Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, của khoa học, con người cũng cần phải được trang bị lượng kiến thức đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, mục tiêu đầu tiên của giáo dục phải đào tạo ra những con người, phát triển toàn diện. Chính vì vậy, chương trình giáo dục không chỉ đi sâu vào hai môn Toán và Tiếng Việt mà còn chú trọng các môn khác như: Âm nhạc, Đạo đức, Tự nhhiên và Xã hội và phải bắt đầu từ giáo dục Tiểu học. Trong giáo dục Tiểu học mỗi môn học có một vị trí quan trọng riêng.
Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Thông qua những kiến thức khoa học cơ bản được trình bày đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em hình thành được tư duy lôgic mang tính khoa học, những năng lực cần thiết khác để các em có thể ứng xử hợp lý trong cuộc sống.
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản cần thiết và tối thiểu về cơ thể con người, một số cây, con vật phổ biến giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về gia đình, trường học, cộng đồng, một số hiện tượng tự nhiên về thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét
Tuy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung (lớp 1 nói riêng) có vai trò đặc biệt như vậy nhưng còn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới môn học. Từ đó, chất lượng môn học chưa cao, giờ học tẻ nhạt, đơn điệu, học sinh tiếp thu bài thụ động, việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội chưa được coi trọng.
Thực hiện việc đổi mới trong giảng dạy, giúp học sinh học có hiệu quả môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1” tại lớp 1C - Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy do tôi chủ nhiệm. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp giúp các em nắm nội dung bài chắc chắn, sâu sắc, giờ học có hiệu quả, nhẹ nhàng, học sinh được “Học mà chơi - Chơi mà học”.
MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. PHẦN NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2.Thực trạng của vấn đề 3 2.3.Giải pháp thực hiện 4 2.3.1. Sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học có hiệu quả 4 2.3.2 Khai thác vốn hiểu biết của học sinh 6 2.3.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 8 2.3.3.1. Phương pháp quan sát 8 2.3.3.2. Phương pháp hỏi đáp 9 2.3.3.3. Tổ chức trò chơi học tập 10 2.3.4. Lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp 12 2.3.4.1. Hình thức dạy học trong lớp 13 2.3.4.2. Hình thức dạy học ngoài lớp 13 2.4.Kết quả 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, của khoa học, con người cũng cần phải được trang bị lượng kiến thức đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, mục tiêu đầu tiên của giáo dục phải đào tạo ra những con người, phát triển toàn diện. Chính vì vậy, chương trình giáo dục không chỉ đi sâu vào hai môn Toán và Tiếng Việt mà còn chú trọng các môn khác như: Âm nhạc, Đạo đức, Tự nhhiên và Xã hội và phải bắt đầu từ giáo dục Tiểu học. Trong giáo dục Tiểu học mỗi môn học có một vị trí quan trọng riêng. Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Thông qua những kiến thức khoa học cơ bản được trình bày đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em hình thành được tư duy lôgic mang tính khoa học, những năng lực cần thiết khác để các em có thể ứng xử hợp lý trong cuộc sống. Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản cần thiết và tối thiểu về cơ thể con người, một số cây, con vật phổ biến giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về gia đình, trường học, cộng đồng, một số hiện tượng tự nhiên về thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét Tuy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung (lớp 1 nói riêng) có vai trò đặc biệt như vậy nhưng còn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới môn học. Từ đó, chất lượng môn học chưa cao, giờ học tẻ nhạt, đơn điệu, học sinh tiếp thu bài thụ động, việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội chưa được coi trọng. Thực hiện việc đổi mới trong giảng dạy, giúp học sinh học có hiệu quả môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1” tại lớp 1C - Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy do tôi chủ nhiệm. