Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Đông Hải 1

Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Đông Hải 1

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông, đặc biệt là bậc tiểu học. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh, đó là: hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy trên lớp, bởi thời gian trên lớp của học sinh chỉ có giới hạn, giáo viên khó có thể đi sâu vào những chi tiết, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức ngoài sách giáo khoa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, thể hiện qua các hoạt động do nhà trường tổ chức như: hoạt động văn hóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, các hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm, Người giáo viên có thể giải quyết vấn đề này ở những buổi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nếu biết khéo lồng ghép. Nhờ đó mà các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm qua thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập cho học sinh đối với các tiết học chính khóa.

docx 21 trang thuychi01 8312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Đông Hải 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC 
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HẢI 1
Người thực hiện: Trần Thị Thủy
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hải 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
MỤC LỤC
1
2
1. MỞ ĐẦU
2
3
1.1. Lý do chọn đề tài
2
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
7
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
8
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
9
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
9
10
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
10
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiên kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
14
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN 
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông, đặc biệt là bậc tiểu học. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh, đó là: hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy trên lớp, bởi thời gian trên lớp của học sinh chỉ có giới hạn, giáo viên khó có thể đi sâu vào những chi tiết, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức ngoài sách giáo khoa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, thể hiện qua các hoạt động do nhà trường tổ chức như: hoạt động văn hóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, các hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm, Người giáo viên có thể giải quyết vấn đề này ở những buổi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nếu biết khéo lồng ghép. Nhờ đó mà các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm qua thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập cho học sinh đối với các tiết học chính khóa. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn góp phần tạo ra năng lực tổ chức các hoạt động cá nhân của học sinh, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và phát triển óc sáng tạo, sự hoạt bát. Không ít những trường hợp, những tài năng khác của học sinh được bộc lộ và phát hiện ở chương trình này. 
Như vậy trong bối cảnh hiện nay: đất nước đang bước vào con đường hội nhập với quốc tế, giáo dục cho học sinh đầy đủ các tố chất: Đức, Trí, Thể, Mỹ là một yêu cầu mà các trường phổ thông phải chú trọng. Bên cạnh tri thức được tuyền đạt, tiếp thu trên lớp học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những phương thức giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức ứng dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học, phát triển năng khiếu, hình thành cho các em thói quen tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Hơn nữa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba bộ phận hợp thành của quá trình đào tạo. Là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa giờ dạy trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. 
Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được coi như một nội dung học tập ở trường Tiểu học, nó có chương trình, kế hoạch, các tài liệu và văn bản hướng dẫn thực hiện. Cho nên chúng ta càng hiểu rõ hơn việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các nhà trường là thực sự cần thiết và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục sư phạm. 
Thực hiện các tài liệu, văn bản hướng dẫn của các cấp về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trường Tiểu học Đông Hải 1 trong nhiều năm qua đã tiến hành triển khai, thực hiện và thực sự đã thu được nhiều thành công nhất định. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Đông Hải 1.” 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Dựa trên những việc bản thân đã làm được, tôi muốn trao đổi kinh nghiệm 
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm để giao lưu, 
học hỏi đồng nghiệp. Từ đó để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức và các yếu tố liên quan đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Đông Hải 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch.
- Phương pháp tổ chức thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở HS Tiểu học những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người phù hợp với lứa tuổi các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho HS các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động  và phát triển ở HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác, 
- Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kĩ năng hoạt động tập thể cho học sinh (kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng chuẩn bị hoạt động, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động).
- Tạo cơ hội cho học sinh tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, 
- Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần phong phú, lạc quan cho học sinh;
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.
2.1.2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách, phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. 
Việc tham gia vào nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng  Từ đó sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp các em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, ... Xét ở phạm vi rộng hơn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn tạo điều kiện để học sinh được tham gia, được hội nhập vào dòng chảy các hoạt động chung của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực và trên thế giới. Điều này giúp phát triển năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hòa nhập cộng đồng cho học sinh. Đó chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,..., hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất và thẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình học tập cả ngày ở trường.
