Một số biện pháp chỉ đạo dạy lời chào và đáp lời chào cho học sinh trường tiểu học Thành An, Thạch Thành

Một số biện pháp chỉ đạo dạy lời chào và đáp lời chào cho học sinh trường tiểu học Thành An, Thạch Thành

Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, năng lực của thế hệ hiện nay và mai sau.

 Để đào tạo được những con người lao động có năng lực, thích nghi với sự phát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải mang tính toàn diện. Tức là dạy học không chỉ truyền thụ cho các em những kiến thức của các môn học giúp các em vận dụng để làm bài tập, thực hành kỹ năng tốt mà còn phải giáo dục kỹ năng thực tế ngoài cuộc sống. Một kỹ năng của môn Tiếng Việt ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng nói (nói thông qua giao tiếp). Theo nghiên cứu, giao tiếp được hình thành từ trong bụng mẹ, trẻ đã giao tiếp với mẹ, sinh ra và lớn lên trẻ được giao tiếp với môi trường xung quanh (con người, loài vật, thiên nhiên, cây cỏ )

 Với quan điểm dạy học giao tiếp trong môn Tiếng Việt, tôi muốn hướng đến giáo dục học sinh giao tiếp văn hóa trong môi trường học tập lứa tuổi. Giao tiếp với môi trường xung quanh sao cho văn hóa, phù hợp với đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa làng xã, gia đình, phù hợp với lứa tuổi.

Trong giao tiếp, lời chào có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì muốn làm gì thì việc chào hỏi phải tạo được sự thân thiện, hưởng ứng của người khác thì công việc kế tiếp mới thành công được. “Lời chào không chỉ là nghi thức giao tiếp đơn thuần mà còn là thước đo trình độ ứng xử của mỗi cá nhân. Chào hỏi - một nét đẹp của lối sống thiên về cộng đồng đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hoá Việt.”[5]

 

doc 22 trang thuychi01 8911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo dạy lời chào và đáp lời chào cho học sinh trường tiểu học Thành An, Thạch Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO 
DẠY LỜI CHÀO VÀ ĐÁP LỜI CHÀO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH AN, THẠCH THÀNH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành An, 
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1/Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2/ Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng 
5
2.2.1. Dạy lời chào, đáp lời chào trong chương trình Tiểu học.
5
2.2.2. Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào trước khi vào lớp 1. 
7
2.2.3. Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.
7
2.2.4. Kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.
8
2.3. Giải pháp
11
2.3.1. Nhóm giải pháp thứ nhất
11
2.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai
11
2.3.3. Nhóm giải pháp thứ ba
13
2.3.4. Nhóm giải pháp thứ tư
18
2.4. Hiệu quả 
19
3/ Kết luận
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục các SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
22
1/ MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, năng lực của thế hệ hiện nay và mai sau.
	Để đào tạo được những con người lao động có năng lực, thích nghi với sự phát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải mang tính toàn diện. Tức là dạy học không chỉ truyền thụ cho các em những kiến thức của các môn học giúp các em vận dụng để làm bài tập, thực hành kỹ năng tốt mà còn phải giáo dục kỹ năng thực tế ngoài cuộc sống. Một kỹ năng của môn Tiếng Việt ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng nói (nói thông qua giao tiếp). Theo nghiên cứu, giao tiếp được hình thành từ trong bụng mẹ, trẻ đã giao tiếp với mẹ, sinh ra và lớn lên trẻ được giao tiếp với môi trường xung quanh (con người, loài vật, thiên nhiên, cây cỏ) 
	Với quan điểm dạy học giao tiếp trong môn Tiếng Việt, tôi muốn hướng đến giáo dục học sinh giao tiếp văn hóa trong môi trường học tập lứa tuổi. Giao tiếp với môi trường xung quanh sao cho văn hóa, phù hợp với đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa làng xã, gia đình, phù hợp với lứa tuổi.