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp giúp các em nắm nội dung bài chắc chắn, sâu sắc, giờ học có hiệu quả, nhẹ nhàng, học sinh được “Học mà chơi - Chơi mà học”. 1.2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Một, phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1. - Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong tiết Tự nhiên và Xã hội . 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. - Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 1C - Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy 1.4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lí luận Chúng ta ai cũng biết lớp 1 là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học, là lớp thừa hưởng trực tiếp kết quả học tập của trẻ từ mẫu giáo lên. ở mẫu giáo, các em học theo cách “Chơi để học - Vui chơi là hoạt động chủ đạo”. Nhưng vào lớp 1, hoạt động học tập được chuyển dần sang chủ đạo, học tập trở thành hoạt động chính của trẻ. Môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học khá mới mẻ với các em lớp 1. Vậy dạy môn học này thế nào để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không áp đặt. Học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức làm phong phú cuộc sống của bản thân phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày một các hợp lý. Để làm được điều đó, mỗi khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị tổ chức các hình thức, phương pháp dạy học thích hợp nhằm thu hút học sinh hứng thú với hoạt động học mà không bị hụt hẫng - học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, được “học mà chơi - chơi mà học” phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Đây là việc làm cần thiết giúp cho Môn học Tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả cao. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1.Cách dạy coi trọng vai trò truyền đạt thông tin của giáo viên: Đây là kiểu dạy học theo phương pháp truyền thống giáo viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động dạy với một chức năng duy nhất là truyền đạt kiến thức trong SGK. Với cách dạy học này, học sinh tiếp thu bài một cách thụ dộng, học sinh ngồi nghe và ghi nhớ kiến thức, về nhà học thuộc sau đó tái diễn lại. Với cách này, giờ học trầm và không hiệu quả. 2.2.2 Cách dạy coi trọng hoạt động học của học sinh: Giáo viên là người hướng dẫn gợi mở, học sinh tự khám phá kiến thức. Song trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa linh hoạt tổ chức các hình thức giảng dạy nên tiết học khô khan, thiếu phong phú. Hiểu được điều này nên trong thực tế giảng dạy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tiết học Tự nhiên và Xã hội trở nên nhẹ nhàng, không khô cứng, học sinh hăng hái chủ động tham gia vào quá trình học. Học sinh hứng thú mong muốn học Tự nhiên và Xã hội. Đây quả là một việc khó, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, tâm huyết với nghề, có lòng hăng say nhiệt tình công tác, nghiên cứu kỹ tài liệu. Đáp ứng sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, từ thực tế giảng dạy, tôi đã tìm ra được “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1”. 2.3. Giải pháp thực hiện 2.3.1. Sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học có hiệu quả: 2.3.1.1.Đồ dùng dạy học: Học sinh tiểu học tư duy vẫn chủ yếu là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” (Lê-nin). Đặc biệt với đối tượng học sinh lớp 1, vừa từ mẫu giáo lên, do vậy tư duy của các em là tư duy cụ thể. Nên đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết học. Đồ dùng môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm: tranh, ảnh, thẻ từ, bảng nhóm, vật thật. 2.3.1.1.1. Đồ dùng là tranh ảnh: Trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, mỗi bài đều có tranh minh họa với màu sắc đẹp và hấp dẫn. Bên cạnh đó, tôi và học sinh sưu tầm nhiều tranh ảnh phục vụ cho bài dạy, tranh đảm báo tính thẩm mỹ, to, rõ ràng, màu sắc phù hợp với trẻ. Ví dụ : Khi dạy bài 23: “Cây hoa” Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: + HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK. + Biết ích lợi của việc trồng hoa. - Cách tiến hành: + Giáo viên chia nhóm 4 học sinh. Giúp đỡ kiểm tra hoạt động thảo luận của HS. + HS quan sát tranh, một HS đọc câu hỏi một HS trả lời, những HS khác bổ sung. + Kiểm tra kết quả của hoạt động. - Sau khi học sinh kể tên các