Một cách quy đổi mới giúp học sinh lớp 12 giải nhanh các bài tập peptit

Một cách quy đổi mới giúp học sinh lớp 12 giải nhanh các bài tập peptit

 Như chúng ta đã biết Từ năm 2015, Bộ GD & ĐT chính thức gộp hai kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh Đại học thành một kì thi chung gọi là kỳ thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy, hình thức và nội dung thi đã có sự thay đổi đáng kể so với trước đây. Cụ thể là đề thi phải đảm bảo được nội dung nhằm phát triển năng lực của học sinh từ dễ đến khó, thậm chí rất khó theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

 Trong đó Peptit là phần bài tập thường xuyên được đưa vào phân loại học sinh ở mức độ vận dụng cao và đã gây không ít khó khăn cho các em học sinh, thậm chí nhiều Thầy, cô giáo khi giải quyết nó, nhất là trong thời gian ngắn như hiện nay. Có thể ví von peptit như bất đẳng thức Toán học vậy! Ở nhiều trườngTHPT những câu peptit phân loại thường phải bỏ qua vì mức độ khó của nó.

 Hiện nay chưa có một tài liệu chính thống nào thực sự hoàn chỉnh về phương pháp giải nhanh các bài tập phân loại về peptit.

 Chính vì vậy tôi đã sáng tạo ra “Một cách quy đổi mới giúp học sinh lớp 12 giải nhanh các bài tập peptit”

 