Trong giao tiếp, lời chào có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì muốn làm gì thì việc chào hỏi phải tạo được sự thân thiện, hưởng ứng của người khác thì công việc kế tiếp mới thành công được. “Lời chào không chỉ là nghi thức giao tiếp đơn thuần mà còn là thước đo trình độ ứng xử của mỗi cá nhân. Chào hỏi - một nét đẹp của lối sống thiên về cộng đồng đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hoá Việt.”[5] 
	Thế nhưng thực tế hiện nay, công nghệ thông tin đại chúng phát triến, các em học sinh bị cuốn hút bởi các trò chơi qua mạng trên điện thoại, máy tính, tivi Các em có xu hướng tự chơi một mình, tự kỷ, ít tham gia các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp dẫn đến các kỹ năng giao tiếp bị hạn chế. 
Được chuyển về công tác tại Trường Tiểu học Thành An từ đầu tháng 10 năm 2016. Qua theo dõi quan sát các em học sinh của trường Tiểu học Thành An thông qua giờ học, giờ chơi, lúc ở nhà cũng như khi ở trường, khi tham gia giao thông, khi đến nơi công cộng tôi nhận thấy các em chưa tự tin. Các em rất ngại chào hỏi giao tiếp hoặc có những em còn không ý thức được gặp nhau thì phải có nghi thức chào hỏi, cứ vô tư như không chào hỏi cũng là lẽ thường tình.
Để góp phần thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, là một người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn muốn cống hiến sức mình cho xã hội, đặc biệt là cho các em nhỏ vùng dân tộc Mường Thành An mà tôi thực sự yêu mến. Trước trực trạng trên tôi rất trăn trở, tôi nhất định và quyết tâm thực hiện sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp chỉ đạo dạy lời chào và đáp lời chào cho học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành”. Nhằm giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước có đạo đức tốt, có lối sống văn hóa lành mạnh mang đậm nét văn hóa Việt Nam, đậm nét văn hóa của dân tộc Mường Thành An, Thạch Thành. 
. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của dân tộc Việt.
- Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của dân tộc Mường.
- Tìm hiểu thực trạng về kĩ năng chào hỏi của học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa.
- Định hướng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chỉ đạo cán bộ giáo viên giáo dục học sinh sử dụng lời chào và đáp lời chào phù hợp với văn hóa dân tộc Việt - Mường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu kho tàng văn hóa lời chào của người Việt.
- Nghiên cứu thực tiễn: 
Quan điểm, phương pháp, hình thức dạy chào hỏi của giáo viên trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa.
Kĩ năng chào và đáp lời chào của học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về chỉ đạo dạy kĩ năng chào và đáp lời chào cho học sinh tại trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận khoa học, sưu tầm tài liệu liên quan.
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Phương pháp đóng vai, thống kê, điều tra, phỏng vấn, hỏi đáp
2/ NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận. 
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). Luận điểm trên khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người. Vì vậy, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.
Nhờ giao tiếp, mỗi cá nhân có thể trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ, thực hiện hành độngđối với mọi người xung quanh. Chức năng “thiết lập quan hệ” được thể hiện rõ rệt nhất trong nghi thức chào.[5] 
Nghi thức lời chào và đáp lời chào là những lời nói được xã hội quy thành chuẩn mực và được dùng phổ biến trong giao tiếp. Dùng sai nghi thức lời chào và đáp lời chào là vi phạm chuẩn mực giao tiếp. 
Có thể khẳng định rằng, lời chào là một nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu của mỗi cá nhân khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Vì thế mà ông cha ta đã đúc kết “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. 
Các kiểu chào của người Việt.
- Định nghĩa : Chào có nghĩa là lời nói hay cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết khi gặp nhau hoặc từ biệt.[1]
- Có nhiều cách thực hiện lời chào và đồng thời với nó là nhiều dấu hiệu để nhận diện hành động chào. Lời chào thường được chia thành hai loại: lời chào tường minh còn gọi là lời chào trực tiếp và lời chào hàm ẩn hoặc lời chào gián tiếp.
a. Lời chào trực tiếp.