loại hoa có trong bài, tôi yêu cầu học sinh kể tên các loại hoa khác mà em biết (dựa vào tranh ảnh mà các em chuẩn bị). Tiếp theo giáo viên đưa ra tranh ảnh về một số loại hoa và yêu cầu học sinh nên tên. Từ đó giúp học sinh mở rộng hiểu biết và biết được nhiều loại hoa qua tranh ảnh sưu tầm. 2.3.1.1.2. Đồ dùng là vật thật Ngoài những đồ dùng là tranh ảnh, sang phần Tự nhiên, học sinh được tìm hiểu về một số cây rau, hoa, các con vật. Nhìn vào vật thật, học sinh dễ nêu đặc điểm qua quan sát. Ở hoạt động 1: Quan sát con cá được mang đến lớp Mục tiêu: Học sinh nhận ra các bộ phận của con cá. Mô tả con cá bơi và thở như thế nào? Tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá theo nhóm 4 thật kỹ và trả lời các câu hỏi sau : Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá. Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi? Cá thở như thế nào? Bước 2: Học sinh quan sát và mô tả những gì các em nhìn thấy. Với câu hỏi 1, học sinh có thể quan sát tranh ảnh con cá cũng có thể trả lời được: Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây. Nhưng nếu chỉ quan sát tranh ảnh thì học sinh khó có thể trả lời câu hỏi 2 và 3. Vì vậy, việc quan sát trực tiếp con cá giúp học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức để đi đến thống nhất câu trả lời: Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. Cá thở bằng mang (cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng, nước chảy qua các mang cá, ôxy tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ôxy để thở. Ví dụ 2: Khi dạy bài 22: “ Cây rau” Hoạt động 1: Quan sát cây rau. - Mục tiêu của hoạt động này là: + Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau. + Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác. - Tôi đã tiến hành như sau: Chia học thành các nhóm đôi, hướng dẫn học sinh quan sát cây rau mang đến lớp và trả lời các câu hỏi: + Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau mang đến lớp? Trong đó, bộ phận nào ăn được? + Em thích ăn rau nào? Sau đó, tôi gọi học sinh trình bày. Từ việc quan sát cây rau, học sinh chủ động, tích cực quan sát và trao đổi với bạn để đi đến thống nhất câu trả lời như: các cây rau đều có rễ, thân, lá. HS nêu được các bộ phận của rau ăn được: + Các loại rau ăn lá: bắp cải, xà lách,... + Các loại rau ăn lá và thân: rau muống, rau cải,... + Các loại ra ăn rễ: củ cải, cà rốt,... + Các loại rau ăn thân: xu hào,... + Các loại rau ăn quả: cà chua, su su, đậu, bí. mướp, dưa chuột,... + Các loại rau ăn hoa: súp lơ, thiên lí, ... 2.3.1.2. Các thiết bị dạy học hiện đại: 1.3.1.2.1. Băng đĩa Ngày nay khoa học phát triển, việc sử dụng băng đĩa không quá khó khăn, nó giúp cho giáo viên cung cấp cho học sinh những tư liệu làm phong phú kiến thức bài học, hơn nữa nó giúp cho học sinh có thêm hứng thú trong học tập, tạo sự mới lạ trong giảng dạy. Ví dụ : Khi dạy bài 11: “Gia đình” Phần giới thiệu bài: Tôi cho cả lớp nghe bài hát “Cả nhà thương nhau”, sau đó tôi dẫn dắt học sinh vào bài. Sau khi cho học sinh tìm hiểu hoạt động 1 và hoạt động 2, đến hoạt động nghỉ giải lao, tôi cho cả lớp nghe và hát bài “Ba ngọn nến lung linh”. Khi học sinh nghe và hát xong, học sinh thoải mái, tiếp thu kiến thức bài được tốt hơn. 2.3.1.2.2. Máy chiếu Projector: Tôi đã kết hợp với máy tính, sử dụng giáo án điện tử, sử dụng phần mềm Powerpoint tạo các slide và dùng Projector trình chiếu. Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Ôn tập: Xã hội” Tôi đã thiết kế bài giảng điện tử Như vậy để giờ học tự nhiên, sinh động giúp học sinh yêu thích môn học thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phải công phu và phong phú về thể loại. Nó quyết định rất lớn đến thành công của tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học của giáo viên và học sinh là điều kiện rất tốt để tiết học thành công. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinh khi tìm hiểu bài. 2.3.2. Khai thác vốn hiểu biết của học sinh Để phấn đấu đạt được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, cần tăng cường tính chủ động nhận thức của học sinh. Người giáo viên phải biết dẫn dắt học sinh dựa vào kinh nghiệm cá nhân và vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thức. Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Con mèo” Khi học bài này, học sinh đã học qua bài “Con gà”, “Con cá”. các em đã biết cách quan sát con vật, biết tự nêu câu hỏi và quan sát để trả lời. Nhiều gia đình có nuôi mèo nên các em có hiểu biết về mèo khá phong phú. Tôi thiết kế bài này làm 3 hoạt động. Trong đó, hoạt động thứ nhất có sử dụng đến vốn kiến thức và sự hiểu biết đã có của học sinh. Đó là: Hoạt động 1: Quan sát con mèo * Mục tiêu: Học sinh biết các bộ phận của con mèo * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát: 1 học sinh đọc câu hỏi trong SGK Con mèo có lông màu gì? (Chỉ nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo) Học sinh quan sát theo nhóm đôi và mô tả con mèo với bạn (1 học sinh hỏi - 1 học sinh trả lời). Gọi một số học sinh lên chỉ tranh phóng to và trình bày. Hỏi: Khi vuốt ve bộ lông mèo, em thấy thế nào ? - Giáo viên kết luận: Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Toàn thân được phủ một lớp lông mềm và mượt. Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Thời tiết” + Học sinh ra ngoài trời, quan sát kỹ bầu trời và cảnh vật. Học sinh đã được học các dạng của thời tiết nên tôi đặt câu hỏi: Bầu trời như thế nào? (2 học sinh trả lời) Trời có gió không? Vì sao con biết? (1 học sinh trả lời) Hãy nói về thời tiết ngày hôm nay (2 học sinh trả lời) Cũng trong bài này, học sinh được tham gia một hoạt động nữa là: Thu thập và trình bày những câu ca dao, tục ngữ về thời tiết để khai thác sự hiểu biết của các em (Tôi đã cho học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp). Học sinh đọc cho nhau nghe trong nhóm, sau đó đọc trước lớp những câu ca dao, tục ngữ mình thu thập được: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Ráng mỡ gà ai có nhà phải chống. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu những câu tục ngữ các em vừa nêu. Việc chú ý đến khai thác những hiểu biết về vốn sống của học sinh khi xây dựng kế hoạch dạy học đối với từng bài là việc làm cần thiết. Nó giúp học sinh vận dụng kiến thức dã có để khám phá, tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. Từ đó, học sinh hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực. 2.3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy chính giáo viên là người quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa thày và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm cho thấy, trong một bài giảng thành công không bao giờ chỉ dùng một phương pháp mà phải phối hợp nhiều phương pháp, các phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống một cách hợp lý. Người giáo viên cần phải: Nắm chắc cách dạy từng nhóm phương pháp. Từ đó có sự lựa chọn thích hợp để các phương pháp bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với nội dung, hình thức dạy học tương ứng. 2.3.3.1. Phương pháp quan sát: Hoạt động quan sát về cơ sở khoa học là hoạt động nguồn gốc, là phương tiện nhận thức và phát huy trí lực con người. Trong dạy học, phương pháp quan sát là cách thức cho học sinh sử dụng thị giác và phối hợp với các giác quan khác để tiếp nhận thông tin. Ở lớp 1, phương pháp này dùng trong hầu hết các bài học Tự nhiên và Xã hội. Học sinh lớp 1 hầu hết chưa biết cách quan sát. Vì vậy, giáo viên cần: * Yêu cầu khi quan sát: Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự (đi từ tổng thể đến chi tiết, quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong). Ví dụ, quan sát cây hoa: Tổng thể: Là các bộ phận chính. Chi tiết: Bông hoa như thế nào (nêu màu sắc, hình dáng, hương thơm). Để sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào đối tượng quan sát một cách có mục đích. * Mục đích quan sát: Quan sát phải có mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Trong quá trình quan sát, giáo viên cần đặt những câu hỏi ngắn và rõ ràng để hướng dẫn học sinh tập trung vào kiến thức cần tìm kiếm. Ví dụ: - Hãy quan sát cây hoa, nhìn kỹ từ gốc đến ngọn rồi chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cây hoa. Bông hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn và ngắm. * Trong quá trình quan sát, học sinh phải được nói với các bạn, hỏi bạn, thảo luận với bạn về kết quả quan sát rồi tự rút ra kết luận. Giáo viên luôn chú ý giúp đỡ, uốn nắn động viên học sinh kịp thời khi các em thực hành quan sát. - Khi quan sát cây hoa rồi bông hoa, các em được giới thiệu các bộ phận của cây hoa với