doc 20 trang thuychi01 13761
Bạn đang xem tài liệu "Một cách quy đổi mới giúp học sinh lớp 12 giải nhanh các bài tập peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Như chúng ta đã biết Từ năm 2015, Bộ GD & ĐT chính thức gộp hai kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh Đại học thành một kì thi chung gọi là kỳ thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy, hình thức và nội dung thi đã có sự thay đổi đáng kể so với trước đây. Cụ thể là đề thi phải đảm bảo được nội dung nhằm phát triển năng lực của học sinh từ dễ đến khó, thậm chí rất khó theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
	Trong đó Peptit là phần bài tập thường xuyên được đưa vào phân loại học sinh ở mức độ vận dụng cao và đã gây không ít khó khăn cho các em học sinh, thậm chí nhiều Thầy, cô giáo khi giải quyết nó, nhất là trong thời gian ngắn như hiện nay. Có thể ví von peptit như bất đẳng thức Toán học vậy! Ở nhiều trườngTHPT những câu peptit phân loại thường phải bỏ qua vì mức độ khó của nó. 
	Hiện nay chưa có một tài liệu chính thống nào thực sự hoàn chỉnh về phương pháp giải nhanh các bài tập phân loại về peptit.
	Chính vì vậy tôi đã sáng tạo ra “Một cách quy đổi mới giúp học sinh lớp 12 giải nhanh các bài tập peptit”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài được nghiên cứu nhằm giúp Thầy, cô và các em học sinh dễ dàng tiếp cận và xử lí nhanh các bài tập phân loại về peptit trong các kỳ thi THPT Quốc gia, thi HSG các cấp hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài này nghiên cứu một cách giải hoàn toàn mới các bài tập peptit thuộc chương trình hóa học lớp 12. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Đưa ra cơ sở lí thuyết khoa học chứng minh cho cách quy đổi, các dạng bài tập thường gặp, cách áp dụng, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng.
	Khảo sát học sinh tiếp cận các bài tập peptit như thế nào trước và sau khi sử dụng đề tài theo hình thức tương tác trực tiếp theo nhóm học sinh.
	Lập bảng thống kê, xử lí số liệu để đối chứng sự tiến bộ của học sinh sau khi dùng đề tài.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	Cách quy đổi hoàn toàn mới do chính tác giả sáng tạo ra. Các ví dụ minh họa, bài tập vận dụng được cập nhật mới nhất từ các đề thi thử THPT Quốc gia của của các trường, đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm của Bộ GD & ĐT. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay của nhiều giáo viên thì cũng cho rằng đây là một vấn đề khó trong kiến thức. Do đó không nên đào sâu tìm hiểu kĩ vấn đề, thậm chí bỏ qua. Khi dạy phần này cho học sinh, các giáo viên chỉ giấy thiệu một số bài cơ bản, đơn lẻ và trang bị cho các em một vài thao tác giải đơn giản không mang tính tổng quát, thiếu cơ sở khoa học. Chính vì thế các em học sinh sẽ gặp khó khăn, lúng túng và không phát huy được tính tư duy, sáng tạo khi găp những bài toán mới, khó hơn.
	Trong các kì thi hiện nay, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia thể loại bài toán peptit đang được khai thác nhiều hơn, khó hơn như: Đốt cháy peptit, thủy phân kết hợp với đốt cháy peptit, hỗn hợp peptit với hợp chất hữu cơ khác,Dẫn đến làm cho học sinh càng trở nên lúng túng, hoang mang, thậm chí có tư tưởng bỏ hẳn bài tập phần này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Tôi đã khảo sát học sinh tiếp cận các bài tập peptit như thế nào trước khi sử dung đề tài trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 theo hình thức tương tác trực tiếp với các nhóm học sinh ở các lớp khác nhau và thu được kết quả sau:
- Năm học 2015 – 2016: 
Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm I
(12A3)
16
0
0,00
1
6,25
5
31,25
10
62,5
Nhóm II
(12A5)
16
0
0,00
2
12,5
7
43,75
7
43,75
- Năm học 2016 – 2017:
Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm I
(12A7)
18
0
0,00
2
11,11
7
38,89
9
50,00
Nhóm II
(12A8)
18
1
5,55
3
16,67
8
44,44
6
33,34
	Từ kết quả khảo sát trên ta thấy khả năng tiếp cận và giải các bài tập peptit của các em học sinh là rất kém.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cơ sở khoa học và phương pháp.
- Ở đây tôi chỉ xét các peptit được tạo từ các amino axit no, hở chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2.
- Một số điều kiện ràng buộc trong quá trình quy đổi được rút ra từ (*) như sau:
2.3.2. Các dạng bài tập thường gặp, cách áp dụng, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng.
Dạng 1: Bài toán đốt cháy peptit.
a. Cách áp dụng.
- Đốt cháy peptit là đốt cháy {COOH, NH2, CH2, H2O}.
- Thực tế H2O không bị đốt cháy nên lượng O2 đốt cháy peptit chính là đốt {COOH, NH2, CH2}.
- Linh hoạt kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.
b. Ví dụ minh họa. 
Ví dụ 1: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 amino axit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm – NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là
	A. H2N-COOH.	 	B. H2N-C3H6-COOH.
	C. H2N-CH2-COOH.	 	D. H2N-C2H4-COOH.
Hướng dẫn.
• Lượng oxi đốt X là lượng oxi đốt {COOH, CH2, NH2}.
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn C.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là 
A. 9. 	B. 8. 	C. 10. 	D. 6.
Hướng dẫn.
 Chọn B.
Ví dụ 3: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là
