Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Vĩnh Ninh

Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Vĩnh Ninh

“ Môi trường là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi đem lại lợi ích cho mọi người, là điều mà tất cả chúng ta đều chia sẻ ”. [ 1 ]

Đúng vậy: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. [ 2 ]. Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hàng ngày, mỗi con người đều cần một không gian nhất định để hoạt động: Nhà ở, nơi nghỉ, không khí, nước uống, lương thực, thực phẩm, đất đai để sản xuất.

Như vậy, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu. Còn ở các nước đang phát triển nhanh, các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên như nấm dẫn đến khí thải, rác thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí. Bên cạnh đó là lượng rác thải trong sinh hoạt ngày của con người quá nhiều nhưng chưa được quan tâm và xử lý tốt.

 Trong những năm gần đây, vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã chỉ ra rằng: Hiệu quả của bất kỳ biện pháp bảo vệ thiên nhiên nào cuối cùng cũng bị chi phối bởi hành vi thái độ cũng như mối quan hệ của con người với thiên nhiên, sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm môi trường và sự suy thoái môi trường.

 

doc 21 trang thuychi01 10763
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Vĩnh Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
“ Môi trường là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi đem lại lợi ích cho mọi người, là điều mà tất cả chúng ta đều chia sẻ ”. [ 1 ]
Đúng vậy: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. [ 2 ]. Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hàng ngày, mỗi con người đều cần một không gian nhất định để hoạt động: Nhà ở, nơi nghỉ, không khí, nước uống, lương thực, thực phẩm, đất đai để sản xuất... 
Như vậy, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu. Còn ở các nước đang phát triển nhanh, các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên như nấm dẫn đến khí thải, rác thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí. Bên cạnh đó là lượng rác thải trong sinh hoạt ngày của con người quá nhiều nhưng chưa được quan tâm và xử lý tốt.
 Trong những năm gần đây, vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã chỉ ra rằng: Hiệu quả của bất kỳ biện pháp bảo vệ thiên nhiên nào cuối cùng cũng bị chi phối bởi hành vi thái độ cũng như mối quan hệ của con người với thiên nhiên, sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm môi trường và sự suy thoái môi trường. 
Chính vì vậy, để giải quyết được vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu thì trước tiên phải thay đổi nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường trong con người. Để có được một môi trường sống trong sạch và tiết kiệm chi phí cho quốc gia thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi, chứ không phải của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cho nên để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là hiệu quả nhất, vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp ở trẻ.
Tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, là giai đoạn đặt nền móng cho những nét cá tính và những phẩm chất đạo đức, nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành cơ sở thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật và con người), là thời kỳ mà khả năng giao tiếp và hành động của trẻ với môi trường xung quanh được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm của mình về thực nghiệm xung quanh, trẻ biết tìm hiểu và căn cứ vào sự đánh giá và hành động của người lớn mà phân biệt điều tốt, xấu, đã biết bộc lộ được cảm xúc, biết điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn.. Vì vậy, để nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thì cần phải giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động trong ngày như: Vui chơi, học tập, lao động... Chính trong các hoạt động này với tư cách là chủ thể hoạt động sẽ hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với môi trường, có mong muốn giữ gìn, bảo vệ môi trường, hình thành ở trẻ một số kỹ năng nhất định trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế việc lựa chọn đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thông qua các hoạt động là một vấn đề đúng đắn và phù hợp.
Như vậy, giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non mà người đóng vai trò trung tâm để chuyển tải những nội dung trên đến với trẻ là các cô giáo mầm non. Nhận thức được điều đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu: “ Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở trường Mầm non Vĩnh Ninh”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm ra một số biện pháp để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có một số kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Vĩnh Ninh nơi tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí, tham khảo trên Internet, tập san có liên quan đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
- Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 5 - 6 tuổi với tổng số học sinh lớp 5 tuổi A1 do tôi chủ nhiệm là 30 trẻ.
+ Điều tra về khả năng nhận thức của trẻ vấn đề môi trường.
+ Tìm hiểu các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
- Phương pháp quan sát: Quan sát nề nếp, hành vi, thói quen của trẻ qua các hoạt động trong ngày. Quan sát thái độ và các phản ứng, hành động của trẻ đối với môi trường. 
- Phương pháp trực quan: Sử dụng hình ảnh, đồ chơi, tranh ảnh, quan sát, xem phim, tham quanGiúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp với trẻ, tạo các tình huống cho trẻ có cơ hội diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường. Đồng thời động viên khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ cảm xúc, thái độ của mình trước vấn đề môi trường.
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Sử dụng các trò chơi, các hoạt động lao động, trải nghiệm. Qua đó trẻ có cơ hội để thực hiện các hành vi của mình đối với môi trường. 
- Tiến hành thử nghiệm các biệp pháp đề xuất.
* Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Thực hành thí điểm 30 trẻ lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm non Vĩnh Ninh.
 	* Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thu thập kết quả thực hiện.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người và sự phát triển kinh tế văn hóa của nhân loại. Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mĩ năm 1896; Luật sông ở Nhật năm 1896.. và đến năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu “ Việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường...” [ 3 ]
Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị được sử dụng trong bảo vệ môi trường mang sắc thái khác. Nghị quyết số 41 – NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “ Bảo vệ môi trường là 1 trong những vấn đề sống còn của nhân loại: là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. [ 2 ]
 Chỉ thị số 36 CTTW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” [ 4 ]. Cùng với luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 3288/ QD BGD&ĐT ngày 02/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường, một số văn bản hướng dẫn kèm theo. 
Đối với bậc học mầm non thì mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đó là: “Trẻ phải được chuẩn bị những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân” [ 5 ]. Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp yêu thương những người gần gũi, xung quanh mình, biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Ngoài ra trẻ còn được trang bị những kiến thức về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương mình, có thói quen sống sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, có phản ứng với hành vi sai của con người như: việc vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, dẫm lên cỏ, bắn giết động vật. Biết yêu quý, gần gũi với thiên nhiên.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường được đưa vào các hoạt động hàng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa những kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày, trong lúc trẻ quan sát, hoạt động vui chơi và lao động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, dần hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi văn minh, vệ sinh đối với trường lớp, nơi công cộng, gia đình của mình ở... Giúp trẻ hiểu được vai trò của môi trường và tác động của môi trường đối với con người biết phản ứng với những hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới môi trường.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Vĩnh Ninh, nơi tôi đang công tác.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 2.2.1. Đặc điểm tình hình
- Trường mầm non Vĩnh Ninh nằm trên địa bàn Thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh. Xã Vĩnh Ninh nằm dọc quốc lộ 45, có diện tích hẹp, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Năm học 2018 – 2019 trường mầm non Vĩnh Ninh có tổng số là 12 phòng học tập trung ở một khu trung tâm và không có khu lẻ, điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đạt yêu cầu. 
+ Tổng số CBGV – NV: 25 ( Trong đó BGH: 3; GV: 21; NV: 1). Giáo
 viên đã có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 21/21 đồng chí, tỷ lệ 100%.
+ Tổng số nhóm lớp: 13 ( Trong đó: 4 nhóm nhà trẻ; 9 nhóm mẫu giáo)
+ Tổng số trẻ: 306 cháu, trong đó nhà trẻ là 66 cháu, mẫu giáo 240 cháu.
Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phương, và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GD-ĐT Vĩnh Lộc. Những năm gần đây, trường mầm non Vĩnh Ninh luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. Đặc biệt là đến 29/5/2018, năm học 2017 – 2018 trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo Thông tư 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014. 
- Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi A1, tổng số cháu là 30 cháu. Bước vào thực nghiệm tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi :
 	- Trong quá trình công tác tôi luôn được sự ủng hộ, sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu của BGH nhà trường và các đồng nghiệp. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đò dùng trang thiết bị và không gian để tôi tiến hành thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm một cách thuận lợi nhất.
 - Trường đã có máy chiếu, ti vi màn hình rộng, đã cài đặt internet và hầu hết giáo viên đã có máy tính xách tay, đây là điều kiện cho giáo viên truyền thụ kiến thức hàng ngày cho trẻ, cho trẻ trực tiếp xem video về vấn đề môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. 
- Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động giáo dục hàng ngày.
 - Bên cạnh đó nhà trường đã tham mưu với UBND xã Vĩnh Ninh xây dựng và sữa chữa phòng học, các phòng chức năng đầy đủ, phòng hiệu bộ, mua sắm bổ xung cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, khuôn viên trường luôn sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp. Vì vậy, đây cũng là những yếu tố thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất. 
- PGD&ĐT Vĩnh Lộc thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề xây dựng trường học an toàn, thân thiện, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường trong trường học. 
- Bản thân là một giáo viên đã có trình độ chuẩn về chuyên môn, luôn nhiệt tình trong công việc, tâm huyết với nghề và mến yêu trẻ, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực và có ý thức xây dựng tập thể. Bản thân luôn thực hiện nghiêm túc các vấn đề vệ sinh môi trường, dọn dẹp phòng nhóm sạch sẽ, ngăn nắp.
- Đối với phụ huynh học sinh, tuy cha mẹ trẻ chủ yếu xuất thân từ nghề nông nhưng đặc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhiệt tình giúp đỡ phối hợp cùng giáo viên, nhà trường để đem đến môi trường học tốt nhất cho trẻ. Phụ huynh thường xuyên đóng góp các nguyên vật liệu tái sử dụng, sách báo cũ để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, quá trình thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm cũng gặp phải một số khó khăn như sau:
- Hằng năm PGD huyện đã mở các chuyên đề về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành GD mầm non nên thời gian các buổi chuyên đề không được nhiều, giáo viên cũng chưa được thực hành trực tiếp nên chất lượng các buổi chuyên đề chưa cao.
- Tuy nhà trường đã chú trọng vào đầu tư phòng nhóm, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tuy nhiên không gian trường còn chật hẹp vì vậy chưa tạo được nhiều không gian mở cho trẻ hoạt động, thực hành lao động giữ gìn vệ sinh môi trường. Hơn nữa là một trường thuộc địa bàn nông thôn, việc cho trẻ tham quan dạo chơi để được khám phá trải nghiệm còn rất hạn chế.
- Trong những năm gần đây ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra rất nhiều chuyên đề cho năm học nhưng ban giám hiệu nhà trường luôn lấy chuyên đề “ Giáo dục bảo vệ môi trường” là một trong những chuyên đề trọng tâm và đưa vấn đề “ Bảo vệ môi trường” vào chương trình dạy học thông qua việc lồng ghép tích hợp vào việc tổ chức các hoạt động học tập, lao động vệ sinh cho trẻ thông qua đó giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường và đã thu được một số kết quả nhất định, song hiệu quả chưa cao.
- Do điều kiện kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên việc tổ chức cho trẻ được thường xuyên đi tham quan thực tế không nhiều, như thăm quan các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh để lồng ghép giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy, cũng làm giảm đi chất lượng giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường.
- Một số bậc phụ huynh chưa thực sự gương mẫu trước trẻ, cho con ăn quà bánh xong còn xả rác bừa bãi ra ngay ra sân trường, không gương mẫu trong hành vi để trẻ học tập, ăn ở sinh hoạt còn mất vệ sinh.... Khi trẻ làm sai không uốn nắn trẻ kịp thời, một số phụ huynh còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ bé nên không thường xuyên giáo dục trẻ, uốn nắn trẻ kịp thời.
 2.2.2. Kết quả của thực trạng