Lời chào tường minh là lời chào có chứa các động từ: “chào”, “kính chào”, “chào mừng”trong nghi thức chào. Hiệu lực lời nói do động từ “chào” biểu thị. Nghi thức chào có tính khuôn mẫu, dùng để mở đầu hay kết thúc cuộc gặp gỡ nhằm thể hiện thái độ lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn của các đối tượng giao tiếp.[7]
 b. Lời chào gián tiếp.
Đây là những lời chào mà người phát ngôn sử dụng những hành vi ngôn ngữ khác nhau như : hỏi, khen, đề nghị, nhận xét, chúc, thông báo.nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung là: “chào”. Muốn hiểu được những cử chỉ, hành động, lời nói ẩn chứa trong lời chào, chúng ta phải dựa vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phải đặt nó trong một môi trường văn hoá riêng của từng cộng đồng dân tộc, đặt nó trong văn cảnh cụ thể.[2] 
c. Các động tác kèm theo khi chào.
Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ. Gặp người trên chúng ta cúi đầu, hai tay xếp trước ngực. Gặp người ngang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu. Khi chào hỏi người trên, nếu đang đội nón hay mũ, phải dùng tay cất nón, mũ ra khỏi đầu.
Ngoài ra, kèm theo lời chào, chúng ta có thể mỉm cười, gật đầu hoặc bắt tay (đối với người lớn),
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Dạy lời chào, đáp lời chào trong chương trình Tiểu học.
- Môn Đạo đức: Lớp 1, các em được dạy chào hỏi và tạm biệt ở bài 13. Qua bài học, các em hiểu được cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt và ý nghĩa của nó. Quyền tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. Từ đó, các em có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi tạm biệt chưa đúng. Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, ở các bài Em là học sinh lớp 1, Gia đình em, Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, Lễ phép với thầy cô giáo, Em và các bạn... các em được học ứng xử với mọi người. Các em hiểu được thế nào là chào hỏi, ứng xử lễ phép và thế nào là chưa lễ phép để tránh. 
Lên lớp 4, bài 10 môn đạo đức “Lịch sự với mọi người” học sinh lại được thể hiện chào hỏi lịch sự trong các tình huống giao tiếp ở hoạt động 3: 
a) Khách từ quê lên thăm nhưng bố mẹ vắng nhà.
b) Khi đến nhà người khác.
c) Khi đi thăm người ốm ở bệnh viện.
d) Khi gặp bạn ở rạp hát.[9]
Ở hoạt động 5 của bài này, các em được giải thích tại sao lại nói: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Như vậy, với các tình huống gần tương tự như ở môn đạo đức lớp 1, nhưng lớp 4 mức độ yêu cầu cao hơn, không chỉ là biết chào hỏi mà chào hỏi lịch sự. Yêu cầu các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của lời chào, hiểu được tại sao lại nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ.”
- Môn Tiếng Việt: Với quan điểm dạy học giao tiếp, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh từ những bài luyện nói theo chủ đề của các bài Học vần (học kỳ 1) và Tập đọc (học kỳ 2) lớp 1. Lên lớp 2, thông qua phân môn Tập làm văn, hội thoại trở thành kỹ năng trọng tâm của chương trình Tiếng Việt.
  	Trong các kỹ năng hội thoại, việc dạy nghi thức lời chào và đáp lời chào hỏi cũng được dạy trong phân môn Tập làm văn lớp 2. Học sinh được rèn luyện kỹ năng chào hỏi (học kỳ 1) và đáp lời chào (học kỳ 2) qua hệ thống bài tập luyện nói trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình và nơi công cộng. Các em còn được học gọi điện (chào khi gọi điện đi hoặc khi nhận điện) ở học kỳ 1 lớp 2.