	A. 4,31.	B. 3,17. 	C. 3,59.	D. 3,89.
Hướng dẫn.
• Lượng oxi đốt X là lượng oxi đốt {COOH, CH2, NH2}.
BTNT H tôi ghi lên sơ đồ.
 Chọn A.
Ví dụ 4: A là peptit Ala-X-X-Ala, B là peptit Gly-X-Y-Y-Gly (X, Y là -amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E chứa A, B cần dùng 20,58 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng số mol của CO2 và N2 nhiều hơn số mol H2O là 0,175 mol. X, Y lần lượt là.
	A. Glyxin và Alanin. 	B. Glyxin và Valin.
	C. Alanin và Valin. 	D. Valin và Valin.
Hướng dẫn.
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn C.
Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và peptapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2; H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
	A. 7,25. 	B. 6,26 	D. 8,25.	D. 7,26.
(Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Đại học Vinh lần 1- Năm 2016)
Hướng dẫn.
 Chọn B.
c. Bài tập vận dụng. 
Bài 1: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một - amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 95,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này 
	A. Giảm 81,9 gam. 	B. Giảm 89 gam. 
C. Giảm 91,2 gam.	D. Giảm 89,1 gam. 
Bài 2: A là một pentapeptit mạch hở được tạo bởi từ các amino axit đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần dùng vừa đủ 2,856 lít O2 (đktc), chỉ thu được N2, H2O và 4,84 gam CO2. Giá trị của m là
A. 3,17 gam. 	B. 3,89 gam. 	C. 4,31 gam. 	D. 3,59 gam.
Bài 3: Thủy phân hoàn toàn m gam hexapetit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hổn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hóa hoàn toàn hổn hợp Y cần dùng vừa đủ a mol khí O2, thu được hổn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hổn hợp Z qua bình H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với hổn hợp Z, tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hóa hoàn toàn 27,612 gam X cần tối thiếu V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 30,1392 lít. 	B. 33,4152 lít. 	C. 29,7024 lít.	D. 33,0239 lít.
Bài 4: Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 15,83 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
	A. 7,38. 	B. 7,85. 	C. 8,05.	D. 6,66.
Bài 5: Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH (n≥2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O vàN2) vào bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy chỉ có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? 
 	A. 90 	B. 88 	C. 87 	D. 89
(Bài thi KHTN-Môn Hóa học Chuyên Vinh lần 1-Năm 2017)
Dạng 2: Bài toán thủy phân peptit kết hợp với đốt cháy. 
a. Cách áp dụng.
- Khi thủy phân bằng NaOH thì muối thu được là {COONa, NH2, CH2} 
- Lượng O2 đốt cháy muối luôn bằng lượng O2 đốtt cháy peptit. Điều này dược chứng minh như sau:
• Lượng oxi đốt X là lượng oxi đốt {COOH, CH2, NH2}.
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
• Đốt cháy muối là đốt {COONa, CH2, NH2}.
BTNT Na, C, H tôi ghi lên sơ đồ.
- Linh hoạt kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.
b. Ví dụ minh họa. 
Loại1 : Kết hợp phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Ala-Gly, Ala-Gly-Gly, Ala-Gly-Ala-Gly. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Alanin và Glyxin với tỉ lệ số mol Alanin: Glyxin = 15 : 19. Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 11,088 lít O2 (đktc). Khối lượng Ala-Gly-Gly trong m gam hỗn hợp X là 
A. 4,060. 	B. 3,654. 	C. 8,120. 	D. 6,090.
Hướng dẫn.
• Lượng oxi đốt cháy X là đốt cháy (COOH, NH2, CH2).
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn A. 
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm Gly-Ala-Ala, Gly-Ala-Gly-Ala, Gly-Ala-Ala-Gly-Gly, Ala-Ala. Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 (đktc) thu được 0,825 mol H2O và 0,9 mol CO2. Lấy toàn bộ m gam X trên tác dụng với lượng vừa đủ V lít dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m’ gam chất rắn. Giá trị m + m’ gần nhất với 
A. 63.	B. 64.	C. 65.	D. 66.
Hướng dẫn.
•Phát hiện điểm đặc biệt 
Chọn B.
Ví dụ 3: Đun nóng 0,8 mol hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 1,0 mol muối của glyxin, 0,8 mol muối của alanin và 0,4 mol muối của valin. Mặc khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 156,56 gam. Khối lượng m là:
A. 71,24 gam. 	B. 46,54 gam. 	C. 67,12 gam. 	D. 55,81 gam.
Hướng dẫn.
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
 Chọn C.
Ví dụ 4: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy có 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m gần nhất với:
	A. 560.	B. 470.	C. 520. 	D. 490.
Hướng dẫn.
BTNT C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn B.
Ví dụ 5: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Khối lượng của X trong m gam A là 
A. 14,976 gam. 	B. 13,152 gam. 	C. 28,128 gam. 	D. 4,384 gam.
Hướng dẫn.
Ta có số nguyên tử O = Số nguyên tử N + 1 z = 5, t = 6.
 Chọn B.
Loại 2: Kết hợp phản ứng thủy phân và đốt cháy muối.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đun nóng a gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 65,52 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng muối này cần 33,6 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 280. 	B. 240. 	C. 260. 	D. 220.
Hướng dẫn.
