính tích cực ở trò, khơi được niềm đam mê với môn học. Trong quá trình giảng dạy, tôi cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp về những kinh nghiệm giảng dạy bộ môn, đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua từng tiết học. Đối với học sinh lớp 6, các em mới chuyển cấp từ tiểu học sang cấp THCS, nên hết sức bở ngỡ với phương pháp học tập mới, nhất là bộ môn Lịch sử lại là một môn học độc lập. Nếu ngay từ đầu lớp 6, giáo viên hình thành cho các em những kỹ năng, phương pháp học tập tích cực thì chắc chắn khi lên các lớp lớn hơn, các em sẽ được trang bị những phương pháp, những kỹ năng khi học tập, từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn, có hứng thú trong từng tiết học lịch sử. 
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển giáo dục toàn diện, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử, từ thực tế về đối tượng học sinh ở Trường THCS Xuân Thắng, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến đối tượng học sinh lớp 6, lớp đầu cấp học, các em vừa chuyển từ cấp tiểu học sang cấp THCS, các em được làm quen với phương pháp học mới nên ngay từ khi bước vào lớp 6, lớp đầu cấp, giáo viên phải hình thành cho các em phương pháp, kỹ năng học tập bộ môn khoa học lịch sử và tạo hứng thú cho các em trong từng tiết dạy. Vì vậy tôi đã rút ra “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở Trường THCS Xuân Thắng". Giúp các em vừa nắm kiến thức một cách nhanh chóng, vừa hình thành các kỹ năng khi học lịch sử, từ đó các em yêu thích và có hứng thú với lịch sử và không quay lưng lại với lịch sử. Xem lịch sử như một nhu cầu thiết thực của cuộc sống, nó cũng quan trọng không kém bộ môn Toán hay môn Văn. Đồng thời góp phần thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong bộ môn lịch sử trong trường THCS.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Làm cho tiết học bớt khô khan, không nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động. Làm cho học sinh thêm yêu thích, có hứng thú khi học lịch sử. 
	Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THCS Xuân Thắng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 6 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Xuân Thắng.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các loại tài liệu, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục. Các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS. Tìm hiểu thực trạng về vấn đề dạy và học Lịch sử hiện nay ở các trường phổ thông. Tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm và những biện pháp tích cự giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học lịch sử trên lớp.
	Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh lớp 6A và lớp 6B trường THCS Xuân Thắng. Quan sát thái độ học tập của học sinh, thực trạng học sinh ngại học môn Lịch sử, không hứng thú với bộ môn này. Lấy phiếu thăm dò về sự yêu thích và hứng thú của các em đối với các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Từ đó tôi áp dụng những một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Lịch sử, thông qua việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, áp dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy, dạy theo chủ đề tích hợp liên môn... Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học trên đã giúp học sinh hứng thú hơn và say mê học lịch sử, chất lượng đại trà của môn Lịch sử được nâng lên. 
	Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh được bắt đầu bằng quan sát (tri giác) tài liệu, từ đó nhớ, hình dung lại để hình thành những mối liên hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức các em những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử đã được tri giác. Song để hiểu sự kiện, hiện tượng quá khứ, phải tìm ra bản chất của chúng, tức là hình thành khái niệm lịch sử. Muốn làm được việc này phải thông qua các thao tác tư duy như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợpvạch ra dấu hiệu bản chất. Quá trình này không tự diễn ra mà đòi hỏi phải có sự kích thích nhất định cho tư duy. Yêu cầu tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng quá khứ là những biểu hiện của những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác. Chính các câu hỏi “như thế nào?”, “tại sao?” sẽ kích thích óc tìm tòi, sự phân tích, so sánh và khái quát hoá của học sinh.  Như vậy, trong các hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh (tri giác, nhớ, hình dung, tưởng tượng, tư duy) thì tư duy có vai trò quan trọng. Nếu không có hoạt động của tư duy thì không thể nhận thức được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
	Đối với các em lớp 6 bước vào môi trường học tập mới còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc học tập, kiểm tra đánh giá có nhiều điểm khác biệt so với chương trình tiểu học, vì vậy người dạy cần hướng các em đi đúng hướng, nếu không các lớp học tiếp theo việc học tập bộ môn sẽ không đạt kết quả theo mong muốn. Phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai...) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện...). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Để giúp các em học tốt, tiếp thu nhanh và nhớ lâu thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập của các em, để các em tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép. Vì vậy việc khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Ngày nay giới trẻ ngày càng không mấy hứng thú với lịch sử, nhất là học sinh phổ thông, các em đều cho rằng lịch sử là môn phụ, không quan trọng như các môn Toán, Lý, Hóa, Văn... nên có thái độ xem nhẹ, thờ ơ trong việc học. Phụ huynh thường hướng con em mình học những môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Ngoại ngữ để sau này thi vào Đại học và ra trường dễ tìm việc làm. Thời gian gần đây, tình trạng học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử ngày càng gia tăng. Thực tế là điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học môn Lịch sử rất thấp, rất ít học sinh phổ thông đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Ðiều này đã làm dư luận ngày càng quan tâm việc dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ thông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: sách giáo khoa còn nặng nề về kiến thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự thu hút học sinh... Vấn đề cốt yếu là bây giờ chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới môn Lịch sử, làm sao để môn học này thực sự thu hút học sinh. Làm thế nào để môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó giúp học sinh yêu thích, say mê học tập, nâng cao dần chất lượng bộ môn.
Giáo viên, đa số giáo viên ở các trường THCS đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn lịch sử đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã sử dụng triệt để các thiết bị và đồ dùng dạy học như : Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim, video, máy chiếu  vào bài giảng, giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh khi học lịch sử. Nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy. Bên cạnh đó vẫn còn có giáo viên (đặc biệt là giáo viên đang công tác tại các vùng khó khăn) vẫn chưa áp dụng phương pháp dạy học tích cực mà vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, “thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép”, vô tình làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội tri thức. Hoặc trong việc sử dụng đồ dùng, bài nào có đồ dùng (tranh ảnh, lược đồ, bảng phụ) có trong thư viện thì giáo viên dùng, không có thì “dạy chay” mà không tự tạo, tìm kiếm và làm thêm để phục vụ cho bài giảng. Do đó không tạo được hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy, không hình thành được các kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện ... tiết học trở nên khô khan và các em sẽ xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn lịch sử.
Học sinh, đa phần các em đều ham học và yêu thích bộ môn lịch sử. Nhưng bên cạnh đó rất nhiều em không thích bộ môn này và cho rằng đây là môn phụ, thiên về học thuộc và ghi nhớ một cách máy móc các sự kiện. Với học sinh ở trường THCS Xuân Thắng, các em đa phần thuộc diện hộ nghèo, cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm nên việc học hành của các em chưa thực sự được coi trọng. Các em đi học chỉ với mục đích là để biết cái chữ, biết đọc, biết viết, chứ chưa xác định được đi học là để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, tri thức mới. Trong quá trình giảng dạy học sinh khối 6, tôi nhận thấy học sinh mới vào đầu cấp, chưa có phương pháp học tập chủ động tích cực, chưa có ý thức tự giác, niềm say mê khi học tập. Các em vẫn chỉ coi trọng và chú ý đến môn Văn và Toán. Còn tất cả các môn khác đều cho là môn phụ, không cần học. Dẫn đến việc xác định mục đích học tập là chưa có, nhất là đối với môn Lịch sử. 
Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ động, học vẹt, khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó, o ép phải nhận kiến thức cho nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em không nhớ, hay quên mất một số từ đầu câu thì sẽ quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm thế nào các em học sinh không thụ động, có hứng thú say mê học tập, nắm được kiến thức lịch sử. Qua quá trình giảng dạy ở trường, tôi đã rút ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử.
