Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Ba Đình - Bỉm Sơn
Dạy tốt phân môn tập làm văn cho học sinh Tiểu học nói chung và văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nói riêng, luôn là vấn đề được đông đảo giáo viên Tiểu học quan tâm.
Tuy đã có rất nhiều những sáng kiến kinh nghiệm và các đề tài khoa học nghiên cứu về các biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng học văn miêu tả cho học sinh Tiểu học. Thế nhưng việc áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm và các đề tài khoa học đó vào việc giảng dạy có hiệu quả hay không, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ của các đối tượng học sinh trong lớp; điều kiện về thời gian; cơ sở vật chất; điều kiện về hoàn cảnh, môi trường học sinh đang sống vv Chính vì thế mà chưa thể có một đề tài khoa học hay sáng kiến kinh nghiệm nào có thể đem ra áp dụng hữu hiệu cho tất cả. Bởi vậy, mỗi giáo viên trong giảng dạy vẫn phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình để nghiên cứu tìm ra những biện pháp dạy học cho phù hợp.
Mặt khác, trong xu thế xã hội hiện nay, tình trạng học sinh học lệch vẫn đang còn tồn tại. Một số em chỉ thiên về học Toán và các môn học tự nhiên còn các môn học xã hội trong đó có môn Văn thì bị xem nhẹ. Nhiều em học chỉ là để đối phó với thầy, cô cho nên mới dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh đạt kết quả tốt về môn Toán nhưng kết quả môn Văn lại chưa đạt yêu cầu.
SỞ GD&ĐT THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC BA ĐÌNH - BỈM SƠN Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Ba Đình – Bỉm Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG A. MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG 3 5 Cơ sở lí luận 3 6 Thực trạng 4 7 Các giải pháp 6 8 Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về văn miêu tả cảnh. 6 9 Rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản về miêu tả cảnh. 8 10 Làm giàu vốn từ cho học sinh và rèn cho các em cách dùng từ. 13 11 Rèn cho học sinh biết viết câu văn giàu hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn 14 12 Bồi dưỡng vốn sống, vốn kiến thức thực tế cho học sinh. 16 13 Hiệu quả 18 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 14 Kết luận 20 15 Kiến nghị 20 A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy tốt phân môn tập làm văn cho học sinh Tiểu học nói chung và văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nói riêng, luôn là vấn đề được đông đảo giáo viên Tiểu học quan tâm. Tuy đã có rất nhiều những sáng kiến kinh nghiệm và các đề tài khoa học nghiên cứu về các biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng học văn miêu tả cho học sinh Tiểu học. Thế nhưng việc áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm và các đề tài khoa học đó vào việc giảng dạy có hiệu quả hay không, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ của các đối tượng học sinh trong lớp; điều kiện về thời gian; cơ sở vật chất; điều kiện về hoàn cảnh, môi trường học sinh đang sống vvChính vì thế mà chưa thể có một đề tài khoa học hay sáng kiến kinh nghiệm nào có thể đem ra áp dụng hữu hiệu cho tất cả. Bởi vậy, mỗi giáo viên trong giảng dạy vẫn phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình để nghiên cứu tìm ra những biện pháp dạy học cho phù hợp. Mặt khác, trong xu thế xã hội hiện nay, tình trạng học sinh học lệch vẫn đang còn tồn tại. Một số em chỉ thiên về học Toán và các môn học tự nhiên còn các môn học xã hội trong đó có môn Văn thì bị xem nhẹ. Nhiều em học chỉ là để đối phó với thầy, cô cho nên mới dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh đạt kết quả tốt về môn Toán nhưng kết quả môn Văn lại chưa đạt yêu cầu. Thế nhưng trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước, khi vấn đề hội nhập quốc tế đã và đang được thực thi mạnh mẽ thì cần phải có những con người năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện. Không thể có tình trạng một kĩ sư ra trường được nhận vào làm việc mà không biết viết một bản báo cáo hoặc viết mà còn nhiều thiếu sót về hành văn, về câu từ, về lỗi chính tả vvChính nhu cầu đó của xã hội hiện nay, đã đặt ra cho người dạy - người học một cách nhìn nhận mới, một hướng đi mới trong công tác dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học với vai trò là người đặt nền móng đầu tiên cho các em, tôi đã nhận thức rõ được điều này nên khi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5C, nhận thấy trong lớp còn nhiều học sinh học văn miêu tả chưa đạt yêu cầu tôi đã rất băn khoăn, trăn trở và tìm cách để giúp đỡ các em. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp để giúp đỡ các em học sinh lớp 5C học tốt hơn về văn miêu tả cảnh, tôi nhận thấy kết quả thu được là rất khả quan nên tôi mạnh dạn xin được giới thiệu những kinh nghiệm nho nhỏ của mình về: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ba Đình, Bỉm Sơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên tôi không có tham vọng gì nhiều. Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi chỉ đơn giản là những việc làm nho nhỏ mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học, nhằm mục đích: - Nâng cao hơn nữa chất lượng học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nói chung và văn tả cảnh nói riêng. - Đúc rút kinh nghiệm cho bản thân về lĩnh vực dạy- học văn tả cảnh, để trong năm học này và những năm học tiếp theo khi giảng dạy về văn tả cảnh cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ nghiên cứu về các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học kiểu bài tả cảnh trong chương trình Tập làm văn lớp 5. -Thực thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5C trường tiểu học Ba Đình - Bỉm Sơn IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn ở Tiểu học. Đặc biệt là kiểu bài tả cảnh của lớp 5. b. Phương pháp thực tiễn: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thu thập dữ liệu. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: So với lớp 4 thì học sinh lớp 5 có nhiều lợi thế hơn khi học về văn miêu tả. Các em đã lớn khôn hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Hành vi và đời sống nội tâm của các em đang có những thay đổi rõ rệt. Ở lứa tuổi này, các em rất dễ bị xúc động mạnh trước cảnh, trước người, trước cây cỏ thiên nhiên, trước những đồ vật đã từng gắn bó vv... Do đó, các em có nhu cầu được bộc lộ cảm xúc của mình và rất yêu thích với những hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, đây là giai đoạn thích hợp để cho các em tiếp cận và làm quen dần với các kiểu bài có yêu cầu cao hơn của thể loại văn miêu tả, đó là kiểu bài tả cảnh. Thế nhưng, theo như khái niệm về văn miêu tả (trang 140- SGK Tiếng Viêt 4, tập1) Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được về các đối tượng ấy. Để vẽ được bằng lời các bức tranh về cảnh, về người với những nét nổi bật thì ngoài việc nắm bắt được các kiến thức cơ bản về lí thuyết, nó còn đòi hỏi học sinh của chúng ta phải có được khả năng phong phú về vốn từ, về diễn đạt, về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa vv.. . Ngoài ra để làm được một bài văn miêu tả, nhiều khi học sinh còn phải biết huy động cả những kiến thức và kĩ năng của các môn học khác cộng với vốn sống, vốn hiểu biết thực tế của mình thì mới làm được. Bởi vậy, đây là một trong những thể loại văn khó đối với không ít học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Mặc dù xét về đặc điểm tâm lí lứa tuổi thì đây là giai đoạn phù hợp. Nhưng xét về mặt xã hội thì dù sao các em cũng mới chỉ là học sinh lớp 5 nên vốn kiến thức sách vở, vốn sống thực tế và khả năng ngôn ngữ của các em cũng chưa nhiều nên các em sẽ gặp phải những khó khăn trong khi viết văn miêu tả (trong đó có văn tả cảnh) là lẽ đương nhiên. Vậy nên, để giúp các em được trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể học tốt về văn tả cảnh ở lớp 5 thì nó đòi hỏi người dạy phải nắm bắt được học sinh của mình đang bị hạn chế những vấn đề gì và đang cần được bổ sung giúp đỡ những kiến thức, kĩ năng nào để mà có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời. Đó chính là những kinh nghiệm tôi đã đúc rút qua quá trình dạy - học để nâng cao chất lượng học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Ba Đình, Bỉm Sơn. II. THỰC TRẠNG DẠY- HỌC VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 1. Thực trạng chung Ở lớp 5, văn miêu tả tiếp tục được được dạy với hai kiểu bài: Tả cảnh và tả người. Trong đó số tiết liên quan đến nội dung tả cảnh là 19 tiết và được dạy chủ yếu ở 11tuần đầu tiên của chương trình Tiếng Việt lớp 5. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy cho học sinh các lớp khối 5, tôi nhận thấy một thực tế, đó là: chất lượng học văn miêu tả của học sinh Tiểu học nói chung và học văn tả cảnh của học sinh lớp 5 nói riêng vẫn đang còn rất nhiều hạn chế. So với các phân môn khác của môn Tiếng Việt thì Tập làm văn vẫn là phân môn có kết quả học tập thấp hơn rất nhiều. Số lượng học sinh hoàn thành tốt về phân môn Tập làm văn còn quá ít. Nhiều học sinh lớp 5 vẫn không biết làm một bài văn hoàn chỉnh, bố cục bài văn không đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt còn lủng củng. Nhiều em viết câu văn sai, dùng từ không chính xác vvNhiều học sinh còn có tâm lí ngại học văn. Do tính chất đặc thù của phân môn tập làm văn, nó đòi hỏi người học phải có kiến thức tổng hợp và khả năng sáng tạo cao. Nên một lần nữa chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một phân môn khó. Nó khó không chỉ với người học mà nó còn khó cả với người dạy. Chẳng hạn như: * Về phía người dạy: - Do trong một lớp học, trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, số lượng học sinh trong một lớp lại khá đông, thời gian một tiết học lại hạn chế nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy.. - Đối với các học sinh có năng lực tiếp thu chậm, việc trang bị những kiến thức tổng hợp cho các em để giúp các em học tốt về môn văn là một vấn đề hết sức khó khăn. - Một số đề bài đòi hỏi học sinh phải có ít nhiều kiến thức thực tế. Nhưng học sinh của chúng ta ngày nay (nhất là học sinh ở thành phố, thị xã) hầu hết được bố mẹ phục vụ, chăm sóc và các em chỉ có mỗi việc đi học, ít có điều kiện thời gian để quan sát cảnh vật xung quanh và quan tâm đến những vấn đề khác nên giáo viên cũng khó vẽ làm sao cho các em có thể hình dung được về những cảnh vật đó chứ nói gì đến việc truyền cảm xúc được cho các em. - Mặt khác, nói về trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể ngay chính trong giáo viên của chúng ta cũng thiếu những tri thức khoa học và những vốn sống thực tế nên việc hướng dẫn học sinh học văn cũng gặp không ít khó khăn. * Về phía người học: Như đã nói ở trên, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp và sáng tạo cao. Bởi nó bao hàm tẩt cả những kiến thức, kĩ năng của các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện . Ngoài ra để làm được một bài văn, nhiều khi học sinh còn phải biết huy động cả những kiến thức và kĩ năng của các môn học khác cộng với vốn sống, vốn hiểu biết thực tế của mình thì mới làm được. Thế nhưng dù sao ở lứa tuổi học sinh Tiểu học thì vốn ngôn ngữ, vốn kiến thức sách vở cũng như vốn sống của các em cũng chưa nhiểu. Có những học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khácNgược lại, có nhiều học sinh thành phố chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng hoặc cánh đồng lúa rộng mênh mông khi thì xanh mướt, khi thì vàng óng, trĩu bông ... Vì vậy mà các em không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả nên đã viết những bài văn không chân thực, thiếu cảm xúc .Và còn rất nhiều những khó khăn khác nữa mà học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng đang gặp phải khi học về phân môn Tập làm văn. Bởi vậy việc tìm ra các biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ các em lúc này là hết sức cần thiết. 2. Thực trạng học văn miêu tả cảnh của học sinh lớp 5C trường Tiểu học Ba Đình Bỉm Sơn. Năm học 2016 – 2017 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5C. Lớp có tổng số 35 học sinh, trong đó có 20 em nam và 15 em nữ. Đa số các em đều ngoan, điều kiện hoàn cảnh gia đình tương đối ổn định. Tuy nhiên nói về chất lượng học tập thì từ khi mới nhận lớp, tôi đã được nhà trường thông báo đây là lớp có chất lượng học tập thấp hơn so với các lớp khác trong cùng khối. Nhưng đến khi trực tiếp vào giảng dạy thì tôi mới thực sự thấy hết được những hạn chế của các em về chất lượng học tập nói chung và về chất lượng của phân môn Tập làm văn nói riêng. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học văn miêu tả cho các em ngay từ những tuần đầu tiên để nắm bắt tình hình, phân loại đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân và tìm các biện pháp giúp đỡ, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học văn miêu tả cho các em nói chung và văn tả cảnh nói riêng. Đề khảo sát như sau: Em hãy tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. *Kết quả khảo sát thu được: TỔNG SỐ HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 35 2 5,7% 23 65,7% 10 28,6% *Một số lỗi mà học sinh lớp 5C mắc phải trong bài văn trên là: - Chữ viết của một số em còn xấu, lỗi chính tả còn nhiều. - Nhiều bài viết, nội dung còn sơ sài, thiếu các ý cơ bản. - Nhiều em dùng từ không chính xác, vốn từ còn nghèo, khả năng diễn đạt còn vụng về, câu văn lủng củng, thiếu sự liên kết. - Sử dụng dấu câu nhiều chỗ chưa đúng. - Sắp xếp các ý còn lộn xộn, chưa biết lựa chọn những chi tiết nổi bật để tả. - Một vài bài viết chưa đúng thể loại (đang tả lại chuyển sang kể), trình bày bố cục chưa đầy đủ, rõ ràng. - Đa số các em chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. * Nguyên nhân của những hạn chế trên: Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên thì có rất nhiều nhưng có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Nhiều em chưa nắm vững những kiến thức cơ bản của các kiểu bài đã học. Chẳng hạn: Một bài văn tả cảnh thì bố cục gồm có mấy phần, mỗi phần thường phải có những nội dung gì, nội dung nào nhiều, nội dung nào ítthì có một số em vẫn chưa nắm được - Nhiều em do không có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết văn nên không xây dựng được dàn ý dẫn đến bài viết sơ sài, thiếu các ý cơ bản. - Việc vận dụng các kiến thức trong môn Tiếng Việt để viết văn của học sinh nhìn chung còn nhiều hạn chế. - Vốn sống thực tế, vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều nên đôi khi các em dùng từ mà không hiều nghĩa dẫn đến dùng từ sai, thiếu chính xác. Có lúc vì bí từ mà các em dùng bừa nên diễn đạt còn vụng về, gượng gạo. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào ti vi, vào các trò chơi GAMES hoặc các trang WEB hấp dẫn khác trên INTENET nên không còn hứng thú với học tập nói chung và môn văn nói riêng. Như vậy chúng ta thấy, có rất nhiều nguyên nhân làm cho kết quả học văn của học sinh không được như mong muốn. Vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học văn của học sinh nói chung và văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 5 nói riêng. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Qua tìm hiểu thực trạng dạy học văn tả cảnh ở trường Tiểu học Ba Đình nói chung và của học sinh lớp 5C nói riêng, bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 như sau: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về văn miêu tả cảnh. Việc dạy cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của các môn học nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp. Bởi muốn cho học sinh học tốt được bất cứ môn học nào, các em cũng cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học đó. Vì vậy, khi dạy về thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 5C, với kiểu bài tả cảnh, yêu cầu đầu tiên của tôi là các em phải nắm vững khái niệm về văn miêu tả, tiếp sau đó là các em phải nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? đó là những phần nào? Đặc biệt là phải nắm được dàn ý chung của một bài văn tả cảnh như sau: * Mở bài: - Giới thiệu được cảnh định tả (là cảnh gì?) - Giới thiệu được địa điềm, vị trí của cảnh (ở đâu?) hoặc lí do em yêu thích cảnh đó. * Thân bài: - Tả bao quát cảnh từ xa đến gần. - Tả một số chi tiết nổi bật của cảnh đồng thời bộc lộ được tình cảm, thái độ đối với cảnh đó. (Tả theo trình tự không gian hoặc thời gian) - Kết hợp so sánh cảnh đó với cảnh nơi khác. - Kết hơp tả cảnh vật xung quanh, hoạt động của người và vật liên quan đến cảnh đẹp đó (nếu có). * Kết bài: - Nêu ý nghĩa, giá trị của cảnh đó đối với quê hương, đất nước. - Nêu lên cảm nghĩ về cảnh đó. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy chúng ta thấy, những kiến thức cơ bản này với những đối tượng học sinh có năng lực tiếp thu tốt thì việc ghi nhớ và vận dụng vào bài văn sẽ rất đơn giản. Nhiều em có thể nhớ bài ngay tại lớp và biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó trong từng đề bài cụ thể. Nhưng đối với những học sinh có năng lực tiếp thu chậm thì ngay việc ghi nhớ của các em đã gặp khó khăn chứ chưa nói đến việc các em biết vận dụng nó trong lúc làm bài. Bởi vậy mới dẫn đến tình trạng nhiều bài viết của các em bị sai về thể loại; bố cục bài văn không đầy đủ hoặc trình bày bố cục không rõ ràng; các ý trong bài sắp xếp còn lộn xộn không theo một trình tự nhất định vv.. Điều đó cho thấy học sinh của chúng ta chưa nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản hoặc chưa biết gắn lí thuyết với thực hành. Và tình trạng này, các em học sinh trong lớp 5C của tôi cũng có nhiều em mắc phải. Để giúp học sinh nhớ được các kiến thức cơ bản này, một mặt tôi yêu cầu các em về học thuộc phần ghi nhớ của mỗi bài học. Mặt khác, tôi cho các em luyện tập thực hành nhiều thông qua các bài tập lập dàn ý nhằm giúp các em hiểu và ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra tôi còn tìm tòi thêm các tài liệu để hướng dẫn cụ thể hơn cho các em về mỗi mạch kiến thức mà các em cần ghi nhớ. Ví dụ để học sinh hiểu rõ hơn về bố cục và cách trình bày bố cục của bài văn thì ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa, tôi còn lấy thêm một số ví dụ tiêu biểu về bố cục của bài văn ở các tài liệu tham khảo rồi trình chiếu lên trên bảng để học sinh quan sát. Sau đó, tôi cho học sinh thảo luận để nhận ra đâu là phần mở bài, đâu là phần thân bài, kết bài. Hoặc cũng có khi, tôi tung ra những bài văn mà học sinh trình bày thiếu, trình bày sai về bố cục,về thể loại, về cách sắp xếp ý rồi yêu cầu học sinh đọc và chỉ ra cái sai, cái chưa được trong bài văn đó. Từ những cách làm như trên, học sinh của tôi đã khắc phục được tương đối tốt những hạn chế mà các em mắc phải khi không nắm được những kiến thức cơ bản của văn miêu tả nói chung và kiểu bài tả cảnh trong chương trỉnh tập làm văn lớp 5 nói riêng . Nên tình trạng học sinh viết sai thể loại bài, kiểu bài và viết không đầy đủ bố cục hầu như không còn nữa. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều khi làm văn. Rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản về văn tả cảnh. Bên cạnh những yêu cầu nắm vững về kiến thức tôi còn rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản khi viết văn như sau: 2.1. Kĩ năng quan sát. Kĩ năng quan sát là một trong các kĩ năng quan trọng khi làm văn miêu tả. Qua quan sát sẽ cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho hoạt động miêu tả. Có thể khẳng định giá trị của một bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cảnh nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng quan sát. Nhận thức được điều đó nên tôi đã đưa ra một số biện pháp để hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát như sau: - Lên kế hoạch quan sát cho học sinh. - Định hướng cho học sinh quan sát. - Tập cho học sinh biết quan sát bằng tất cả các giác quan. - Có thói quen ghi chép trong quan sát. Để lên được kế hoạch cho học sinh quan sát, trước hết tôi phải nắm được kế hoạch trong tuần, trong tháng sẽ giảng dạy về chủ đề nào, kiểu bài nào và cụ thể là về cảnh nào. Ví dụ trong tuần 4, trong tiết kiểm tra viết (Trang 44 – SGK Tiếng Việt 5, tập1) học sinh sẽ được lựa chọn để tả các cảnh sau: 1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy.) 2. Tả cảnh một cơn mưa. 3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em). Vậy ngay từ cuối tuần 3, tôi sẽ cho mỗi học sinh được lựa chọn một trong 3 cảnh này và yêu cầu các em về nhà quan sát. Trường hợp các em không có điều kiện để quan sát trực tiếp, tôi sẽ sử dụng công nghệ thông tin để lấy ra các hình ảnh đó rồi trình chiếu lên để tất cả các em học sinh trong lớpđều được quan sát. Sau khi lên được kế hoạch quan sát, tôi tiến hành định hướng cho học sinh quan sát. Bởi nếu không định hướng, các em sẽ không biết cách quan sát và cứ thấy gì nói nấy thì bài văn sẽ lan man không đi vào trọng tâm. Để định hướng quan sát cho học sinh, tôi chỉ cho các em các việc làm sau: - Cần phải tiến hành lựa chọn những chi tiết để quan sát. - Xác định trình tự quan sát các chi tiết đó. Ví dụ để định hướng cho học sinh quan sát cơn mưa, tôi nêu vấn đề: + Chúng ta cần quan sát những gì? ( Câu hỏi để lựa chọn chi tiết quan sát) HS sẽ suy nghĩ và trả lời theo ý các em, chẳng hạn: - Phải quan sát bầu trời, gió thổi và những đám mây. - Phải quan
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_van_ta_canh_cho.doc