Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng giáo án điện tử ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng giáo án điện tử ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa

Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, đặc biệt là tại Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục.[1]

Cùng với phát triển, bùng nổ mạnh mẽ của cả nước về CNTT, Internet, nhiều năm qua, ngành giáo dục, các đơn vị trường học đã có bước chuyển biến đáng kể từ số lượng đến chất lượng, từ thiết bị đến con người. Có thể nói, đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục, kể cả vùng sâu, vùng xa đã được "phủ sóng" máy tính, Internet, nhiều cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên từ chỗ "mù" tin học, Internet nay đã biết và vận dụng tương đối thành thạo cách thao tác, kỹ năng cơ bản CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy của mình.

 

doc 13 trang thuychi01 6180
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng giáo án điện tử ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ Ở TRƯỜNG THPT THUỘC VÙNG SÂU, VÙNG XA
Người thực hiện	: Cao Thị Minh
Chức vụ	: Giáo viên - TKHĐGD
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ Ở TRƯỜNG THPT THUỘC VÙNG SÂU, VÙNG XA
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. 
 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, đặc biệt là tại Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục.[1]
Cùng với phát triển, bùng nổ mạnh mẽ của cả nước về CNTT, Internet, nhiều năm qua, ngành giáo dục, các đơn vị trường học đã có bước chuyển biến đáng kể từ số lượng đến chất lượng, từ thiết bị đến con người. Có thể nói, đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục, kể cả vùng sâu, vùng xa đã được "phủ sóng" máy tính, Internet, nhiều cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên từ chỗ "mù" tin học, Internet nay đã biết và vận dụng tương đối thành thạo cách thao tác, kỹ năng cơ bản CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy của mình.
Trường THPT Quan Hóa là một trường nằm ở khu vực vùng cao, vùng đặt biệt khó khăn.Trong nhiều năm qua nhà trường luôn được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất của nhà trường từ khi thành lập cho đến nay đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Giáo viên và học sinh của nhà trường được tiếp xúc với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học, trong đó có CNTT. Nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích mà CNTT đem lại cho quá trình dạy và học, nhất là trong công tác soạn, giảng bằng giáo án điện tử. Song thực tế cho thấy, hiện nay số cán bộ giáo viên của nhà trường thực hiện theo hình thức này còn rất hạn chế về cả chất lượng và số lượng.
Trước thực tế đó, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng giáo án điện tử ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa”. Bài viết này của tôi chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình hơn mười năm công tác tại một trường miền núi cao thuộc vùng sâu, vùng xa với mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục miền núi trong những năm gần đây. Rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng công tác soạn, giảng bằng giáo án điện tử ở các trường vùng sâu, vùng xa nói chung và đại đa số cán bộ giáo viên ở trường THPT Quan Hóa nói riêng còn ít, chất lượng chưa cao. Từ đó đưa ra một số giải pháp mà bản thân và nhà trường đã áp dụng trong quá trình công tác, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở đơn vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên trường THPT Quan Hóa - một trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chỉ thị 58-CT/UW ngày 07/10 /2001 của Bộ Chính Trị đã chỉ rõ: “Công nghệ thông tin nhân lên sức mạnh tinh thần, vật chất, trí tuệ của toàn dân tộc; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. [1]
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “ Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII ngày 24 tháng 12 năm 1996 của Đảng về “ Định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đảng khẳng định, phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,... [2] 
Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo” của Bộ Giáo dục - đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “ CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. [3] 
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 30/7/2001, về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục nêu rõ “ CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “ Giáo dục và Đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT” [4] 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2017-2018 đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo .Qua đó, trong năm học 2017-2018, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tập trung chỉ đạo triển khai 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: 
1. Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Bộ với các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng phục vụ toàn ngành; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
3. Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e - Learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học của người học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy, học; Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong công tác điều hành quản lý, dạy và học từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến các Phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, ứng dụng giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.[5] 
Trong Văn bản số 4116/BGDĐT ngày 08/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ nhiệm vụ cụ thể trong công tác ứng dụng CNTT vào dạy học đó là: 
 Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng. 
 Triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học. Cần có lộ trình triển khai phù hợp, tổ chức thí điểm để đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện mô hình sao cho phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để triển khai nhân rộng. [5] 
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, chúng ta cần nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc quản lí, chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc cải cách đổi mới nội dung dạy học. Vì vậy, chúng ta cần tích cực đưa CNTT vào trong các hoạt động của nhà trường đặc biệt là trong việc dạy và học. Tuy nhiên, để thực hiện vấn đề này sẽ gặp không ít vướng mắc, khó khăn cần phải được giải quyết, tháo gỡ một cách hợp lí, phù hợp với tình hình của từng đơn vị.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trường THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa, là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn.
 	Trường THPT Quan Hóa là một trường miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa. Qua nhiều năm công tác bản thân tôi nhận thấy chất lượng của nhà trường trong mấy năm gần đây đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa đạt được so với yêu cầu đặt ra. Chất lượng chung của nhà trường vẫn còn là một vấn đề “ nóng” rất cần được giải quyết. [6] 
	Từ thực tế bản thân quan sát, tôi nhận thấy đại đa số giáo viên của nhà trường vẫn chưa thực sự tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, chưa tạo được hứng thú thực sự cho học sinh trong các giờ học trên lớp. Giáo viên vẫn còn tình trạng dạy chay, đặc biệt với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở một số giáo viên còn rất hạn chế.
Qua nghiên cứu thực tế tại đơn vị bản thân nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên đó là:
Một là, đời sống của cán bộ giáo viên nhà trường còn thiếu thốn nhiều, kinh tế không ổn định. Ngoài giờ làm nhiều giáo viên còn làm thêm một số công việc khác để cải thiện đời sống, do đó chưa có nhiều thời gian để đầu tư cho việc nghiên cứu, giảng dạy. Đặc biệt, chưa dành quỹ thời gian hợp lý để học tập nâng cao trình độ tin học của bản thân. 
Hai là, phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Để tạo được những hình ảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà nhiều giáo viên ái ngại.
Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống với phấn trắng bảng đen, đó là giáo viên phải mất thời gian tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu dẫn chứng phù hợp với nội dung bài giảng... khi sử dụng giáo án điện tử ngoài những kiến thức cơ bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint giáo viên cần phải có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và sự nhạy bén để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài dạy và nhất là phải có niềm đam mê, vì khi có lòng đam mê thì chúng ta mới thực hiện được những việc được coi là vất vả như nêu ở trên.
Chính gì những khó khăn gặp phải khi sử dụng giáo án điện tử mà các giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy thông thường.
Ba là, Năng lực CNTT của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường còn yếu, một số chưa nắm được các thao tác cơ bản của máy tính; Những giáo viên lớn tuổi hoặc giáo viên không biết vi tính thì cho rằng dạy học bằng phương pháp truyền thống vẫn hiệu quả và thực tế hơn. 
Bốn là, Bên cạnh những nguyên nhân từ phía người dạy còn là nguyên nhân từ phía nhà trường. Trường THPT Quan Hóa nhìn chung về cơ sở vật chất đã được cải thiện nhiều hơn so với các năm học trước, song vẫn còn thiếu thốn không ít, cụ thể là: Các thiết bị như máy tính, máy chiếu, hệ thống loa đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo; Mạng Internet không ổn định; Phòng sử dụng làm phòng học máy chiếu chưa đáp ứng được yêu cầu; Nhà trường chưa có phòng máy dành cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu. [6]
	Trước thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với công tác giáo dục của nhà trường. Trong nhiều năm nhà trường vẫn còn tình trạng giáo viên dạy chay, chưa ứng dụng được CNTT vào dạy học, giờ học còn đơn điệu chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và công tác giáo dục của huyện nhà nói chung.
 	Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lâu năm và gắn bó với công tác giáo dục miền núi, tôi cảm thấy rất trăn trở và luôn mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng của nhà trường thông qua việc ứng dụng tốt CNTT vào dạy học, làm thay đổi tâm lý của một số giáo viên, nhân rộng phong trào soạn giảng bằng giáo án điện tử tại đơn vị.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Với cương vị là một giáo viên đã công tác lâu năm và bản thân không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Bản thân tôi thấy rằng, CNTT không chỉ có lợi ích tích cực cho người dạy mà nó còn rất hữu ích với người học. Cụ thể là:
Với người dạy, việc sử dụng giáo án điện tử trong tiết dạy có thể tạo ra sự tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp; Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu ký đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải nhắc lại, ôn lại nhiều lần; Giúp giảm thiểu đáng kể khối lượng công việc; Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn.	[7]
Đối với người học được học trong các tiết dạy sử dung giáo án điện tử sẽ tạo cho các em: Nâng cao hứng thú và động lực học tập; Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người; Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin hơn thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt; Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp..[7]