Qua hơn 09 năm giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Xuân Thắng tôi nhận thấy với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ đã góp phần làm thay đổi cách dạy của giáo viên, cách học học sinh có phần khởi sắc. Bản thân không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề. 
Từ những thực trạng trên. Nhằm tạo niềm say mê, hứng thú học tập, đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc học tập Lịch sử. Tôi đã rút ra và áp dụng “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở Trường THCS Xuân Thắng" nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh.
Chất lượng học sinh đầu học năm học 2016 - 2017 như sau:
Lớp 
Sĩ số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
34
03
8,8
12
35,3
11
32,4
08
23,5
0
0
6B
34
02
5,9
10
29,4
14
41,2
08
23,5
0
0
2.3. Các biện pháp đã tiến hành 
	2.3.1. Biện pháp giới thiệu bài mới thông qua việc đặt vấn đề. 
Biện pháp này nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự hấp dẫn cho cả một tiết học và cả quá trình học tập lịch sử. Biện pháp này áp dụng cho tất cả các bài học mới trong chương trình lịch sử lớp 6, việc này thực hiện ở phần giới thiệu bài mới hoặc chuyển các mục, kết thúc bài học định hướng các nội dung kế tiếp liên quan. Khi vào bài, giáo viên cần phải giới thiệu, dẫn dắt học sinh vào bài mới để gây sự chú ý cho các em đồng thời tạo tình huống để học sinh suy nghĩ, theo dõi nội dung bài học. Có thể tạo tình huống bằng các câu hỏi, bằng câu chuyện vui vv... Biện pháp này áp dụng cho tất cả các bài học trong chương trình lịch sử.
Cụ thể ở bài 3: Xã hội nguyên thủy (SGK-LS 6; Tr.8). Khi giới thiệu bài mới GV có thể nêu vấn đề để thu hút học sinh như sau: Các em có thấy tò mò muốn biết con người có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện từ bao giờ không? Chắc hẳn tất cả HS sẽ đồng loạt nói là "có ạ". Vậy hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học mới để tìm hiểu xem con người chúng ta có nguồn gốc từ đâu, và từ khi nào? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào? Với cách đặt vấn đề này, sẽ tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học, các em sẽ rất tò mò tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu các em sẽ rất tích cực suy nghĩ để tìm câu trả lời khi giáo viên đưa ra.
Ở bài 6: Văn hóa cổ đại (SGK-LS 6; Tr.16). Sau khi kiểm tra bài cũ. Giáo viên đặt vấn đề để thu hút HS: Các em có tò mò muốn biết chữ mà các em đang viết (a,b,c...) và chữ số 0, 1, 2, 3... được ra đời từ khi nào? Quốc gia (dân tộc) nào trên thế giới đã sáng tạo ra chữ viết và chữ số đó không? Hôm nay cô trò chúng mình cùng đi tìm đáp án qua nội dung bài học hôm nay nhé. 
Ở bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta (SGK-LS 6; Tr.22). GV có thể lấy ngay câu thơ của Hồ Chí Minh ở cuối bài để làm câu đặt vấn đề 
	" Dân ta phải biết sử ta,
	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam "
Các em có biết "gốc tích", nguồn gốc của nước Việt Nam ta được bắt nguồn từ khi nào? Dựa vào đâu để ta biết được gốc tích đó?...
Tương tự ở bài 12: Nước Văn Lang (SGK-LS 6 Tr. 35). GV cũng lấy câu danh ngôn cuối bài của Hồ Chí Minh để đặt vấn đề vào bài mới
	" Các vua Hùng đã có công dựng nước
	Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước "
Các em đã được nghe kể hoặc đọc nhiều câu truyện truyền thuyết về các đời vua Hùng. Vậy các em có biết các vua Hùng sống cách ngày nay bao nhiêu năm và đã xây dựng nước ta như thế nào? ...
Hay ở các bài về các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến như
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng (năm 40) (SGK - LS6; Tr47).
Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (SGK - LS6; Tr55). 
Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (SGK - LS6; Tr73). 