 Trong những năm gần đây công tác tuyên truyền giáo dục BVMT cho phụ huynh cũng còn nhiều hạn chế một phần là do nhận thức hiểu biết của cán bộ giáo viên cũng như các bậc phụ huynh về môi trường về các nội dung bảo vệ môi trường còn hời hợt và chưa thấy được tầm quan trọng của công tác này. Còn một số phụ huynh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Trước khi nghiên cứu vấn đề này, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, kiểm chứng trên 30 trẻ của lớp và đã thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát lần 1: Tháng 9 năm học 2018 – 2019
TT
Nội dung khảo sát
TS trẻ
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ có thói quen tự phục vụ, sống gọn gàng, ngăn nắp, biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
30
17
56,6
13
43,3
2
Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường lớp học.
30
15
50
15
50
3
Biết chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh.
30
14
46,7
16
53,3
4
Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn và phá hoại môi trường.
30
14
46,7
16
53,3
* Đánh giá:
 - Nhìn vào bảng khảo sát trên chúng ta có thể thấy rằng: Ở nội dunng 1 tỷ lệ trẻ đạt cao hơn ở nội dung 2, 3 và 4. 
+ Nguyên nhân chủ quan do ở độ tuổi lớp mẫu giáo lớn nên các cháu đã được giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ và được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nên phần đa trẻ đã biết lao động tự phục vụ bản thân: Tự đi đại tiểu tiện, tự mặc và cởi quần áo, lao động trực nhật vệ sinh lớp học, kê bàn ghế, sắp xếp đồ chơi dưới sự hướng dẫn của cô, tự xúc ăn...chăm sóc vật nuôi, cây trồng...
+ Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc trẻ chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường lớp học, chưa thực sự biết chia sẻ hợp tác với mọi người xung quanh, và chưa có phản ứng rõ ràng với hành vi của con người làm bẩn và phá hoại môi trường. Một phần do giáo viên cũng như phụ huynh trẻ chưa coi trọng nhiều đến việc giáo dục các kỹ năng sống nên việc chia sẻ, hợp tác với mọi người xung quanh hay nhận thức về các hành vi phá hoại môi trường chưa được sâu sắc. Việc giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng vào các hoạt động của trẻ chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng trong việc phối hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường còn chưa tốt. 
Vấn đề này bản thân tôi thấy cần phải có các biện pháp thiết thực, cụ thể hơn trong năm học này.
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Lên kế hoạch một cách rõ ràng cụ thể theo từng giai đoạn, bám sát nội dung yêu cầu của chuyên đề để giáo dục trẻ:
Sau khi được nhà trường triển khai học tập các nội dung của chuyên đề. Tôi tranh thủ thời gian nghiên cứu kỹ tài liệu, nội dung chuyên đề, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện:
- Tôi lập kế hoạch tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để bổ xung các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị, đề nghị nhà trường bổ xung những thiết bị còn thiếu như: Chậu cảnh, giá vẽ, hỗ trợ kinh phí để giáo viên trang trí lớp, các thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ...
- Tạo môi trường xung quanh lớp học để giáo dục trẻ như: trang trí tranh ảnh, làm các giỏ hoa, dây leo trang trí có nội dung bảo vệ môi trường, tôn tạo góc thiên nhiên của lớp, vận động phụ huynh sưu tầm tìm kiếm những nguyên vật liệu tái sử dụng đem nộp để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, kêu gọi mỗi phụ huynh đóng góp 01 cây hay 01 chậu cây cảnh cho các cháu ... Lập kế hoạch xong tôi chia mục tiêu phấn đấu ra từng giai đoạn:
* Giai đoạn I: (Tháng 9,10,11)
+ Rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân:
- Tập cho trẻ nhận biết ký hiệu và sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình.
- Biết giữ vệ sinh thân thể, đầu tóc, quần áo gọn gàng; biết thường xuyên tắm gội, thay quần áo hàng ngày.
- Biết giữ vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp tốt, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, biết rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Biết giúp cô kê bàn ghế, lau và cất đồ chơi ngăn nắp, vệ sinh phòng nhóm.
- Tập các kỹ năng: Đánh răng sau khi ăn, rửa mặt, rửa tay, xúc miệng nước muối, rửa tay bằng xà phòng...
- Gom rác bỏ vào đúng nơi quy định. 
 (Hình ảnh: Trẻ rửa mặt sau khi ăn ) ( Hình ảnh: Trẻ lấy bát thìa giúp cô)
+ Rèn nền nếp thói quen trong giờ ăn: 
- Kê bàn ghế, lấy bát thìa giúp cô
- Biết mời cô, mời bạn, mời khách trước khi ăn.
- Biết xúc cơm, xúc cháo ăn, không để rơi vãi.
- Không nói chuyện trong giờ ăn, khi hắt hơi phải che miệng...
* Giai đoạn II: (Tháng 12, 1, 2)
- Duy trì tiếp nề nếp thói quen vệ sinh, lao động tự phục vụ và nâng cao kỹ năng thực hành các thói quen vệ sinh ở giai đoạn I.
- Giáo dục trẻ biết lao động chăm sóc góc thiên nhiên, vật nuôi, cây trồng... không xả rác bừa bãi, g

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_m.doc