2.1.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo cơ hội cho học sinh được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, 
- Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, hấp dẫn thu hút học sinh, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô cứng, gây nhàm chán cho các em.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng đóng góp của phụ huynh,...); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu 
giáo dục của từng vùng, miền, địa phương.
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp với khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạch hoạt động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động; đến tiến hành và đánh giá kết quả hoạt động.
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học cần phải được bố trí, sắp xếp đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáo dục của học sinh, tránh gây áp lực nặng nề cho giáo viên và học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.
 - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS và THPT.
2.1.4. Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT thành phố, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học được cấu trúc theo chủ đề từng tháng, gắn với những ngày lễ lớn trong năm và đặc điểm nhà trường. Cụ thể:
Tháng
Chủ điểm GD
Nội dung Giáo dục
8
Mùa tựu trường
- Tham quan trường lớp.
- Luyện tập chuẩn bị cho khai giảng.
- CLB võ thuật tiếp tục hoạt động.
9
Mái trường thân yêu
- Chủ đề: Truyền thống nhà trường, nội quy trường lớp 
- HĐ Múa hát tập thể sân trường.
- CLB võ thuật tiếp tục hoạt động.
- Tổ chức thành lập và hoạt động CLB bóng đá.
10
Vòng tay bạn bè
- Chủ đề: GD tình cảm bạn bè, lòng nhân ái, nhân đạo
- HĐ Múa hát tập thể sân trường. Dạy bài nhảy tập thể.
- Các CLB hoạt động.
- Tổ chức Trung thu cho em.
11
Biết ơn thầy, cô giáo
- Chủ đề: GD lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
- HĐ Múa hát tập thể sân trường, nhảy tập thể.
- Tổ chức Thi hát dân ca và trình diễn thời trang.
12
Uống nước nhớ nguồn
- Chủ đề: GD lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ.
- Tổ chức Lễ hội Sách và Noel.
- Các CLB hoạt động 
1
Ngày Tết quê em
- Chủ đề: GD truyền thống dân tộc.
- Tổ chức chương trình “Ngày Tết quê em”: Tiểu 
phẩm Táo quân, chương trình ca nhạc mừng xuân, tặng quà Tết cho bạn nghèo.
- Các CLB tiếp tục hoạt động.
2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Chủ đề: GD tình yêu đối với quê hương, đất nước
- Triển khai và thực hiện chương trình sân khấu kịch thiếu nhi.
- Các CLB tiếp tục hoạt động.
3
Yêu quý mẹ và cô giáo
- Chủ đề: GD tình cảm yêu quý đối với bà, mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thân thiện đoàn kết với các bạn gái
- Các CLB tiếp tục hoạt động.
4
Hòa bình và hữu nghị
- Chủ đề: GD tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
- Tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh.
- Triển khai đề án phổ cập bơi phòng chống đuối nước cho học sinh của thành phố.
5
Bác Hồ kính yêu
- Chủ đề: GD tình cảm kính yêu Bác Hồ 
- Kết nạp Đội cho học sinh lớp 3.
- Các HĐ ôn tập, kiểm tra, tổng kết năm học
- Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học: rất phong phú, đa dạng. Một số hình thức tổ chức phổ biến như: trò chơi tập thể, trò chơi dân gian; tổ chức các ngày Hội (Hội vui học tập, Ngày hội thời trang, vui Trung thu, Hội thi Tiếng hát dân ca, Hội chợ quê, Hội sách và Noel, ); các Câu lạc bộ (Võ thuật, Tiếng Anh,); hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm; tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh ở địa phương; hoạt động nhân đạo (quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó trong lớp, trong trường, ở địa phương; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, người khuyết tật,); hoạt động đền ơn đáp nghĩa (thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các lão thành Cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương, viếng nghĩa trang liệt sĩ,); hoạt động môi trường (tổng vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ phố; trồng cây, trồng hoa ở sân trường, vườn trường, );
- Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn. Một vài phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như sau:
+ Phương pháp thảo luận nhóm: là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn).
+ Phương pháp đóng vai: được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề: là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng ...) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
+ Phương pháp xử lí tình huống: là phương pháp điển hình của phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp trò chơi. Ở đây, học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết. Do vậy trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được xử lý kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề; bí không trả lời được vấn đề đặt ra; vấn đề đặt ra không phù hợp với thực tiễn ...) hoặc có những tình huống có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi...) nhằm giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết các tình huống. Vận dụng phương pháp xử lý tình huống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết và quan trọng làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động và mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động.
+ Phương pháp giao nhiệm vụ: là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện khả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổ chức thực hiện hoạt động. Vì thế, muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần hình dung được những việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt. Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khả năng của các em. Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong học sinh.
+ Phương pháp trò chơi: Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là các dạng trò chơi. Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội. Nó phản ánh các loại hình hoạt động lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích của chúng. Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp trò chơi có những thuận lợi như : phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn ...Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phổ biến và có ý nghĩa tích cực.
+ Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu: là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây:
. Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_chi_dao_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_ngoa.docx