Ngoài ra, dạy lời chào và đáp lời chào được tích hợp, lồng ghép trong môn: Tự nhiên xã hội,...
Ví dụ: Bài 4 - Tự nhiên và Xã hội lớp 3 “Phòng bệnh đường hô hấp” Các em được đóng vai Bác sĩ và bệnh nhân. Các em cần thể hiện ứng xử, giao tiếp, chào hỏi, quan tâm, chăm sóc phù hợp với vai diễn.
- Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học, địa chỉ tích hợp về kỹ năng chào hỏi và tạm biệt có ở nhiều môn như: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội,... Vì lời chào là khởi đầu của việc thực hiện tốt các kỹ năng khác. Muốn thực hiện tốt các kỹ năng: hợp tác, bày tỏ suy nghĩ, cảm thông với người khác, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp, trình bày và diễn đạt thông tin... thì đầu tiên phải thực hiện tốt kĩ năng chào hỏi. 
Vở thực hành kỹ năng sống lồng ghép kỹ năng chào hỏi ở chủ đề 2 lớp 3 “Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, mọi người”. Đáng lưu ý ở bài tập 1, các em được đọc truyện “Lời chào”, người biên soạn đã chú ý đến việc đáp lời chào của người vai trên với vai dưới, chào đối với người lạ, tác dụng sau khi chào người lạ. Câu chuyện ngầm nêu rõ tác dụng kì lạ của lời chào: “Nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người. Nó làm tâm hồn con người rộng mở.” (Theo Xu-khôm-lin-xki)[12], Bài tập 2 các tình huống giao tiếp đa dạng hơn trong môn Tiếng Việt và Đạo đức. 
* Hạn chế: Khi xây dựng các vai giao tiếp ở cả môn đạo đức và môn Tiếng Việt, chương trình sách giáo khoa chưa chú ý đến việc giao tiếp với các vai dưới mà chủ yếu là các vai bề trên (ông, bà, cha mẹ, thầy, cô giáo...) Vì vậy, học sinh thường nhầm tưởng là chỉ cần thực hiện chào hỏi đối với người vai trên mà không cần thực hiện với những người vai dưới. Tuy nhiên, vở bài tập kỹ năng sống biên soạn, xuất bản sau nên đã phần nào khắc phục được hạn chế trên. 
2.2.2. Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào trước khi vào lớp 1. 
Trước khi bước vào trường Tiểu học, trẻ được giáo dục chủ yếu trong môi trường đầu tiên là “Gia đình” và môi trường tiếp theo “Trường Mầm non”. 
Trong môi trường gia đình - nơi trẻ sinh ra, các em được học các hành động chào, đáp lời chào khi bắt đầu bập bẹ biết nói. Bố mẹ thường yêu cầu các em cúi đầu, khoanh tay và “ạ”. Lớn hơn chút nữa, các em được bố mẹ dạy chào đầy đủ hơn như: Cháu chào bác! Con chào mẹ!... 
Khi đi học Mầm non, các em được học chào qua các bài dạy theo chủ đề, qua các bài hát
Ví dụ: Lớp mẫu giáo 5 tuổi các em được học bài hát “Con chim vành khuyên” của tác giả Hoàng Vân. Qua bài hát, các em học được ở chú chim vành khuyên “được nhân hoá” trong bài biết lễ phép, ngoan ngoãn với người lớn, đoàn kết với bạn bè, chăm ngoan học giỏi, làm vui lòng ông bà cha mẹ.
Ở bậc học này, các em vừa được dạy vừa được dỗ để thực hiện các hành động trong giao tiếp như : chào, đáp lời chào, cảm ơn, xin lỗi, Các em thường thực hiện các hành động “chào”, “đáp lời chào” dưới sự chỉ bảo của thầy cô và cha mẹ, chưa có bài dạy cụ thể trong các tình huống giao tiếp khác nhau mà chỉ đơn giản là gặp bác thì chào bác, gặp cô thì chào cô,Khi đáp lời chào thì phải vâng!, dạ!, Hay nói cách khác là các hành động đó chưa thành kỹ năng.