BTNT K, C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn C.
Ví dụ 2: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 	A. 6,0. B. 6,5. 	C. 7,0. 	D. 7,5.
(Đề thi minh họa lần 1 của Bộ GD & ĐT năm 2017)
Hướng dẫn.
BTNT Na, C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn A.
Ví dụ 3: X, Y là 2 peptit được tạo từ các - amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác, đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với:
A. 2,5.	B. 3,5. 	C. 3,0. 	D. 1,5.
(Đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Hoằng Hóa 3 – Tỉnh Thanh Hóa, năm 2016) 
Hướng dẫn.
BTNT Na, C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Vì lượng O2 đốt cháy muối cũng bằng lượng O2 đốt cháy E nên
 Chọn B.
c. Bài tập vận dụng. 
Bài 1: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala- Gly- Ala và Ala- Gly- Ala - Gly- Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vùa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
	A. 25,08. 	B. 114,35.	C. 24,62. 	D. 99,11.
Bài 2: Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều tạo từ 2 amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp E thu được V1 (lít) CO2 (đktc) và V2 (lít) H2O (đktc). Mặt khác 0,04 mol E tác dụng vừa đủ với 0,13 mol NaOH. Biểu thức liên hệ giữa x, V1, V2 là 
 	A..	B. 	 C. . 	D. .
Bài 3: X là peptit có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CpHqO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là 
	A. Tăng 49,44. 	B. Giảm 94,56. 	C. Tăng 94,56. 	D. Giảm 49,44. 
Bài 4: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Trong X cũng như Y chỉ được tạo nên từ Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,464 lít (đktc). Khối lượng X đem dùng gần nhất với giá trị
A. 3,23 gam. 	B. 3,28 gam. 	C. 4,24 gam. 	D. 14,48 gam.
Bài 5: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ lượng hơi T đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí trơ duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với 
A. 53%. 	B. 54%. 	C. 55%. 	D. 56%.
Bài 6: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là 
	A. 6,36. 	B. 7,36. 	C. 4,36. 	D. 3,36.
(Chuyển thể từ đề thi HSG lớp 12 Tỉnh Thanh Hóa, Năm 2016)
Bài 7: Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác, đốt cháy cùng lượng E như trên bằng một lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 115,18 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E gần với giá trị nào nhất sau đây? 
	A. 68,25. 	B. 42,69. 	C. 74,7.	D. 61,8.
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 trường THPT Ngô Gia tự -Tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016)
Bài 8: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí(đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất vơi giá trị nào sau đây? 
 	A. 6,0.	B. 6,9. 	C. 7,0.	D. 6,08.
(Đề thi thử THPT Quốc gia môn KHTN-Hóa học lần 1 trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)
Dạng 3: Bài toán hỗn hợp peptit với các chất hữu cơ khác.
a. Cách áp dụng.
- Hỗn hợp peptit và axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở (CnH2n+1COOH).
- Hỗn hợp peptit và amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 (H2N-CnH2n-COOH).
- Hỗn hợp peptit và este no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1COOCmH2m+1).
...........................................................................
	Còn nhiều loại hỗn hợp nữa, bạn đọc phải linh hoạt và sáng tạo để dưa ra cách quy đổi cho hợp lí. 
- Trong quá trình tính toán kết hợp vơi định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.
b. Ví dụ minh họa. 
Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm peptit Ala-X-X (X là amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm –NH2 và một nhóm –COOH trong phân tử) và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí gồm CO2, H2O, N2 và chất rắn Na2CO3. Biết tổng khối lượng của CO2 và H2O là 50,75 gam. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là 
	A. 14,55 gam. 	B. 12,30 gam. 	C. 26,10 gam. 	D. 29,10 gam.
 (Đề thử nghiệm lần 2 của Bộ GD & ĐT năm 2017)
Hướng dẫn.
BTNT Na, C, H tôi ghi lên sơ đồ.
Chọn B.
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là 
A. 2,2491. 	B. 2,5760. 	C. 2,3520. 	D. 2,7783.
Hướng dẫn.
BTNT Na, C, H, Cl tôi ghi lên sơ đồ.
 Chọn D.
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm 2 peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), metylamin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X (trong đó số mol của metylamin và axit glutamic bằng nhau) thu được 0,25 mol CO2, 0,045 mol N2 và 0,265 mol H2O. Giá trị của m gần nhất với
A. 7,42. 	B. 7,18. 	C. 7,38. 	D. 7,14. 
Hướng dẫn.
 Chọn B.
Ví dụ 4: Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tetrapeptit X, pentapeptit Y và Z (C3H7O2N) là este của α-amino axit. Đun nóng 36,86 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T có khối lượng 3,84 gam và phần rắn gồm 2 muối của Gly và Ala. Đốt cháy hết hỗn hợp muối cần dùng 1,455 mol O2 thu được CO2, H2O, N2 và 26,5 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E là 
A. 38,42 %.	B. 37

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_cach_quy_doi_moi_giup_hoc_sinh_lop_12_giai_nhanh_cac_bai.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc
  • docMục lục và tài liệu tham khảo.doc