bạn, hỏi bạn (Ví dụ: Cây hoa có những bộ phận nào? Bạn hãy chỉ và nêu tên các bộ phận đó?). - Nếu học sinh khó khăn trong khi quan sát, giáo viên có thể giúp đỡ bằng các câu hỏi gợi ý. (Ví dụ: Các bông hoa có màu sắc như thế nào? Hình dáng ra sao? Mùi hương của nó có gì đặc biệt?) - Có thể nói, phương pháp này sẽ giúp học sinh được hoạt động một cách đa dạng, tích cực (được nhìn, được ngửi, được nghe ) từ đó thu nhập được nhiều thông tin về bài học. Phương pháp quan sát luôn được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là: 2.3.3.2. Phương pháp hỏi đáp: Đây là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh nhằm khơi gợi, dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp này là công cụ tốt nhất để dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận. Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, tôi luôn chuẩn bị một hệ thống câu hỏi và sắp xếp theo một trình tự logic. Mỗi câu hỏi phải là một bước để dần dần giải quyết những vấn đề do bài đặt ra. Ví dụ: Khi dạy bài “ Công việc nhà” * Hoạt động 1: Học sinh làm việc với SGK để biết được một số công việc ở nhà của những người trong gia đình. Tôi có 2 câu hỏi: Từng người trong mỗi hình làm gì? Hãy nêu tác dụng của mỗi công việc vừa nêu trong cuộc sống gia đình? Dựa trên những thông tin thu thập được qua việc trả lời câu hỏi 1, học sinh rút ra kết luận: Ở nhà mọi người đều làm những công việc khác nhau để làm cho nhà cửa sạch sẽ, vừa thể hiện sự quan tâm giúp đỡ nhau. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Kể tên một số công việc các em thường làm để giúp đỡ gia đình. Tôi dùng hệ thống câu hỏi: Hãy kể cho các bạn nghe về những công việc mà con và những người trong gia đình thường làm (Ai nấu cơm? Ai quét dọn? Ai dạy con học? Ai trông em bé? Ai chơi đùa, nói chuyện với em?) Con cảm thấy thế nào khi làm xong công việc đó? Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tùy theo sức của mình. * Hoạt động 3: Quan sát tranh, giúp học sinh hiểu tác hại của việc không ai quan tâm dọn dẹp nhà ở. Học sinh sẽ quan sát và trả lời câu hỏi: Hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai căn phòng? Em thích căn phòng nào? Tại sao? Câu hỏi 1 có tác dụng gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi tiếp theo. Sau đó học sinh phải sử dụng các kiến thức vừa tìm hiểu được ở hoạt động 1 và cả 2 câu hỏi vừa rồi thì mới trả lời câu hỏi sau: Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, em phải làm gì giúp đỡ bố mẹ? Học sinh dễ dàng nhận thấy: Để có nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ngoài giờ học, cần chăm chỉ làm việc hơn để giúp đỡ bố mẹ. Ví dụ: Khi dạy bài “Ăn uống hàng ngày” * Hoạt động 4: Thảo luận cả lớp để biết phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt? Đây là câu hỏi khó học sinh sẽ lúng túng, không diễn đạt được điều mình hiểu để trả lời. Tôi đã đưa ra 3 câu hỏi phụ: Khi nào chúng ta cần ăn và uống? (Chúng ta cần ăn khi đói và uống khi khát) Hàng ngày, cần phải ăn mấy bữa? Vào lúc nào? (Cần ăn ba bữa chính là sáng, trưa và tối) Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính? (Không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính vì như vậy sẽ làm ta ăn không ngon miệng ở bữa chính) Cuối cùng tôi hỏi: Vậy phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt? Các em trả lời ngay: Cần phải ăn khi đói và uống khi khát, nên ăn ba bữa sáng, trưa và tối. Không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính để bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng). Chúng ta vẫn quen cách học: Người đặt câu hỏi là giáo viên, người trả lời câu hỏi là học sinh. Điều này có thể thực hiện theo chiều ngược lại. Để học sinh tự giác, tích cực hơn trong học tập, tôi khuyến khích các em nêu câu hỏi thắc mắc để cả lớp và giáo viên cùng giải đáp. Hỏi đáp và quan sát là những phương pháp đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh riêng nên cần khai thác hợp lý và sử dụng phối hợp linh hoạt với các phương pháp khác để giờ học hấp dẫn, lý thú để học sinh hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động học tập. 2.3.3.3. Tổ chức trò chơi học tập Việc tổ chức trò chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất qu
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_chu_dong_tich_cuc_cua_ho.doc