2.2.3. Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.
2.2.3.1. Dạy lời chào trong giờ chính khoá.
Dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học Thành An được thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thầy (cô) dạy theo đúng phân phối chương trình. Tuy nhiên, thời lượng dạy ở môn đạo đức thường bị giáo viên cắt bớt để bù cho các tiết dạy toán và Tiếng Việt thường kéo dài hơn. Các em được dạy chào và đáp lời chào thành bài học cụ thể, và yêu cầu các em thực hiện thành kỹ năng, có ý thức rõ ràng, các em hiểu được vì sao phải chào, đáp lời chào lễ phép như vậy.
Các kỹ năng chào và đáp lời chào được dạy chủ yếu ở lớp 1 và lớp 2. Các em được thực hành các tình huống ngay tại lớp học. Thông thường giáo viên nêu tình huống giao tiếp, các em thảo luận và đóng vai trong nhóm. Sau thời gian làm việc nhóm, các em được lên thể hiện lại tình huống giao tiếp trước lớp. Từ đó rút ra cách ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống.
Ví dụ: Bài 13 “Chào hỏi và tạm biệt” Đạo đức lớp 1, bài tập 4, các em được đóng vai chào hỏi ở các tình huống:
Hai người bạn gặp nhau.
Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường. 
Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi đang giờ biểu diễn bắt đầu.[8]
Bài tập 3. Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Em gặp người quen trong bệnh viện.
Tình huống 2: Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn.[8]
Các em thảo luận đóng vai theo nhóm và thể hiện vai diễn trước lớp.
Học sinh rút ra kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
Khi lên lớp, trong các tình huống giao tiếp, giáo viên chú trọng và điều chỉnh hành vi cho các vai dưới chào vai trên và các đối tượng giao tiếp cùng vai chào nhau, chưa chú ý điều chỉnh đối với các vai trên chào và đáp lại lời chào của vai dưới.
2.2.3.2. Dạy lời chào trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Ngoài giờ học, trong các giờ ra chơi và hoạt động ngoại khóa, việc chào hỏi chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Giáo viên mới chỉ quan tâm đến dạy học giờ chính khoá mà chưa chú ý đến giáo dục, dạy học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài giờ lên lớp các em chủ yếu chơi với các bạn trong lớp, trong trường. Giao lưu giữa giáo viên và học sinh ít, những lỗi sai về chào hỏi của học sinh chưa được giáo viên quan tâm uốn nắn nên các em không biết lỗi để điều chỉnh, sửa chữa.
2.2.4. Kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.
Để tìm hiểu kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của các em học sinh trường Tiểu học Thành An, tôi tiến hành điều tra khảo sát qua các kênh thông tin: đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh đồng thời qua quan sát thực tế lúc ở nhà, khi ở trường của các em. Có thể chia thành các nhóm học sinh như sau:
Nhóm 1: Gồm các em học sinh thực hiện đúng nghi thức lời chào và đáp lời chào. Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 30 %.
Nhóm 2: Gồm các em đã có ý thức chào hỏi nhưng chào và đáp lời chào chưa đúng nghi thức. Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 40 %.
Nhóm 3: Gồm các em ít giao tiếp, chưa tự tin, thường mất bình tĩnh, sợ sệt khi giao tiếp, gặp đối tượng giao tiếp các em lảng tránh để không phải thực hiện nghi thức chào hỏi. Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 30 %. 
Đối với tập thể: Hầu hết các lớp không đứng dậy chào khi thầy cô vào lớp hoặc trước khi ra về.
Các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải:
* Khi chào:
- Chào chưa đúng nghi thức, chưa thể hiện được sự kính trọng, thiếu bộ phận hô ngữ (thưa, bẩm,) nói với người trên thiếu từ thể hiện sự kính trọng, lễ 
phép (ạ, dạ, vâng ạ.), với người bằng vai hoặc vai dưới còn dùng từ thô tục.