Với những lợi ích thiết thực đó, bản thân tôi cho rằng việc giảng dạy bằng giáo án điện tử là hết sức cần thiết. Việc làm này đã trở nên khá phổ biến đối với các trường thuộc khu vực đồng bằng. Tuy nhiên, đối với các trường thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì hoạt động này còn chưa phổ biến, chưa thực sự được coi trọng và nhân rộng, nếu có thì chủ yếu diễn ra vào các đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường.
Từ thực tế vừa nêu, bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử như sau:
Thứ nhất: Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, đòi hỏi nhà trường cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất như: Phòng học, máy vi tính, hệ thống mạng, các phương tiện, thiết bị CNTT hỗ trợ, các phần mềm quản lí và học tập, phần mềm ứng dụng... tương đối đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của môn học.Thế nhưng, hiện nay hầu hết các trường THPT nói chung và trường THPT thuộc khu vực miền núi nói riêng còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, rất cần sự quan tâm hơn nữa của cấp trên đến công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các trường miền núi.
	Thứ hai: Ngay từ đầu năm học, nhà trường nên xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa nội dung ứng dụng CNTT vào dạy học vào kế hoạch chỉ đạo năm học, xem đó như một tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên của đơn vị.
	Thứ ba: Để tạo được một giáo án điện tử nhất thiết phải biết cách sử dụng phần mềm trình diễn. Đây là phần mềm có sẵn trong bộ MS Office, dùng để tạo các Slide trình diễn đa dạng trên máy tính. Để thiết kế được một giáo án điện tử  phục vụ cho tiết dạy, người giáo viên cần có những kiến thức cơ bản về: Sử dụng máy vi tính; Biết sử dụng phần mềm PowerPoint; Biết cách sử dụng máy chiếu (Projector). Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần phải có một sự đam mê về lĩnh vực CNTT. Khi đó họ mới thật sự tìm tòi và ứng dụng mạnh mẽ CNTT để phục vụ giảng dạy
Thứ tư: Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên cần phải biết cách truy cập vào Internet để tìm kiếm những thông tin, hình ảnh, video phù hợp với nội dung bài học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. Để thực hiện việc này giáo viên có thể sử dụng phần mềm Adobe Presenter. Đây là công cụ soạn bài giảng điện tử giúp giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các bài giảng điện tử với đầy đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy - học trực tuyến thông qua mạng Internet ( cách sử dụng phần mềm được đăng tải rất chi tiết ở một số trang tin trên google.com.vn, giáo viên có thể tham khảo. Do điều kiện của bài viết nên bản thân xin phép không trích dẫn chi tiết). Ngoài ra còn có Một vài trình duyệt web như: Cốc Cốc, Google Chrome, Internet Explorer, Mozilla Firefox; Một số trang web hỗ trợ dạy và học:  Đây là trang web có thư viện bài giảng điện tử tham khảo của các cấp học, các môn học; Mạng giáo viên sáng tạo:  Trong trang web này có nhiều thông tin về các phần mềm hỗ trợ dạy và học, các bài giảng các khối lớp, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm trong dạy học;  Đây là trang web thiết kế các ứng dụng CNTT áp dụng cho học sinh, gia đình, giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên. [8]
Thứ năm: Cần tập trung sự chú ý của học sinh trong giờ dạy bằng PowerPoint. Thông thường, trong một giờ giảng, người nghe sẽ khá tập trung chú ý ở thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất nhanh. Vào cuối bài bài giảng, nếu chúng ta cho học sinh biết rằng bài học sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại, trong khi nội dung chính của bài giảng lại nằm ở khoảng “giữa”. Vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe trong suốt quá trình bài giảng?
Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ..) ta kèm theo đó là một trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là một đoạn trích, một câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim
Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn như: Một câu chuyện để chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho học sinh làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có thể pha một ít tính hài hước để lôi kéo người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập trung.
Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho học sinh ghi) từ trang này sang trang khác như một chiếc “ bảng kéo”.
	Thứ sáu: Trong một năm học, nhà trường nên tổ chức 1 đến 2 lần hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác ứng dụng CNTT vào dạy học. Trong đó cần đúc rút kinh nghiệm thực tế tại đơn vị, trao thưởng cho những giáo viên có tiết dạy PowerPoint có chất lượng cao, qua đó để kích thích sự sáng tạo, khuyến khích giáo viên tìm tòi, làm cho việc soạn giảng bằng giáo án PowerPoint trở thành một phong trào thi đua.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
	Bằng sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, cùng với việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp trên, bản thân tôi nhận thấy công tác giáo dục của nhà trường nói chung và công tác ứng dụng CNTT vào dạy học tại đơn vị đã đạt được một số kết quả khả quan như: 
- Số giờ đăng ký dạy theo giáo án PowerPoint tăng lên rõ rệt. Tính trong cả năm học 2017 – 2018, nhà trường có hơn 200 tiết dạy bằng giáo án điện tử, tăng gấp 3 lần so với năm học trước. [6]
- Chất lượng soạn, giảng bằng giáo án PowerPoint của các giáo viên đã được nâng lên. Các bài giảng đa dạng hơn về nội dung, sinh động và hấp dẫn hơn về hình thức trình bày. Trong đó phải kể tới một số đồng chí cán bộ giáo viên đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giảng dạy bằng giáo án PowerPoint như: Cô Phạm Thị Tuyến ( GV môn Địa Lý); Cô Phạm Thị Dịu ( GV môn Ngữ Văn); Cô Cao Thị Minh ( GV môn Ngữ Văn); Cô Lê Thị Hồng Gấm ( GV môn Công Nghệ); Thầy Phạm Xuân Thành ( GV môn Địa Lý

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_bang_giao_an.doc