Ở các bài này có những nhân vật Lịch sử nổi tiếng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền các em đã được tìm hiểu, học ở bậc tiểu học nên tôi sẽ sử dụng hình ảnh các nhân vật để đặt vấn đề. 
Hình ảnh: Hai Bà Trưng ra trận
Hình ảnh: Bà Triệu ra trận
Hình ảnh: Ngô Quyền chỉ huy trận đánh trên sông Bạch Đằng
Các em hãy cho biết hình ảnh này đang nói về nhân vật và sự kiện lịch sử nào? HS trả lời xong, GV giới thiệu bài học mới để tạo sự hứng thú, hình dung nội dung bài học.
2.3.2. Biện pháp hợp tác nhóm, thảo luận nhóm.
	Hợp tác nhóm, thảo luận nhóm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức trong học tập, trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức. Nâng cao tính tích cực của học sinh.
	Tôi đã áp dụng biện pháp này đối với nhiều bài trong chương trình Lịch sử 6. Một số bài ví dụ cụ thể như sau:
 Bài 3: Xã hội nguyên thủy GV: Giới thiệu H5 - Người tối cổ và người tinh khôn (SGK - LS6; Tr9), GV yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kênh chữ, cho biết sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn ở điểm nào? GV chia lớp thành các nhóm, hai bàn một nhóm để thảo luận rồi trình bày kết quả của nhóm mình và ghi kết quả vào phiếu học tập sau:
Đặc điểm
Người tối cổ
Người tinh khôn
 Dáng đi
 Khuôn mặt
 Cơ thể
 Bàn tay
 Thể tích sọ não
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét và trình chiếu kết quả để cho HS so sánh.
Giáo viên giúp học sinh phân biệt sự khác biệt, đó là những yếu tố cơ bản giúp Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn.
 	Bài 6: Văn hóa cổ đại.
	Sau khi kiểm tra bài cũ. Giáo viên đặt vấn đề để thu hút HS: Các em có tò mò muốn biết chữ mà các em đang viết (a,b,c...) và chữ số 0, 1, 2, 3... được ra đời từ khi nào? Quốc gia (dân tộc) nào trên thế giới đã sáng tạo ra chữ viết và chữ số đó không? Hôm nay cô trò chúng mình cùng đi tìm đáp án qua nội dung bài học hôm nay nhé. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : Nhóm 1
GV: Tổ chức hướng dẫn cho HS thảo luận. Sử dụng bảng phụ (bảng 1- Mẫu bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại của phương Đông). Treo bảng.
? Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại của phương Đông. (Hoàn thành vào bảng 1)
HS: Thảo luận nhóm : Cử Đại diện lên bảng trình bày. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
GV: Theo dõi, trợ giúp.
GV: Hướng dẫn HS xem chữ tượng hình. Hình 11- SGK.
? Chữ tượng hình là gì? 
HS: Quan sát hình 11- SGK. Trả lời theo SGK.
GV: Bổ sung. Chữ tượng hình Ai Cập ra đời 3500 TCN .
? Chữ viết của người phương Đông được viết trên chất liệu gì? 
HS: Trả lời theo SGK.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H.12,13 SGK. Giới thiệu đó là những kỳ quan của Thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Cả lớp/nhóm. 
GV: Tổ chức hướng dẫn cho HS thảo luận. Sử dụng bảng phụ (bảng 2- Mẫu bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại của phương Tây). Treo bảng.
? Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại của phương Tây. (Hoàn thành vào bảng 2).
HS: Thảo luận à rút ra nội dung. 
HS: Trình bày kết quả thảo luận trên bảng. 
GV: Theo dõi, trợ giúp.
GV: Hướng dẫn HS quan sát Hình 14, 15- SGK.
HS: Quan sát H.14,15 SGK.
? Em có nhận xét gì về những thành văn hóa cổ đại? Em cần phải làm gì để bảo vệ những thành tựu văn hóa ở Việt Nam ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Kết luận. Chúng ta đang thừa hưởng những thành tựu văn hóa của ông cha để lại, cần quí trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.doc