- Ngữ điệu chào chưa phù hợp: chào nhỏ quá, hoặc gắt quá, nói trống không, thiếu một bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ. 
- Chào lẫn lộn tiếng Kinh và tiếng Mường, chưa thể hiện được sự kính trọng, lịch sự.
 - Điệu bộ cử chỉ khi chào chưa phù hợp: Chưa khoanh tay lễ phép, chưa cúi người khi chào người trên. Hoặc vừa chào vừa chạy, chưa nghiêm, chưa ngả mũ, nón khi chào người trên. Biểu hiện nét mặt, điệu bộ chưa thân thiện, gần gũi, chưa mỉm cười
- Khi cùng một lúc gặp nhiều người nhưng chỉ chào người mình quen biết mà không chào những người đi cùng. Đối với thầy (cô) các em chỉ chào giáo viên trực tiếp dạy các em.
- Khi chào bạn cùng trang lứa hoặc người vai dưới các em chưa có thói quen chào hỏi. 
- Cá biệt có vài em gặp người không chào.
- Học sinh các lớp chưa đứng dậy chào thầy cô khi vào lớp và trước khi tạm biệt. 
* Khi đáp lời chào: 
- Chưa đáp lời khi được chào. Thường trong trường hợp các bạn cùng trang lứa.
- Đáp lời chào chưa phù hợp, chưa thể hiện được nét lịch sự, thân thiện, gần gũi. Hoặc chưa có lời đáp cụ thể mà chỉ thực hiện bằng hành động như gật đầu, lắc đầu, thái độ thiếu tự tin và thiếu lịch sự.
- Chào và đáp lời chào không cùng một ngôn ngữ, “đối tượng chào” chào bằng tiếng Kinh, nhưng “đối tượng đáp lời chào” lại đáp lời bằng tiếng Mường. 
Nguyên nhân:
Các em đã được thầy cô, bố mẹ dạy về chào và đáp lời chào. Tại sao vẫn còn nhiều em thực hiện chưa đúng hoặc chưa thực hiện. Qua điều tra, phân tích các em (thuộc nhóm 2, 3), có thể đưa ra mấy nguyên nhân chính sau đây:
a. Các em mất bình tĩnh, chưa đủ tự tin để thực hiện hành động. Khi gặp gỡ hoặc chia tay do lúng túng nên thực hiện sai. Chẳng hạn: Em Bùi Văn Hợp lớp 2A, Bùi Thị Hương lớp 2B, 
b. Các em suy nghĩ lệch lạc, quan niệm sai về việc chào và đáp lời chào.
Ví dụ: Một hôm, tôi và thầy Thủy gặp học sinh Trịnh Viết Hai lớp 1A. Em chào thầy Thủy, không chào tôi. 
Tôi hỏi:
- Sao em không chào cô?
Em không nói gì chỉ cười và quay sang nói với bạn điều gì đó bằng tiếng Mường. Sau này tìm hiểu mới biết: Em không chào cô (Huế) vì cô 8(Huế) không dạy lớp em. Như vậy em Hai nghĩ rằng chỉ cần chào giáo viên dạy mình thôi.
Hoặc: Em Thiết lớp 5A đi học về không chào, khi bị phê bình “Sao không chào mọi người trong gia đình” thì em thản nhiên trả lời: Người nhà cần gì phải chào, khách sáo!
c. Việc thực hiện chào và đáp lời chào chưa được tập luyện thành nề nếp.
Ví dụ: Tôi phỏng vấn em Yến lớp 3B : Em có chào bạn bè khi vào lớp? 
Em trả lời: Không! Không riêng gì em mà không ai chào cả, vì có chào thì cũng chẳng ai trả lời đâu! 
Tôi hỏi: 
- Sao l

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_day_loi_chao_va_dap_loi_chao_cho_ho.doc